intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý phòng chống sạt lở đất tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn gồm 3 chương, được trình bày như sau: Thực trạng quản lý phòng chống sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cơ sở lý luận và thực tiễn phòng chống lũ quét và sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Giải pháp quản lý phòng chống sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý phòng chống sạt lở đất tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN GIANG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ ĐẤT TẠI THỊ TRẤN VINH QUANG, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN VĂN GIANG KHÓA: 2014 - 2016 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ ĐẤT TẠI THỊ TRẤN VINH QUANG, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRỌNG MẠNH Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Trọng Mạnh đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Đào tạo sau đại học, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các bạn học viên lớp CH2014-QL4 Khóa 2014-2016 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khóa học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp nhiều tài liệu nghiên cứu rất có giá trị, giúp tôi hoàn thành tiến độ thực hiện theo quy định. Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và cơ quan đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Văn Giang
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Văn Giang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU:........................................................................................................ 1 *. Định nghĩa về lũ quét và sạt lở đất: ............................................................. 1 *. Lý do chọn Đề tài: ....................................................................................... 1 *. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................. 2 *. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................. 3 *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 3 *. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................ 3 NỘI DUNG: ................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ ĐẤT Ở THỊ TRẤN VINH QUANG, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG: ................................................................................................... 5 1.1. Tổng quan về thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang ...... 5 1.1.1. Giới thiệu chung về thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì .................. 5 1.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội ..................................................................... 12 1.2. Thực trạng lũ quét và sạt lở đất đang diễn ra ......................................... 13 1.2.1. Diễn biến và thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất của một số tỉnh miền núi trong những năm gần đây .............................................................................. 13 1.2.2. Thực trạng về phòng tránh lũ quét và sạt lở đất tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì ...................................................................................... 16 1.2.2. Hiện trạng phân bố và sử dụng đất đai ................................................ 32 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT Ở THỊ TRẤN VINH QUANG, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG ........................................................ 34 2.1. Các cơ sở pháp lý ................................................................................... 34 2.2. Các đặc tính của lũ quét, sạt lở đất ......................................................... 34 2.2.1. Sự hình thành và phân loại sạt lở ....................................................... 36
  6. 2.2.2. Phân loại lũ quét và sạt lở đất .............................................................. 39 2.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét và sạt lở đất ..... 41 2.3. Kinh nghiệm phòng tránh lũ quét, sạt lở đất .......................................... 56 2.3.1. Kinh nghiệm từ các giải pháp công trình ............................................ 56 2.3.2. Kinh nghiệm từ các giải pháp phi công trình ...................................... 58 2.3.3. Ưu nhược điểm của các biện pháp phòng tránh lũ quét và sạt lở đất .... 60 2.4. Dự báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cho thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì ................................................................ 63 2.4.1. Cơ sở lý luận của việc dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ........ 63 2.4.2. Thành lập sơ đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cho thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì ...................................................................................... 67 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ ĐẤT TẠI THỊ TRẤN VINH QUANG, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ.................. 69 3.1. Quan điểm và định hướng ...................................................................... 69 3.1.1. Các quan điểm ứng phó với tai biến lũ quét và sạt lở đất ................... 69 3.1.2. Định hướng phòng chống sạt lở đất cho thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì ................................................................................................ 69 3.2. Phân vùng các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét ................................. 72 3.2.1. Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất sườn dốc .......... 72 3.2.2. Giải pháp quản lý kỹ thuật phòng tránh lũ quét, sạt lở đất ................. 83 3.2.3. Các giải pháp chống xói mòn sạt lở .................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .........................................................................
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT : Thị trấn HSP : Hoàng Su Phì BCHPCLB&TKCH : Ban chỉ huy phòng chốt lụt bão và tìm kiếm cứu hộ PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng BĐKH : Biến đổi khí hậu UBND : Ủy ban nhân dân UBNDTT : Ủy ban nhân dân thị trấn TNMT : Tài nguyên môi trường KTHT : Kinh tế hạ tầng NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn CTXD : Công trình xây dựng TCKH : Tài chính kế hoạch ĐỘI TC : Đội thi công QH : Quy hoạch THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Sơ đồ hành chính huyện Hoàng Su Phì 5 Hình 1.2. Điểm sạt lở đất tại TT Vinh Quang 7 Hình 1.3. Thực trạng kè chống sạt lở TT Vinh Quang 13 Hình 1.4. Biểu đồ diễn biến về số trận lũ quét, sạt lở đất 15 Hình 1.5. Lũ quét tại huyện Hoàng Su Phì 15 Hình 1.6. Sơ đồ quản lý lũ quét và sạt lở đất 31 Hình 1.7. Giải pháp công trình về chống sói lở 33 Hình 2.1. Sơ đồ sự hình thành lũ quét và sạt lở đất 38 Hình 2.2. Điểm sạt lở đất do mưa lớn 39 Biểu đồ so sánh lượng mưa trung bình của tháng tại trạm thị Hình 2.3. trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì 50 Hình 2.4. Khu vực dòng sông bị sói lở vào mùa mưa lũ 53 Hình 2.5. Khu vực dòng sông bị sói lở vào mùa mưa lũ 55 Hình 2.6. Sơ đồ các bước thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét 67 Hình 3.1. Sơ đồ công tác xử lý sạt lở đất cấp huyện 72 Hình 3.4. Giải pháp phân dòng nước lũ 88 Hình 3.5. Giải pháp tăng cường thảm thực vật 89 Hình 3.6. Giải pháp gia cố mái kè sườn dốc 90 Hình 3.7. Giải pháp làm ruộng bậc thang tạo thêm thảm thực vật 93 Hình 3.8. Giải pháp xây kè tường bao 94 Hình 3.9. Giải pháp trồng cây trên đất sườn dốc 96
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mực nước ứng với tần xuất chảy tại huyện Hoàng Su Phì 7 Bảng 1.2. Dự báo dân số thị trấn Vinh Quang 12 Bảng 1.3. Hiện trạng phân bố đất đai và dân cư của huyện Hoàng 32 Su Phì Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại thị trấn 43 Bảng 2.1. Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì và các huyện lân cận Bảng 2.2. Đặc trưng lưu vực một số sông đã xảy ra lũ quét, sạt lở 44 đất Bảng 2.3. Đặc trưng mực nước một số sông chính tại thị trấn Vinh 45 Quang huyện Hoàng Su Phì năm 2012 Bảng 2.4. Đặc trưng mực nước một số sông chính tại thị trấn Vinh 46 Quang huyện Hoàng Su Phì năm 2013 Bảng 2.5. Đặc trưng lưu lượng một số sông chính tại thị trấn Vinh 47 Quang huyện Hoàng Su Phì năm 2014 Bảng 2.6. Đặc trưng lưu lượng một số sông chính tại thị trấn Vinh 48 Quang huyện Hoàng Su Phì năm 2015 Bảng 2.7. Sự thay đổi một số đặc trưng lũ khi rừng giảm 49 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại các xã khu 50 Bảng 2.8. vực huyện Hoàng Su Phì Mức thay đổi (%) lượng mưa mùa so với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình của thị trấn Vinh 52 Bảng 2.9. Quang huyện Hoàng Su Phì Mức thay đổi % lượng mưa năm so với thời kỳ 1980- Bảng 2.10. 1999 theo kịch bản phát thải trung bình của thị trấn Vinh 52 Quang. Bảng 2.11. Ưu nhược điểm của các biện pháp công trình phòng 60 tránh lũ quét, sạt lở đất Bảng 2.12. Ưu nhược điểm của các biện pháp phi công trình phòng 61 tránh lũ quét, sạt lở đất Bảng 3.1. Bảng kê danh sách các khu vực đã và có nguy cơ sạt lở 73
  10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ: MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng quản lý phòng chống sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn phòng chống lũ quét và sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chương 3: Giải pháp quản lý phòng chống sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU *. Định nghĩa về lũ quét và sạt lở đất: - Lũ quét và sạt lở đất là hiện tượng thiên tai, xảy ra khi có các nhân tố như: Thời tiết có mưa với cường độ cao trên khu vực địa hình có độ dốc lớn, điều kiện lớp thảm thực vật thưa thớt, độ ổn định của các lớp đất kém, đất pha cát là chủ yếu, nền đất không ổn định sẽ tạo điều kiện tập trung, hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng nhanh và tạo ra thế năng lớn từ đó hình thành lũ quét và sạt lở đất. - Lũ quét và sạt lở đất thường là xảy ra cùng những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong thời gian ngắn, dòng chảy xiết và có sức tàn phá rất lớn trong phạp vi hẹp, cuốn theo mọi chướng ngại vật trên dòng chảy tập trung của lưu vực sườn đồi, khe núi. *. Lý do chọn Đề tài: - Lũ quét và sạt lở đất là một trong những thảm họa tự nhiên hây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhà nước và nhân dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thiên tai lũ quét và sạt lở đất nó có sức tàn phá khủng khiếp, trở thành thảm họa tự nhiên. Trong những năm gần đây, hiện tượng lũ quét và sạt lở đất ngày càng phổ biến và nghiêm trọng đối với các tỉnh miền núi nước ta. Mỗi năm có đến hàng chục trận lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề đến người, tài sản của Nhà nước và nhân dân gây xáo trộn cuộc sống của người dân, cũng như là ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì – Tỉnh Hà Giang có đặc điểm là địa hình độ dốc lớn, đô thị nằm bám theo các triền sông suối, các khu vực phía trên thượng nguồn thường bị người dân đốt phá rừng và khai thác lâm sản bừa bãi, toàn bộ đồi núi trong huyện chủ yếu là đất pha cát không có kết cấu dẫn đến có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cao.
  12. 2 - Qua các đặc điểm nêu trên cho thấy việc đối phó thích ứng với biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang chưa có chiến lược và giải pháp cụ thể về quy hoạch vùng nguy cơ có thể xảy ra sạt lở, xây dựng cơ cấu tổ chức về quản lý sạt lở, cơ chế quản lý kinh tế thường xuyên, cơ chế nhân sự đặc biệt là không có sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội khác. Từ những nguyên nhân đó trong những năm gần đây thị trấn cũng như là địa bàn cả huyện đã xảy ra rất nhiều vụ thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của nhà nước và nhân dân trong những lúc như vậy chính quyền địa phương không biết chông chờ vào bộ phận chuyên môn nào cũng như là giải pháp quy hoạch vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, cơ chế tài chính và nhân sự. - Đối với tình hình diễn biến phức tạp khó lường về thiên tai hiện nay. Việc khảo sát đánh giá thực trạng về công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, quy hoạch vùng có nguy cơ gây sạt lở, cơ cấu tổ chức, cơ chế kinh tế, sự tham gia của cộng đồng, cơ chế nhân sự đối với thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì – tỉnh Hà Giang để đề xuất đưa các giải pháp cụ thể về phòng tránh thiên tai trước mắt và lâu dài với mục đích nhằm giảm thiểu một cách thấp nhất về người tài sản của nhà nước và nhân dân thì vấn đề nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý phòng tránh lũ quét và sạt lở đất cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương là nhiệm vụ hết sức cần thiết. *. Mục đích nghiên cứu: Xác định hiện trạng từ đó đưa ra các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, phân vùng dự báo mức độ nguy hiểm dễ xảy ra tai biến lũ quét và sạt lở đất. Đề xuất biện pháp khắc phục, đưa ra các khuyến cáo và các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật công trình, phi công trình các vấn đề có sự tham gia của cộng đồng, cơ chế xã hội hóa về xây dựng công trình hồ chứa nước, xây dựng
  13. 3 cơ chế chính sách đầu tư và quản lý, thường xuyên tuyên truyền phổ biến đến người dân về các biện pháp có hiệu quả nhằm phòng tránh, giảm thiểu hậu quả và rủi ro đối với tính mạng con người, tài sản của nhà nước và nhân dân, góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn và bền vững cho thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì – tỉnh Hà Giang. *. Nội dung nghiên cứu: Nguyên cứu tổng quan về lũ quét và sạt lở đất, sự hình thành, phân loại lũ quét và sạt lở đất nguyên nhân của sự gia tăng lũ quét, sạt lở đất. Phân tích, đánh giá đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu và dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, giải pháp chống xói mòn, tăng cường lớp thảm thực vật, gia cố mái kè sườn dốc, biện pháp kỹ thuật thủy lợi chống xói mòn sườn dốc, kỹ thuật gieo trồng trên đất sườn dốc, xây dựng cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách và quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì – tỉnh Hà Giang. *. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng chính dẫn đến sự hình thành, dự báo có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. + Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Vinh Quang và lấy một số điểm lân cận thường xuyên xảy ra thiên tai để nghiên cứu. *. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài liệu, số liệu thực tế về lũ quét và sạt lở đất, đặc điểm, điều kiện hình thành lũ quét và sạt lở đất khu vực thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
  14. 4 + Phương pháp kế thừa: Kế thừa những lý luận khoa học, tài liệu, các công trình khoa học của những tác giả đi trước. + Phương pháp xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích và xử lý các thông tin được thu nhập làm cơ sở lý luận cho đề tài. + Phương pháp thực địa: Điều tra, khảo sát hiện trạng địa hình lũ quét và sạt lở đất khu vực thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
  15. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  16. 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN: - Lũ quét, sạt lở đất là một loại thiên tai nguy hiểm với tính bất ngờ, ác liệt, sức tàn phá mạnh gây thiệt hại lớn về người và của. Theo số liệu điều tra, hầu như năm nào cũng xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc. Trong nhưng năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với những hoạt động của con người như chặt phá rừng, phát triển canh tác, dân cư, đô thị hóa, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện,… không tuân thủ theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật, đã làm cho lũ quét, sạt lở đất xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ác liệt hơn và có nguy cơ cao ngày càng gia tăng. Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì là một đô thị miền núi, có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, là khu vực hạ lưu của nhiều nhánh sông suối lớn trong khu vực. Vì vậy thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì được đánh giá là nới có nuy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cao. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, công tác quản lý, quy hoạch xây dựng chưa có chiến lược phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất. Trước tình hình hiện nay, việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững cho đô thị là rất cấp thiết. - Kinh nghiệm từ các giải pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất ở Việt Nam và trên thế giới là bài học quý giá cho thị trấn Vinh Quang để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp cho phù hợp. Việc nghiên cứu, thực thi các biện pháp phòng tránh trước hết cần thu nhập các số liệu khí tượng thủy văn, mặt đệm lưu vực phục vụ cho cảnh báo hiện tượng, sau đó xác định và lập bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng như đưa ra các giải pháp phòng tránh.
  17. 99 - Với các lưu vực cự thể sẽ áp dụng các giải pháp hiệu quả khác nhau nhằm làm giảm khả năng xuất hiện lũ quét và sạt lở đất và thiệt hại do chúng gây ra như chông xói mòn, điều tiết dòng chảy, chân chậm lũ,… ngoài ra ở mỗi lưu vực cần phân vùng lũ quét, sạt lở đất và nghiên cứu nguyên nhân hình thành, cơ chế vận động của dòng lũ cũng như tính toàn lưu lượng đỉnh lũ theo từng tần suất thiết kế để có các phương pháp kỹ thuật hợp lý, ít tốn kém và nâng cao hiệu quả phòng tránh. - Các kết quả đạt được của đề tài: + Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân hình thành cơ chế vận động và các nguyên nhân gây ra tăng lũ quét, sạt lở đất ở Việt Nam nói chung và ở thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì nói chung. + Nghiên cứu tổng quan các giải pháp phòng tránh, hiệu quả và khả năng áp dụng các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh lũ quét, sạt lở đất. + Lập bản vẽ, phân tích đặc điểm các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bản thị trấn Vinh Quang, từ đó đề xuất ra một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét và sạt lở đất cho thị trấn. KIẾN NGHỊ: - Để có thể thực hiện thực thi các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét, sạt lở đất cho thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì, đề nghị UBND tỉnh thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, các cấp chính quền địa phương và các sở, ban, ngành, các đoàn thể liên quan càn chủ động cùng nhau nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch, hành động cụ thể để triển khai. Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch ngành cần phải tính đến lũ quét, sạt lở đất và các nhiệm vụ phòng tránh cho loại thiên tai nguy hiểm này.
  18. 100 - Cần phải khẳng định rằng trách nhiệm phòng tránh lũ quét, sạt lở đất không phải của riêng ai mà là của toàn xa hội. Để đẩy mạnh công tác này, trước hết cần phân rõ, cụ thể trách nhiệm của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. - Cần nâng cao năng lực dự báo, phòng chống lũ quét và sạt lở đất, cập nhật các cơ sở dữ liệu có liên quan đến lũ quét, sạt lở đất, đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ mới để cảnh báo. Khảo sát, đo đạc địa hình mặt đệm lưu vực phục vụ cho công tác cảnh báo, sau đó tăng cường cộng tác quy hoạch lưu vực, sử dụng đất hợp lý, xác định và lập sơ đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng như công tác tổ chức phòng tránh. Đồng thời xây dựng xây dựng và thực hiện kế hoạch di dời dân cư tại cá khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. - Xây dựng ban hành các văn bản quy định về công tác phòng tránh lũ quét và sạt lở đất. - Xây dựng các cơ chế chính sách để thực hiện một cách bài bản phù hợp với điều kiện của địa phương. - Xây dựng cơ chế công tác phòng chống lũ quét và sạt lở đất để xã hội hóa chương trình này.
  19. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng giao thông Nhật Bản 2004 chỉ dẫn lập hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất. 2. Châu Ngọc Ẩn (2004) “ Đánh giá độ ổn định mái dốc” tạp trí xây dựng (số 2/2004). 3. Nguyễn Đăng Sơn (2011) - Phương pháp tiếp cận mới về Quy hoạch và Quản lý đô thị. 4. Nguyễn Tố Lăng (2004) - Quản lý phát triển đô thị bền vững. 5. PGS.TS Phan Vĩnh Cẩn (2013) - Tối ưu hóa hệ thống cấp thoát nước và môi trường. 6. PGS.TS Trần Đức Hạ (2013) - Ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động công nghiệp và xây dựng công trình. 7. Phan Trường Phiệt (2001) - Áp lực đất và tường chắn đất, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 8. Phạm Trọng Mạnh (2008 ) - chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dưng, NXB Xây dưng. 9. GS.TS Nguyễn Hữu Dũng - Quản lý môi trường đô thị. 10. Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh và huyện Hoàng Su Phì. 11. Triển khai các giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2015. 12. Triển khai các giải pháp hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 13. Viện khoa học Công nghệ Xây dựng (2010), Hướng dẫn xây dựng phòng chống thiên tai, Nxb xây dựng, Hà Nội. 14. http://hagiang.gov.vn/Pages/home.aspx 15. http://hoangsuphi.hagiang.gov.vn/ 16. http://sxd.hagiang.gov.vn/ 17. http://snnptnt.hagiang.gov.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2