intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

132
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bản tóm tắt luận văn trình bày tổng quan về quản trị chiến lược và ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào quản trị chiến lược, thực trạng áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong, giải pháp hoàn thiện ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> ---------------------------------------<br /> <br /> HOÀNG KIM DUNG<br /> <br /> ÁP DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG<br /> QUẢN TRN CHIẾN LƯỢC TẠI NGÂN HÀNG<br /> TMCP TIÊN PHONG<br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br /> Mã số: 60.34.01.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> Người hướng dẫn khoa học: TS Ao Thu Hoài<br /> <br /> Phản biện 1: ……………………………………<br /> <br /> Phản biện 2: …………..………………………...<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc<br /> sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br /> Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT:<br /> Trong thời đại toàn cầu hóa và môi trường kinh doanh cạnh tranh gia tăng như hiện<br /> nay, việc đo lường kết quả trong ngân hàng ngày càng trở lên quan trọng đối với sự thành<br /> bại của ngân hàng. Nhiều phương pháp và kỹ thuật đo lường tài chính đã ra đời và được sử<br /> dụng cho tới ngày nay như phương pháp camels, mô hình S-C-P, dòng tiền chiết khấu DCF,<br /> lợi nhuận giữ lại RI, tỷ suất dòng tiền trên vốn đầu tư CFROI. Các đo lường tài chính chỉ<br /> cho thấy các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy hệ thống thẻ điểm cân bằng (BSC) là<br /> công cụ phù hợp với ngân hàng, nó không những giúp ngân hàng đánh giá lựa chọn trên<br /> việc đo lường các yếu tố tài chính mà nó còn đánh giá dựa trên việc đo lường các yếu tố phi<br /> tài chính như sự thỏa mãn của khách hàng, độ tin cậy của sản phNm là những chất đốt trong<br /> hoạt động của ngân hàng.<br /> Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả đã chọn đề tài “Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong<br /> quản trị chiến lược tại Ngân Hàng TMCP Tiên Phong”. BSC giúp ngân hàng đánh giá một<br /> cách cân bằng kết quả hoạt động trên năm phương diện: Tài chính, khách hàng, quy trình<br /> nội bộ, học tập và phát triển, rủi ro và tuân thủ.<br /> 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> Thẻ điểm cân bằng (BSC) là công cụ quản lý và lập kế hoạch chiến lược tiên tiến do<br /> GS.Robert Kaplan, trường Kinh doanh Harvard cùng đồng sự David Norton nghiên cứu từ<br /> những năm 1990 và được mở rộng áp dụng từ năm 1992. BSC được đề cập đến đầu tiên<br /> trong một mục nhan đề “The Balanced Scorecard- Measures that Drive Performance” (Thẻ<br /> cân đối điểm - biện pháp điều khiển sự thực hiện) trong Harvard Business Review năm<br /> 1992 và sau đó là cuốn sách “The Balanced Scorecard: Translating Strategy into Action”<br /> (Thẻ cân đối điểm: chuyển chiến lược thành hành động” xuất bản năm 1996. Thẻ điểm cân<br /> bằng ra đời để giải quyết vấn đề về cách thức đo lường hiệu quả hoạt động hiện tại, chủ yếu<br /> dựa vào các thước đo tính toán tài chính, đã dần trở nên lỗi thời "Các thước đo hiệu suất tài<br /> chính giản lược đang gây trở ngại đối với khả năng của các tổ chức trong việc tạo ra những<br /> giá trị kinh tế mới cho tương lai".<br /> Tuy nhiên các đề tài hầu hết là nguyên cứu đối với các đơn vị bước đầu triển khai áp<br /> dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược và chưa công trình nào nghiên cứu đối với<br /> đơn vị đã triển khai và thực hiện áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược. Vì<br /> <br /> 2<br /> <br /> vậy đề tài: "Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại Ngân Hàng TMCP<br /> Tiên Phong" nghiên cứu với đơn vị Ngân Hàng TMCP Tiên Phong đã áp dụng và thực hiện<br /> quản trị chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng từ lâu và trong phạm vi nghiên cứu đề tài có đưa<br /> ra giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại ngân<br /> hàng.<br /> 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> - Về lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh<br /> nghiệp, thẻ điểm cân bằng của doanh nghiệp.<br /> - Về thực tiễn: Nghiên cứu, áp dụng công cụ thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến<br /> lược tại Ngân Hàng TMCP Tiên Phong. Đề xuất áp dụng triển khai và hoàn thiện thẻ điểm<br /> cân bằng tại Ngân Hàng trong thời gian tới.<br /> 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Thẻ điểm cân bằng và quản trị chiến lược.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Không gian: Tại Ngân Hàng TMCP Tiên Phong;<br /> + Thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến 2014 .<br /> 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> - Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê: thu thập và xử lý thông tin qua các tài<br /> liệu nội bộ Ngân Hàng TMCP Tiên Phòng và nguồn báo cáo tài chính tại ngân hàng qua các<br /> năm.<br /> - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng áp dụng công cụ<br /> thẻ điểm cân bằng (BSC) trong quản trị chiến lược tại Ngân Hàng TMCP Tiên Phong trong<br /> thời gian tới.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG I<br /> TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRN CHIẾN LƯỢC VÀ ỨNG DỤNG THẺ<br /> ĐIỂM CÂN BẰNG VÀO QUẢN TRN CHIẾN LƯỢC<br /> 1.1.Tổng quan về quản trị chiến lược.<br /> 1.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược.<br /> a. Khái niệm chiến lược<br /> Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi sẽ sử dụng định nghĩa của Chandler<br /> “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và<br /> việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để<br /> thực hiện mục tiêu này” [2]; Và của tác giả Quinn “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích<br /> hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được liên<br /> kết một cách chặt chẽ” [2]<br /> b. Khái niệm quản trị chiến lược<br /> Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết<br /> lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức<br /> đạt được những mục tiêu đề ra [2].<br /> Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: thiết lập chiến lược, thực hiện<br /> chiến lược và đánh giá chiến lược.<br /> Quản trị chiến lược phải cụ thể hóa được sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức,<br /> xây dựng & phân bổ được các nguồn lực để triển khai các giải pháp chiến lược nhằm đạt<br /> được các mục tiêu đề ra [1].<br /> c. Khái niệm tầm nhìn chiến lược<br /> Tầm nhìn chiến lược là “tấm bản đồ chỉ đường” thể hiện đích đến trong tương lai và<br /> con đường doanh nghiệp phải đi. Qua đó có thể hiểu rằng tầm nhìn chiến lược là các mong<br /> muốn, khát vọng cao nhất, khái quát nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được. [15]<br /> Tầm nhìn chiến lược của một doanh nghiệp là một bức tranh toàn cảnh của doanh<br /> nghiệp đó, nói lên định hướng tương lai của doanh nghiệp trong thời gian cụ thể 5 năm, 10<br /> năm hoặc lâu hơn nữa.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2