intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm những lý luận cơ bản về Thuế thu nhập doanh nghiệp, công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ THỊ HỒNG NY QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN CHƢ PRÔNG, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 34 04 10 Đà Nẵng, năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn Phản biện 1: PGS. TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS. TS. Trần Quang Huy Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu, lâu dài và là bộ phận quan trọng nhất của NSNN. Thuế còn là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của nước ta là xây dựng được một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả. Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành ở nước ta, thuế TNDN là một trong những sắc thuế có vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây, công tác quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số thu thuế TNDN chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu NS; Công tác quản lý thuế TNDN còn chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, chưa bao quát hết nguồn thu. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNDN là một vấn đề cấp thiết và là một nhiệm vụ trọng tâm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu. a. Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về Thuế TNDN, công tác quản lý thuế TNDN đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nh m hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại huyện Chư Prông trong thời gian tới. b. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thu thuế TNDN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018.
  4. 2 - Đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung về quản lý chi thuế TNDN tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung liên quan đến thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai từ năm 2016 – 2018. Đề xuất các giải pháp để áp dụng trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn s dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp tài liệu, thống kê mô tả, so sánh. - Dữ liệu và nguồn cung cấp: Dữ liệu được s dụng trong đề tài là các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Chi cục thống kê, Chi cục thuế huyện Chư Prông. 5. Kết cấu của luận văn: gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. 6. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều các nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều nội dung khác nhau về quản lý thu thuế và đề cập vấn đề áp dụng đối với cơ quan thuế các cấp để tăng cường hiệu quả quản lý thu thuế của Nhà nước. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến quản lý thuế TNDN trên địa bàn của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm. Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đã đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước”. Theo giáo trình thuế của Học viện tài chính năm 2008 định nghĩa “Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế”. Quản lý thuế TNDN là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nh m đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế vào NSNN theo đúng quy định của pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp. Đặc điểm của thuế TNDN được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua các giai đoạn phát triển. Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp thì thuế TNDN còn có một số đặc điểm riêng để phân biệt với các sắc thuế khác và các công cụ tài chính khác. 1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ nhất: thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN. Thuế TNDN là một trong những loại thuế trực thu. Thuế TNDN và
  6. 4 thuế thu nhập cá nhân chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Thứ hai: thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thứ ba: thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công b ng xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1. Tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế - Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế là hoạt động nh m phổ biến, truyền bá những tư tưởng, quan điểm, nội dung cơ bản của chính sách thuế, quản lý thuế đến NNT nh m nâng cao nhận thức chung của xã hội về pháp luật thuế và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế cũng như hiệu quả của công tác quản lý thuế. - Hỗ trợ cho NNT là công tác hướng dẫn cụ thể các Luật thuế, cung cấp và giải đáp vướng mắc về thủ tục và nội dung các sắc thuế để cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ và thực hiện tốt các chính sách thuế của Nhà nước trong từng thời kỳ. 1.2.2. Lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp - Lập dự toán thu thuế TNDN là việc CQT dựa trên cơ sở dữ liệu của đối tượng nộp thuế để xây dựng số thu thuế cho các năm sau nh m đảm bảo tính đúng, tính đủ từng khoản thu, từng sắc thuế, từng lĩnh vực, trên từng địa bàn thu thuế. Xây dựng dự toán thu thuế dựa trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện thu NSNN, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của cả nước, từng ngành, địa phương, khu vực kinh tế, dự báo tình hình đầu tư, phát triển SXKD của doanh nhiệp, có tính đến các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài để dự báo kế hoạch thu thuế. Lập dự toán thu
  7. 5 thuế phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, nhất là các dự án mới được đưa vào SXKD. 1.2.3. Bộ máy tổ chức thu thuế a. Quản lý đăng ký thuế và kê khai thuế Đăng ký thuế: Đăng ký thuế là việc cơ quan thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho NNT trên địa bàn tỉnh. Quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp giải thể thuộc CQT quản lý. Quản lý kê khai thuế: Quản lý kê khai thuế là việc kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện kê khai không đúng thủ tục hành chính thuế theo quy định, yêu cầu NNT điều chỉnh kịp thời,. b. Quản lý nộp thuế - Quản lý nộp thuế của doanh nghiệp là việc CQT theo dõi, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT vào ngân sách nhà nước theo dự toán được giao từ đầu năm. - Phải quản lý nộp thuế để đánh giá kết quả thu thuế, mức độ hoàn thành chỉ tiêu thu thuế của CQT và đánh giá ý thức nộp thuế TNDN của doanh nghiệp vào NSNN trong năm tính thuế. c. Quản lý nợ, cưỡng chế nợ - Quản lý nợ là việc cơ quan thuế trực tiếp theo dõi tình hình nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ vào NSNN. - Cưỡng chế nợ thuế là việc thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế, phân tích nghiên cứu và đề xuất biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế, tiền phạt trình lãnh đạo Cục Thuế ra quyết định cưỡng chế nợ thuế theo quy định. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
  8. 6 có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. - Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. - Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nh m bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội. 1.2.5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế - X lý vi phạm pháp luật thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế ra quyết định x lý vi phạm pháp luật về thuế căn cứ vào hành vi vi phạm của NNT và các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các chế tài x lý phù hợp với hành vi vi phạm pháp luật thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế. - Luật quản lý thuế chỉ rõ 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT sẽ bị x phạt bao gồm: Vi phạm các thủ tục thuế; Chậm nộp tiền thuế; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hay tăng số tiền thuế được hoàn; Trốn thuế, gian lận thuế. - Hình thức x phạt vi phạm hành chính về thuế bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền. 1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế - Giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về thuế là việc cơ quan thuế thực hiện tiếp công dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế trong thi hành nhiệm vụ quản lý thuế được
  9. 7 giao. Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích của mình hoặc của bên thứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật hiện hành. 1.3. C C CHỈ TI U Đ NH GI KẾT QUẢ CÔNG T C QUẢN LÝ THUẾ - Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu NSNN: chỉ tiêu này nh m đánh giá công tác lập dự toán thu ngân sách và năng lực thu thuế của cơ quan thuế, tiêu chí này được dùng để phân tích nguyên nhân biến động theo từng năm. - Chỉ số tuân thủ của NNT: bao gồm 2 chỉ tiêu thành phần, phản ánh mức độ tuân thủ của NNT. - hỉ số hài ng của NNT: mục đích là đánh giá sự hài lòng của NNT đối với các dịch vụ về thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua điều tra xã hội học. - Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ: đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền về thuế qua các phương tiện thông tin đại chúng hàng năm. - Chỉ số thanh tra, kiểm tra: được s dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT của cơ quan thuế trong năm . - Chỉ số quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: được s dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế. - Chỉ số khai thuế: Phản ánh chất lượng hiệu quả công tác, quản lý khai thuế của cơ quan thuế.
  10. 8 1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG T C QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.4.1. Yếu tố khách quan a. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế b. Người nộp thuế c. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng d. Các yếu tố môi trường bên ngoài khác 1.4.2. Yếu tố chủ quan a. Bộ máy quản lý thuế b. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý thuế c. Quy chế làm việc d. Điều kiện vật chất
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN CHƢ PRÔNG, TỈNH GIA LAI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHI N VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHƢ PRÔNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Chư Prông là một huyện của tỉnh Gia Lai với diện tích tự nhiên là 169.551,56 ha, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn, dồi dào về độ ẩm, đất đai chủ yếu là loại đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan và đen xám phù hợp với các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn và dài ngày. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong những năm qua cùng với nỗ lực của hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế huyện Chư Prông có nhiều chuyển biến tích cực. Các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng; Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, trình độ dân trí được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện làm tăng khả năng tạo ra nguồn thu cho ngân sách. 2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chƣ Prông, tỉnh Gia Lai Trong những năm gần đây DN ra đời càng nhiều với các loại hình khác nhau như công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, Hợp tác xã. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Chư Prông phát triển. Tuy nhiên, các DN n m rải rác, phân tán, dễ thay đổi địa điểm kinh doanh. 2.1.4. Khái quát chung về Chi cục thuế huyện Chƣ Prông. Chi cục Thuế huyện Chư Prông được thành lập theo Quyết định số 342-TC/QĐ/TCCB ngày 06 tháng 9 năm 1991 của Bộ Tài chính về việc thành lập các Chi cục Thuế trực thuộc Cục
  12. 10 Thuế tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế huyện Chư Prông gồm có 01 Chi cục Trưởng, 01 Phó Chi cục Trưởng và 08 đội. Tình hình cán bộ công chức: Từ năm 2015 – 2018 số lượng biên chế CBCC ít có sự biến động, tăng từ 22 lên 23 người. Những năm gần đây ngành Thuế rất ít tuyển dụng công chức do vậy số lượng CBCC thuế không tăng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THẾ HUYỆN CHƢ PRÔNG. 2.2.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. - Về công tác tuyên truyền pháp luật thuế: được đẩy mạnh, nhiều hình thức phong phú như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức tọa đàm. Tuy nhiên, vẫn chưa chú trọng công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền; chưa tổ chức được các hội nghị khen thưởng các DN chấp hành đóng thuế TNDN tốt. - Về công tác hỗ trợ NNT: thực hiện tốt cơ chế “một c a”, bố trí bộ phận trực tại CQT để tiếp nhận và, kịp thời hỗ trợ cho các DN. Ngoài ra, các phương thức hỗ trợ khác như tổ chức tập huấn; trả lời qua điện thoại, b ng văn bản…cũng được duy trì tốt. 2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán thu thuế Trên cơ sở dự toán được giao của Cục thuế tỉnh Gia Lai, Chi cục thuế huyện xây dựng dự toán để giao thực hiện. Kết quả giao dự toán thuế qua các năm được thể hiện:
  13. 11 Bảng 2.5. Dự toán thu thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng. Năm So Sánh Stt Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Dự toán được 1 650 780 1.100 130 20 320 41 giao (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). Dự toán thu thuế TNDN được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế tỉnh Gia Lai và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Chư Prông giai đoạn 2015-2020. 2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thu thuế a. Quản lý đăng ký thuế và kê khai thuế. Quản ý đăng ký thuế: Tình hình DN thành lập mới trong giai đoạn năm 2016 - 2018 tăng bình quân 18,3%. Song song với việc thành lập mới DN tăng thì số DN giải thể trong giai đoan này cũng tăng lên. Trong thời kỳ này số doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh cũng tăng tăng 67%. Quản lý kê khai thuế: Quản lý kê khai thuế được đảm bảo, tình hình kê khai theo các mẫu quy định và nộp tờ khai thuế cơ bản được các DN chấp hành tốt. Số DN nộp chậm tờ khai chủ yếu là DN mới ra kinh doanh. Kết quả các DN đã nộp tờ khai thuế trong ba năm 2016 - 2018 đạt trên 96,51% so với số tờ khai phải nộp. Bảng 2.7. Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN tại chi cục thuế huyện Chư Prông, Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018.
  14. 12 ĐVT: Doanh nghiệp DN đã nộp Số DN Số DN Số DN tờ khai thuế nộp tờ Số DN phải không Năm khai nộp tờ nộp tờ nộp tờ Số Tỷ lệ đúng khai khai khai lượng (%) hạn quy chậm thuế thuế định 2016 82 78 95,12 74 04 04 2017 99 96 96,97 91 05 03 2018 117 114 97,44 108 06 03 (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). b. Theo dõi và đôn đốc nộp thuế: Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chƣ Prông giai đoạn 2016-2018 1500 1304 1000 650734 780826 900 500 Dự toán Thực hiện 0 2016 2017 2018 Hình 2.5. Biểu đồ thu thuế thu nhập Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Chư Prông giai đoạn 2016-2018 Căn cứ dự toán thu thuế được giao, chi cục thuế đã triển khai các giải pháp thiết thực hoàn thành vượt mức dự toán thu thuế. Số thuế TNDN đều tăng qua các năm dù tình hình kinh tế còn nhiều khó
  15. 13 khăn; tổng số tiền thuế TNDN từ năm 2016 đến năm 2018 thực hiện là 2.864 triệu đồng so với dư toán 2.330 triệu đồng tương ứng tăng 122,9 %. c. Công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ Công tác quản lý nợ: Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Nợ có khả Nợ khó thu Nợ chờ xử lý năng thu Tổng số Năm Tỷ Tỷ Tỷ tiền nợ Số Số Số tiền trọng trọng trọng tiền tiền (%) (%) (%) 2016 117,003 52,104 44,53 0 - 64,899 55,47 2017 146,994 55,981 38,08 3,027 2,06 87,986 59,86 131,90 2018 202,934 65,037 32,05 5,996 2,95 65,00 1 (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). Trong những năm qua, công tác quản lý thu nợ đã đạt được những kết quả đáng kể, đã phân tích, phân loại chi tiết được từng khoản nợ, lịch s nợ thuế theo từng đối tượng nộp thuế. Nhưng trong tỷ lệ nợ khó thu ngày càng tăng và chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ. ông tác cưỡng chế nợ: Trong những năm qua Chi cục Thuế huyện Chư Prông đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đối với các DN chây ỳ nợ thuế như: Trích tiền từ tài khoản ngân hàng; khấu trừ một phần tiền lương; thông báo hoá đơn không có giá trị s dụng; kê biên tài sản; thu tiền từ bên thứ ba; thu hồi giấy phép được tổng hợp qua:
  16. 14 Bảng 2.10. Kết quả cưỡng chế nợ thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016– 2018 ĐVT: Triệu đồng Năm STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 Số DN phải ban 1 DN 16 17 14 hành QĐ cưỡng chế triệu 2 Số tiền cưỡng chế 63,112 84,917 124,9 đồng Số DN đã ban hành 3 DN 12 12 10 QĐ cưỡng chế triệu 4 Số tiền cưỡng chế 41,028 59,004 86,96 đồng Số DN chưa ban 5 DN 4 5 4 hành QĐ cưỡng chế triệu 6 Số tiền còn nợ 22,084 25,913 37,91 đồng (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). 2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế a. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế Hồ sơ khai thuế của NNT được kiểm tra 100% nhưng vẫn còn trường hợp việc phân tích đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế qua hồ sơ khai thuế của NNT tại trụ sở cơ quan thuế chưa được chuyên sâu, phát hiện dấu hiệu vi phạm trong việc kê khai thuế của NNT còn thấp.
  17. 15 b. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Số DN được kiểm tra hoàn thành vượt kế hoạch được Cục Thuế tỉnh Gia Lai giao là do hàng năm phát sinh nhiều trường hợp kiểm tra kiểm tra đột xuất theo đề nghị của DN như kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra đối với DN giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc theo kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế giai đoạn 2016-2018. Đvt: Triệu đồng Kế Số Tổng Thực Số hoạch DN số Số St hiện/ giảm Năm kiểm đã truy giảm t Kế khấu tra kiểm thu, lỗ hoạch trừ DN tra phạt 1 2016 24 29 121% 1.134 5.364 284 2 2017 23 26 113% 1.622 4.952 191 3 2018 25 27 108% 961 3.774 241 Tổng 72 82 3.717 14.090 716 (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). 2.2.5. Xử lý vi phạm hành chính về thuế Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế TNDN đối với các DN trên địa bàn huyện chủ yếu là chậm nộp tiền thuế TNDN vào NSNN và chậm nộp hồ hơ khai thuế TNDN.
  18. 16 Bảng 2.13. Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện Chư Prông, Gia Lai giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng S Năm Chỉ tiêu TT 2016 2017 2018 Số tiền phạt chậm nộp đối 1 với hành vi chậm nộp thuế 12,812 16,097 22,229 TNDN Số tiền phạt vi phạm hành 2 chính đối với hành vi chậm 2,1 3,5 7,7 nộp hồ sơ khai thuế TNDN (Nguồn: Chi cục thuế huyện hư Prông, tỉnh Gia Lai). 2.2.6. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 3 năm 2016 - 2018 phát sinh 12 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Thuế. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy trình số 878/Q-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Chi cục thuế huyện Chư prông, cụ thể. Bảng 2.14. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Chi cục thuế huyện Chư prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2018. Năm Năm Năm So sánh TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2016/2018 (đơn) (đơn) (đơn) (%) 1 Đơn khiếu nại 6 3 3 5 2 Đơn tố cáo 0 0 0 0 (Nguồn: Chi cục Thuế huyện hư Prông)
  19. 17 2.3. Đ NH GI CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN CHƢ PRÔNG, TỈNH GIA LAI. 2.3.1. Thành công - Công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế được quan tâm thực hiện b ng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, chuyên nghiệp. - Công tác lập dự toán được thực hiện kịp thời và chặt chẽ. - Công tác quản lý đăng ký, khai thuế, nộp thuế ngày càng được đầu tư và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại. - Công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế được chú trọng, góp phần hạn chế mức nợ thuế tồn đọng chung. -Công tác kiểm tra về thuế TNDN đạt hiệu quả, từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. 2.3.2. Hạn chế. - Các hình thức tuyên truyền hỗ trợ chính sách thuế còn chưa phong phú, nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa đầy đủ, năng lực chuyên môn và kỹ năng phục vụ của cán bộ được bố trí làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa được chú trọng, đào tạo chuyên nghiệp. - Công tác dự toán và tổ chức thực hiện dự toán thu thuế còn thụ động; chưa sát với thực tế. - Công tác đăng ký và kê khai thuế: việc rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chưa được thực hiện kịp thời. Một số đã giải thể, phá sản, ngừng nghỉ kinh doanh nhưng chưa được cập nhật kịp thời dẫn đến số lượng DN đang quản lý nhiều hơn số thực tế. - Công tác quản lý nợ thuế: Việc hạch toán, theo dõi số nộp của NNT trên ứng dụng phần mềm quản lý thuế đôi khi không chính xác gây khó khăn cho việc xác định nợ, phân loại nợ và đôn đốc thu
  20. 18 nợ. Tình trạng NNT nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn diễn ra thường xuyên nên vẫn tồn tại nhiều số liệu nợ thuế ảo. - Công tác cưỡng chế nợ thuế: áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa thực sự phù hợp; thực hiện chưa đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo Quy trình Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế dẫn đến tăng nợ khó thu. - Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và phân tích rủi ro trên hồ sơ khai thuế chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức. - Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của Chi cục thuế huyện Chư Prông còn hạn chế về cả nội dung, trình tự thủ tục và xem xét trách nhiệm qua kết quả giải quyết khiếu nại. 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế a. Nguyên nhân khách quan - Các quy định pháp luật về chính sách thuế thay đổi liên tục phần nào gây tác động đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, gián tiếp ảnh hưởng đến số thu thuế. - Thủ tục hành chính trong quản lý thuế còn nhiều phức tạp, chưa tiết kiệm chi phí, thời gian cho NNT và cơ quan thuế. - Ý thức nộp thuế của NNT và chấp hành pháp luật chưa cao. - Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng tại địa phương chưa được chặt chẽ, đồng bộ. b. Nguyên nhân chủ quan: - Chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế chưa thật sự đổi mới về nội dung và phương pháp. - Việc thực hiện quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa đầy đủ, việc cập nhật số liệu nợ thuế chưa kịp thời. Chưa có những biện pháp kiên quyết đối với các trường hợp nợ thuế kéo dài. - Công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa thực hiện đồng bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2