intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng chính sách và thực thi chính sách đối với người có công ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi để chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế việc tổ chức, thực thi chính sách này ở địa phương. Đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi chính sách đối với người có công ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay và thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM MINH THỊNH THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý Công Mã số: 60.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU HẢI Phản biện 1: ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia. Địa điểm: Phòng họp............Nhà...........- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:...........-Đường......................-Quận............................ TP......................... Thời gian: vào hồi........giờ.........ngày........tháng.........năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư hiện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc từ ngàn xưa để lại là đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, cả nước đã thực hiện phong trào toàn dân tôn vinh và chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng bằng những chương trình hành động hết sức thiết thực và hiệu quả. Huyện Sơn Tịnh với số lượng người có công với cách mạng lớn so với toàn tỉnh. Nên việc thực thi tốt các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Đảng bộ, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện. Tuy nhiên, quá trình triển khai Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện còn rất nhiều vấn đề tồn tại như: Thủ tục hành chính rườm rà, tổ chức thực hiện chế độ còn nhiều vướng mắc... Xuất phát từ những lý do trên, liên hệ với thực tế công tác Tôi chọn đề tài để nghiên cứu với nội dung: “Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Chính sách đối với người có công với cách mạng đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như: - Giáo trình ưu đãi xã hội (2009) của Trường Đại học Lao động - Xã hội, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Chủ biên: Ths. Bùi Thị Chớm. - Nguyễn Hữu Đại (2017) Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và quy trình giải quyết hồ sơ xác nhận người có công. Nxb Lao động, Hà Nội. Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến đề tài luận văn này, như: Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội đối với người 1
  4. có công ở Việt Nam”. Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”. Phạm Hải Hưng (2007), Luận văn thạc sĩ hành chính công: “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay”. Đinh Văn Hải (2015), Luận văn thạc sĩ hành chính công: “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên phần lớn tập trung ở phương diện rộng, nghiên cứu cả hệ thống chính sách an sinh xã hội hoặc nghiên cứu ở phương diện rộng quy mô toàn quốc, cấp tỉnh. Do vậy, Tôi muốn được tham gia, làm rõ hơn một số vấn đề mà thấy là cần thiết cho việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở khoa học về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách và kết quả phân tích thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở địa phương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách với người có công và những bài học kinh nghiệm được đúc kết trong thực tiễn. Phân tích thực trạng chính sách và thực thi chính sách đối với người có công ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi để chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế việc tổ chức, thực thi chính sách này ở địa phương. Đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực thi chính sách đối với người có công ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay và thời gian đến. 2
  5. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và các tổ chức, công dân trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực thi một số chính sách ưu đãi được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh từ năm 2010 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Nội dung của luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp với các quan điểm định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước để nghiên cứu và giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp luận, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: Phương pháp hệ thống hóa tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh; phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng để giải quyết các vấn đề của luận văn. 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn - Các đóng góp của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. - Góp phần làm sáng tỏ những nội dung chính sách đối với người có công nói chung và huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. - Nêu quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. 3
  6. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. Chương 2. Thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Phương hướng và giải pháp tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1 Người có công với cách mạng và chính sách đối với người có công 1.1.1. Khái niệm về người có công với cách mạng. Thuật ngữ “cách mạng” được dùng trong nhiều phạm vi, góc độ khác nhau, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể được hiểu là cuộc biến đổi xã hội - chính trị lớn và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ. Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của người có công với cách mạng sau đây: Thứ nhất, người có công với cách mạng bao gồm những người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Thứ hai, người có công với cách mạng là người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất sắc và vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Thứ ba, phạm trù người có công rất rộng, trong phạm vi hẹp người có công với cách mạng là những người có công trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn nữa, Pháp luật ưu đãi Người có công đã được Nhà nước ta ban hành chủ yếu điều chỉnh đối tượng này. 1.1.2. Chính sách đối với người có công với cách mạng Chính sách đối với người có công với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển nền kinh tế - xã hội, khả năng tài chính – ngân sách, … mà Đảng, Nhà nước ta đưa ra những chính sách ưu đãi khác nhau đối với người có công với cách 5
  8. mạng để ghi nhận, tôn vinh những công lao, sự đóng góp, sự hy sinh to lớn của những người của người có công với cách mạng, tạo mọi điều kiện có thể, khả năng chi trả, bù đắp phần nào những mất mác về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có công. 1.1.3. Vai trò của các chủ thể đối với người có công với cách mạng Cùng với vai trò của các cơ quan ở Trung ương, công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ở từng địa phương cũng phải được quan tâm đúng mức, động viên được tiềm năng to lớn của cộng đồng vào việc chăm sóc, ổn định đời sống của người có công đều thể hiện sự quan tâm đùm bọc - đạo lý và truyền thống nhân ái uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của người Việt Nam. Các cấp chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Ðảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Thực hiện tốt việc giám sát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp ủy và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công với cách mạng 1.2. Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng 1.2.1. Các chủ thể tham gia thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng - Ở Trung ương: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Các uỷ ban, tiểu ban của Quốc hội. - Ở địa phương: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh; UBND các xã, phường, thị trấn 1.2.2. Nội dung tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng 6
  9. - Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách - Tuyên truyền, phổ biến chính sách - Phân công, phối hợp thực hiện chính sách - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện - Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm 1.2.3. Phương pháp thực thi chính sách Thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản có liên quan. Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. Tập trung giải quyết tồn đọng trong việc xác nhận hồ sơ đối với người có công với cách mạng. Xây dựng mô hình và cơ chế thích hợp trong việc thực thi chính sách đối với người có công với cách. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên công tác xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với nước. 1.2.4. Các điều kiện đảm bảo thực thi chính sách Chính sách đối với người có công với cách mạng cần phải quy định cụ thể và đầy đủ về đối tượng ưu đãi đãi người có công với cách mạng, điều kiện xác nhận, căn cứ xác nhận, trình tự thủ tục hồ sơ đối với từng loại đối tượng; đảm bảo mức trợ cấp, gắn với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi thực hiện chính sách phải theo một mặt bằng thống nhất, một số chuẩn mực nhất định, phải phù hợp với vai trò khách quan, đi vào lòng dân; phải thông qua các chương trình dự án tầm quốc gia, định rõ mục tiêu lồng ghép vào các chương trình dự án kinh tế. Phát huy cao độ sức mạnh tổng hòa, bằng cách tăng cường 7
  10. trách nhiệm quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh cộng đồng, bản thân đối tượng thụ hưởng chính sách phải vươn lên hoà nhập với cộng đồng. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng 1.3.1. Về yếu tố chính trị: Việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách vô cùng quan trọng vì nó phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh; làm tốt chính sách đối với người có công với cách mạng sẽ góp phần vào sự ổn định chính trị - xã hội. 1.3.2. Về yếu tố kinh tế: Chính sách đối với người có công và kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế tạo điều kiện để thực hiện việc hoạch định chính sách, quyết định mức trợ cấp, đối tượng được thụ hưởng trợ cấp hàng tháng. 1.3.3. Về yếu tố văn hoá - xã hội, phong tục tập quán: Trong một xã hội đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻ, công tác dân số, lao động, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo… sẽ phản ánh phần nào về một xã hội giàu có. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến quá trình thực hiện hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” vì có đủ khả năng. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, phong tục tập quán ở nông thôn cũng đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức lễ hội, ma chay nhiều lúc, nhiều nơi còn khuếch trương, tốn kém và lãng phí, mặc dù đời sống còn khó khăn, trong đó có người có công với cách mạng. 1.3.4. Về trình độ, năng lực của hệ thống chính trị: Việc xây dựng, ban hành, triển khai và thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội mà còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của hệ thống chính trị các cấp. Những nhà lãnh đạo chính trị có tài, có đức thường suy nghĩ và đưa ra những 8
  11. quyết sách phù hợp với lợi ích và nhu cầu của người có công với cách mạng. 1.3.5. Về điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. Với đặc trưng của địa hình, thời tiết khí hậu, sông ngòi, đất đai thổ nhưỡng… sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, hình thành nên các địa bàn nơi dân cư sinh sống. Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng. 1.4. Kinh nghiệm tổ chức thực thi chính sách với người có công ở một số địa phương Phong trào đền ơn đáp nghĩa được phát triển rộng khắp trong cả nước, từ năm 2007 đến 2010, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của các địa phương trong cả nước vận động được gần 5.524 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước 133.321 sổ với tổng kinh phí hơn 4.620 tỷ đồng. Xây dựng mới 104.763 nhà tình nghĩa trị giá 3.532 tỷ đồng, sửa chữa 74.906 nhà tình nghĩa trị giá hơn 1.115 tỷ đồng; đã bố trí 11.568 tỷ đồng hỗ trợ trên 410 nghìn hộ gia đình chính sách người có công sửa chữa, xây dựng nhà ở mới. Công tác xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, các công trình tưởng niệm liệt sĩ được quan tâm và đạt kết quả tích cực. Với những chính sách ưu đãi của Nhà nước cùng sự chung tay chăm lo của toàn xã hội, các mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng; 96,5% xã, phường được công nhận làm tốt công tác Thương binh - Liệt sỹ, 97% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú. Từ kết quả của những phong trào của các địa phương trên cả nước có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Làm tốt công tác quán triệt, phổ biến đầy đủ và kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. 9
  12. - Xây dựng chương trình hành động cụ thể với nội dung thiết thực theo hướng xã hội hóa và phải nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm cho từng chương trình. - Ngoài chính sách của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của toàn xã hội, phải phát huy sự phấn dấu, tự lực vươn lên của các đối tượng chính sách; phải lấy thôn, khối phố, xã, phường làm đơn vị để tổ chức phong trào và phải thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình. Tiểu kết chương 1 Để thực thi có hiệu quả chính sách đối với người có công với cách mạng Nhà nước phải ban hành đầy đủ các quy định liên quan đến người có công với cách mạng, cụ thể: Thứ nhất, chính sách đối với người có công với cách mạng phải có quy định đầy đủ như thế nào là người có công với cách mạng và chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Thứ hai, chính sách đối với người có công với cách mạng phải quy định việc tổ chức thực hiện, thể hiện rõ trách nhiệm cụ thể cho từng ban, ngành từ Trung ương cho đến từng địa phương. Thứ ba, xây dựng chính sách đối với người có công với cách mạng phải lượng tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến người có công với cách mạng. Thứ tư, chính sách đối với người có công với cách mạng phải đảm bảo đầy đủ các quy định liên quan đến người có công với cách mạng như: Điều kiện xác nhận, căn cứ xác nhận, thủ tục hồ sơ, trách nhiệm, quyền ưu đãi, nghĩa vụ của người có công với cách mạng và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan... 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi có liên quan đến cuộc sống người có công với cách mạng Trước ngày 01/4/2014, huyện Sơn Tịnh gồm 01 thị trấn, 20 xã, với 106 thôn. Kể từ ngày 01/4/2014, thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 09 xã và 01 thị trấn về thành phố Quảng Ngãi quản lý; hiện tại huyện Sơn Tịnh còn 11 xã, có diện tích là 243,4131 km² và dân số là 96.334 người. Toàn huyện có trên 18.800 trường hợp được công nhận là đối tượng chính sách, gồm: 6.758 liệt sĩ, 6.392 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, 460 bệnh binh, 967 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 461 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, 161 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/8/1945 và trên 12.400 người là người có công với cách mạng. Hiện nay, huyện đang quản lý và chi trả chế độ cho 5.539 trường hợp đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng, trong đó có: 02 người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 05 người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày 19/8/1945; 2.883 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 218 bệnh binh; 53 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 272 người có công giúp đỡ cách mạng; 405 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ; 884 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 733 đối tượng hưởng trợ cấp tuất. 2.2. Hệ thống thể chế chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Những quy định cơ bản về chính sách, pháp luật hiện hành đối với người có công với cách mạng do Trung ương ban hành Giai đoạn 1945 - 1954: Ngay sau khi giành được chính quyền, 11
  14. ngày 16/02/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL quy định về tiêu chuẩn xác nhận là thương binh, truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình “tử sĩ”. Năm 1954, hàng loạt các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công được ban hành, trong thời kỳ này, Bộ Thương binh – Cựu binh được thành lập để thực côn tác quản lý nhà nước về thương binh, liệt sỹ. Giai đoạn 1954 -1975: Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản: Nghị định 14/CP ngày 2/2/1962; Nghị định số 161/CP ngày 30/7/1964 về chế độ đãi ngộ đối với quân nhân, dân quân du kích; Chỉ thị số 71/TTg ngày 21/6/1965 về chế độ đối với thanh niên xung phong; Nghị định số 77/CP ngày 26/4/1966 về chế độ dân công thời chiến; Quyết định số 84/CP ngày 4/5/1966 về chế độ đối với lực lượng vận tải nhân dân; Nghị định số 111/CP ngày 20/7/1968 về chế độ đối với công nhân viên chức, cán bộ giữ chức vụ chủ chốt của xã, dân công phục vụ các chiến trường quan trọng; Nghị định số 111/CP ngày 28/6/1973 về chế độ đối với cán bộ y tế làm nhiệm vụ cấp cứu phòng không... Giai đoạn 1975 - 1985: Thời kỳ bên cạnh việc thực hiện tiếp các quy định đã ban hành, một số đối tượng mới được bổ sung vào diện hưởng ưu đãi như: Quyết định số 208/CP ngày 20/7/1977 về người có công giúp đỡ cách mạng; Quyết định số 78/CP ngày 13/4/1978 về bệnh binh; Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 đã thống nhất một số chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, thống nhất trợ cấp thương tật và cách xếp hạng... Giai đoạn 1986 đến nay: Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách đối với người có công với cách mạng, như: Pháp lệnh quy định danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được Chủ tịch nước công bố ngày 10/9/1994, được bổ sung năm 2012 tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13. Năm 1998, 2000, 2005 và năm 2012 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013; Bộ Lao động - 12
  15. Thương binh và xã hội ban hành Thông tư số 05/2013/TT- BLDTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. Đến ngày 06/6/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 2.2.2. Những quy định cơ bản về chính sách, pháp luật hiện hành đối với người có công với cách mạng do chính quyền tỉnh ban hành Để đảm bảo việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được kịp thời, ngày 15/10/2010 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND về Ban hành Quy định phân cấp, cấp phát, quản lý nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi Pháp lệnh người có công ưu đãi được sửa đổi, bổ sung, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã kịp thời ban hành Kế hoạch số 2316/KH- UBND ngày 25/6/2013 về “Triển khai thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 13)”. Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Ngày 31/3/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1122/KH-UBND về “triển khai tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014-2015); đến ngày 20/5/2014 tiếp tục ban hành Quyết định số 706/QĐ-UBND “về việc thành lập Ban chỉ đạo tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 02 năm (2014-2015) tỉnh Quảng Ngãi”. 13
  16. Để tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, ngày 30/6/2017 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND “về việc tiếp tục tăng cường công tác xác nhận, giải quyết các chính sách và hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa ” đối với người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7-2017)”. 2.2.3. Những quy định cơ bản về chính sách, pháp luật hiện hành đối với người có công với cách mạng do chính quyền huyện ban hành Việc thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng luôn được Đảng bộ và UBND huyện Sơn Tịnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Gắn liền với việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thủ tục xác nhận, bổ sung tiêu chuẩn xác nhận đối tượng, đã kịp thời triển khai đến từng cấp xã để tổ chức thực hiện. Đối với việc thực hiện xác công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1915 đến trước ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 thì do Ban Tổ chức Huyện ủy hướng dẫn thủ tục. Đối với lập thủ tục đề nghị xác nhận thương binh, bệnh binh thuộc quân đội, công an thì do hai cơ quan này hướng dẫn. 2.3. Thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Thực trạng về số lượng người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi Đến nay, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 27.633 người được xác nhận là người có công với cách mạng thuộc từng loại đối tượng khác nhau, trong đó: Có 461 người được xác nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 161 người là người hoạt động từ ngày 01/01/1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; 6.758 liệt sĩ; 967 Mẹ Việt Nam anh hùng; 6.392 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, 460 người là bệnh binh; 535 người là người hoạt động cách mạng, hoạt động 14
  17. kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 2.212 người được xác nhận là người hoạt động cách mạng mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, 4.457 người được xác nhận là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, 5.073 người được xác nhận là người có công giúp đỡ cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp 01 lần và 157 người có công giúp đỡ cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng. Dự kiến trong thời gian đến số đối tượng được xác nhận là người có công với cách mạng trên địa bàn huyện tiếp tục tăng lên, nguyên nhân theo quy định của pháp luật mới ban hành thì điều kiện xác nhận đối tượng được mở rộng. Như vậy, số lượng đối tượng được xác nhận là người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh là không nhỏ. Với số lượng người có công đông đảo như vậy, không chỉ là sự thể hiện trách nhiệm mà còn niềm tự hào của chính quyền và nhân dân địa phương. 2.3.2. Quá trình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Đối tượng được xác nhận là người có công với cách mạng, tùy từng đối tượng cụ thể, thì quyền ưu đãi cũng khác nhau, thực tế như sau: Thứ nhất, về thực trạng người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: Tính đến hết tháng 9/2017, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 5.539 đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng, với tổng số tiền chi trả hàng tháng là: 8.026.313.000 đồng; trong đó: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là 02 người; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 là 05 người; Mẹ Việt Nam anh hùng là 53 người; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là: 2.883 người; thương binh loại B có vết thương đặc biệt nặng là 01 người; bệnh binh là 218 người; - Trợ cấp đối với người phục vụ thương binh từ 81% trở lên là 15
  18. 15 người, người phục vụ thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là 07 người; trợ cấp đối với người phục vụ bệnh binh từ 81% trở lên là 01 người; người phục vụ bệnh binh từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là 01 người; người phục vụ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng có 53 người; người phục vụ Người nhiễm chất độc hoá học trên 81% là 02 người; - Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 272 người, người hoạt kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 405 người; - Trợ cấp tiền tuất: tổng số người là 733 người; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là 884 người. * Tất cả các nhóm đối tượng trên được thực hiện chi trả theo quy định tại Nghị định số 70/2017/NĐ-CP ngày 06/6/2017 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. - Người hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương 04 người, số tiền trợ cấp hàng tháng là 6.695.000 đồng Thứ hai, đối với mức trợ cấp hàng tháng, hiện nay (Nghị định số 70/2017/NĐ-CP) đã tăng so với hệ thống trợ cấp quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Thứ ba, về trợ cấp một lần người có công với cách mạng: Tính đến thời điểm tháng 9/2017 trên địa bàn huyện có: 3.937 đối tượng này được xác nhận là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 4.350 đối tượng người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; 5.224 người có công giúp đỡ cách mạng đã nhận trợ cấp một lần. 16
  19. Thứ bốn, về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng: Từ năm 2010 đến năn 2017, UBND huyện cùng các đoàn thể, các địa phương lập Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” vận động đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đóng góp kinh phí đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 815 nhà tình nghĩa, tổng số tiền là 20.446 triệu đồng, trong đó xây dựng mới là 383 nhà, số tiền 13.420 triệu đồng; hỗ trợ sữa chữa là 330 nhà, số tiền 5.904 triệu đồng. Từng thời điểm khác nhau, mức hỗ trợ cũng khác nhau. Thứ năm, về công tác chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng: - Người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định của pháp luật được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo khám chữa bệnh. Theo danh sách quản lý đối tượng mua bảo hiểm y tế đến tháng đầu tháng 9 năm 2017, toàn huyện có 4.672 đối tượng được mua bảo hiểm y tế. Tính từ năm 2010 đến năm 2017, đã thực hiện 16.621 lượt điều dưỡng cho người có công với cách mạng, trong đó: điều dưỡng tập trung là 2.153 lượt người, điều dưỡng tại gia đình là: 14.468 lượt người. Thứ sáu, về công tác cấp dụng cụ chỉnh hình: Việc cấp dụng cụ chỉnh hình cho đối tượng người có công với cách mạng được quy đổi thành tiền và cấp trực tiếp cho đối tượng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 120 đối tượng được cấp phát dụng cụ chỉnh hình, tuỳ theo thể trạng từng đối tượng khác nhau cấp phương tiện chỉnh hình khác nhau và được cấp trực tiếp bằng tiền, chẳng hạn như: đối với chân giả trên số tiền 2.368.000 đồng, niên hạn sử dụng 03 năm; Xe lăn có niên hạn sử dụng là 04 năm, số tiền là 1.945.000 đồng, răng giả có niên hạn là 05 năm, số tiền là 1.000.000 đồng/răng. Thứ bảy, về công tác quản lý mộ, nghĩa trang liệt sĩ: Trước ngày 01/4/2014 trên địa bàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, đến nay còn 11 xã (sau khi tách huyện theo Nghị quyết 123/QN-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ) đều có nghĩa trang liệt sĩ riêng, trong các nghĩa trang có hệ thống điện chiếu sáng, đều có nhà bia ghi trên liệt 17
  20. sĩ, tổng số mộ liệt sĩ trong nghĩa trang là 4.395 mộ. Việc quản lý nghĩa trang được trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các xã nơi có nghĩa trang quản lý. Thứ tám, về công tác phụng dưỡng Mẹ Việt nam Anh hùng: Sau khi có Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; thì số Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống cũng tăng lên, tính đến tháng 9/2017, đang quản lý chi trả trợ cấp hàng tháng là 53 mẹ, các mẹ đều được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhận phụng dưỡng, đỡ đần đến cuối đời, với số tiền mỗi tháng là 1.000.000 đồng/mẹ, một số doanh nghiệp kinh doanh phụng dưỡng mẹ hàng tháng với mức 1.500.000 đồng/tháng. Thứ chín, một số công tác khác: Đến tháng 9/2017, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện đã thực hiện chi trả cho 225 lượt học sinh, sinh viên là con của người có công được chi trả trợ cấp hỗ trợ học phí và chi phí học tập, với kinh phí: 547.745.000 đồng. Hàng năm vào dịp Tết nguyên đán, ngày thương binh - liệt sĩ 27/7, Ủy ban nhân dân huyện trích ngân sách của huyện tổ chức đi thăm, tặng quà 300 hộ gia đình người có công với cách mạng, mỗi suất quà trị giá 300.000 đồng. Đến nay, toàn huyện có 08/11 xã được UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận danh hiệu xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công, chiếm tỷ lệ 73%. 2.3.3. Tổ chức bộ máy thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh: * Phòng Lao động – Thương bình và Xã hội huyện Sơn Tịnh được cơ cấu tổ chức như sau: - Trưởng phòng: Được UBND huyện bổ nhiệm theo nhiệm kỳ để thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Phòng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật. - Phó Trưởng phòng: Số lượng Phó trưởng phòng Lao động - TB&XH là 02 người, được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ để giúp Trưởng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2