intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhằm hướng tới việc đề xuất các giải pháp để bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG HIỆP TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI Phản biện 1:…………………………………………………… …………………………………………………………………. Phản biện 2:…………………………………………………… ………………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng ………., Nhà D - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh- Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai là một trong những nội dung của hoạt động của nhà nước. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai do các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, tránh thất thoát tài sản nhà nước và truy cứu trách nhiệm với các hành vi vi phạm. Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nạiđất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được khôi phục; hiệu lực, hiệu quả, tính dân chủ, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước được đảm bảo.Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là một trong những quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Vì thế đất đai có giá trị kinh tế rất lớn, chủ yếu là xây dựng các công trình đô thị. ì vậy, việc tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại về đất đai chưa đạt được kết quả như yêu cầu đặt ra. Nhận thức những vướng mắc cần được tháo gỡ cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung, của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nói riêng, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” để triển khai Luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Nhóm công trình về giải quyết khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai có thể xem xét như:PGS.TS Phạm Hồng Thái (chủ biên): “Pháp luật về khiếu nại, tố cáo”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công của Phan Văn Châu với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại đảm bảo quyền công dân (qua thực tiễn tỉnh Đồng Nai); Luận văn Thạc sỹ Luật học của Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), về đề tài: “Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay”; Luận văn Thạc sỹ Hành chính công của Nguyễn Thị Lệ Hằng (2010), với đề tài: “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp quận thuộc tỉnh Khánh Hòa”; Luận văn Thạc sỹ Luật học của Phạm Anh Tuấn (2011), với 1
  4. đề tài: “Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam hiện nay và vấn đề hoàn thiện”; Luận văn Thạc sỹ Hành chính công của Đỗ Văn Tuấn (2013), với đề tài: “Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai ở cơ quan hành chính nhà nước, thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên”; Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), với đè tài: “Giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai cũng như tổ chức thực hiện pháp luật một số lĩnh vực nhất định có thể kể đến như: Nguyễn Hữu Tiến (2017), Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị phản ánh – từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.Nguyễn Văn Quảng (2018), Tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở đô thị - từ thực tiễn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.Phạm Thị Liên (2018), Tổ chức thực hiên pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn huyên Kim Động tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. Song đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vì vậy đề tài vẫn đảm bảo tính mới, tính thời sự của công trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội nhằm hướng tới việc đề xuất các giải pháp để bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội . 3.2. Nhiệm vụ luận văn Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chỉ ra những kết quả 2
  5. đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Về không gian: quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Về thời gian: từ thời điểm có Luật Đất đai 2013 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…và đánh giá các dữ kiện của vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Luận văn nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận thông qua việc: Phân tích khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban Nhân dân cấp huyện; xác định hình thức, vai trò và thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban Nhân dân cấp huyện; từ đó luận văn chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai của 3
  6. Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng về lý luận và thực tiễn trong việc thực pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban Nhân dân cấp quận nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có ý nghĩa góp phần làm phong phú thêm lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cụ thể với những đối tượng cụ thể. Kết quả nghiên cứu của luận văn trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, của cán bộ quản lý về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của giải quyết khiếu nại và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai. Luận văn là có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy cao học quản lý công, luật học cũng như cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà quản lý khi triển khai các chính sách. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai; Chương 2: Thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội; Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 4
  7. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Nhận thức chung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại về đất đai Hiện nay, trong hệ thống các văn bản pháp luật chưa có một quy định chung mang tính thống nhất về thuật ngữ khiếu nại đất đai. Tuy nhiên căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Đất đai năm 2013 thì khái niệm khiếu nại đất được hiểu là: quyền của cá nhân, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Từ khái niệm trên có thể xác định các đặc điểm khiếu nại về đất đai như sau: Thứ nhất, chủ thể khiếu nại về đất đai là người sử dụng đất. Thứ hai, đối tượng khiếu nại về đất đai là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai.Thứ ba, mục đích khiếu nại về đất đai là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại – chủ thể chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước. Thứ tư, Nội dung khiếu nại về đất đai của các tổ chức, cá nhân rất đa dạng, phức tạp, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khiếu nại quyết định xử vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản lý, sử dụng đất đai. Khiếu nại đòi lại đất cũ. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại về đất đai giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu nại thuộc 5
  8. thẩm quyền giải quyết của mình để kết luận và ra quyết định giải quyết đối với khiếu nại, trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Giải quyết khiếu nại được hiểu là hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan có thẩm quyền nhà nước giải quyết các yêu cầu về quyền khiếu nại của công dân liên quan tới các quyết định hành chính, hành vi hành chính có liên quan tới đất đai. Từ những lý giải nêu trên, giải quyết khiếu nại đất đai có đặc điểm sau: Thứ nhất: không phải tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai đều là đối tượng của giải quyết khiếu nại đất đai. Chỉ các quyết định hành chính, hành vi hành chính đặc thù khi có căn cứu cho rằng các quyết định này trái pháp luật liên quan tới hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo mới là đối tượng của giải quyết khiếu nại đất đai. Thứ hai: theo quy định của pháp luật đất đai, giải quyết khiếu nại đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cấp khác nhau, nhiều cơ quan và nhiều cán bộ, công chức được trao quyền. Theo đó thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai bao gồm: Chính phủ, bộ ngành liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường); UBND các cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai. Thứ ba: Việc giải quyết khiếu nại về đất đai có tính chất phức tạp, phải theo đúng trình tự, thủ tục, hình thức và đúng thời hạn luật định. 1.1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai Căn cứ Luật khiếu nại năm 2011 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012) và khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là việc giải quyết các khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các quyết định hành chính hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính hành vi hành chính đó trái pháp luật gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người chịu tác dộng bởi quyết định hành chính hành vi hành chính đó. 1.2.4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai Thứ nhất, thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại 6
  9. Thứ hai, tiến hành xác minh nội dung khiếu nại Thứ ba, ban hành và thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại 1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Từ những phân tích trên có thể hiểu: tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai là là hoạt động có mục đích của cơ quan hành chính và người có thẩm quyền nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai, làm cho các quy định vận hành trong đời sống xã hội. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai có những đặc điểm mang tính đặc thù sau: Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ: Hoạt động thực thi pháp luật do cơ quan Nhà nước tiến hành thông qua việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại về đất đai và giải quyết theo thẩm quyền các quyết định bị khiếu nại hoặc hành vi bị khiếu nại liên quan tới đất đai. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình tiết đều phải được xem xét cẩn trọng, dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật được xác định để ra các yêu cầu cụ thể. Như vậy pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để các cơ quan Nhà nước có quyền lực thực hiện chức năng của mình. Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai, trong đó các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đều phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Pháp luật đất đai (Điều 203-204 Luật Đất đai, Điều 8- 9, Điều 11…Luật khiếu nại) quy định về cơ sở, hình thức, điều kiện, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quy trình thực hiện pháp luật. Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể. Tính cụ thể và tính cá biệt thể hiện ở chỗ việc tổ chức thực hiện pháp luậtcó hiệu lực với từng chủ thể sử dụng và quản lý đất đai, từng tình huống cụ thể (tranh cấp hành chính về bồi thường, về giao đất, cho thuế đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…) và chỉ có giá trị 7
  10. pháp lý đối với chủ thể xác định được nêu trong văn bản, với các chủ thể khác nó không làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Thứ tư, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai đòi hỏi tính sáng tạo. Bởi vì đó là quá trình vận dụng cái chung (các quy phạm pháp luật khiếu nại) để giải quyết các việc riêng lẻ, cụ thể (tranh chấp đất đai). Điều này đòi hỏi người có thẩm quyền thực thi pháp luật phải vận dụng cái chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển nên không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu hết được mọi tình huống trong thực tế nảy sinh. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định còn chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa rõ ràng thì yêu cầu chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật phải biết vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt, không dập khuôn máy móc. Để đạt tới điều đó đòi hỏi người tổ chức thực hiện pháp luật phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức trong sáng và có trình độ chuyên môn cao. 1.2.2. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Để đưa các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai do cơ quan lập pháp ban hành, đòi hỏi hệ thống cơ quan hành chính phải thực hiện quyền lập quy và quyền hành chính. Cụ thể, trong thẩm quyền do pháp luật quy định ban hành văn bản, chính sách để hướng dẫn triển khai Luật Khiếu nại, Luật Đất đai. Đồng thời lên kế hoạch để triển khai thực hiện. Đây là hoạt động đầu tiên trong nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Hai là, xây dựng tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai Ba là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai.để nâng cao nhận thức của các chủ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Đây là hình thức quan trọng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai, thể hiện bản chất Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; thể hiện hình thức quản lý thuyết phục giáo dục trong quản lý hành chính nhà nước. 8
  11. Bốn là, tiến hành giải quyết khiếu nại về đất đai, hay nói cách khác là các chủ thể theo thẩm quyền tuân theo trình tự, thủ tục tiến hành thụ lý, xác minh, ra kết luận giải quyết khiếu nại về đất đai. Năm là, giám sát, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai. 1.2.3. Thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Chính phủ thống nhất tổ chức thực pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai trong phạm vi cả nước. Thủ tướng Chính phủ: lãnh đạo công tác tổ chức thực pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại địa phương. Giúp việc cho Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan chuyên môn bao gồm hệ thống cơ quan thanh tra và tài nguyên môi trường. 1.2.4. Vai trò của việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Thứ nhất, là một phương thức góp phần bảo đảm pháp chế, kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nói riêng và cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung. Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước 9
  12. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.1.1. Khái quát chung về quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Tính đến nay, qua hơn 57 năm từ ngày thành lập, với vị trí là trung tâm trên bản đồ địa giới của Thủ đô Hà Nội sau khi điều chỉnh địa giới hành chính (năm 1996), Quận Đống Đa có diện tích 9,95km2 với 419.600 nhân khẩu (năm 2017) với mật độ dân số đạt 42.171 người/km2 cao nhất trong các quận huyện thuộc thành phố Hà Nội, là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, có nhiều dự án xây dựng nhà ở, trung tâm thương mại; giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn quận thực hiện nhiều dự án giải phóng mặt bằng, nhiều hệ thống đường giao thông quan trọng được triển khai thực hiện do đó công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận cũng phát sinh những vấn đề phức tạp, tình hình đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân cũng phát sinh từ đây. Chính vì vậy, trong 4 năm qua, Thường trực Quận ủy, HĐND, lãnh đạo UBND quận đã lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, ngành, các đơn vị tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo nhằm đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thực hiện quy định của pháp luật đất đai năm 2013, những năm qua quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, như: lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định, đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả bước đầu đã đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp; tạo hành lang pháp lý cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, phân bổ đất đai một cách hợp lý và có cơ sở khoa học cho các đối tượng sử dụng đất phù hợp với chiến lược tổng 10
  13. thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, người sử dụng đất có giải pháp chủ động đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và công bố công khai theo quy định. Theo quyết định số 93/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 quận Đống Đa của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 quận Đống Đa (Kèm theo Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 tỷ lệ 1/5.000 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của quận Đống Đa, được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận ngày 12 tháng 12 năm 2016), với các nội dung chủ yếu như sau:với tổng số 994,71 ha đất bao gồm đất phi nông nghiệp (là quận đô thị, không còn đất nông nghiệp) trong đó số lượng đất dành cho phát triển hạ tầng quận rất lớn (359,18). Tổng quan tình hình quản lý đất trên địa bàn quận sẽ liên quan đến một loạt vấn đề như: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cho thuê đất...; Việc quản lý, sử dụng đất đai được chính quyền quận Đống Đa, thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo sát sao, chặt chẽ từ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định, quản lý địa giới hành chính, hồ sơ địa chính, đăng ký thống kê, chỉnh lý biến động đất đai đến công tác giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Thực tế cho thấy, việc thu hồi đất đai do cơ quan Nhà nước các cấp sử dụng lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích chưa được đề cập một cách đầy đủ, kiên quyết và chưa có hiệu quả. Cho đến nay việc thu hồi đất là lý do phổ biến và quan trọng nhất dẫn đến khiếu nại và khiếu nại đông người mà cơ quan chính quyền các cấp vẫn chưa giải quyết ổn thoả được. Nguyên nhân chủ yếu do thu hồi đất đai, bồi thường thiệt hại chưa thoả đáng hoặc doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết trong thoả thuận...., tình hình đó làm giảm sút niềm tin trong nhân dân và từ đó có sự gia tăng số lượng các vụ khiếu nại, tính chất khiếu nại, phạm vi khiếu nại.... 11
  14. 2.2. Thực trạng khiếu nại và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Tình hình đơn thư khiếu nại và khiếu nại trên lĩnh vực đất đai (xem bảng 2.2) Bảng 2.2: Số liệu thống kê đơn thư khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Kết luận nội dung khiếu nại Năm Số vụ Không có cơ Có đúng, có sai sở 2012 04 04 2013 08 08 2014 28 21 07 2015 88 87 01 2016 08 08 Cộng 136 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết đánh giá 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo – Quận Đống Đa, TP. Hà Nội). Như vậy qua số liệu thống kê, mặc dù số lượng đơn thư có biến động qua các năm nhưng rõ ràng khiếu nại về đất đai vẫn là một điểm nóng trong hoạt động giải quyết khiếu nại ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. 2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thứ nhất, Ban hành kế hoạch, chính sách, pháp luật để tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai Một là, lập kế hoạch, ban hành văn bản, chính sách để triển khai văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. 12
  15. Hàng năm, Thanh tra quận tham mưu UBND quận xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định. Định kỳ hàng quý, Thanh tra quận chủ trì phối hợp với UBKT Quận ủy, Văn phòng Quận ủy, Văn phòng HĐND và UBN, Ban tiếp công dân quận đã tham mưu lịch tiếp công dân của Thường trực Quận ủy, HĐND, lãnh đạo UBND quận; Rà soát, kiểm tra, đôn đốc, đề xuất Ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, chỉ đạo, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế của các đơn vị. Hai là, tổ chức bộ máy để tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai Căn cứ các quy định của pháp luật, Ủy ban Nhân dân quận giao cho các cơ quan, như: Thanh tra, phòng Tư pháp, phòng Tài nguyên và môi trường, Ban tiếp công dân trực thuộc Văn phòng Ủy ban Nhân dân quận, Ban Giải phóng mặt bằng phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại về đất đai. Với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các phòng, ban như vậy, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong những năm qua đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Ba là, tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại đất đai. Tính từ 01/7/2012 đến 01/7/2016, UBND quận Đống Đa đã thực hiện 12/12 quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, trong đó có 08 quyết định giải quyết khiếu nại đạt tỷ lệ 100%. Ví dụ: - Quyết định số 5668/QĐ-CTUBND ngày 04/11/2014 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của ông X (phường Ngã Tư Sở) khiếu nại quyết định phê duyệt phương án số 2651/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 của UBND quận. Ngày 08/5/2015, UBND quận Đống Đa có Quyết định số 1650/QĐ-UBND v/v phê duyệt bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi là ông X. Ông X được bổ sung thêm 818.056.969 đồng và 01 căn hộ tái định cư. - Quyết định số 877,878/QĐ-CTUBND ngày 03/3/2015 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của bà Y và A (phường Phương Mai) khiếu nại 13
  16. phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không đúng pháp luật, không ban hành quyết định thu hồi đất, không được xét mua nhà tái định cư. Ngày 13/10/2015, UBND quận Đống Đa đã có Quyết định số 4750, 4748/QĐ- UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường, hỗ trợ đối với chủ sử dụng đất là bà Y và A. Tại phương án điều chỉnh bổ sung, bà Y được bổ sung thêm 10.889.000 đồng và được xét mua 01 căn hộ tái định cư, bàA được bổ sung thêm 22.453.000 đồng. - Quyết định số 5664,5665,5666,5667/QĐ-CTUBND ngày 04/11/2014 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của ông, bà A,B, C,D, khiếu nại việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất. Ngày 09/6/2015, UBND quận có 04 Quyết định phê duyệt điều chỉnh nội dung xác nhận nguồn gốc đất của chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội-Dự án II đối với các chủ sử dụng đất tại các địa chỉ N (phường Phương Mai). Nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vẫn giữ nguyên theo phương án đã được phê duyệt tại quyết định ngày 18/12/2013 của UBND quận. - Quyết định số 992/QĐ-CTUBND ngày 19/4/2016 của Chủ tịch UBND quận về việc giải quyết khiếu nại của bà A, khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tài sản bồi thường, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Ngày 21/3/2016, Chủ tịch UBND quận đã có Quyết định số 756/QĐ-CTUBND về việc đính chính Quyết định số 5254/QĐ-CTUBND ngày 11/11/2015. Qua giải quyết khiếu nại bổ sung số tiền bồi thường hỗ trợ cho công dân là 884.970.969 đồng và 02 căn hộ tái định cư, chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm 04 tập thể và 07 cá nhân để xảy ra sai phạm. Bốn là, tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai Các cấp chính quyền và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn quận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ sở, nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức pháp luật của cán bộ và Nhân dân. Quận cũng đã tổ chức triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ 14
  17. biến pháp luật khiếu nại phong phú, đa dạng và gắn liền với công việc chuyên môn của đơn vị như: Tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp thông qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi, toạ đàm, phát hành các tờ rơi, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình địa phương. 2.2.3. Đánh giá chung việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thứ nhất, kết quả đạt đƣợc Nhìn chung, các đơn vị thuộc UBND quận đã nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày 15/9/2014 của UBND Thành phố, Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2003 của Thanh tra Chính phủ về rà soát các vụ khiếu nại tố cáo tồn đọng, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2012 của UBND Thành phố. Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tổ chức bộ máy thường xuyên được củng cố, kiện toàn. UBND quận Đống Đa đã triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, xác định đây không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng; đã huy động được sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở, nhất là việc xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp nhằm giữ vững an ninh trật tự, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Quận Đống Đa. Lãnh đạo UBND quận Đống Đa duy trì nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ Năm hàng tuần để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo, đồng thời giúp lãnh đạo UBND Quận tiếp thu ý kiến của công dân, chỉ đạo xem xét, kết luận, quyết định giải quyết chính xác các vụ việc, yêu cầu các đơn vị tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, nhất là trong việc phối hợp giải quyết các vụ khiếu nại phức tạp. Thứ hai, những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại - Trong công tác tiếp công dân, tại một số đơn vị người đứng đầu chưa thực sự quan tâm chỉ đạo xử lý, giải quyết, nhất là đối với vụ việc khiếu kiện phức tạp. 15
  18. - Một số vụ việc khiếu nại tố cáo giải quyết còn chậm; một số đơn vị chưa tập trung giải quyết dứt điểm vụ việc, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong giải quyết (đối với vụ việc phức tạp), để cho người dân gửi đơn khiếu nại tố cáo vượt cấp. - Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, các kết luận, quyết định xử lý về tố cáo ở một số đơn vị còn chậm. Từ đó dẫn đến người khiếu nại tố cáo bức xúc, tiếp tục gửi đơn hoặc tố cóa, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền. - Một số phường chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập Lãnh đạo của một số phòng ban cấp quận, Ủy ban Nhân dân các phường chưa thấy hết tầm quan trọng, tính chất phức tạp của việc giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng, chưa coi đây là công việc trọng tâm, thường xuyên nên chưa tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp; chưa coi trọng tổ chức thực hiện việc đối thoại, chưa chỉ đạo sát sao và làm tốt công tác hoà giải cơ sở. Chưa phát huy tốt vai trò của các tổ chức Đảng; sự phối kết hợp của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng còn hạn chế trong việc phát hiện, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong Nhân dân; chưa làm tốt công tác dân vận thuyết phục, đối thoại, hoà giải để người khiếu nại hiểu đúng chính sách pháp luật, tự giác chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của một số cán bộ, công chức ở địa phương còn nhiều hạn chế. Cán bộ chuyên môn của các phòng ban thụ lý các vụ việc khiếu nại nhất là khiếu nại về đất đai còn mỏng, trình độ am hiểu pháp luật về đất đai và luật khiếu nại còn hạn chế, chưa chuyên tâm trong việc tham mưu cho lãnh đạo khi đưa ra các quyết định giải quyết khiếu nại. Nhiều cán bộ công chức có trình độ chuyên môn không phù hợp với nhiệm vụ tham mưu trong công tác quản lý Nhà nước được giao. 16
  19. CHƢƠNG 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI CỦA QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai 3.1.1. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai phải tuân thủ đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại về đất đai thông qua công tác cán bộ. Đảng phân công những đảng viên có trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính Nhà nước. Vai trò, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại về đất đai của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước là trách nhiệm của người cán bộ, công chức và nhiệm vụ của người đảng viên do Đảng tín nhiệm giao nhiệm vụ, thay mặt Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trong từng bộ phận, cơ quan thuộc bộ máy hành chính Nhà nước. Đãng lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy chức năng giám sát, phản biệt xã hội trong giải quyết khiếu kiện về đất đai, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và nâng cao trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai cũng như góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị trong công tác hoà giải, tham gia làm người đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của người dân để cùng kiến nghị, xem xét, giải quyết. Tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội ở quậnvà xã thực hiện chức năng giám sát, đôn đốc, chất vấn trong hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong thực thi quyền hành pháp ở địa phương như: Mời tham gia giám sát ngay tại các buổi tiếp công dân định kỳ của Ủy ban Nhân dân quận, Ủy ban Nhân dân phường để trực tiếp lắng nghe kiến nghị, khiếu nại của Nhân dân cũng như giám sát quá trình giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước; cung cấp nhanh chóng, đầy đủ các tài liệu hồ sơ khi được yêu cầu phục vụ 17
  20. chức năng giám sát; phân công cán bộ giải trình các vấn đề được chất vấn; tổ chức tiếp dân ngay tại cơ sở đối với các xã có nhiều đơn, thư và giải quyết khiếu nại về đất đai tại chỗ trong một số trường hợp nhằm tăng cường giải thích pháp luật tại chỗ và cán bộ xã, thôn cũng học tập phương pháp tiếp dân cũng như giải quyết khiếu nại của huyện. Trên cơ sở đó sẽ tạo ra được sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại đối với việc ổn định an ninh chính trị ở địa phương làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. 3.1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai phải trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sử dụng đất Quan điểm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xuất phát từ thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền sử dụng đất quy định tại Điều 14, Điều 54 Hiến pháp năm 2013 "Ở nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" và "Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ". Theo đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm an toàn pháp lý cho người sử dụng đất, thông qua các quy định pháp luật để trao cho người sử dụng đất những quyền cơ bản, những cơ sở pháp lý để người sử dụng đất tự bảo vệ lợi ích của mình và chống lại sự tuỳ tiện, quan liêu, các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức trong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan Nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, luôn thể hiện ý chí của Nhà nước nhưng phải phản ánh, thể hiện được lợi ích của người sử dụng đất, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, coi Nhà nước và pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. 3.1.3. Tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai phải phát huy dân chủ, đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động bộ máy Nhà nước Việc thực hiện quy chế dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của Nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0