intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để điều chỉnh chính sách về đào tạo nghề phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoành thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: GS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 30 tháng 9 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, đòi hỏi cơ cấu lao động hợp lý và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh việc tập trung đào tạo nghề cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Trong những năm qua, bằng việc áp dụng hiệu quả các biện pháp QLNN về ĐTN, công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn thành phố Kon Tum đã đạt được những kết quả nhất định đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, góp phần đáp ứng một phần yêu cầu mới đặt ra của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, công tác ĐTN cho lao LĐNT còn hạn chế, chưa có chuyển biến rõ rệt, số lượng lao động có tăng tuy nhiên chưa đạt chỉ tiêu đề ra cả giai đoạn. Sau đào tạo vẫn còn một bộ phận LĐNT chưa tìm được việc làm. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum" để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn thành phố, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất để điều chỉnh chính sách về đào tạo nghề phù hợp với giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu tổng quát Thông qua đánh giá thực trạng QLNN về ĐTN cho LĐNT tại thành phố Kon Tum và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trong thời gian tới.
  4. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT tại Thành phố Kon Tum. - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu QLNN về ĐTN cho LĐNT trên các khía cạnh: Tổ chức bộ máy; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách về ĐTN; tuyên truyền về công tác ĐTN cho LĐNT; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về ĐTN; Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác ĐTN cho LĐNT. - Phạm vi về không gian: Luận văn được tác giả nghiên cứu tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. - Phạm vi về thời gian: Thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn 2019 -2022. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo công tác ĐTN cho LĐNT của thành phố Kon Tum qua các năm từ 2019 -2022; Các số liệu về kinh tế - xã hội của thành phố Kon Tum từ niên giám thống kê của Chi cục Thống kê thành phố; Các báo cáo của các cơ quan nhà nước khác; Các chương trình, đề án, văn bản về công tác ĐTN do Trung ương và tỉnh ban hành. Ngoài ra, đề tài sử dụng các kết quả đã công bố tại các luận văn, bài báo, tạp chí của các tác giả trong nước để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
  5. 3 - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra bằng phiếu khảo sát được thiết kế trên cơ sở nội dung và tiêu chí đánh giá công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT. Đối tượng khảo sát là cán bộ làm công tác QLNN về đào tạo nghề và cán bộ quản lý các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố Kon Tum; một số doanh nghiệp. Số phiếu điều tra gửi đi là 115 phiếu, số phiếu thu về là 115 phiếu. Sau khi thu thập các thông tin, tác giả tiến hành phân loại theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.Các số liệu khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. 4.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu thống kê để rút ra nhận xét, đánh giá mang tính khái quát làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. - Phương pháp mô tả: Luận văn sử dụng các bảng thống kê; tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tương đối từ đó đưa ra các nhận định mô tả thực trạng QLNN về công tác ĐTN cho LĐNT hiện nay. - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp các vấn đề lý luận, các tài liệu, số liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn thông tin khác nhau. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN về ĐTN cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng QLNN về đào tạo nghề cho LĐNT tại Thành phố Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN về ĐTN cho LĐNT tại Thành phố Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế" của tác giả Phan Huy Đường (2015) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội được biên soạn trên cơ sở đúc rút các lý luận, thực tiễn về QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giáo trình đã khái quát các khái niệm, yếu tố, chức năng,
  6. 4 nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Nguyễn Ngọc Ánh (2013) “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội đã nghiên cứu tình hình QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Qua nghiên cứu thực trạng, đề tài chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm, những điểm chưa phù hợp với thực tế địa phương và yêu cầu của công tác QLNN về ĐTN cho lao LĐNT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Luận văn thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Hữu Trí (2017) với đề tài “ Quản lý về ĐTN cho LĐNT thôn tại Kiên Giang” đã tập trung nghiên cứu tình hình QLNN về dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Đề tài đã đánh giá khách quan những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, bất cập và đề ra những giải pháp căn bản góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Hữu Tình (2017) “QLNN về ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học Viện Hành chính Quốc gia đã tập trung vào công tác ĐTN của các trường dạy nghề và yếu tố ảnh hưởng đến công tác dạy nghề tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đồng thời phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới công tác ĐTN cũng như công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT. Ngoài ra, còn có nhiều đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề ĐTN cho LĐNT ở các tỉnh, huyện trong cả nước. Tuy nhiên, tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đến nay chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu, đánh giá về thực trạng công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề nghiên cứu này trên cơ sở vận dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố vào điều kiện cụ thể của thành phố Kon Tum.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1.1. Một số khái niệm liên quan a. Nghề: Theo Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2008): “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội , là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định” . b. Đào tạo nghề: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu”. c. Lao động nông thôn: LĐNT là những người đang sống và làm việc tại các phường, xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông nghiệp. d. Quản lý: Nguyễn Ngọc Quang (1998), đưa ra khái niệm: “Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt mục tiêu nhất định”. e. Quản lý nhà nước: Giáo trình Khoa học hành chính (2010), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính định nghĩa: “QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó là những hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan QLNN tiến hành đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước”.
  8. 6 f. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Từ phân tích trên cá nhân tôi cho rằng: QLNN về ĐTN là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động ĐTN do các cơ quan quản lý ĐTN của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp ĐTN và thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp dạy nghề của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực của đất nước ở mỗi thời kỳ khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của lao động nông thôn ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề - Lao động nông thôn đa dạng về độ tuổi, trạng thái sức khỏe, điều kiện sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh sống. - Trình độ thể lực của lao động nông thôn hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và trình độ phát triển kinh tế. - Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng tác động rất lớn đến khả năng tự tạo việc làm của lao động. - LĐNT ở nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. 1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về ĐTN cho lao động nông thôn Một là, thực hiện chức năng QLNN đối với lĩnh vực ĐTN. Hai là, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Ba là, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho LĐNT. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề Ở Trung ƣơng: Chính phủ; Bộ LĐ-TB&XH và các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền. Cấp tỉnh, Thành phố: UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  9. 7 Sở LĐ-TB&XH; các sở, ngành liên quan phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ. Cấp huyện và tƣơng đƣơng: UBND cấp huyện; Trưởng Phòng LĐ- TB&XH chịu trách nhiệm trước UBND huyện, thành phố thực hiện QLNN về dạy nghề trong phạm vi theo phân cấp. Bố trí 01 cán bộ chuyên trách ở Phòng Lao động-TB&XH làm công tác quản lý ĐTN cho LĐNT. Cấp xã: UBND cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện QLNN về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn xã. Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng được hỗ trợ học nghề. 1.2.2. Xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nƣớc về ĐTN Để quản lý và điều tiết đồng bộ, thống nhất hoạt động ĐTN cho LĐNT, các cơ quan QLNN về ĐTN từ Trung ương đến địa phương cần phải tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTN bằng việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ĐTN. 1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đào tạo nghề Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, những thuận lợi, khó khăn, nhằm làm chuyển biến nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí của đào tạo nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Hoạt động tuyên truyền được tổ chức thông qua các hình thức: Tuyên truyền trực quan; qua văn bản; phương tiện thông tin đại chúng; Hội nghị… 1.2.4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề - Về công tác quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo nghề: Hiện tại trên địa bàn thành phố có 03 cơ sở GDNN đứng chân: Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trung tâm GDNN lái xe KoRuCo, Trung tâm GDNN kỹ thuật vận tải. Các trung tâm đều trực thuộc quản lý của UBND tỉnh. thành phố Kon Tum không có cơ sở ĐTN trực thuộc, công tác đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn đều thực hiện hợp đồng với các CSDN của tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới ĐTN của Thành phố nằm chung trong quy hoạch phát triển tổng thể
  10. 8 mạng lưới cơ sở ĐTN của tỉnh, Thành phố không thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo riêng. - Về xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐTN: Thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh và các Sở, Ngành. UBND thành phố đã kịp thời xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề theo từng giai đoạn; Hàng năm ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động ĐTN cho lao LĐNT với một số nội dung sau: Xác định nhu cầu về ĐTN; Căn cứ số lượng người, ngành nghề đăng ký Phòng LĐ-TB&XH xây dựng Kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng ngành nghề. Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ đào tạo. 1.2.5. Tổ chức thực hiện các chính sách về đào tạo nghề Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ; được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... a. Chính sách đối với người học b. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề c. Kiểm định chất lượng đào tạo nghề: 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về đào tạo nghề Nội dung thanh tra, kiểm tra: - Đối với cơ quan QLNN: Công tác xây dựng kế hoạch; công tác chỉ đạo, hiều hành; công tác phân bổ và quyết toán kinh phí; kết quả triển hiện kế hoạch ĐTN cho LĐNT trên địa bàn. - Đối với cơ sở ĐTN: thực hiện các qui định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo; đội ngũ giáo viên, người dạy nghề; Chương trình, giáo trình đào tạo; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo... 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên
  11. 9 Điều kiện tự nhiên bao gồm diện tích lãnh thổ, đặc điểm thời tiết khí hậu và địa hình … Khí hậu, thời tiết hệ sinh thái, địa hình giữa các vùng khác nhau dẫn đến việc phân bổ cây trồng,vật nuôi và phương thức SX, canh tác mỗi vùng, miềm có đặc trưng riêng… Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực nông thôn của từng vùng miền cũng khác nhau trong cơ cấu, quy mô, ngành nghề đào tạo, cách thức triển khai thực hiện. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho LĐNT phải phù hợp với nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển KT-XH từng vùng miền. 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế xã hội bao gồm các quy hoạch phát triển KT_XH, dân số, trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng…là những nhân tố có tác động quyết định đến hoạt động ĐTN cho LĐNT. Sự phát triển KT-XH càng cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả cáo các chiến lược, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT, tạo ra sự chuyển dịch rất lớn đối với lao LĐNT và ngược lại. 1.3.3. Hoạt động đào tạo nghề tại địa phƣơng - Quy mô đào tạo của cơ sở ĐTN: cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo; Chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ giáo viên, người dạy nghề tại các cơ sở đào tạo. - Đối tượng đào tạo: LĐNT tham gia học nghề thường là những người có thu nhập thấp, lao động yếu thế vì vậy việc xây dựng hệ thống chương trình đạo tạo phù hợp và các chính sách hỗ trợ NLĐ tham gia đào tạo được bố trí đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng ĐTN cho LĐNT. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. 1.4.2. Kinh nghiệm của huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. 1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Kon Tum. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Kon Tum diện tích 43.601,18 ha, nằm trong vùng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác và hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, quốc tế. Thành phố có địa hình miền núi, nhưng có thung lũng tương đối bằng phẳng và rộng. Địa hình chủ yếu là đồi thấp, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Có nguồn tài nguyên khá phong phú: có 02 nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp; Nguồn nước mặt thành phố đa dạng với hệ thống sông suối khá đồng đều có nước quanh năm; Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 970,30 ha. Hiện tại, trên địa bàn thành phố có một số khoáng sản chính: Sét neogen; Sét cao lanh; Khoáng sản diatômít; Vàng sa khoáng; cát xây dựng... 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội - Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế: Năm 2022, tổng giá trị sản xuất ước đạt 50.890 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2019- 2022 đạt 11,75%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành CN-XD, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. - Dân số và việc làm: Dân số trung bình năm 2022 của Thành phố Kon Tum là 177.656 nghìn người với 20 dân tộc, DTTS chiếm trên 30% trên tổng dân số, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2019-2022 là 1,57%/năm. Hiện có 109.014 người trong độ tuổi lao động (chiểm 61,3% tổng DS), trong đó lao động đang làm việc là 106,012 người chiếm tỷ lệ 97,24% lực lượng lao động.
  13. 11 Từ những đặc điểm trên cho thấy đây là địa bàn thích hợp để thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng, cân đối hài hòa giữa công nghiệp, các ngành dịch vụ và các ngành nông, lâm sản. 2.1.3. Hoạt động đào tạo nghề tại Thành phố Kon Tum thời gian qua a. Về nhu cầu đào tạo nghề: Hàng năm, phòng LĐ, TB và XH Thành phố chủ trì phối hợp với các xã, phường khảo sát thống kê nhu cầu học nghề của LĐNT theo từng lĩnh vực, lập Kế hoạch đào tạo, phối hợp với Cơ sở ĐTN có chức năng đào tạo các chuyên ngành theo quy định để ĐTN cho lao động. b. Về mạng lưới cơ sở đào tạo nghề: Hiện trên địa bàn thành phố có 03 cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, Trung tâm GDNN lái xe KoRuCo, Trung tâm GDNN kỹ thuật vận tải. Cả 03 cơ sở GDNN này thuộc quản lý của UBND tỉnh và Sở Giao thông Vận tải. c. Ngành nghề đào tạo chủ yếu tại thành phố Kon Tum phân theo 02 nhóm nghề: Nông nghiệp và phi nông nghiệp với một số ngành nghề chính như: Cạo mủ cao su; Nuôi và phòng trị bệnh cho Trâu, Bò; Trồng và chăm sóc cà phê vối; Nề hoàn thiện; Làm tranh thêu; Làm nấm rơm; Quản lý và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật; Kỹ thuật chế biến món ăn; Dệt thổ cẩm; Chế biến rượu cần… d. Về kết quả đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn Thành phố Kon Tum thời gian qua: Trong giai đoạn 2019-2022 đã tổ chức mở được 51 lớp dạy nghề ngắn hạn cho NLĐ với 1424 học viên. Sau đào tạo số lao động có việc làm có tỷ lệ cao so với tổng số LĐNT được đào tạo ( 97%), đã có 98 hộ có lao động được ĐTN và giải quyết việc làm thoát nghèo.Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo so với nhu cầu đào tạo chỉ đạt 83% và 81 % so với chỉ tiêu đề ra. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thành phố Kon Tum Các đối tượng khảo sát đều đánh giá tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho
  14. 12 LĐNT ở mức tốt; sự phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành là tương đối tốt; Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được đánh giá mức tốt trở lên chiếm tỷ lệ cao (74% tốt và rất tốt). Tuy nhiên sự phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành được đánh giá ở mức trung bình. 2.2.2. Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Kết quả khảo sát cho thấy hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng của thành phố được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời, làm cơ sở cho việc triển khai lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động ĐTN cho LĐNT. Các chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình KT-XH của thành phố. 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Công tác tuyên truyền về hoạt động đào tạo nghề đã được quan tâm với nhiều nội dung mới, hình thức tuyên truyền được thực hiện đa dạng, tỷ lệ đánh giá hình thức tuyên truyền ở mức Tốt và rất tốt đạt trên 57%, Tuy nhiên, hiệu quả công tác tuyên truyền được đánh giá ở mức trung bình và công tác tuyên trền vẫn có những hạn chế nhất định. 2.2.4. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Về công tác quy hoạch mạng lƣới cơ sở đào tạo nghề: Thành phố Kon Tum không có cơ sở ĐTN trực thuộc, công tác đào tạo nghề cho người dân trên địa bàn đều thực hiện hợp đồng với các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Việc xây dựng quy hoạch mạng lưới ĐTN của Thành phố nằm chung trong quy hoạch phát triển tổng thể mạng lưới cơ sở ĐTN của tỉnh, UBND Thành phố không thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo riêng. - Về xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐTN: Thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở, Ngành. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị và yêu cầu về ĐTN cho LĐNT cũng như nguồn kinh phí được cấp. UBND thành
  15. 13 phố đã kịp thời xây dựng Kế hoạch ĐTN theo từng giai đoạn; Hàng năm ban hành Kế hoạch triển khai hoạt động ĐTN cho LĐNT với một số nội dung sau: - Xác định nhu cầu về đào tạo nghề - Căn cứ số lượng người, ngành nghề đăng ký Phòng Lao động Thương binh xã hội xây dựng Kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng ngành nghề. - Kết quả thực hiện các Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua: Trong giai đoạn 2019- 2022 đã có 1.424 lao động hoàn thành Chương trình đào tạo, trong đó có 940 người được đào tạo các ngành nông nghiệp và 478 người được đào tạo các ngành phi nông nghiệp 2.2.5. Thực trạng tổ chức thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Về thực hiện chính sách đối với người học - Hỗ trợ chi phí đào tạo - Hỗ trợ tiền ăn, đi lại Trong giai đoạn 2019- 2022 toàn Thành phố có 1.424 người LĐNT được hưởng các chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, trong đó: Trong đó có 1.356 người được hỗ trợ đào tạo ở các nhóm đối tượng cụ thể (tỷ lệ 95,2%). b. Về chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề - Hệ thống sở vật chất - Chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên c. Về công tác kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo hình thức tự kiểm định và thực hiện theo Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 08/6/2017 của Bộ Lao động - TB&XH. Đây là quá trình cơ sở GDNN tự đánh giá để xác định mức độ đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN theo quy định của Bộ Lao động - TB&XH. 2.2.6. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về đào tạo nghề Trong giai đoạn 2019- 2022 đã có 93 cuộc kiểm tra về hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố. Qua kiểm tra, giám sát nhìn chung các đơn vị đào
  16. 14 tạo nghề cơ bản thực hiện theo đúng quy định của Quyết định số 1956/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của trung ương, tỉnh và Thành phố. Việc tổ chức các lớp đào tạo đảm bảo theo hợp đồng được ký kết. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM 2.3.1 Những thành công Thứ nhất, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT được kiện toàn và hoàn thiện ở các cấp. Sự phân cấp quản lý cụ thể nâng cao vai trò của các cấp cơ sở trong triển khai thực hiện chính sách. Đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT được tăng cường về số lượng và chất lượng. Thứ hai, UBND Thành phố và các cơ quan chuyên môn đã xây dựng được hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tương đối đầy đủ nhằm làm cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn. Thứ ba, công tác truyền thôngđược các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị qua đó đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và điều hành của các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò của dạy nghề, nâng cao chất lượng LĐNT. Thứ tư, việc huy động, đầu tư các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo nghề được chú trọng, trong đó việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện theo quy định. Thứ năm, công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT được tiến hành thường xuyên, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch Kế hoạch đào tạo và tổ chức lựa chọn hình thức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế. Thứ sáu, cơ chế, chính sách về đào tạo nghề ngày càng được hoàn thiện đã khuyến khích được NLĐ tham gia học nghề nâng cao trình độ, kỹ thuật trong sản xuất, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Việc thực thi các chính sách hỗ trợ
  17. 15 cho hoạt động ĐTN được thực theo quy định, đúng đối tượng. Thứ bảy, số cuộc kiểm tra, tại các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng dần qua các năm. Thông qua các cuộc kiểm tra đã đã kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn không để xảy ra các sai phạm lớn đến mức bị xử phạt kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN cho LĐNT của Thành phố trong thời gian qua thiếu ổn định; Đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm quản lý về GDNN. Nguyên nhân: Việc bố trí cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề ở xã, phường chưa hợp lý. Một số cán bộ phụ trách hoạt động này thường xuyên thay đổi nên còn nhiều lúng túng, việc tham mưu, đề xuất và triển khai các hoạt động dạy nghề chưa đạt hiệu quả, chất lượng như mong đợi. Thứ hai, công tác thông tin tuyên truyền chưa phong phú, sâu rộng dẫn đến một bộ phận người lao động chưa kịp thời nắm bắt đầy đủ thông tin về dạy nghề, chưa chủ động tìm hiểu ngành nghề và đăng ký tham gia học nghề. Nguyên nhân: Kinh phí triển khai công tác tuyên truyền, vận động, truyền thông về đào tạo nghề cho LĐNT còn hạn chế. Thứ ba, công tác điều tra, khảo sát và dự báo và tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân: Một số xã chưa quan tâm đến công tác điều tra, khảo sát định hướng nhu cầu đăng ký học nghề cho lao động nông thôn cũng như còn nhầm lẫn chức năng, trách nhiệm của phòng Lao động- Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã. Thứ tư, chính sách đào tạo nghề cho LĐNT chưa đáp ứng nhu cầu ĐTN đối với các nghề có thời gian từ 03 tháng trở lên, nhất là nghề phi NN. Nguyên nhân, các đối tượng tham gia học nghề chủ yếu là người lao động nông thôn, đồng bào DTTS có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, không có khả năng tự chi trả kinh phí sinh hoạt để tham gia học tập trung trong thời
  18. 16 gian dài, trong khi định mức hỗ trợ cho lao động tham gia còn thấp. Thứ năm, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho LĐNT còn nhiều hạn chế, ở một số xã, phường chưa sát với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng NTM thực tế tại địa phương. Nguyên nhân: Công tác điều tra, khảo sát về nhu cầu học nghề đôi lúc chưa chưa chặt chẽ, dẫn đến việc xây dựng Kế hoạch chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Thứ sáu, Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề ở cơ sở chưa thường xuyên, công tác quản lý, theo dõi quá trình dạy nghề lưu động còn hạn chế. Nguyên nhân: Trình độ năng lực của cán bộ tham mưu về hoạt động kiểm tra, giám sát còn chưa đáp ứng yêu cầu. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  19. 17 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển dạy nghề là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đòi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các CSDN, đơn vị sử dụng lao động và NLĐ. 3.1.2. Định hƣớng Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Thành phố Kon Tum. a. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Kon Tum đến năm 2025. * Lĩnh vực kinh tế - Đến năm 2025 giá trị sản xuất nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đạt 2.990 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 12,4%/năm giai đoạn 2021-2025; Phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế, có tiềm năng thế mạnh của thành phố; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, nhất là các công trình trọng điểm trên địa bàn để sớm đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh; Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo lập môi trường thông thoáng, thuận lợi. * Lĩnh vực văn hóa, xã hội - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; Tăng cường thu hút, tăng dân số cơ học có chất lượng; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ; Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, công chức, công vụ. b. Mục tiêu và định hướng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại thành phố Kon Tum.
  20. 18 * Mục tiêu: Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tập trung phát triển nguồn nhân lực nông thôn phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Trong giai đoạn 2022- 2025 Thành phố đăng ký đào tạo nghề cho 1.645 lao động. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn thành phố đạt trên 60% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. * Định hƣớng: - Thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy về đào tạo nghề, trong đó chú trọng việc phân cấp phân quyền, giúp cho các địa phương chủ động trong xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch ĐTN cho LĐNT. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Hàng năm tiến hành điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để làm cơ sở thực hiện công tác đào tạo nghề theo kế hoạch. - Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ chính sách ĐTN. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và kịp thời khắc phục những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ KON TUM 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Tiến hành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy QLNN về ĐTN các cấp trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn ở mỗi cấp, tránh chồng chéo trong triển khai các chính sách hỗ trợ ĐTN cho LĐNT. - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đào tạo nghề đủ về số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1