MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp<br />
trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh vừa là công cụ<br />
để lựa chọn vừa là công cụ để đào thải các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị<br />
trường. Chính vì thế, để giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường<br />
trong và ngoài nước là điều rất khó khăn. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải cố<br />
gắng nỗ lực và có các biện pháp tiếp quản lý một cách chủ động, phù hợp và sẵn sàng đối<br />
phó với mọi nguy cơ đe dọa, áp lực cạnh tranh tạo nên nhiều lợi thế đặc biệt là khi<br />
khoảng cách về địa lý ngày một được san lấp thì lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoạt<br />
động là không thể không tính đến.<br />
Khi nền sản xuất đã phát triển đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của khoa học<br />
công nghệ, công tác quản trị trong doanh nghiệp được đặt ra và quyết định tới quá trình<br />
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dù thực hiện trong lĩnh vực kinh doanh nào.<br />
Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các<br />
tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường, tầm quan trọng của công tác này xuất phát từ<br />
vai trò của con người trong các hoạt động xã hội. Công tác quản trị nhân sự sẽ không<br />
thành công nếu thiếu đi quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong mỗi một tổ<br />
chức hay cơ quan nhằm duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.<br />
Xuất phát từ những lý do và thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện<br />
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường<br />
Thành” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của bản thân<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết ba mục tiêu sau:<br />
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm cơ sở để hoàn thiện công tác đào tạo và<br />
phát triển nguồn nhân lực<br />
- Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tập<br />
đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân<br />
lực tại công ty<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công<br />
ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ<br />
Trường Thành<br />
Số liệu được sử dụng trong đề tài từ 2006 đến 2010<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo<br />
và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn, luận văn vận dụng các phương pháp:<br />
+ Phương pháp định lượng<br />
+ Phương pháp định tính<br />
<br />
5. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm 3 chương<br />
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh<br />
nghiệp<br />
- Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty<br />
cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành<br />
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại<br />
Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành<br />
<br />
6. Nội dung nghiên cứu của luận văn<br />
6.1 Nội dung nghiên cứu chương 1<br />
Ngoài việc nghiên cứu lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh<br />
nghiệp luận văn còn đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo và<br />
phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ chế biến và xuất<br />
khẩu trong đó nhấn mạnh đến vai trò của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực<br />
<br />
- Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, tạo ra sức mạnh<br />
vật chất và tinh thần cho doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường hội nhập và cạnh tranh<br />
hiện nay. Doanh nghiệp muốn phát triển thành công cần phải dựa trên nhiều nguồn lực,<br />
song chỉ có nguồn nhân lực mới là yếu tố quan trọng tạo ra động lực cho sự phát triển.<br />
- Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm và đặt<br />
lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Nguồn nhân lực được coi là một<br />
yếu tố cơ bản trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến<br />
lược phát triển nguồn nhân lực được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu,<br />
chiến lược kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế<br />
cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là phương tiện thực hiện các<br />
chiến lược kinh doanh, mà nguồn nhân lực còn trở thành động lực chủ yếu để hình thành<br />
các chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là để đáp ứng các nhu cầu của bản<br />
thân người lao động nhằm kịp thời bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn<br />
thành nhiệm vụ được giao, nâng cao năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu phát triển lâu<br />
dài và nhu cầu tự hoàn thiện để khẳng định mình trong xã hội.<br />
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng do<br />
các nguyên nhân:<br />
+ Việc áp dụng các trang bị công nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất. Điều<br />
này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, phải<br />
biết thêm nghề thứ hai, thứ ba…Vì vậy, nhân viên phải được đào tạo ở diện rộng, có thể<br />
thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất.<br />
+ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng<br />
tăng, nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng<br />
cũng làm tăng nhu cầu đào tạo.<br />
+ Trong quá trình lao động, nhân viên sẽ tích luỹ được các thói quen và kinh<br />
nghiệm làm việc nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít. Chỉ có thể thực<br />
hiện đào tạo mới có thể nhanh chóng cung cấp một số lượng công nhân viên kỹ thuật cần<br />
thiết cho quá trình sản xuất.<br />
<br />
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối<br />
với nền kinh tế xã hội nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp, tổ chức và người lao<br />
động nói riêng:<br />
+ Đối với doanh nghiệp:<br />
+ Đối với người lao động:<br />
+ Đối với nền kinh tế xã hội:<br />
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp<br />
- Nhân tố bên trong<br />
Thứ nhất: Mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển của doanh nghiệp:<br />
Thứ hai: Mô hình tổ chức, quy mô của doanh nghiệp:<br />
Thứ ba: Điều kiện cơ sở vật chất, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ<br />
mới vào các quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:<br />
Thứ tư: Lực lượng lao động hiện tại của doanh nghiệp.<br />
- Nhân tố bên ngoài<br />
Thứ nhất: Môi trường kinh tế, môi trường chính trị<br />
Thứ hai: Hệ thống pháp luật.<br />
Thứ ba: Đối thủ cạnh tranh<br />
Thứ tư: Khách hàng<br />
Thứ năm: Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ<br />
<br />
6.2 Nội dung nghiên cứu chương 2<br />
6.2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành<br />
(TTF)<br />
Luận văn đã khái quát một số nội dung đó là:<br />
-<br />
<br />
Quá trình hình thành và phát triển của công ty<br />
<br />
-<br />
<br />
Chức năng, cơ cấu tổ chức của công ty<br />
<br />
-<br />
<br />
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoan 2006-2010 từ đó<br />
thấy được kết quả, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong công ty<br />
<br />
6.2.2 Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Tập<br />
đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành<br />
6.2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực tại TTF<br />
Trong phần này luận văn trình bày các nội dung về:<br />
- Số lượng, cơ cấu lao động trong đó bao gồm theo độ tuổi, giới tính, mức độ tham<br />
gia trực tiếp vào sản xuất<br />
- Chất lượng lao động.<br />
- Tình hình phân công, bố trí lao động<br />
6.2.2.2 Phân tích thực trạng thu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại<br />
TTF<br />
Với các biện pháp đã áp dụng, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực<br />
đạt được một số kết quả sau<br />
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực<br />
+ Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực: Công ty xác định thông qua nhu<br />
cầu của người lao động từ các đơn vị thành viên và công ty mẹ, nhu cầu này tăng qua<br />
các năm theo mức độ tăng của lao động của công ty với mức tăng trung bình là<br />
17,4%/năm, nhu cầu này thường cao hơn kế hoạch đào tạo của Công ty<br />
+ Việc thực hiện chương trình đào tạo đối với người lao động ở nhiều cấp<br />
độ khác nhau từ bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ dến đào tạo sau đại học theo<br />
các khóa ngắn hạn và dài hạn với các nội dung và chủ đề đào tạo phong phú, đa<br />
dạng<br />
+ Các phương pháp đào tạo được áp dụng gồm đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài<br />
công việc tại các lớp theo các đối tượng<br />
+ Công ty đã có đánh giá về công tác đào tạo của mình, đa số ý kiến được khảo<br />
sát cho ràng việc đào tạo mang lại kết quả tích cực, số lượng lao động đào tạo đạt kết<br />
quả khá giỏi trở lên cao đạt 72,15%<br />
- Công tác phát triển nguồn nhân lực: Công ty đã chú trọng đến công tác này<br />
thông qua việc<br />
<br />