intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chuyển đổi số tại ban quản lý dự án các công trình điện miền trung (CPMB)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

13
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Chuyển đổi số tại ban quản lý dự án các công trình điện miền trung (CPMB)" nhằm tìm hiểu những lý luận cơ bản về chuyển đổi số và chuyển đổi số tại EVN; xu hướng và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số; Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại CPMB: ưu điểm và hạn chế; Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại CPMB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chuyển đổi số tại ban quản lý dự án các công trình điện miền trung (CPMB)

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN TÚ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN TRUNG (CPMB) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Liên Hương Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Duy Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 10 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Công nghệ số đang thâm nhập thế giới với tốc độ rất cao, nhất là một số công nghệ đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi n n kinh tế và xã hội. "Chuyển đổi số làm thay đổi cái mà n n kinh tế sản xuất ra, thay đổi cách mà chúng được sản xuất và thay đổi hạ tầng sản xuất ra chúng. Chuyển đổi số cũng sẽ thay đổi căn bản tư duy nhận thức v tầm nhìn tương lai và các mối quan hệ kinh tế xã hội định hình nó. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người. Chúng ta sống trong thế giới thực từ khi xuất hiện loài người. Đây là lần đầu tiên loài người bước vào thế giới ảo. Không chỉ một phần, mà toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội sẽ được chuyển vào thế giới ảo. Chuyển đổi số bao gồm bước một là số hóa. Không chỉ con người được số hóa mà tất cả các vật vô tri vô giác sẽ được số hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, các vật vô tri vô giác được cất tiếng nói. Bước hai của chuyển đổi số là hình thành các mối quan hệ mới trong n n kinh tế số, xã hội số - các mối quan hệ mới trong thế giới ảo và đây mới là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Tuy nhiên, chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh doanh mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số, nó phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người và là lợi thế của các nước đang phát triển như Việt Nam. Sự chuyển đổi nhận thức này không phụ thuộc vào cơ sở vật chất mà một nước đang sở hữu, các nước đi sau thì ít gánh nặng của
  4. 2 quá khứ, cả v hạ tầng vật chất, thể chế và cả v năng lực cạnh tranh của thời kỳ trước. Có thể nói, chuyển đổi số là việc cấp bách nếu muốn phát triển kinh tế xã hội; trên quy mô quốc gia, chuyển đổi số ảnh hưởng ngày càng lớn đến tăng trưởng GDP, năng suất lao động và cơ cấu việc làm. Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Thế giới vật lý đang được ảo hóa, đời sống thực đang được ánh xạ vào không gian mạng, trong đó xuất hiện các mối quan hệ chưa có trong ti n lệ. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhi u hơn trên không gian mạng. "Chuyển đổi số đang tác động ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ trong n n kinh tế toàn cầu: thay lao động chân tay bằng tự động hóa; thay vốn bằng tri thức và dữ liệu; thay đổi toàn diện mối quan hệ của chính quy n với người dân và giữa các chủ thể trong n n kinh tế thông qua việc xóa bỏ các cơ chế trung gian trong chuỗi giá trị bằng công nghệ kết nối trực tiếp; thay đổi thói quen tiêu dùng cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội. Trước bối cảnh đó, ngành điện mà đặc biệt là các Đơn vị quản lý dự án điện sẽ đối mặt với nhi u cơ hội cũng như các thách thức to lớn, đòi hỏi phải chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới, mô hình mà công nghệ được tích hợp vào sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng, quy trình nghiệp vụ được số hóa, giúp doanh nghiệp kinh doanh theo hướng tự động hóa và thông minh, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trên n n tảng kỹ thuật số, tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả để tăng trải nghiệm và mức độ tương tác của khách hàng. Vì vậy, chuyển đổi số đã trở thành xu thế
  5. 3 tất yếu giúp các Ban quản lý dự án tạo lợi thế cạnh tranh, chủ động thích ứng và phát triển b n vững. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại CPMB là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, thương hiệu của CPMB trên thị trường, trong đó việc phân tích, nghiên cứu quy trình hiện tại là căn cứ để tìm ra những điểm hạn chế cũng như những cơ hội, thách thức của CPMB, kết hợp với ti m lực của CPMB, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tốc độ chuyển đổi số tại CPMB. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đ tài là đ xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại CPMB. 2.2. Mục tiêu cụ thể -Tìm hiểu những lý luận cơ bản v chuyển đổi số và chuyển đổi số tại EVN; xu hướng và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. -Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại CPMB: ưu điểm và hạn chế. -Đ xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại CPMB. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đ lý luận v chuyển đổi số doanh nghiệp và thực tiễn chuyển đổi số tại CPMB.
  6. 4 -Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi số của CPMB giai đoạn 2020-2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển đổi số. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đ tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 4.1. Thu thập thông tin, tài liệu Các thông tin, tài liệu, số liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo của CPMB, chuyển đổi số của EVN, từ sách, ấn phẩm điện tử trên các trang mạng uy tín, …; Các báo cáo/tài liệu nghiên cứu v chuyển đổi số doanh nghiệp, …; 4.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả Các thống kê mô tả được sử dụng trong đ tài để phân tích số liệu thực hiện quản lý dự án của CPMB từ năm 2020 đến năm 2022. 4.3. Phƣơng pháp phân tích, so sánh. -Sử dụng các phương pháp phân tích để đánh giá công tác chuyển đổi số của CPMB. -Phân tích kết quả để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong quá trình chuyển đổi số tại CPMB. 5.Kết cấu của đề tài Đ tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận v chuyển đổi số Chương 2: Thực trạng chuyển đổi số tại CPMB Chương 3: Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tại CPMB
  7. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ 1.1. Các nhận định về chuyển đổi số Chuyển đổi số khác gì số hóa? "Số hóa" là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn "chuyển đổi số" là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. 1.2. Các khái niệm chuyển đổi số: 1.2.1 Khái niệm chuyển đổi số: a. Số hóa (Digitization): Số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng analogue sang dạng kỹ thuật số. Tin học hóa (ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)) là việc sử dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để kết nối tạo ra kết quả mới hoặc thay đổi so với các hoạt động đang tồn tại. (Theo Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)) b. Ứng dụng số (Digitalization):. ng dụng số là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thay đổi mô hình kinh doanh và tạo ra các cơ hội cung cấp các giá trị và nguồn doanh thu mới. (Theo Gartner) c. Chuyển đổi số (Digital transformation): Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. (Theo Gartner) - Chuyển đổi số là việc áp dụng các công nghệ số tiên tiến để chuyển đổi các dịch vụ, nghiệp vụ thông qua việc thay thế các quy
  8. 6 trình phi kỹ thuật số hoặc thủ công bằng các quy trình kỹ thuật số; thay thế công nghệ kỹ thuật số cũ bằng công nghệ kỹ thuật số mới. Các giải pháp kỹ thuật số đem lại hiệu quả thông qua tự động hóa, các loại hình đổi mới và sáng tạo mới, thay vì chỉ đơn giản là tăng cường và hỗ trợ các phương pháp truy n thống (theo nguồn Wikipedia). -Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp (Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2020). 1.2.2. Ứng dựng các công nghệ trong chuyển đổi số: Công nghệ số là các công nghệ thực hiện trên các đối tượng được số hoá. Trong thập kỷ vừa qua các lĩnh vực AI, Cloud Computing, IoT, blockchain, Bigdata, mạng không dây thế hệ mới (5G)… tạo ra những công nghệ số quan trọng có nhi u đột phá, đang và sẽ đóng vai trò công nghệ quyết định của chuyển đổi số. - Internet vạn vật (IoT): là đ cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với Internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. (theo Thomas M. Siebel (2019), Digital Transformation).
  9. 7 - Mạng di động thế hệ thứ 5 (5G): là thế hệ mạng không dây đầu tiên được hình thành phục vụ cho các công nghệ kỹ thuật số trong tương lai, trong đó hàng chục tỷ thiết bị và cảm biến được kết nối với Internet.. (theo Thomas M. Siebel (2019), Digital Transformation). -Dữ liệu lớn (Big Data): Việc phân tích dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truy n thống không xử lý được. (theo Thomas M. Siebel (2019), Digital Transformation). -Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence): Trí tuệ nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science), là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính - Điện toán đám mây (Cloud Computing): là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Với công nghệ điện toán đám mây, thay vì việc chúng ta sử dụng một hoặc nhi u máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay chúng ta sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. - Chuỗi khối (Blockchain): Chuỗi khối là công nghệ cho phép truy n tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng
  10. 8 phức tạp. Công nghệ chuỗi khối sở hữu tính năng vô cùng đặc biệt đó là việc truy n tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống chuỗi khối tồn tại rất nhi u nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi dấu hiệu của ni m tin. 1.2.3. Các yếu tố cơ bản của chuyển đổi số: a.Hạ tầng số (Digital infrastructure): Hạ tầng số gồm những thành phần cơ bản và thiết yếu nhất cần để thực hiện các hoạt động trong kỷ nguyên số. Những thành phần cơ bản của hạ tầng số gồm: Hạ tầng thiết bị số (còn gọi hạ tầng kỹ thuật số); Hạ tầng dữ liệu; Hạ tầng ứng dụng; Hạ tầng pháp lý; Hạ tầng nhân lực. b. N n tảng số (Digital Platform): "N n tảng (số) là một mô hình kinh doanh tạo ra giá trị bằng cách tạo đi u kiện thuận lợi cho các tương tác trực tiếp giữa các nhóm người như khách hàng hay người dùng với nhà sản xuất hay người cung cấp dịch vụ. c. Nhân lực số: Nhân lực số là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp CNTT; nhân lực cho ứng dụng CNTT; nhân lực cho đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông và người dân sử dụng các ứng dụng CNTT. d. An toàn, an ninh mạng trong môi trường số: An toàn thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, nó tạo ra ni m tin doanh nghiệp đối với môi trường số.
  11. 9 1.3. Các vấn đề trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp Mô hình các vấn đ trọng tâm của chuyển đổi số 1.4 Các giai đoạn chuyển đổi số doanh nghiệp: Các giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp 1.5. Các cấp độ chuyển đổi số của doanh nghiệp: Qua trình chuyển đổi số doanh nghiệp xác định năm cấp độ trên hành trình hướng tới sự trưởng thành kỹ thuật số liên tục-khả năng của một công ty. a.Cấp độ 1: Trẻ sơ sinh kỹ thuật số: Các doanh nghiệp mới hoặc cũ với ít tự động hóa, không có văn hóa bao trùm nằm ngoài
  12. 10 khuynh hướng có thể tin cậy, công nghệ n n tảng không tồn tại, bận tâm với các hoạt động hàng ngày, ít đổi mới hoặc khám phá. b.Cấp độ 2: Những người thử nghiệm sớm, chủ yếu là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chưa được thành lập với nhi u quy mô khác nhau, không có định hướng công ty rõ ràng, không có bản đồ đường đi có cấu trúc, thường bị mắc kẹt bởi tư duy phát triển chậm và văn hóa do dự với công nghệ, một số hệ thống thủ công, một số khác tự động, dữ liệu phần lớn bị ngắt kết nối với các n n tảng kinh doanh bị tách rời (siloed business platforms), quản lý xem xét các giải pháp n n tảng và tích hợp, quá bận tâm với quy trình thủ công và các hệ thống đơn lẻ để thúc đẩy đổi mới. c.Cấp độ 3: Đáng tin cậy v mặt kỹ thuật số. Một số thành công nhưng các nguyên tắc tổ chức chuyển đổi kỹ thuật số không được áp dụng đầy đủ, sử dụng nhi u công nghệ mới nhất, thường xuyên thử thách bản thân để làm tốt hơn, tích cực tìm kiếm nguồn đầu tư bổ sung và cơ hội thoát ra khỏi tăng trưởng tuyến tính, dựa trên bản đồ đường kỹ thuật số, văn hóa tăng trưởng phi tập trung được truy n đạt tốt đến những nhân viên tích cực tìm kiếm sự cải tiến, n n tảng kinh doanh mang lại lợi ích nhưng không được tích hợp đầy đủ theo chi u dọc và chi u ngang, có dấu hiệu đổi mới. d.Cấp độ 4: Trưởng thành v kỹ thuật số. Bản đồ hướng rõ ràng, tuyến đầu và quản lý cấp cao trong sự liên kết, thoải mái với các n n tảng kinh doanh thế hệ tiếp theo, dễ dàng khám phá, khai thác và đôi khi gây rối, văn hóa tập trung vào tăng trưởng tích cực với những nhân viên coi trọng công việc và mức độ thành công của
  13. 11 công ty, các n n tảng dọc và ngang được tích hợp tốt và có thể đo lường tác động của chúng đối với khách hàng và nhân viên, cam kết tăng trưởng và đổi mới liên tục và học hỏi từ kinh nghiệm trong quá khứ. e.Cấp độ 5: Dẫn đầu thị trường, mức độ trưởng thành kỹ thuật số cao nhất; liên tục thiết lập các mốc mới và vượt qua các mốc chuẩn trước đó; đột phá những người dẫn đầu thị trường hoặc là những người dẫn đầu thị trường; Nguyên tắc chuyển đổi kỹ thuật số được hiển thị đầy đủ; văn hóa hướng đến mục đích bao gồm việc thay đổi cuộc sống của mọi người; tổ chức tích hợp li n mạch theo chi u ngang và chi u dọc với n n tảng kinh doanh đầu cuối; tận dụng n n tảng và dữ liệu có nguồn gốc từ thị trường, đồng thời kiếm ti n và ngoại suy nó một cách đầy đủ nhất; sự đổi mới gắn li n với con người, quy trình và tầm nhìn. Mức độ trưởng thành kỹ thuật số của một công ty xoay quanh dữ liệu, quy trình và kinh nghiệm. Để xác định vị trí của doanh nghiệp bạn, hãy xếp hạng từng khía cạnh sau đây của doanh nghiệp bạn trên thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là mức trưởng thành cao nhất- người dẫn đầu thị trường. - Kinh nghiệm của khách hàng và nhân viên: Giao tiếp và phản hồi của khách hàng; Giới thiệu khách hàng; Giao diện khách hàng và trải nghiệm thời gian thực; Tính nhất quán của kinh nghiệm; Mạng lưới tăng trưởng; Hệ thống của nhân viên có sẵn thông tin phù hợp vào đúng thời điểm; Sự hợp tác của nhân viên; Quy trình kinh doanh hiệu quả và truy cập dựa trên vai trò.
  14. 12 -Quy trình kinh doanh: Chiến lược–liên kết lãnh đạo, quản trị và tuân thủ; Các công cụ dễ dàng mở rộng quy mô; Tính khả dụng và quy n truy cập của các chỉ số hiệu suất chính và phân tích bảng đi u khiển; Hiệu quả hoạt động và độ chính xác; Khả năng thích ứng để thay đổi quy trình một cách dễ dàng; Khả năng tự động hóa quy trình mới. - Dữ liệu: Sự chính xác của dữ liệu; Tính nhất quán; Được lưu trữ ở định dạng có khả năng trích xuất dữ liệu dễ dàng; Cấu trúc dữ liệu ở định dạng có thể cung cấp thông tin tình báo; Chi phí quản lý hợp lý; Sự tin tưởng và quy n riêng tư được đảm bảo; Khả năng tự động hóa dữ liệu. (Theo nguồn Rajesh Sinha (2.8.2022). Digital operating model.) 1.6. Các xu hƣớng chuyển đổi số. Các công nghệ số thường không dùng độc lập. Việc liên kết các công nghệ số cần thiết sẽ tạo nên sức mạnh công nghệ tổng hợp cho chuyển đổi số. Internet và 5g phủ sóng mạnh mẽ (IoT); Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng; Kinh doanh một cách tự động hóa; Thanh toán không chạm; Đi u khiển mọi thứ bằng dữ liệu; N n tảng dữ liệu khách hàng; Làm việc mọi lúc mọi nơi (Hybrid Working). 1.7. Lộ trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp: -Giai đoạn chuẩn bị: Xác định mục tiêu và chiến lược. -Giai đoạn 1: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh. -Giai đoạn 2: Hoàn thiện & chuyển đổi số mô hình quản trị. -Giai đoạn 3: Kết nối kinh doanh & quản trị.
  15. 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CPMB 2.1. Tổng quan về chuyển đổi số EVN 2.1.1 Xu hƣớng chuyển đổi số 2.1.1.1. Sự cần thiết Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vì vậy các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược thực hiện một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, phân tích kinh doanh...v.v 2.1.1.2. Xu hƣớng chuyển đổi số EVN Ngành điện có đủ đi u kiện để thực hiện chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới, các lĩnh vực có thể tập trung chuyển đổi số. 2.1.2. Định nghĩa chuyển đổi số EVN: Chuyển đổi số trong EVN là quá trình chuyển đổi các hoạt động quản lý thủ công bằng sổ sách, giấy tờ sẽ chuyển sang quản lý bằng hình thức điện tử; 2.1.3. Quan điểm chuyển đổi số của EVN. - Chuyển đổi nhận thức. - Xây dựng chính sách chuyển đổi số. - Nhận diện và phát triển các trọng tâm chuyển đổi số. - An ninh bảo mật. 2.1.4. Lộ trình chuyển đổi số: - Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng v chuyển đổi số. - Bước 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động.
  16. 14 - Bước 3: Xác định công nghệ chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các n n tảng cần có hỗ trợ chuyển đổi. 2.2. Giới thiệu về Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB): 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ban Quản lý dự án các công trình điện Mi n Trung (CPMB) được thành lập theo Quyết định số 842/NL-TCCB ngày 7-7-1988 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng trên cơ sở Ban Quản lý nhà máy Nhiệt điện Cầu Đỏ trực thuộc Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng công ty Điện lực Mi n Trung)…Ngày 30-6-2008, CPMB được thành lập trực thuộc Tổng công ty Truy n tải điện Quốc gia (EVNNPT) theo Quyết định số 117/QĐ-NPT. Ban có nhiệm vụ chính là quản lý dự án, tư vấn giám sát kỹ thuật, đ n bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu xây lắp, đấu thầu vật tư thiết bị, cung cấp, bảo quản, vận chuyển vật tư thiết bị,... cho các công trình lưới điện đến cấp điện áp 500kV trên khu vực Mi n Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ở Mi n Nam và Mi n Bắc. 2.1.2. Quy mô và cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ công nhân của CPMB tính đến nay có 130 người, trong đó nữ có 27 người (chiếm 20,8%). Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ 22 người (16,9%); Đại học 95 người (73,1%); Cao đẳng và trung cấp 6 người (4,6%); Công nhân kỹ thuật và sơ cấp 7 người (5,4%). Trong đó, Ban Giám đốc có 4 người và có 8 phòng ban liên quan. 2.2. Thực trạng chuyển đổi số tại CPMB:
  17. 15 2.2.1. Thực trạng nhận thức về chuyển đổi số. Chúng ta có thể nhận thấy rào cản lớn nhất đối với sự chuyển đổi nói chung và chuyển đổi số nói riêng chính là tư duy và thói quen cũ. Cách làm cũ ngay cả khi không còn hiệu quả, cũng vẫn rất khó từ bỏ, bởi vì thay đổi sang tư duy mới và cách làm mới cần phải có một quyết tâm rất lớn. Vì vậy, chuyển đổi số muốn thành công thì phải xuất phát từ quyết tâm và sự vào cuộc của mỗi người tham gia trực tiếp , chúng ta phải coi đó là việc bắt buộc phải làm và phải làm bằng được thì mới chuyển đổi số thành công. 2.2.2. Thực trang về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng: 2.2.2.1. Ứng dụng công tác đấu thầu qua mạng: Từ năm 2021 đến nay CPMB đã triển khai hơn 50% số lượng các gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi được tổ chức đấu thầu qua mạng phù hợp với đi u kiện hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hỗ trợ được v kỹ thuật hạ tầng tại thời điểm triển khai lựa chọn nhà thầu, chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng số các gói thầu của các dự án qua hàng năm của CPMB. 2.2.2.2. Công tác quản lý tiến độ và chất lƣợng công trình: -Công tác quản lý tiến độ: Sử dụng phần m m Gantter để phục vụ cho quản lý tiến độ các dự án. ng dụng Google sheet cho quản lý tiến độ dự án từ cấp Đơn vị tư vấn giám sát đến Nhà thầu và đến đơn vị quản lý dự án và Chủ đầu tư. -Công tác quản lý chất lượng: Việc ứng dụng công nghệ để kiểm tra, phân tích hình ảnh hiện trường sẽ bổ sung tính năng tự
  18. 16 động kiểm soát hình ảnh trên hệ thống quản lý thông tin ĐTXD- IMIS. -Công tác quản lý vật tư thiết bị của dự án: Đã ứng dụng số hóa công tác quản lý mua sắm thiết bị cho dự án, từ khâu chế tạo đến khâu lắp ráp, áp dụng hệ thống QR Code cho từng loại vật tư, thiết bị. -Hồ sơ điện tử: CPMB đang đẩy nhanh công tác ứng dựng hệ thống phần m m IMIS vào công tác quản lý đi u hành dự án . 2.2.2.3. Công tác khảo sát thiết kế: Công tác khảo sát thiết kế các dự án trước đây chủ yếu bằng công nghệ truy n thống là dùng máy móc và con người thực hiện các đội đi đến hiện trường để thực hiện khoan các mũi khoan để kiểm tra địa chất và địa hình của khu vực thực hiện dự án. 2.2.2.4. Ứng dụng BIM trong công tác quản lý xây dựng: Các dự án bước đầu dùng thử ứng dựng BIM vào công tác quản lý đi u hành dự án TBA 200kV Krong Ana và TBA 220kV Duy Xuyên. Đối với 2 dự án này chỉ dừng lại điểm bước đầu dùng để số hóa dần các hồ sơ liên quan đến công trình trên một hệ thống tập trung. 2.2.3. Thực trang về công tác quản trị nội bộ: - Văn phòng số: Hệ thống thông tin tích hợp văn phòng điện tử và tiện ích hành chính với phần m m Digital Office và các module tiện ích phục vụ công tác hành chính văn phòng. - Quy trình nội bộ: Đã tiến hành đẩy nhanh quá trình số hóa khoảng 80% quy trình nghiệp vụ hiện tại được số hóa và liên thông,
  19. 17 riêng lĩnh vực văn phòng có 90% quy trình nghiệp vụ sẽ không sử dụng giấy tờ. 2.3. Phân tích thuận lợi và khó khăn về chuyển đổi số của CPMB: 2.3.1. Khó khăn: - Nhận thức của lãnh đạo, cán bộ v chuyển đổi số chưa cao, vẫn chưa thay đổi tư duy theo văn hóa số. - Các công nghệ số hóa mới thường yêu cầu sự thay đổi trong hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp. Việc tích hợp các hệ thống mới và cũ có thể gặp khó khăn kỹ thuật và tốn thời gian. - Khi có nhi u hệ thống và dữ liệu khác nhau, việc tích hợp và làm cho chúng tương thích có thể là một khó khăn. - Công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi nhanh chóng. Đi u này có thể làm cho việc duy trì kiến thức v công nghệ mới và thích nghi với sự thay đổi trở nên khó khăn. - Vấn đ pháp lý khi áp dụng chuyển đổi số vào quản lý dự án, đặc biệt là công trình sử dụng vốn có nguồn gốc từ nhà nước nên quy định v bảo mật và pháp lý chưa có quy định. 2.3.2. Thuận lợi - Có sự định hướng rõ ràng từ quy định, chính sách của nhà nước. Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo trong việc triển khai chuyển đổi số. - Các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn ứng dụng chuyển đổi số đã được phát triển và áp dụng trong lĩnh vực xây dựng.
  20. 18 - Tập đoàn đang đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với mục tiêu trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025, có nhi u kinh nghiệm triển khai các phần m m, hạ tầng công nghệ dùng chung trong toàn EVN. 2.3.3. Phân tích cấp độ trƣ ng thành k thuật số của CPMB: Cấp độ trưởng thành kỹ thuật số của một công ty xoay quanh dữ liệu, quy trình và kinh nghiệm. Để xác định vị trí của doanh nghiệp bạn, hãy xếp hạng từng khía cạnh sau đây của doanh nghiệp bạn trên thang điểm từ 1 đến 5 với 5 là mức trưởng thành cao nhất- người dẫn đầu thị trường. Chỉ số đánh giá cấp độ trưởng thành chuyển đổi số CPMB được cấu trúc theo 03 trụ cột (pillar) gồm: (1) Trải nghiệm số cho khách hàng, (2) Quy trình kinh doanh, (3) Dữ liệu. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần và có các tiêu chí (22 tiêu chí). CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CPMB 3.1. Định hƣớng chuyển đổi số của CPMB: 3.1.1. Chuyển đổi nhận thức: Chuyển đổi nhận thức trong chuyển đổi số của doanh nghiệp thường liên quan đến việc thay đổi cách mà tổ chức nhìn nhận, hiểu biết và tiếp cận với công nghệ số hóa, quy trình mới và thay đổi tổ chức. Đây là phần quan trọng của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp, giúp tạo ra sự hiểu biết, sự chấp nhận và tinh thần hợp tác trong việc thực hiện các thay đổi tư duy, ý thức và tri thức của cả tổ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2