intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hoá công sở; xây dựng khung lý thuyết về văn hóa, công sở và văn hóa công sở. Phân tích làm rõ tình hình thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La trên tất cả các mặt: về trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức; về việc đeo thẻ của cán bộ, công chức; về bài trí khuân viên công sở, môi trường làm việc ở các cơ quan này. Từ đó chỉ ra kết quả thực hiệnn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CẦM BÌNH NHƯ THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU HẢI. Phản biện 1: PGS.TS Bùi Huy Khiên Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Thanh Thủy Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B, Nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: Vào hồi 3 giờ ngày 7 tháng 11 Năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được các thành viên trong các tổ chức bảo tồn, duy trì và phát huy từ quá khứ đến hiện tại, là thành quả trí tuệ sáng tạo của con người trải qua các nền văn minh khác nhau, với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Xây dựng được một nền văn hoá công sở là xây dựng một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương dân chủ, góp phần tạo nên sự đoàn kết cao, chống lại sự lệch lạc, quan liêu, hách dịch, tạo nên niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước, góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của công sở. Đồng thời, môi trường văn hoá công sở tốt đẹp sẽ tạo nên động lực làm việc tích cực cho cán bộ, công chức, giúp cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và có thái độ tích cực phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện có số lượng công chức lớn, giải quyết khối lượng công việc lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân. Do đó, xây dựng văn hoá công sở trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện là việc rất quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện nói chung và cá nhân từng công chức nói riêng. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La việc thực hiện văn hoá công sở đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các cơ quan luôn gắn liền với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phê bình các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh với những hiện tượng nhũng nhiễu, lãng phí của công, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác. Tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ công chức được chấn chỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng gần gũi, tôn trọng người dân, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Tuy nhiên, việc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền hành chính theo hướng hiện đại, còn nhiều bất cập trong việc tổ chức thực hiện quy chế cũng như các quy định khác liên quan đến văn hóa công sở. Công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện văn hóa công sở chưa đạt hiệu quả cao, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công sở còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng công chức sử dụng thời gian để giải quyết công việc riêng, lãng phí của công, gây bè phái, mất đoàn kết, vi phạm đạo đức công vụ, vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ vẫn còn xảy ra… làm cho hình ảnh các cơ quan hành chính và công chức chưa được in đậm trong lòng người dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Có thể nhận thấy, việc thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Những điều này đặt ra cho công tác thực hiện
  4. văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp phải có một thiết chế văn hóa công sở thật sự, phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan chuyên môn, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của địa phương và đảm bảo góp phần nâng hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hoá công sở đối với cơ quan hành chính nhà nước, vai trò của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và để góp phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tôi chọn đề tài “Thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” cho luận văn thạc sỹ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Văn hoá công sở là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới. Do vậy, văn hoá công sở là vấn đề được các nhà khoa học, các nhà văn hoá, các nhà quản lý hết sức quan tâm. Vấn đề giao tiếp, ứng xử trong văn hoá công sở được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hiệu quả làm việc của công sở hành chính. Một số nghiên cứu về giao tiếp, ứng xử trong văn hoá công sở: - GS. Mai Hữu Khê, TS. Đinh Văn Tiến, Th.s Chu Xuân Khánh, “Kỹ năng giao tiếp trong hành chính”, NXB Lao động (1997). Tác phẩm chủ yếu tập trung vào phân tích, đưa ra những kiến thức cụ thể về một số kỹ năng quan trọng trong giao tiếp hành chính như: kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng đọc, kỹ năng phản hồi,… - TS. Đào Thị Ái Thi, “Kỹ năng giao tiếp của công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước”, NXB Chính trị - Hành chính (2010). Tác phẩm đưa ra những khái niệm cơ bản về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức, vai trò của kỹ năng giao tiếp trong công cuộc cải cách hành chính, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức…. - ThS Lê Thị Trúc Anh, “Giao tiếp trong công sở hành chính từ văn hoá ứng xử”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 2(28) năm 2012. Bài viết nêu ra những mối quan hệ ứng xử cơ bản trong công sở hành chính như: Ứng xử giữa cán bộ lãnh đạo trong quan hệ với người dân, người dân với cán bộ, công chức. Qua đó đưa ra những phân tich khái quát về những mối quan hệ này, đồng thời chỉ rõ thực trạng của các mối quan hệ này. Bên cạnh đó, có các luận văn thạc sĩ sau: - Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Văn Thị Xuân, “Thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2020” (2013). Luận văn tập trung chỉ rõ thực trạng văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, đưa ra những ưu điểm, những hạn về và nguyên nhân của những hạn chế đó; đồng thời đưa ra những phương hướng và những giải pháp cụ thể. - Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Vũ Hội Khành Hà, “Thực hiện quy chế văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”. Luận văn hệ thống hoá
  5. cơ sở lý luận về văn hoá công sở, nêu ra thực trạng thực hiện quy chế văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân Thành phố Tuyên Quang trên các mặt: về trang phục, về việc đeo thẻ, về giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức; về việc treo Quốc huy, Quốc kỳ; về bài trí khuôn viên công sở. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về việc thực hiện các mặt nêu trên và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiên quy chế văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang. - Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Đỗ Thanh Tùng, “Thực hiện văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”, ngoài việc phân tích, đánh giá việc thực hiện văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân Quận Tây Hồ, luận văn còn đưa ra nhiều bài học từ văn hoá công sở của Nhật Bản như: tôn trọng từ danh thiếp cá nhân; sống vì tập thể, làm việc vì tập thể; khuân mặt nghiêm khắc, làm việc nghiêm túc;…. Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá công sở. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về việc thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan chuyên mộn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Đây là một đề tài mới, nghiên cứu độc lập nhằm đánh giá về cơ sở lý luận và thực trạng thực hiện văn hoá công sở, từ đó đưa ra các giải pháp để góp phần xây dựng văn hoá công sở tại Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn - Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hoá công sở, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm thực hiện có kết quả những qui định hiện hành về văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. - Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hoá công sở; xây dựng khung lý thuyết về văn hóa, công sở và văn hóa công sở. - Phân tích làm rõ tình hình thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La trên tất cả các mặt: về trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức; về việc đeo thẻ của cán bộ, công chức; về bài trí khuân viên công sở, môi trường làm việc ở các cơ quan này. Từ đó chỉ ra kết quả thực hiệnn, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức và thực hiện quy định về văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La - Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Thời gian: Từ năm 2015 đến nay 5. Phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật nghiên cứu
  6. - Phương pháp luận: Luận văn thực hiện nghiên cứu các đối tượng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin gắn với quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với việc thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật: - Phương pháp tra cứu các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn và các phiếu khảo sát ý kiến của người dân, công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp. + Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn để lấy ý kiến cá nhân của từng công chức về môi trường làm việc công sở, mối quan hệ trong nội bộ công sở, những tồn tại trong thực hiện các quy định về văn hóa công sở,… Phỏng vấn công dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân huyện về thái độ phục vụ, kỹ năng ứng xử, giao tiếp của công chức,… + Tác giả xây dựng phiếu khảo sát đánh giá ý kiến của công chức và công dân về văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp. Số mẫu: 60/71 công chức làm việc tại các cơ quan chuyen môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp; 40 công dân đến làm việc tại các cơ quan chuyen môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp. Nội dung các câu hỏi dựa trên những quy định của Quy chế Văn hóa công sở ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ. - Phương pháp quan sát thực tế môi trường làm việc, cách giao tiếp, ứng xử, trang phục của công chức. - Phương pháp thống kê thông qua thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của văn hoá công sở nhằm phục vụ cho quá trình phân tích luận văn. 6. Ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hoá công sở; - Giúp các cơ quan chức năng nắm bắt tình hình thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và vận dụng các biện pháp nhằm thực hiện tốt quy định về văn hoá công sở trong hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở địa phương những năm tới. - Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Chương 2: Tình hình thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La Chương 3: Các giải pháp tổ chức thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
  7. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm văn hoá Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hoá có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau bởi vì khái niệm văn hoá bao gồm những chuẩn mực, giá trị, tập quán… 1.1.2. Khái niệm công sở Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu, khiếu nại của dân. Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành thiết yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước. 1.1.3. Khái niệm văn hoá công sở 1.2. Văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.1. Quy định về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quy định cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. 1.2.2. Văn hoá công sở trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 1.2.2.1 Cấu trúc của văn hóa công sở Xây dựng văn hóa công sở là một trong những yếu tố giúp công sở thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin... đang tác động đến hoạt động quản lý nhà nước. a. Nhóm yếu tố giá trị b. Nhóm yếu tố chuẩn mực c. Nhóm yếu tố môi trường làm việc và phong cách quản lý, lãnh đạo d. Nhóm yếu tố hữu hình 1.2.2.2. Cách th c ây d ng văn hoá công sở
  8. Xây dựng văn hóa công sở là một quá trình. Quá trình này cần được tiến hành theo những bước cơ bản sau: 1) Nhận diện văn hóa công sở: Nhận diện văn hóa công sở thực tế và văn hóa công sở lý tưởng; Đối chiếu, so sánh văn hóa công sở thực tế và văn hóa công sở lý tưởng để xác định các giá trị còn thiếu cần phải xây dựng. 2) Xây dựng chiến lược phát triển văn hóa công sở: Xác định mục tiêu xây dựng văn hóa công sở; Lập kế hoạch hành động để đề cao, khẳng định các giái trị VH mới. 3) Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển văn hóa công sở 1.2.2.3.Vai trò của văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước Văn hoá công sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực thi công vụ, chính văn hoá công sở ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công sở. Với xu thế phát triển như hiện nay, văn hoá công sở ngày càng thể hiện được vai trò của mình đối với sự phát triển của công sở. Thứ nhất, văn hoá công sở tạo nên những chuẩn mực chung, thống nhất, theo mục tiêu của tổ chức và yêu cầu của xã hội. Thứ hai, yếu tố văn hoá sẽ tạo và hình thành cho các cơ quan hành chính môi trường làm việc tốt hay không tốt. Thứ ba, nền văn hoá công sở phù hợp sẽ tạo nên động lực làm việc tích cực cho đội ngũ cán bộ, công chức. Thứ tư, văn hoá công sở còn có vai trò đánh giá khả năng quản lý của nhà lãnh đạo, mức độ quan tâm của nhà lãnh đạo đến việc xây dựng văn hóa công sở. Thứ năm, văn hoá công sở có vai trò tạo được truyền thống, hình thành uy tín và nét đẹp của cơ quan hành chính nhà nước. 1.2.2.4. Vai trò của lãnh đạo phòng và cán bộ, công ch c trong ây d ng văn hóa công sở a. Vai trò của người lãnh đạo Người lãnh đạo phải linh động, thích nghi với từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của tổ chức. Nếu đem áp dụng một phong cách lãnh đạo chỉ phù hợp với giai đoạn “sơ sinh” cho một tổ chức đã trưởng thành thì kết quả sẽ là phản tác dụng, thậm chí góp phần đẩy nhanh sự tan rã hoàn toàn của tổ chức. b. Vai trò của cán bộ, công chức Con người không chỉ có bàn tay để làm việc theo những quy định nào đó mà còn có khối óc và con tim mà không có quy định nào có thể chạm tới được. Chỉ có những giá trị, những niềm tin được chia sẻ mới chạm đến những lĩnh vực thâm sâu này của họ được. Cán bộ, công chức trong công sở bao gồm nhiều người khác nhau có triết lý sống khác nhau nếu họ quên đi triết lý sống của cá nhân mình để làm việc cho những mục đích chung của công sở thì văn hóa công sở mới hình thành và phát triển được. Do vậy, cán bộ, công chức có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa công sở. Các giá trị, niềm tin và chuẩn mực của công sở không phân biệt sự hơn kém hay dở mà nó phù hợp với tất cả cán bộ, công chức và họ ra sức bảo vệ thì công sở mới trở thành một tổ chức có văn hóa mạnh. 1.2.2.5. Đặc điểm văn hóa công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện
  9. Thứ nhất, văn hoá công sở là hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn tồn tại đan xen được mọi thành viên trong cơ quan Uỷ ban nhân dân huyện thừa nhận. Thứ hai, văn hoá công sở được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng nên một thói quen, nếp sống chuẩn mực trong các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thứ ba, văn hoá công sở là tài sản tinh thần của một cộng đồng trong các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thứ tư, văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyên mang tính phục vụ. Thứ năm, tính ổn định của văn hoá công sở. 1.2.2.6. Những yếu tố ảnh hướng đến văn hóa công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện Những yếu tố ảnh hướng đến văn hóa công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm: - Thứ nhất, yếu tố văn hoá dân tộc và văn hoá của địa phương. - Thứ hai, yếu tố con người bao gồm: người lãnh đạo, đội ngũ công chức và công dân. - Thứ ba, cơ cấu tổ chức. - Thứ tư, mức độ hiện đại hóa công sở. 1.2.2.7. Quy định hiện hành về th c hiện văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Nội dung của việc thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng có thể thấy trong các quy định, quy chế, nội quy, điều lệ có tính chất bắt buộc. Theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện văn hoá công sở tại cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm cả các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trên 3 phương diện sau: - Về trang phục của cán bộ, công chức - Về giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức - Về bài trí công sở 1.3. Kinh nghiệm tổ chức thực hiện văn hoá công sở tại một số nước trên thế giới 1.3.1. Văn hoá công sở của người Nhật Bản Văn hoá công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho tổ chức. Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là sống lâu lên lão làng, một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng. Công chức cần phải biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty. Nếu có ý kiến bất đồng với lãnh đạo, hãy thể hiện điều đó với họ khi chỉ có hai người. Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các thành viên khác. Cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ. 1.3.2. Văn hoá công sở của Ấn Độ Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện chiến dịch chống nạn đi làm trễ giờ trong giới công
  10. chức Ấn Độ với tiêu đề Ấn Độ trị bệnh lười. Chiến dịch này khởi động từ Bộ Nội Vụ. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch này, 5000 viên chức của Bộ Nội vụ sẽ phải đăng ký giờ đến và giờ rời khỏi Sở với máy quét được lắp đặt ở cửa các văn phòng, ai đi muộn về sớm sẽ bị máy ghi lại, vi phạm lần đầu bị nhắc nhở, tái phạm sẽ bị trừ lương hoặc trừ phép. Ấn Độ hiện nay, kể cả chính quyền Trung ương và các bang có khoảng 10 triệu viên chức. Nếu biện pháp này được áp dụng trong cả nước thì tin rằng đây sẽ là một bước tiến mới của cải cách hành chính.TIỂU KẾT CHƯƠNG I Chương 1 luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về văn hoá công sở và văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Qua đó đã phần nào mang đến cái nhìn khái quát về văn hoá công sở, vai trò của công sở trong cơ quan hành chính nhà nước, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Những kiến thức cơ bản về văn hoá công sở, có thể nhận thấy văn hoá công sở là một nhân tố hết sức quan trọng góp phần làm nên thành công của công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Văn hoá công sở tạo nên những chuẩn mực chung, thống nhất, theo mục tiêu của tổ chức và yêu cầu của xã hội. Từ đó hướng đội ngũ cán bộ, công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những quy tắc, chuẩn mực văn hoá của công sở, tạo nền tảng để cán bộ, công chức phát triển tinh thần, nhân cách và hoàn thiện bản thân mình. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thi hành công vụ. Việc thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trên 3 nội dung chính: Trang phục của cán bộ, công chức; Giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức và bài trí công sở. Áp dụng những vấn đề lý luận chung về văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện vào thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La sẽ là cơ sở góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính của tỉnh Sơn la.
  11. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA 2.1. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La 2.1.1. Khái quát về huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La 2.1.1.1. Vị trí địa lý Sốp Cộp là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La. Nằm cách trung tâm thành phố Sơn La 130km, cách thủ đô Hà Nội 411km, là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Sơn La với tổng diện tích tự nhiên là 147.342 ha, bao gồm 8 xã. Là huyện đặc biệt khó khăn, nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hoá, xa tỉnh lỵ, với đường biên giới dài gần 120 km giáp với huyện Phôn Thoong, tỉnh Luông Pha Băng, huyện Mường Ét và huyện Mường Son, tỉnh Hua Phăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, chiếm 48% chiều dài biên giới toàn tỉnh đã tạo cho Sốp Cộp có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng và đối ngoại. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành Huyện Sốp Cộp được thành lập theo Nghị định số 148/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. 2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - ã hội Hơn 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh, tình hình lạm phát, suy giảm kinh tế... Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh; sự giúp đỡ của các Sở ngành trong tỉnh; sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực vũ trang. Huyện Sốp Cộp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, do đó kinh tế xã hội từng bước phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, kết cấu hạ tầng được phát triển. 2.1.2. Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp 2.1.2.1. Ch c năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 2.1.2.2. Các cơ quan chuyện môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp bao gồm 13 phòng: - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân - Phòng Nội vụ - Phòng Tư pháp - Phòng Tài chính - Kế hoạch - Phòng Tài nguyên và Môi trường - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội - Phòng Văn hóa và Thông tin - Phòng Giáo dục và Đào tạo - Phòng Kinh tế và Hạ tầng - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  12. - Thanh tra huyện - Phòng Y tế - Phòng Dân tộc 2.1.2.3. Ch c năng, nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. 2.1.2.4. Đội ngũ công ch c Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp có 71 công chức. Trong đó có 13 trưởng các phòng chuyên môn, 14 phó phòng và 44 công chức làm chuyên môn, nghiệp vụ. 2.2. Th c trạng th c hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La 2.2.1. Về trang phục của cán bộ, công ch c p ụ k ụ Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về trang phục của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp Nội dung ý kiến Công chức Công dân Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Trang phục gọn gàng, lịch sự 60 100% 36 90% Trang phục luộm thuộm 0 0 4 10% Nguồn: K t qu u tra thông qua phi u kh o sát c a tác gi Qua bảng kết quả trên, có thể nhận thấy có sự khác nhau giữa ý kiến của bản thân công chức và công dân về trang phục của công chức nơi công sở. 100% công chức đồng ý với ý kiến trang phục của công chức tại cơ quan đã gọn gang và lịch sự. Có thể thấy, công chức đã chú trọng hơn đến cách ăn mặc của mình, điều không chỉ thể hiện ý thức tôn trọng và tuân thủ thực hiện theo Quy chế Văn hoá công sở mà còn thể hiện sự tự ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp và tôn trọng người dân. Tuy nhiên, khi được hỏi về nội dung nào trong văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp còn nhiều hạn chế thì có 27% công chức cho rằng còn hạn chế về trang phục. Điều này mâu thuẫn với ý kiến 100% trang phục gọn gàng và lịch sự như đã nêu trên. Thực tế quan sát tại các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện vẫn còn thấy một số công chức mặc nữ mặc váy ngắn qua gối, ăn mặc loè loẹt, kiểu cách không phù hợp với môi trường công sở, có một số khác lại không quá chú trọng hình thức tóc tai buộc cẩu thả, quần áo xộc xệch…. Một số công chức nam vẫn có tình trạng mặc áo không cổ, áo phông, đi dép
  13. lê… Điều này thể hiện sự thiếu ý thức của công chức đối với hình ảnh của bản thân và có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ quan tới nhân dân, tổ chức. b ễp ụ Thông qua cuộc khảo sát, về nội dung mặc lễ phục trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài. Có 33% công chức cho là luôn luôn, 47% là thường xuyên, 20% là thỉnh thoảng mặc lễ phục trong những dịp này. Có thể thấy, công chức khá chú trọng việc mặc lễ phục trong những dịp quan trọng. Lễ phục công chức nam thường là comple, sơmi, cravat; công chức nữ là áo dài và bộ váy, áo cóm dân tộc thái. e ẻ k ụ Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc đeo thẻ công chức Nội dung ý kiến Công chức Công dân Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Luôn luôn đeo thẻ 56 93% 34 86 Thỉnh thoảng đeo thẻ 4 7% Không đeo thẻ 6 14% N ồ :K p k Việc đeo thẻ của công chức rất quan trọng, thông qua thẻ công chức, người dân có thể biết được người đang thi hành công vụ là ai, chức vụ gì, làm việc tài phòng nào. Đồng thời, công chức cũng ý thức được trách nhiệm hành vi của mình trong quá trình làm việc với nhân dân. Thực tế quan sát cho thấy, vẫn có tình trạng công chức không đeo thẻ khi thi hành công vụ. Công chức làm việc tại bộ phận một cửa thực hiện nghiêm túc viêc đeo thẻ, còn bộ phận làm văn phòng thực hiện vẫn chưa nghiêm túc. Mẫu thẻ công chức cũng chưa được in đồng nhất, có cơ quan in màu xanh da trời đậm, cơ quan khác in màu xanh nước biển, xanh lá nền trắng… Dây đeo thẻ có cơ quan màu xanh, cơ quan lại màu đỏ… 2.2.2. Về giao tiếp, ng ử của cán bộ, công ch c Đánh giá chung về mức độ lịch sự, tôn trọng, thân thiện và hợp tác của công chức trong giao tiếp ứng xử của công chức khi thi hành công vụ thể hiện qua kết quả khảo sát tại bảng 2.4. Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về mức độ lịch sự, tôn trọng, thân thiện và hợp tác của công chức trong giao tiếp, ứng xử khi thi hành công vụ Nội dung ý kiến Công chức Công dân Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Cao 60 100% 32% 80% Trung bình 3 8 20% Thấp N ồ :K p k
  14. Qua bảng khảo sát trên có thể thấy được công chức và công dân đều đánh giá khá cao về mức độ lịch sự, tôn trọng, thân thiện và hợp tác trong giao tiếp của công chức khi làm việc. Điều này cho thấy trình độ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của công chức nơi công sở, đồng thời cho thấy sự hiểu biết và ý thức của công chức về vai trò, vị trí của mình đối với người dân. Tuy nhiên, có 20% người dân cho rằng sự lịch sự, tôn trọng, thân thiện, hợp tác của công chức ở mức trung bình. Điều này cho này, một số công chức vẫn chưa làm tốt trách nhiệm của mình với nhân dân, chưa thực sự thân thiện và nhiệt tình trong giải quyết các công việc, hướng dẫn nhân dân. a. Giao tiếp và ứng xử với nhân dân Theo quy định của Quy chế Văn hoá công sở trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Qua khảo sát về thái độ, giao tiếp, ứng xử của công thức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp thu được kết quả tại bảng 2.5. như sau: Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về giao tiếp, ứng xử của công chức Công chức Công dân Nội dung ý kiến Có Không Có Không Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ phiếu % phiếu % phiếu % phiếu % Lịch sự, nhã nhặn 54 90% 6 10% 32 80% 8 20% Lắng nghe ý kiến 55 92% 4 7% 28 70% 12 30% Giải thích, hướng dẫn rõ 55 92% 4 7% 30 75% 10 25% ràng, cụ thể Hách dịch, nhũng nhiễu, 57 95% 3 5% 7 18% 33 82% gây khó khăn, phiền hà N ồ :K p k Có 90% ý kiến công chức và 80% ý kiến công dân cho rằng công chức có thái độ lịch sự và nhã nhặn. Kết quả này cho thấy đa số công chức đã có những lời nói, các xử sự lịch sư, nhã nhặn và tôn trọng người dân trong giải quyết công việc. Công chức cho rằng mình luôn lắng nghe ý kiến của công dân (92%), nhưng phía bên công dân đánh giá còn 30% công chức không biết lắng nghe ý kiến của công dân. Khảo sát về kỹ năng lắng nghe của công chức khi thi hành công vụ, thu được kết quả tại bảng 2.6. như sau: Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về kỹ năng nghe của đội ngũ công chức Nội dung ý kiến Công chức Công dân
  15. Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ Nghe với thái độ quan tâm, 58 97% 28 70% chăm chú Nghe với thái độ thờ ơ, 2 3% 12 30% không tập trung N ồ :K p k Bên cạnh những công chức có thái độ nhiệt tình, tích cực trong việc hướng dẫn, giải thích công việc cho công dân vẫn còn có tình trạng công chức trả lời công dân một cách qua loa, đại khái, không hướng dẫn cụ thể, chi tiết, giải thích một cách rõ ràng cho công dân. Về thái độ hách dịch, gây nhũng nhiễu, khó khăn, phiền hà có 38% công dân và 5% công chức cho rằng công chức có thái độ này khi người dân đến làm việc. Có thể thấy, công chức tự đánh giá bản thân mình, cũng như các công chức khác rất hiếm khi có thái độ hách dịch, gây khó khăn , phiền hà cho nhân dân khi đén giao dịch. Còn phía người dân tỷ lệ này lại lớn hơn. b G p xử ớ ồ p Tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, công chức đều đánh giáo cao mức độ trung thực, thân thiện và hợp tác của đồng nghiệp trong giao tiếp và ứng xử. Họ sẵn sàng chia sẻ, đóng góp ý kiến một cách khách quan, trung thực để tìm ra một ý kiến, một giải pháp chung nhất khi làm việc. Các công chức luôn cởi mở, thân thiện với nhau, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét và đánh giá và luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, bỏ qua ích kỷ của bản thân để công việc luôn đạt hiệu quả cao nhất. G p Thực tế, trong giao tiếp qua điện thoại phần lớn cán bộ, công chức có thái độ lịch sự, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào giải quyết công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ khi trả lời qua điện thoại có thái độ không thân thiện, nhiệt tình và gắt gỏng trong giải đáp thắc mắc của người dân. 2.2.3. Về bài trí công sở e Q H y Q kỳ Qua tham quan, quan sát thực tế tại Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp, Quốc kỳ được treo trang trọng trước toà nhà chính. Trụ sở treo Quốc kỳ 24/24 giờ hang ngày. Ngoài ra, Quốc kỳ còn được treo trong những ngày lễ tết như: Tết Nguyên Đán, ngày Quốc khánh 2/9, ngày Quốc tế Lao động,… Tuy nhiên không thấy treo Quốc Huy như quy định của pháp luật. b p ò ơ y Uỷ b â dâ Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp có niêm yết sơ đồ vị trí các phòng làm việc. Mỗi phòng làm việc của mỗi cơ quan đều có biển tên ghi rõ tên đơn vị, trong phòng làm việc có biển ghi rõ họ tên, chức danh của từng công chức. Khảo sát môi trường làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp thu được kết quả tại bảng 2.7. Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về môi trường làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp
  16. Nội dung ý kiến Công chức Công dân Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ 55 92% 34 85% Gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp 5 8% 6 15% Bừa bãi, mất vệ sinh 48 80% 36 90% Không gian xanh, sạch sẽ thoáng mát 12 20% 4 10% Không gian chật hẹp N ồ :K p k Đánh giá về môi trường làm việc của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, 92% công chức và 85% công dân cho rằng môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, các trang thiết bị trong phòng làm việc đuợc sắp xếp khoa học, hợp lý và thuận lợi cho các công chức và công dân khi đến giao dịch. Và 80% công chức, 90% công dân đồng ý với ý kiến không gian làm việc tại các cơ quan này xanh, sạch, thoáng mát. K ự ểp ơ Uỷ ban nhân dân huyện đã bố trí chỗ để xe cho công chức và công dân ở dưới hầm toà nhà chính, tại đó có ô chia chỗ để xe của từng cơ quan và của công dân đến giao dịch và không mất phí gửi xe. Tuy nhiên lại không có biển chỉ dẫn lối vào chỗ để xe, công dân đến giao dịch thường để xe ngay trước toà nhà chính, gây mất mỹ quan. Và cũng có một số công chức để xe không đúng nơi quy định, để xe ngay tại phía sân gần phòng làm việc của mình. 2.3. Đánh giá thực trạng văn hoá công sở tại Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp 2.3.1. Ưu điểm Việc thực hiện văn hóa công sở đã góp phần thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa nói chung, xây dựng văn hóa tại các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Đồng thời, thể chế hóa định hướng của Đảng về hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, công chức. Việc thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp đã đạt được kết quả khá cao, tạo nên chuyển biến tích cực trong đạo đức công vụ, tác phong, nền nếp làm việc của công chức, đẩy lùi các hành vi quan liêu, tham nhũng, hách dịch, gây khó khăn cho nhân dân, góp phần nâng cao vị thế của các cơ quan chuyên môn và công chức trong thi hành công vụ góp phần thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, nổi bật trên các mặt sau đây: Về trang phục khi thi hành nhiệm vụ của công chức cơ bản tốt, đảm bảo sự gọn gàng, lịch sự, phù hợp với bản sắc văn hoá; lễ phục trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể đúng quy định. Việc đeo thẻ của công chức dần đi vào nề nếp, nhất là bộ phận tiếp dân thực hiện tốt quy định đeo thẻ. Đa số công chức có giao tiếp ứng xử đúng mực với nhân dân, tận tình phục vụ nhân dân; trung thực, thân thiện, hợp tác với đồng nghiệp. Mối quan hệ giữa nhân dân và đội ngũ công chức và giữa các công chức với nhau dần trở nên gần gũi và thân thiết hơn, nhờ đó niềm
  17. tin của nhân dân với cơ quan hành chính nhà nước được củng cố, hiệu lực, hiệu quả của thực thi công cụ được nâng cao. Về bài trí khuân viên công sở thực hiện khá đúng theo quy định: Quốc kỳ được treo đúng quy định; gắn biển tên cơ quan, biển tên phòng làm việc; biển tên chức danh công chức tại phòng làm việc của từng cá nhân. Môi trường làm việc tương đối sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Công chức được trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị làm việc: Mỗi phòng đều được bố trí nội thất đầy đủ, có máy in, điện thoại; mỗi công chức có một máy tính làm việc riêng,… Nơi để phương tiện giao thông rộng rãi, có bảo vệ trông coi đảm bảo sự an toàn. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực, việc thực hiện văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp còn tồn tại những hạn chế sau đây: - Uỷ ban nhân huyện Sốp Cộp vẫn chưa có quy định riêng về văn hoá công sở mà mới chỉ thực hiện theo quy định của Chính phủ. Uỷ ban nhân dân huyện có xây dựng quy chế làm việc, một số cơ quan xây dựng và ban hành quy tắc ứng xử của công chức nhưng vẫn còn thiếu những quy định cụ thể về trang phục, đeo thẻ, bài trí công sở,… Do chưa có quy định riêng nên việc thực hiện văn hoá công sở mới không mang tính bắt buộc, công chức thực hiện chưa thực sự tự giác. - Một số công chức vẫn chưa ý thức về việc thực hiện văn hoá công sở trong thi hành công vụ, tính kỷ luật kém còn vi phạm Quy chế văn hoá công sở như: + Trang phục chưa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người dân và đồng nghiệp. + Chưa đáp ứng được yêu cầu trong giao tiếp, ứng xử, vẫn còn có tình trạng hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn cho nhân dân; + Bớt xén giờ làm việc, làm việc cá nhân trong giờ hành chính; + Không thực hiện quy định về đeo thẻ và vẫn còn một số trường hợp hút thuốc lá nơi công sở. - Về bài trí công sở: + Không thực hiện việc treo Quốc huy theo quy định; + Một số phòng làm việc còn bừa bãi, không sạch sẽ; lập bàn thờ trong phòng làm việc. + Công chức để xe không đúng quy định, để trước sân của toà nhà gây mất mỹ quan. 2.3.3. Nguyên nhân Thứ nhất, việc chỉ đạo thực hiện văn hoá công sở còn chưa đồng bộ, chưa chủ động. Uỷ ban nhân dân huyện chưa có Quy chế Văn hoá công sở riêng. Thủ trưởng nhiều cơ quan chưa thật sự coi trọng việc thực hiện quy chế văn hoá công sở, chưa có chế tài đúng mức, còn nể nang. Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện văn hoá công sở còn mang tính hình thức, chưa chặt chẽ, nghiêm túc. Đồng thời, công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để phát hiện những tồn tại, hạn chế, phát huy những mặt tích cực còn mang tính hình thức, qua loa, đại khái. Thứ ba, chưa có chế tài xử lý vi phạm Quy chế văn hoá công sở. Trong hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện tồn tại những hành vi vi phạm Quy
  18. chế văn hoá công sở nhưng ít bị phê bình xử lý, nếu có chỉ là nhắc nhở nhẹ nhàng mang tính hình thức, không có tác dụng răn đe. Thứ tư, công chức chưa nhận thức rõ được giá trị, vai trò của văn hoá công sở trong hoạt động của công sở. Chưa thấy rõ được mối liên hệ giữa xây dựng và nâng cao văn hoá công sở với hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước. Ý thức thực thi công vụ của không ít công chức còn nhiều yếu, kém nói không đi đôi với làm, chưa xem nhu cầu chính đáng của nhân dân như là việc của chính mình. Một số công chức coi nhẹ văn hoá tinh thần, đề cao văn hoá vật chất, chưa nghiêm túc trong lối sống, tác phong, kỷ luật, kỷ cương chưa cao. Thứ năm, hạn chế trong văn hoá giao tiếp, ứng xử của công chức đối với công dân còn do những nguyên nhân từ công dân như: công dân chưa nắm rõ pháp luật, luôn có tâm lý đòi hỏi quyền lợi mà không thực hiện nghĩa vụ của mình, giao tiếp ứng xử với công chức thiếu tôn trọng, lịch sự… tạo nên áp lực với công chức, khiến họ mất kiểm soát trong giao tiếp, ứng xử, mất bình tĩnh, dễ nóng giận.
  19. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng văn hoá công sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp được phân tích và làm rõ trên các mặt: Trang phục của công chức; Giao tiếp và ứng xử của công chức; Bài trí khuân viên công sở. Việc phân tích, đánh giá thực trạng văn hoá công sở tổng kết được những mặt tích cực, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm tìm ra giải pháp góp phần thực hiện tốt hơn văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp. Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận vai trò của văn hoá công sở trong hoạt động hành chính của các cơ quan chuyên môn. Quy chế văn hoá công sở đã có tác động tích cực tác phòng, nề nếp làm việc của công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính, tăng cường uy tín của Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp với nhân dân và tổ chức. Để xây dựng văn hoá công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp, đòi hỏi mỗi công chức phải góp sức xây dựng cảnh quan, môi trường làm việc, thực hiện nếp sống văn hoá, phong cách giao tiếp và ứng xử với nhân dân phải và đồng nghiệp phải lịch sự, tôn trọng, cởi mở, thân thiện và hợp tác.
  20. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA 3.1. Định hướng xây dựng văn hóa công sở tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Sốp Cộp 3.1. Định hướng chung Xây dựng văn hoá công sở trong cơ quan hành chính nhà nước phải theo đúng định hướng giá trị của xã hội, theo giá trị văn hoá truyền thống và theo đường lối, định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thứ nhất, xây dựng và thực hiện văn hoá công sở phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng Văn hoá, con người Việt Nam: Thứ hai, nâng cao văn hoá công sở phải trên cơ sở phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ ba, nâng cao văn hoá công sở phải đảm bảo gắn chặt với quá trình phát triển chung của nền văn hoá quốc gia, hoà nhập với văn hoá chung của quốc tế. 3.1.2. Định hướng cụ thể Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đã đưa ra quan điểm trong phát triển văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đó là: Tiếp tục thực hiện chủ trương lớn của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, về phát triển văn hoá, về khoa học, công nghệ, thông tin. Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến phát triển văn hoá trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn tới. Trong đó, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, mang đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Bắc được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng văn hoá. Theo Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIV, kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 – “100% số đơn vị, cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hoá” là một trong những định hướng, mục tiêu phát triển văn hoá của toàn tỉnh. Theo Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/9/2014 của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, Tiêu chuẩn xét cơ quan đạt chuẩn văn hoá bao gồm 3 tiêu chuẩn: Hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hoá công sở và gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Theo Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Sơn La 2018 ban hành kèm theo Quyết định số 3320 ngày 28/12/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách hành chính là nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ và thực hiện nếp sống, văn hoá ứng xử chuẩn mực nơi công sở, nơi cư trú, địa điểm công cộng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Uỷ ban nhân dân huyện Sốp Cộp khẳng định văn hoá là nòng cốt của phát triển. Văn hoá có vai trò quan trọng trong sự phát triển của công sở, văn hoá là tiền đề cho sự phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2