BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
…………/…………<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
……/……<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THU PHƢƠNG<br />
<br />
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC BỆNH VIỆN ĐA KHOA<br />
ĐÔNG ANH,<br />
THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành : Quản lý công<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Kim Việt<br />
<br />
Phản biện 1:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
Phản biện 2:……………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính<br />
Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện<br />
Hành chính Quốc gia<br />
Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP………………<br />
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên<br />
trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Ở mỗi quốc gia nguồn nhân lực luôn được coi là nguồn lực đặc biệt, không thể thiếu<br />
trong mọi lĩnh vực, mọi tổ chức, quyết định tới sự thành bại, tăng trưởng và phát triển của<br />
quốc gia đó. Một nước cho dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ<br />
thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, đủ khả năng khai thác nguồn<br />
lực đó thì khó có thể hoàn thành được những mục đích đã đặt ra. Vì vậy, việc làm thế nào<br />
để người lao động phát huy được những khả năng, tinh thần, thái độ làm việc của bản thân<br />
vì mục tiêu chung của tổ chức là điều không phải dễ. Đây được coi là một vấn đề phức tạp<br />
và trừu tượng vì liên quan trực tiếp đến tâm lý con người. Việc tạo ra sự thống nhất tâm lý<br />
của những con người khác nhau trong tổ chức đòi hỏi người quản lý cần có những phương<br />
pháp và cách thức thật khéo léo, tác động vào những nhu cầu của người lao động từ đó<br />
kích thích họ làm việc và cống hiến cho tổ chức – đây là mục tiêu hàng đầu của các nhà<br />
quản lý.<br />
Thực tiễn cho thấy, cải cách hành chính nói chung và cải cách chất lượng dịch vụ<br />
công trong lĩnh vực y tế nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm, diễn ra ở mọi cấp và<br />
trên bình diện quốc gia. Để thực hiện được các mục tiêu cải cách đòi hỏi bản thân người<br />
lao động phải có động lực làm việc để họ chủ động giải quyết công việc và chủ động đón<br />
nhận những thay đổi của môi trường.<br />
Trong thời gian qua, tình trạng viên chức y tế có những cư xử chưa đúng mực với<br />
người bệnh như: thái độ hững hờ, lạnh nhạt, thiếu trách nhiệm trong công việc….đã được<br />
phản ánh rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một trong những nguyên<br />
nhân để xảy ra hiện tượng như vậy không thể không nhắc đến nguyên nhân thiếu động lực<br />
làm việc của viên chức ngành y tế. Bên cạnh đó, trong thực tế tỷ lệ viên chức thực sự quan<br />
tâm đến nghề nghiệp còn thấp, viên chức không say mê, tâm huyết với công việc, lãng phí<br />
thời gian công sở và nghiêm trọng hơn tình trạng bỏ nghề, thay đổi công việc với tần suất<br />
cao đang diễn ra phổ biến, đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nước, các tổ chức và<br />
cá nhân.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, việc quan tâm tới động lực làm việc của người lao<br />
động nói chung và viên chức bệnh viện Đa khoa Đông Anh nói riêng là một yêu cầu cấp<br />
bách. Là một viên chức đang làm việc tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh với mong muốn<br />
vận dụng những kiến thức Quản lý công đã học vào thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Tạo<br />
động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm<br />
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu đến đề tài luận văn<br />
Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vấn đề động lực, tạo<br />
động lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy tích cực của nhân tố con người được Đảng và Nhà<br />
nước hết sức quan tâm. Đồng thời, đây cũng là chủ đề cho nhiều tác giả lựa chọn để làm<br />
đề tài nghiên cứu.<br />
Bài nghiên cứu “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu<br />
quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước<br />
ngày 22 tháng 05 năm 2013 của TS.Nguyễn Thị Hồng Hải đã đưa ra những nội dung<br />
chung nhất về động lực làm việc; ảnh hưởng của động lực làm việc của cán bộ công chức<br />
đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước; tầm quan trọng của tạo động<br />
lực làm việc cho cán bộ công chức và qua đó đưa ra một số giải pháp tạo động lực làm<br />
việc cho cán bộ công chức. Với bốn nội dung, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng thế về động<br />
lực làm việc, ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tạo động lực cho cán bộ công chức.<br />
Bài viết “Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay” của Tiến<br />
sĩ Nguyễn Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Tuyên giáo 3 – 2012 có đưa ra các chính sách đãi<br />
ngộ cán bộ, công chức gồm đãi ngộ vật chất và khuyến khích tinh thần; phân tích tình hình<br />
thực tế để thấy được tầm quan trọng của từng chính sách và tiến trình cải cách tiền lương<br />
góp phần hoàn thiện các chính sách từ đó chỉ ra những yêu cầu cần phải làm và năm giải<br />
pháp cụ thể để thực hiện yêu cầu đó trong thời gian tới.<br />
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Vũ Thị Uyên (2007) “Tạo động lực cho lao động<br />
quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước triên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” đã phân<br />
tích thực trạng của tạo động lực làm việc, đưa ra những đánh giá về động lực làm việc và<br />
tạo động lực làm việc cho người quản lý trên một số khía cạnh: mục đích lựa chọn công<br />
việc và nhu cầu của lao động quản lý; mức độ hài lòng trong công việc của lao động quản<br />
lý; mức độ đáp ứng nhu cầu của cấp trên đối với cấp dưới trong doanh nghiệp. Bài viết có<br />
chỉ ra các nguyên nhân làm hạn chế động lực của người quản lý như: cơ cấu doanh nghiệp<br />
còn cồng kềnh; cách thức làm việc quan liêu và cửa quyền; lương thấp chưa thoản mãn thu<br />
cầu của người quản lý và chưa mang tính cạnh tranh trên thị trường; tổ chức nơi làm việc<br />
chưa hợp lý, hay tính đơn điệu, nhàm chán của công việc…Trên cơ sở đó tác giả đưa ra<br />
các giải pháp dựa trên ba chủ thể: nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người quản lý.<br />
Luận văn Thạc sĩ Hành chính công của tác giả Lê Thị Trâm Oanh (2009): “Tạo động<br />
lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước” đã phân tích động lực làm việc của<br />
công chức hành chính Việt Nam, từ đó đưa ra những đánh giá và giải pháp dựa trên những<br />
đặc thù của công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức hành chính nhà nước<br />
Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra được một cách cụ thể những thách<br />
thức, điều kiện để thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Luận văn Thạc sĩ “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Dệt may<br />
29/3” của tác giả Vô Thị Hà Quyên (2013) đã phân tích thực trạng tạo động lực làm việc<br />
tại công ty Dệt may 29/3, đưa ra những đánh giá ưu điểm và nhược điểm của vấn đề tạo<br />
động lực làm việc tại công ty. Để xây dựng những giải pháp, tác giả đã căn cứ vào: xu<br />
hướng thay đổi của môi trường kinh doanh; thách thức từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp cùng<br />
trên địa bàn; căn cứ vào mục tiêu, định hướng và chiến lược của công ty.<br />
Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã được các tác giả phân tích và làm rõ<br />
những vấn đề lý luận chung về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động nói<br />
chung, cho công chức cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Đồng thời, các tác giả cũng<br />
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao các động lực làm việc cho từng tổ chức trong phạm vi<br />
nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, có rất ít đề tài nghiên cứu về tạo động lực làm việc của viên<br />
chức trong đơn vị sự nghiệp nói chung, viên chức tại bệnh viện Đa khoa nói riêng. Vì vậy, đề<br />
tài nghiên cứu tạo động lực làm việc cho viên chức tại bệnh viện đa khoa Đông Anh sẽ xây dựng<br />
những giải pháp mới về tạo động lực làm việc tại cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tạo động lực làm việc cho người lao động<br />
nói chung, luận văn đề xuất một số giải pháp góp phần tạo động lực làm việc cho viên<br />
chức tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến động lực, động lực làm việc, tạo động lực<br />
làm việc; các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.<br />
- Phân tích thực trạng động lực làm việc làm việc của viên chức tại bệnh viện đa<br />
khoa Đông Anh, thành phố Hà Nội; đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và chỉ ra<br />
những nguyên nhân.<br />
- Đề xuất một số giải pháp tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đa khoa<br />
Đông Anh, thành phố Hà Nội.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động lực làm việc của viên chức làm công tác<br />
khám, chữa bệnh (điều dưỡng, bác sỹ) tại bệnh viện Đa khoa Đông Anh.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu viên chức bệnh viện Đa khoa Đông<br />
Anh, thành phố Hà Nội.<br />
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2013- 2015; các giải pháp có giá<br />
trị tham khảo đến năm 2020<br />
<br />