intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN VĂN TÙNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: PGS.TS. ĐẶNG VĂN MỸ Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế quốc dân và góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN là một công tác phức tạp bởi trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn và liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng nhằm nhiều mục đích, trong đó có mục đích giúp giảm nghèo nhằm đạt được mục tiêu trong Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV). Công tác giảm nghèo ở tỉnh Kon Tum trong những năm qua được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả. Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a khoảng 6-8%/năm. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt một số kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều) giảm bình quân 3%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của Kon Tum hiện nay vẫn còn cao. Việc giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới còn cao (khoảng 1,5%/năm) mặc dù tỉnh đã đầu tư đáng kể nguồn lực thực hiện Chương trình này. Phải chăng nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác lập kế hoạch đầu tư chưa sát? việc phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý? công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư chưa tốt?; việc tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; việc kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư chưa sâu sát và thường xuyên?...
  4. 2 Để làm rõ các vấn đề trên, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, với hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, góp phần giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN, qua đó góp phần thành công vào mục tiêu giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum như thế nào? những mặt hạn chế, yếu kém là gì?
  5. 3 - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum? - Các giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh là gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Kon Tum. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Quản lý vốn đầu tư nói chung, quản lý vốn thực hiện CTMTQG GNBV nói riêng là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế. Về tính mới của đề tài: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Do đó, việc tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và thiết thực; bên cạnh đó, đề tài thuộc phạm vi nghiên cứu rộng, nội dung nghiên cứu lại liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và có nhiều ý nghĩa trong việc thực hiện CTMTQG GNBV.
  6. 4 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Phan Huy Đường (2015) - Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của đồng tác giả Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2005) - Nhà Xuất bản Lao động xã hội. Ngoài các giáo trình trên, tác giả còn sử dụng tài liệu là các văn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo, đề án, số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố liên quan đến CTMTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh Kon Tum; các báo cáo kết luận của thanh tra, kiểm toán nhà nước; các luận văn, đề tài, báo cáo khoa học liên quan… 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đề tài này, cụ thể như sau: Nguyễn Minh Định (2011) nghiên cứu về Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ. Nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh, nội dung đi sâu nghiên cứu quá trình triển khai và tổ chức thực hiện 05 nhóm chính sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đi sâu khía cạnh nội dung chính sách mà không đi sâu vào việc quản lý vốn thực hiện chính sách. Trần Ngọc Hoàng (2011) thực hiện luận văn thạc sỹ Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu này có phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh, nội dung đi sâu phân tích, nghiên cứu 02 giải pháp lớn xóa đói giảm nghèo, trong đó có giải pháp sử dụng vốn từ ngân sách hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đi sâu phân tích về giải pháp tổ chức thực hiện, chứ
  7. 5 không đi sâu vào việc quản lý vốn. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị về Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam của Bùi Mạnh Cường (2012). Đề tài đã hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư từ nguồn vốn NSNN; xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả ĐTPT từ nguồn NSNN. Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam tới năm 2020. Đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư, các chính sách, giải pháp thực hiện giảm nghèo. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào thực hiện về quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV và trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum. Do đó đề tài nghiên cứu của tác giả là một công trình nghiên cứu độc lập và có tính thời sự cao. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới.
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1.1. Vốn đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ a. Vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định… thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số CTMTQG với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. b. Vốn đầu tư từ NSNN Vốn đầu tư từ NSNN được hiểu là một bộ phận của quỹ NSNN trong khoản chi đầu tư của NSNN hàng năm được bố trí cho đầu tư các công trình, dự án của Nhà nước. Vốn đầu tư từ NSNN là một bộ phận của vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công, do đó nó chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan. c. Quản lý vốn đầu tư từ NSNN Quản lý vốn đầu tư từ NSNN là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động vào quá trình hình thành nguồn vốn (huy động vốn), phân phối (phân bổ) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội (KTXH) đề ra trong từng giai đoạn cụ thể. Quản lý vốn đầu tư từ NSNN dựa trên các cơ sở sau đây: Thứ nhất là, xuất phát từ chức năng của nhà nước. Thứ hai là, xuất phát từ sự khan hiếm, hữu hạn của nguồn vốn
  9. 7 đầu tư. Thứ ba là, nhu cầu lớn về vốn đầu tư. Mục tiêu của quản lý vốn đầu tư: Nhằm sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, nguyên tắc và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nhất, tức là mang lại lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất. 1.1.2. Một số vấn đề về CTMTQG giảm nghèo bền vững a. Khái niệm Theo Điều 4, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 18/6/2014 thì “Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước”. CTMTQG GNBV là CTMTQG thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, được thực hiện trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2016-2020. b. Mục tiêu tổng quát của CTMTQG GNBV: Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 -2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra”. c. Mục tiêu cụ thể của CTMTQG GNBV d. Các dự án thành phần của Chương trình - Dự án 1: Chương trình 30a - Dự án 2: Chương trình 135 - Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và
  10. 8 nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 - Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin - Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình 1.1.3. Quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững Quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV là tập hợp các hoạt động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý trong điều kiện biến động của môi trường nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đã được định rõ trong chương trình, với một khoản ngân sách đầu tư và một thời gian thực hiện được xác định. 1.1.4. Vai trò của quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững - Giúp cho việc thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững theo định hướng chung. - Định hướng, kế hoạch hóa việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư phát triển một cách có hiệu quả. - Tập trung các nguồn lực tài chính để phát triển KTXH. - Hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. - Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật chính sách. - Góp phần tạo lập môi trường và điều kiện thúc đẩy việc huy động, khai thác các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách thực hiện CTMTQG GNBV.
  11. 9 1.1.5. Đặc điểm của CTMTQG giảm nghèo bền vững ảnh hƣởng tới công tác quản lý vốn đầu tƣ của chƣơng trình này Thứ nhất, CTMTQG GNBV được xây dựng, phê duyệt và thực hiện theo từng giai đoạn, thường là 05 năm. Trong mỗi giai đoạn thì chương trình có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp riêng, nguồn vốn và cơ chế, chính sách quản lý riêng. Thứ hai, đối tượng của CTMTQG GNBV là huyện nghèo, xã thôn đặc biệt khó khăn và người nghèo. Thứ ba, CTMTQG GNBV là chương trình bao gồm nhiều dự án, tiểu dự án. Thứ tư, CTMTQG GNBV là chương trình có nhiều cấp quản lý từ trung ương đến xã. Thứ năm, đối tượng sử dụng vốn đầu tư (chủ đầu tư) của CTMTQG GNBV tương đối đa dạng. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.2.1. Lập kế hoạch vốn đầu tƣ a. Lập kế hoạch thực hiện chương trình giai đoạn 5 năm b. Lập kế hoạch thực hiện chương trình hằng năm c. Lập kế hoạch thực hiện CTMTQG trên địa bàn cấp xã 1.2.2. Giao kế hoạch, phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tƣ a. Giao kế hoạch: b. Phân bổ chi tiết kế hoạch 1.2.3. Giải ngân, thanh toán vốn đầu tƣ a. Quy trình thông báo vốn b. Quy trình giải ngân tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành
  12. 10 1.2.4. Quyết toán vốn đầu tƣ 1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc quản lý vốn đầu tƣ C NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.3.1. Chính sách, pháp luật về quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý CTMTQG GNBV 1.3.3. Phân cấp quản lý vốn đầu tƣ 1.3.4. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 1.3.5. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 khái quát cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và tổng quan về CTMTQGGNBV. Trong đó, nêu rõ các khái niệm về vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư từ NSNN, khái niệm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQGGNBV. Làm rõ các đặc điểm, vai trò và nội dung của công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQGGNBV.
  13. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Khái quát tình hình KTXH của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2018 a. Về kinh tế b. Về xã hội 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.2.1. Công tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ Kế hoạch vốn đầu tư thực hiện Chương trình được lập đã căn cứ nhu cầu thực tế của từng cơ sở, từng địa phương; căn cứ vào số huyện nghèo, số xã, thôn ĐBKK; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư của chương trình và nguồn vốn được cấp trên thông báo. Kế hoạch vốn đầu tư được lập có sự rà soát, bổ sung, cập nhật kịp thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch vốn đầu tư còn một số hạn chế như công tác lập kế hoạch vốn chưa bám sát, chưa dựa vào khả năng huy động vốn của chương trình; việc khảo sát, lựa chọn danh mục dự án ưu tiên đầu tư chưa tốt, nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc tham vấn của cộng đồng dân cư về danh mục dự án đầu tư ưu tiên. Việc lập kế hoạch chưa thật chủ động, hay bị chậm trễ,
  14. 12 không đảm bảo tiến độ quy định. 2.2.2. Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ - Về phân bổ vốn trung hạn: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết: 14/2018/NQ-HĐND, ngày 19/7/2018 phân bổ vốn cho các địa phương triển khai thực hiện. Bảng 2.3 Kế hoạch vốn đầu tƣ trung hạn giai đoạn 2016-2020 thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum ĐVT: Triệu đồng TT Địa phƣơng Tổng vốn Ghi chú Tổng số 848.595 I Dự phòng 84.859 II Phân bổ 763.736 1 Huyện Đăk Glei 123.494 2 Huyện Đăk Hà 29.656 3 Huyện Đăk Tô 22.691 4 Huyện Ia H'Drai 13.789 5 Huyện Kon Plông 165.897 6 Huyện Kon Rẫy 86.258 7 Huyện Ngọc Hồi 23.024 8 Huyện Sa Thầy 108.483 9 Huyện Tu Mơ Rông 177.099 10 Thành phố Kon Tum 13.345 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Việc phân bổ kế hoạch vốn trung hạn đã căn cứ vào tiêu chí,
  15. 13 định mức phân bổ của chương trình, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định. Tuy nhiên, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 được phân bổ quá muộn (tháng 7/2018), nên kế hoạch các năm 2016, 2017, 2018 địa phương không thể căn cứ vào kế hoạch trung hạn để phân bổ. - Về phân bổ kế hoạch vốn hàng năm: Trong các năm 2014- 2018, tổng số vốn đầu tư của CTMTQG giảm nghèo được Trung ương phân bổ cho tỉnh là 813,852 tỷ đồng, trong đó Chương trình 135 là 337,513 tỷ đồng và Chương trình 30a là 476,339 tỷ đồng. Số vốn được phân bổ hàng năm không đều, năm 2015 tăng cao so với năm 2014, năm 2016 lại giảm, sau đó lại tăng đều đến năm 2018. Số vốn phân bổ cho mỗi dự án thấp, bình quân 608 triệu đồng/dự án. Nguồn vốn hàng năm Trung ương phân bổ cho chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Một số địa phương phân bổ vốn cho dự án không đảm bảo điều kiện quy định, như dự án không thuộc đối tượng của Chương trình, dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt quyết định đầu tư hoặc dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Chất lượng phân bổ vốn chưa cao nên phải điều chỉnh nhiều lần. Tỉnh không bố trí nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình. Hàng năm, Trung ương giao vốn chậm, đồng thời chậm hướng dẫn hoặc hướng dẫn không cụ thể, có trường hợp văn bản của các bộ, ngành mâu thuẫn với nhau làm cho địa phương cũng phân bổ vốn chậm, lúng túng trong triển khai. 2.2.3. Công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tƣ Công tác giải ngân, thanh toán vốn đầu tư tại tỉnh Kon Tum cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Các công trình, dự án để được giải ngân, thanh toán phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  16. 14 Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư hàng năm khá cao, bình quân các năm 2014-2018 đạt 98,16%/năm so với kế hoạch vốn bố trí, trong đó tỷ lệ giải ngân Chương trình 135 đạt 97,74%/năm, Chương trình 30a đạt 98,46%. Tuy nhiên, còn tình trạng giải ngân, thanh toán sai khối lượng, đơn giá, định mức đối với khối lượng xây lắp hoàn thành một số công trình; giải ngân, thanh toán đối với những hạng mục chưa đầy đủ hồ sơ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành đúng quy định; còn tình trạng tạm ứng vốn kéo dài quá thời gian quy định. 2.2.4. Công tác quyết toán vốn đầu tƣ Công tác quyết toán vốn đầu tư cơ bản thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, báo cáo quyết toán vốn đầu tư của nhiều chủ đầu tư thực hiện còn rất chậm so với quy định của Bộ Tài chính. Một số chủ đầu tư chưa quan tâm đến công tác quyết toán dự án đầu tư. Tỷ lệ vốn đầu tư của các dự án được quyết toán rất thấp so với số vốn đã giải ngân, cụ thể: Đối với vốn Chương trình 30a, tỷ lệ vốn của các dự án được quyết toán chỉ đạt 72,03%. Việc quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách còn chậm và sai sót, phải điều chỉnh nhiều lần. 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc quản lý vốn đầu tƣ Cơ quan thường trực và các sở, ban ngành, trên cơ sở nhiệm vụ được phân công đã chủ động phối hợp với UBND các cấp kiểm tra, đánh giá tình hình tại các huyện, xã theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm, đồng thời đôn đốc việc thực hiện, giải ngân và uốn nắn điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện chủ yếu theo 02 hình thức: Qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị và qua kiểm tra thực tế tại hiện trường. Ngoài ra các cơ quan dân cử cũng thường xuyên đi giám sát.
  17. 15 Qua kiểm tra, giám sát cho thấy: các dự án, công trình được đầu tư trên địa bàn các huyện, xã, thôn cơ bản phát huy hiệu quả; công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong Tỉnh. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo của một số huyện, xã chưa quyết liệt. Việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát thi công của một số chủ đầu tư chưa chặt chẽ, còn buông lỏng; một số huyện chưa quan tâm giúp đỡ các xã làm chủ đầu tư trong việc thực hiện chương trình; công tác giám sát chưa thường xuyên; công tác hướng dẫn đôi khi chưa kịp thời, cụ thể, sát thực tế; công tác kiểm tra, kiểm soát trong việc giải ngân, thanh toán ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ. 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Chính sách, pháp luật về quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV Giai đoạn 2016-2020, Trung ương ban hành tương đối đầy đủ chính sách, pháp luật về quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV. Tuy nhiên, còn nhiều văn bản ban hành chậm. Một số hướng dẫn thực hiện chương trình của các bộ, ngành còn mâu thuẫn nhưng chậm điều chỉnh, gây nhiều khó khăn cho địa phương. Đối với cấp tỉnh: UBND tỉnh đã ban hành và trình HĐND tỉnh ban hành nhiều văn bản để quản lý chương trình. Các văn bản được ban hành tương đối đầy đủ, có hệ thống. Do vậy, việc quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi. 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý CTMTQG GNBV a. Bộ máy quản lý:
  18. 16 Tỉnh, huyện, xã không hình thành cơ quan chuyên trách thực hiện chương trình. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thực hiện quản lý CTMTQG giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của mình. b. Về trình độ, năng lực cán bộ quản lý CTMTQG GNBV: Qua kết quả khảo sát cho thấy, cán bộ theo dõi chương trình cấp tỉnh hầu hết có trình độ đại học và trên đại học, đa số có thời gian công tác trên 5 năm. Cán bộ theo dõi, quản lý chương trình cấp huyện đa số có trình độ đại học và hầu hết có thời gian công tác trên 3 năm. Cán bộ theo dõi, quản lý, thực hiện chương trình cấp xã đa số có trình độ trung cấp trở lên và thời gian công tác dưới 3 năm; cán bộ thôn thường mới được tập huấn, chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là về nghiệp vụ kế toán. Từ cơ cấu tổ chức và thực trạng đội ngũ cán bộ tham gia quản lý CTMTQG GNBV như trên có thể thấy, tỉnh chưa có tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV riêng mà nằm rải rác trong các cơ quan Nhà nước. Công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện chương trình còn nhiều bất cập, chậm đề xuất những giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại; Chưa kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn của quá trình đầu tư. Trách nhiệm của các cấp các ngành, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn NSNN chưa cao, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ quản lý chương trình cấp xã còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chương trình. 2.3.3. Phân cấp quản lý Hiện có nhiều cấp quản lý vốn và nhiều cấp quyết định đầu tư. Việc phân bổ vốn cũng do nhiều cấp thực hiện. Việc phân cấp như
  19. 17 trên sẽ tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong việc triển khai thực hiện ở cấp huyện và cấp xã; cấp tỉnh không can thiệp sâu vào việc phân bổ vốn và điều hành ở cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo ra sự cắt khúc trong công tác quản lý. Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh rất khó khăn và mất nhiều thời gian trong công tác theo dõi, tổng hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành. Ngoài ra, tính phức tạp của việc phân cấp sẽ gây khó khăn cho các cán bộ quản lý chương trình, nhất là cán bộ mới nhận nhiệm vụ, chưa có kinh nghiệm quản lý. Việc phân cấp quản lý giữa cấp huyện và cấp xã chưa đồng bộ, hợp lý và chưa triệt để. Phân cấp quyết định chủ trương đầu tư chưa phù hợp và đồng bộ với phân cấp quản lý vốn đầu tư. 2.3.4. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư ở các cấp còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở. Hiện nay, tỉnh chưa có phần mềm riêng để quản lý chương trình, chỉ mới sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (word) và bảng tính (exell) để thực hiện, theo dõi, báo cáo dẫn đến tình trạng chưa công khai, minh bạch, chưa kịp thời vì mất nhiều thời gian, công sức để thực hiện. 2.3.5. Thực trạng nghèo của địa phƣơng Toàn tỉnh có 02 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 04 huyện nghèo được áp dụng chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng bằng 70% mức đầu tư của huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 51 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã ATK và 66 thôn đặc biệt khó khăn.
  20. 18 Bảng 2.15 Tình hình giảm nghèo của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2018 T Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 T Tổng số hộ nghèo 1 Hộ - 31.496 28.990 26.164 đầu năm 2 Số hộ thoát nghèo Hộ - 5.241 5.099 5.256 3 Số hộ tái nghèo Hộ 0 178 204 Số hộ nghèo phát 4 Hộ 2.743 2.095 1.739 sinh mới Tổng số hộ nghèo 5 Hộ 31.496 28.990 26.164 22.851 cuối năm 6 Tỷ lệ hộ nghèo % 26,11 23,03 20,30 17,29 7 Số hộ cận nghèo Hộ 7.671 8.359 8.388 8.700 Tỷ lệ hộ cận 8 % 6,36 6,64 6,51 6,58 nghèo Với tình trạng nghèo như trên, khả năng huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trên địa bàn để lồng ghép đầu tư xây dựng công trình rất hạn chế. Vì vậy, công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN thực hiện CTMTQG GNBV trên địa bàn tỉnh sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. 2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ TỪ NSNN THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TRONG THỜI GIAN QUA - Các nguyên nhân thuộc điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội: - Về cơ chế, chính sách, pháp luật:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2