intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với các nội dung chính như sau: Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------ NGUYỄN HOÀNG LONG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI __________________ NGUYỄN HOÀNG LONG KHÓA : 2013-2015 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG VĂN HUỆ Hà Nội, 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạu của các thầy cô trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ tận tình của GS TS Hoàng Văn Huệ. Thầy đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng quản lý đô thị, Sở giao thông vận tại, Sở xây dựng thành phố Hòa Bình đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và các tài liệu liên quan để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Long
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ đề tà “ Giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình “ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hoàng Long
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................2 Cấu trúc luận văn...............................................................................................................3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................................3 Những khái niệm cơ bản...................................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình 1.1 Giới thiệu chung về TP Hòa Bình....................................................................6 1.1.1. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên . ....................................................................6 1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội: .................................................................................8 1.2 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật TP Hòa Bình :......................................15 1.3 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình ...............................20
  6. 1.3.1 Hiện trạng mạng lưới đường giao thông đối ngoại : ......................................20 1.3.2 Hiện trạng mạng lưới đường giao thông đối nội :..........................................20 1.3.3 Hiện trạng hệ thống công trình phục vụ giao thông đường bộ :.....................22 1.4 Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ của TP Hòa Bình.................................................................................................................22 1.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình............22 1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình ..................................................................................................24 1.4.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cấp cơ sở :.....................................27 1.4.4 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình..............................................................................................28 1.5 Đánh giá về thực trạng quản lý hệ thống giao thông đường bộ của TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình......................................................................................31 1.5.1 Đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. ...............................................................................................................31 1.5.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. ....................................................................................32 1.6 Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài: ...................................................34 1.6.1. Nghiên cứu trực tiếp trên địa bàn thành phố Hòa Bình: ...............................35 1.6.2. Các nghiên cứu tương tự liên quan:...............................................................35 1.7 Những vấn đề cần giải quyết của luận văn.....................................................36 Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình 2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch và quản lý hệ thống giao thông đường bộ..........37 2.1.1. Vai trò của hệ thống giao thông với đô thị:....................................................37 2.1.2. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống giao thông:..............38 2.1.3. Các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật làm cơ sở phục vụ quản lý hệ thống giao thông...............................................................................................................41
  7. 2.1.4. Nguyên tắc quản lý giao thông, phân công, phân cấp quản lý:......................52 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý giao thông đường bộ .............................................57 2.2.1. Các văn bản pháp luật do Quốc hội và Chính phủ ban hành:.........................57 2.2.2 Các văn bản do cấp bộ ban hành :..................................................................58 2.2.3 Các văn bản do UBND thành phố Hòa Bình ban hành:.................................59 2.3 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hệ thống giao thông ở các đô thị trong và ngoài nước: ....................................................................................................60 2.3.1 Kinh nghiệm của thế giới: ...........................................................................60 2.3.2 Kinh nghiệm trong nước : ..............................................................................76 2.3.3 Bài học kinh nghiệm quản lý giao thông đô thị:.............................................78 Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc................................................................81 3.1.1. Quan điểm.......................................................................................................81 3.1.2. Mục tiêu..........................................................................................................81 3.1.3. Nguyên tắc......................................................................................................82 3.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục vụ quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình...................................................................................................82 3.2.1. Kết nối giao thông đối ngoại với giao thông nội thị: .....................................82 3.2.2. Nâng cấp, mở rộng quy mô cấp hạng đường trong giao thông nội thị:.........85 3.2.3. Hệ thống công trình phục vụ giao thông đường bộ. .....................................90 3.3. Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình:..................................................................................................93 3.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống giao thông đường bộ ...................93 3.2. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý hệ thống giao thông đường bộ .............96 3.3. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý :.................................................................99 3.4. Quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình có sự tham gia của cộng đồng:.............................................................................................................101
  8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận...............................................................................................................102 Kiến nghị.............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Viết tắt Cụm từ viết tắt 1 BXD Bộ xây dựng 2 HTKT Hạ tầng kỹ thuật 3 KCN Khu công nghiệp 4 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 QCXD Quy chuẩn xây dựng 7 QL Quốc lộ 8 TL Tỉnh lộ 9 TBA Trạm biến áp 10 CTR Chất thải rắn 11 GTVT Giao thông vận tải 12 UBND Ủy ban nhân dân
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Dân số, mật độ dân số phân theo Phường, Bảng 1.1 9-10 Xã Bảng 2.1 Quy định về các loại đường trong đô thị 42 Bảng 2.2 Quy định số chỗ đỗ xe ô-tô con tối thiểu 50
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ vị trí, mỗi liên hệ vùng 6 Hình 1.2 Sơ đồ hiện trạng giao thông Hòa Bình 19 Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở GTVT Hòa Bình 23 Hình 1.4 Họp xin ý kiến cộng đồng 29 Người dân tham gia lao động góp sức xây Hình 1.5 29 dựng đường Sơ đồ phân công phân, cấp quản lý nhà Hình 2.1 52 nước về giao thông đô thị Hình 2.2 Hệ thống vận tải công cộng ở Singapore 63-64 Hệ thống thu phí đường điện tử ERP tại Hình 2.3 65 Singapore Hình 2.4 Nạn tắc đường ở Bangkok, Thái Lan. 71 Ý thức tham gia giao thông của người dân Hình 2.5 73 Thái Lan rất tốt Hiếm khi gặp cảnh sát giao thông trên Hình 2.6 74 đường tại Bangkok Sơ đồ định hướng hệ thống giao thông Hình 3.1 Hòa Bình 83 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến tham mưu Hình 3.2 đề xuất 95
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống giao thông là xương sống, là huyết mạch của cả hệ thống kinh tế, xã hội. Phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt là điều kiện tiên quyết, là tiền đề phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Xã hội càng văn minh, yêu cầu càng cần một hệ thống đồng bộ cơ sở HTKT nói chung và hệ thống giao thông nói riêng. Trong chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, quan điểm của Đảng đã chỉ rõ “GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.” Trong điều kiện nước nhà đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực tế cho thấy những vùng, những điểm có tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ phát triển kinh tế càng mạnh, mật độ dân cư càng đông, mật độ xây dựng càng nhiều và hệ thống giao thông càng bộc lộ nhiều yếu kém. Như thế vai trò của các nhà quản lý càng được đề cao như là nhân tố không thể thiếu để phát triển và đảm bảo hệ thống giao thông vận hành thông suốt. Thành phố Hòa Bình là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế của tỉnh Hòa Bình, trung tâm lớn văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của vùng Tây Bắc. Thành phố Hòa Bình còn là đô thị cấp vùng của vùng thủ đô Hà Nội, là nơi tập trung các dịch vụ đô thị, du lịch, đào tạo, thương mại… hỗ trợ trực tiếp cho Hà Nội. Vì vậy, thành phố đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng đồng bộ, vận hành tốt đáp ứng được các yêu cầu của một đô thị bền vững. Nhận thấy tầm
  13. 2 quan trọng của hệ thống giao thông đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác quản lý và phát triển hệ thống giao thông đã được thành phố đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không ngừng và phức tạp của nền kinh tế, công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Chính vì những lý do trên, em đã chọn đề tài “Giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Quản lý hiệu quả hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quản lý khai thác vận hành. - Phạm vi nghiên cứu: giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, số liệu hiện trạng về kỹ thuật và công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hòa Bình. Phương pháp này được sử dụng trong chương I và chương II của luận văn. - Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được, các tài liệu chuyên ngành, các nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến luận văn. phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong chương I, chương II, chương III của luận văn.
  14. 3 - Kế thừa các thành tựu, kết quả của các nghiên cứu có liên quan, phương pháp này được sử dụng trong chương II và chương III của luận văn. - Phương pháp chuyên gia thu thập, xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc lĩnh vực luận văn nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn. 5. Cấu trúc của luận văn Chương I: Thực trạng công tác quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Chương III: Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông đường bộ TP Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình. Có thể áp dụng thực tế. 7. Những khái niệm cơ bản 7.1. Khái niệm hệ thống giao thông đô thị Hệ thống giao thông đô thị là tập hợp của mạng lưới đường, các công trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô thị. Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và liên hệ thuận tiện, nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị như : nơi ở, nơi làm việc, khu nghỉ ngơi, giải trí và các trung tâm của đô thị với nhau, mặt khác phải đáp ứng các nhu cầu vận chuyển và liên hệ giữa đô
  15. 4 thị với các điểm dân cư khác ở xung quanh. Có thể nói giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị. Mạng lưới giao thông quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử đụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau. Khi xem xét mối quan hệ giữa giao thông với đô thị, hệ thống giao thông đô thị được phân thành hai mảng chính là giao thông đối ngoại và giao thông đối nội (hay còn gọi là giao thông nội thị) Giao thông đối ngoại gồm: các tuyến đường, các công trình đầu mối và những phương tiện được sử dụng để đảm bảo sự liên hệ giữa đô thị với bên ngoài và từ bên ngoài vào đô thị Giao thông nội thị gồm: các công trình, các tuyến đường và các phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển trong phạm vi của đô thị, đảm bảo nhu cầu liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của đô thị với nhau. 7.2. Khái niệm quản lý hệ thống giao thông đô thị Quản lý hệ thống giao thông đô thị là tổng thể các biện pháp, các chính sách, các công cụ mà chủ thể quản lý tác động vào các nhân tố của hệ thống giao thông đô thị nhằm đảm bảo cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả. Có thể nói giao thông đô thị là một hệ thống chặt chẽ, các yếu tố cấu thành có sự ràng buộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để hệ thống hoạt động thông suốt, cần thiết phải đảm bảo các bộ phận được liên kết và phối hợp nhịp nhàng. Hệ thống giao thông mà chủ yếu là mạng lưới các tuyến đường chính là huyết mạch của hệ thống này. Muốn cho hệ thống giao thông đô thị hoạt động tốt cần thiết phải quản lý và phát triển một mạng lưới giao thông phù
  16. 5 hợp với từng loại đô thị, phù hợp với địa hình và tình hình kinh tế xã hội, mật độ dân cư… Một hệ thống giao thông hiệu quả là một hệ thống đảm bảo cho dòng di chuyển được thông suốt, nhịp nhàng “như dòng chảy”, không có điểm ùn tắc, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, đem lại tâm lý thoải mái khi tham gia giao thông, và hình thành nên văn minh đô thị hiện đại.
  17. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  18. 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Giao thông đô thị có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển chung của đô thị. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Mạng lưới hạ tầng giao thông có thể coi là thước đo đánh giá về sự phát triển của một đô thị, không chỉ về kinh tế mà về cả văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phòng và văn minh đô thị. Kết cấu hạ tàng giao thông đô thị mặc dù chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn nhưng có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là một chiến lược lâu dài, không thể xây dựng xong rồi lại phá bỏ. Điều đó gây lãng phí rất lớn cho xã hội. Cho nên, trong quy hoạch phát triern của dô thị thì giao thông đô thị phải được nhìn nhận với tầm nhìn lâu dài từ 30-50 năm, để rồi từ đó tính toán, dự báo nhu cầu trong tương lai và đưa ra các giải pháp đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Quản lý giao thông đô thị nói chung và mạng lưới giao thông đường bộ nói giêng là phải được thực hiện ngay từ đầu trong công tác quy hoạch, thiết kế cho đến triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng. Quản lý là một quá trình mang chiến lược lâu dài. Nếu như trong giai đoạn quy hoạch, thiết kế mạng lưới giao thông không tính toán đáp ứng được nhu cầu trong tương lại thì sẽ gây ra sự tổn thất nặng nề về kinh tế và công sức xây dựng. Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, việc quản lý, giám sát chất lượng công trình cũng phải có vai trò hết sức quan trọng. Điều này làm ảnh hưởng đến giá trị lâu dài của công trình, tuổi thọ của công trình. Trong gia đoạn vận hành, khai thác , vai trò của quản lý không chỉ riêng đối với mạng lưới đường đô thị, nó đảm bảo được năng lực phục vụ theo thiết kế và dảm bảo thời gian, tuổi thọ của công trình. Việc vận hành, khai thác,
  19. 103 duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ cho kết cấu hạ tầng giao thông được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật tính toán sẽ phát huy tối đa công năng, giá trị của công trình, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo công bằng, dân chủ, văn minh và tiết kiệm cho toàn xã hội thì vai trò của công tác quản lý giao thông có thể nói là hết sức quan trọng. Trước những bài học kinh nghiệm, những vấn nạn mà giao thông đô thị như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải thì các đô thị mới phát triển, đang phát triển cần có những giải pháp kịp thời và đi tắt đón đầu nhằm ngăn chặn, giải quyết triệt để các nguy cơ có thể sảy ra như vấn nạn ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi thường, thiếu mỹ quan văn minh đô thị. Đối với thành phố Hòa Bình cũng vậy, những giải pháp, chính sách điều hành và quản lý mạng lưới giao thông đường bộ là rất cấp thiết. Đây là một trong những yêu cầu cần thực hiện ngay để xâ dựng thành phố Hòa Bình xanh, sạch, đẹp và lối sống văn minh đô thị. Kiến nghị: UBND thành phố Hòa Bình cần sớm thành lập Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị, kết hợp với việc đầu tư lắp đặt hệ thông camera giao thông trên các tuyến đường quan trọng và các điểm đen về giao thông. UBND thành phố khuyến khích các trường tiểu học trên địa bàn sử dụng loại hình xe buýt trường học nhằm giải quyết tình trạng mất trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị tại các vị trí trường học, tạo cho thế hệ trẻ thói quen sử dụng phương tiện công cộng từ nhỏ. UBND thành phố chỉ đạo thực hiện tích cực và nghiêm túc công tác tuần tra, thanh tra kiểm soát và xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đô thị. Xử lý dứt điểm các công trình vi phạm hành lang giao thông, phạm vi an
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0