intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch. Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng chính sách có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TRƢỜNG SINH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Đinh Thị Lệ Trâm Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 2: TS. HOÀNG TRỌNG HÙNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Đói nghèo là một vấn đề bức thiết mang tính toàn cầu. Nó đã trở thành gánh nặng, là nỗi lo của toàn xã hội, mọi Nhà nước và mọi Quốc gia. Những năm trở lại đây, với những chính sách đổi mới mà nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá nhanh, song song với đó là sự phân hóa giàu nghèo một cách rõ rệt. Nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo đó là thiếu vốn kinh doanh. Chính vì vậy, chính phủ đã ban hành những chính sách tín dụng hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh, trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu, chi phí học tập... Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch đã bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế. Là cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch nên việc phát triển hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tượng chính sách là điều tôi rất quan tâm. Vì vậy sau khi học tập và nghiên cứu chương trình cao học tại Trường đại học Kinh tế Đà nẵng, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận và phân tích đánh giá đúng thực trạng công tác, qua đó hoàn thiện hơn công việc đang đảm nhận. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp để phát triển hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch. Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi cho đối tượng chính sách có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và
  4. 2 phát triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ hoạt động tín dụng ưu đãi đối với Đối tượng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch. - Phạm vi: + Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại NHCSXH huyện Bố Trạch. + Phạm vi về thời gian: Số liệu phục vụ đề tài nghiên cứu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích, so sánh, tổng hợp. S dụng các số liệu, dữ liệu đã có trong quá khứ tại Ngân hàng; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Bố Trạch, t nh Quảng Bình giai đoạn 2015-2018. Số liệu được phân tích, so sánh theo thời gian, so sánh kết quả thực hiện với mục tiêu đã đề ra, so sánh với một số ngân hàng khác. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tượng Chính sách Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tượng Chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cho vay Đối tượng Chính sách tại Ngân hàng CSXH Huyện Bố Trạch.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY ĐỐI TƢỢNG CHÍNH SÁCH 1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng chính sách 1.1.1 Khái quát về đối tƣợng chính sách 1.1.1.1 Chuẩn mực xác định đối tượng chính sách: Trong những giai đoạn vừa qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cũng chính vì vậy, trong xã hội sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một sâu sắc, khoảng cách giàu, nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công chương trình, mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. 1.1.1.2 Đặc điểm đối tượng chính sách Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, các đối tượng chính sách, hộ nghèo ở nước ta có những đặc điểm như sau: - Phần lớn người nghèo không có hoặc có rất ít đất để sản xuất. - Thiếu vốn để sản xuất. - Trình độ học vấn thấp. - Việc đông con cũng vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của việc đói nghèo. - Không có thói quen tiết kiệm, phổ biến tình trạng “ăn bữa nào hay bữa nấy” - Người nghèo thường s dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
  6. 4 - Không mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, sản xuất. - Hầu hết dân nghèo chưa được tiếp cận với cái mới của xã hội. 1.1.1.3 Nguyên nhân * Nhóm nguyên nhân khách quan: - Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất kinh doanh của các gia đình người khó khăn và đặc biệt là các đối tượng chính sách. Đối tượng chính sách tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn: Đối tượng chính sách Nghèo có đặc thù rõ rệt về mặt vị trí địa lý. - Điều kiện kinh tế - xã hội Đối tượng chính sách, hộ có thu nhập thấp, vùng đồng bào DTTS, trình độ học vấn thấp, không có cơ hội kiếm được việc làm ổn định để mang đến thu nhập cao. Mức thu nhập của họ hầu như ch đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, không có đủ điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo. * Nhóm nguyên nhân chủ quan: Các đối tượng thuộc diện chính sách thường thiếu nhiều thứ như: Tri thức, học vấn, kỹ năng lao động, khả năng tiếp cận thị trường, sức khỏe. 1.1.2 Hoạt động của tín dụng chính sách 1.1.2.1 Đặc trưng tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đối với cho vay Đối tượng Chính sách * Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được hiểu
  7. 5 “ Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc s dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội”.[7,tr.2] 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đối với cho vay đối tượng chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Do đó, tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò quan trọng đối với đối tượng chính sách. 1.2 Hoạt động tín dụng đối với đối tƣợng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng Chính sách “Hoạt động tín dụng đối với đối tượng chính sách được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối với hộ chính sách, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế, xã hội.”[7,tr.5] Như vậy, về bản chất, hoạt động tín dụng ngân hàng đối với đối tượng Chính sách là: - Thoả mãn nhu cầu vay vốn cần thiết của đối tượng Chính sách, dễ dàng trong tiếp cận và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả, giúp đối tượng Chính sách có vốn làm ăn. - Đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo - Góp phần tăng trưởng kinh tế 1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng đối với cho vay đối
  8. 6 tượng Chính sách 1.2.2.1 Các ch tiêu định tính Là hệ thống các ch tiêu phản ánh tính chất của hiện tượng mà không lượng hoá được bằng con số cụ thể. Nhóm ch tiêu định tính bao gồm: * Sự tuân thủ các quy định * Mức độ thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng Là hệ thống các ch tiêu phản ánh tính chất của hiện tượng có thể đo lường và hệ thống hoá bằng con số cụ thể. - Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Tổng nợ quá hạn cho vay đối Tỷ lệ nợ quá hạn tƣợng chính sách hộ nghèo cho vay đối tƣợng = x 100% Tổng dƣ nợ đối tƣợng chính sách chính sách (%) hộ nghèo - Hiệu quả tín dụng của đối tượng chính sách hộ nghèo (1). Hiệu quả kinh tế a. Về phía Đối tƣợng chính sách - Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với đối tượng chính sách được thể hiện ở doanh số vay, thu nợ đến hạn, thu lãi đạt tỷ lệ cao. - Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những ch tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với các đối tượng chính sách. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng lao động thương binh và xã hội huyện, thị, thành phố lập hàng năm.
  9. 7 Tỷ lệ đối tƣợng Tổng số hộ chính sách đƣợc vay vốn chính sách nghèo = X 100% Tổng số chính sách trong danh sách đƣợc vay vốn b. Về phía Ngân hàng CSXH Ngân hàng CSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động tín dụng có thực sự hiệu quả hay không là biểu hiện qua các yếu tố. (2). Hiệu quả xã hội a. Đối với đối tƣợng chính sách. - Thông qua chính sách cho vay, đã mang đến việc làm, nguồn vốn tạo việc làm cho gia đình, mang lại lợi ích kinh tế đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời tạo cho người dân có niềm tin tuyệt đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. b. Đối với ngân hàng chính sách xã hội - Trường hợp hiệu quả tín dụng của NHCSXH được nâng lên, thì không ch các đối tượng chính sách được hỗ trợ, mà ngân hàng CSXH còn thực hiện các khoản vay thương mại trong chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ đối với từng địa phương. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng chính sách 1.2.3.1 Các nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên - Nhân tố xã hội - Về kinh tế - Các điều kiện khác như: Điện, đường, trường, trạm cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng chính sách. - Về các chính sách của nhà nước
  10. 8 - Bản thân đối tượng Chính sách 1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan Đây là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các khía cạnh khác nhau của chất lượng. - Chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chính sách tín dụng - Mô hình tổ chức quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội - Phẩm chất và trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng - Kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng 1.2.4 Sự cần thiết phát triển tín dụng chính sách đối với cho vay đối tƣợng chính sách - Phát triển hoạt động tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội - Phát triển hoạt động tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và nâng cao uy tín của quốc gia. - Phát triển tín dụng giúp đối tượng Chính sách hộ nghèo phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, thu được lợi nhuận từ đó vươn lên thoát nghèo. 1.2.5 So sánh hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội với tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Trước đây, NHNo và PTNT được giao nhiệm vụ làm đầu mối tín dụng Chính sách của Nhà nước. Các ngân hàng này vừa hoạt động kinh doanh vừa thực hiện hoạt động công ích. Tuy nhiên, kể từ năm 2003 hoạt động tín dụng chính sách và hoạt động kinh doanh đã tách bạch ra khỏi các ngân hàng này.
  11. 9 1.3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển tín dụng đối với cho vay đối tƣợng chính sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng chính sách hộ nghèo 1.3.1.1 Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng Grameen (Bangladesh) Bangladesh là một quốc gia mà nền nông nghiệp bị lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000 km2, dân số khoảng 120 triệu người, thuộc một trong những nước nghèo nhất thế giới; trong đó có 80% dân số sinh sống ở nông thôn, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn. Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu ch có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập 1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ những bài học của các nước bạn ta đúc rút ra được kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng cho đối tượng chính sách đã đưa ra được bài học kinh nghiệm đối với nước ta. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY ĐỐI TƢỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH 2.1 Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch- sự hình thành và phát triển 2.1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Bố Trạch là một huyện lớn nằm ở phía Bắc t nh Quảng Bình, nằm trải dài từ tọa độ 17042’ đến 17059’ vĩ Bắc, với diện tích tự
  12. 10 nhiên hơn 612 km2, tổng dân số gần 199 ngàn người, mật độ dân số bình quân khoảng 325 người/km2. Trong tổng diện tích 612 km2 có trên 10.000 ha đất nông nghiệp, 29.000 ha đất lâm nghiệp, 3.000 ha đất chuyên dùng, 11.225 ha đất chưa s dụng. Huyện Bố Trạch có 30 xã, các vùng nói trên có đặc điểm riêng và chênh lệch về: mức sống, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.... 2.1.1.2 Thực trạng đói nghèo tại huyện Bố Trạch Bố Trạch vẫn còn là một huyện nghèo. Các đối tượng chính sách, hộ nghèo trên địa bàn huyện còn khá lớn, lao động thiếu việc làm còn nhiều, hiệu quả của chương trình giảm nghèo- GQVL thiếu tính bền vững. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống nhân dân, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động vốn tín dụng. Năm 2018, số hộ thuộc đối tượng chính sách hộ nghèo toàn huyện là 3.102 hộ, chiếm 10.83% số hộ. Qua khảo sát điều tra hàng năm, trong 10 năm qua các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 11.379 hộ thoát nghèo, 7.039 Chính sách được cải thiện đời sống, 10.492 hộ chuyển biến nhận thức và cách thức làm ăn, 30.158 lao động tạo được việc làm mới nhờ vốn vay các chương trình tín dụng; 9.125 sinh viên được vay vốn phục vụ học tập, xây dựng được 6.069 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.
  13. 11 2.1.2 Ngân hàng CSXH Huyện Bố Trạch - Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHCSXH Huyện Bố Trạch, t nh Quảng Bình NHCSXHhuyện Bố Trạch được thành lập theo Quyết định số 352/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/6/2003 theo quy chế tổ chức và hoạt động được HĐQT ban hành tại Quyết định số 703/QĐ-HĐQT ngày 15/5/2003. Các bộ phận của NHCSXH huyện Bố Trạch bao gồm: a. Bộ phận quản trị - Ban đại diện Hội đồng quản trị- Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện có 39 người. b. Bộ phận điều hành tác nghiệp Biên chế bộ máy hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch đến cuối năm 2018 có 15 người, bao gồm: - Tại NHCSXHhuyện Bố Trạch, Ban Giám đốc gồm 02 người: Giám đốc, 01 Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm ký phê duyệt tất cả các hóa đơn chứng từ, văn bản phát sinh trong quá trình hoạt động, có quyền quy định nội quy và x lý những cá nhân vi phạm nội quy đó. - Các Tổ nghiệp vụ gồm: Tổ Kế toán- ngân quỹ; Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng + Tổ Kế toán- Ngân quỹ có 5 thành viên + Tổ kế hoạch nghiệp vụ có 8 thành viên
  14. 12 Ngoài ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng vay vốn, hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch có 30 điểm giao dịch tại xã đóng tại 30 xã trên toàn huyện. 2.1.2.2 Kết quả hoạt động của NHCSXH Huyện Bố Trạch Những năm qua NHCSXH đã triển khai và hoàn thành tốt các mảng sau: Hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ, tin học… - Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2018 tổng nguồn vốn đạt 473.204triệu đồng, tăng 124.856 triệu đồng, gấp 3,79 so với năm 2017. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn TW chiếm 97,1%; nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm 2,9%. Vốn trung ương: Năm 2015 nguồn vốn cho vay được trung ương cấp là 267.755 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99.3% tổng nguồn. Nguồn vốn huy động từ trong các đối tương chính sách năm 2018 là 13.723 triệu, chiếm 2.7% tổng nguồn vốn. 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Bố Trạch 2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay đối với đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Bố Trạch Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của Ngân hàng Chính sách xã hội, hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2015- 2018 đã có sự tăng trưởng cao, từ 3 chương trình nhận bàn giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2018 đã hoàn thành 6 chương trình tín dụng. * Chƣơng trình cho vay đối tƣợng chính sách * Chƣơng trình cho vay GQVL * Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn * Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
  15. 13 * Chƣơng trình cho vay NSVS&MT * Chƣơng trình cho vay hộ nghèo làm nhà ở 2.2.2 Thực trạng cơ chế cho vay đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch - Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên). - Đến ngày 31/12/2018 tổng dư nợ uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội 406,432 tỷ đồng. Cụ thể: Bảng 2.3. Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch Đơn vị: Triệu đồng. SỐ TỔ DƢ NỢ TÊN ĐƠN VỊ TK&VV TT TỔNG DƢ NỢ QUÁ NHẬN UỶ THÁC ĐANG QUẢN NỢ HẠN LÝ 1 Hội Nông dân 157 131,097 397,2 2 Hội Phụ nữ 169 176,176 253,6 3 Hội Cựu chiến binh 63 66,197 28,3 4 Đoàn thanh niên 27 32,962 84,9 Tổng cộng 416 406.432 764 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch) 2.2.3 Mục đích và cách thức cho vay đối với đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch - Mục đích vay của hộ gia đình chủ yếu cho chăn nuôi như: nuôi heo, nuôi cá rô, nuôi vịt... Bên cạnh đó, một số hộ dùng tiền vay trang trải chi phí học tập cho con cái, cải tạo vườn cây ăn trái,
  16. 14 xuất khẩu lao động... - Cách thức cho vay: Phương thức cấp vốn tín dụng cho đối tượng chính sách người nghèo với phương châm giải ngân trực tiếp đến tận tay người nghèo thông qua hội đoàn thể, tổ nhóm TK&VV cũng là một đặc thù của Ngân hàng CSXH. 2.2.4 Về lãi suất, mức cho vay và thời hạn cho vay đối với đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch - Lãi suất: Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Lãi suất NQH bằng 130% lãi suất cho vay. + Từ 01/1/2018 đến nay: Lãi suất cho vay 6% năm - Mức cho vay: Hiện nay đối tượng chính sách hộ nghèo được vay vốn với mức cho vay 100 triệu đồng/hộ. - Thời hạn cho vay: Đến nay áp dụng thời hạn cho vay tối đa đối với loại cho vay ngắn hạn, trung hạn theo quy định chung của Thống đốc NHNN. 2.2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dƣ nợ đối với cho vay đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn từ 2015 – 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2015 2016 2017 2018 Dƣ nợ 145.194 153.149 168.343 176.000 Nợ quá hạn 1.005 1.503 1.559 764 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư 0.69% 0.98% 0.93% 0.43% nợ Chính sách (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch)
  17. 15 Tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng có xu hướng giảm so với năm 2018. Lý do trong những năm vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước còn có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, tỷ lệ lạm phát cao, ngân hàng nhà nước đưa ra các chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao, Chính sách đến hạn cùng một thời điểm nên làm tỷ lệ quá hạn trong năm tăng đột biến. 2.2.6 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đối tại NHCSXH huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Với một số thống kê nợ xấu như sau: Có tổng số NQH cho vayđối tượng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Bố Trạch đến 31/12/2018 là 764 triệu đồng chiếm 0.43% tổng dư nợ Chính sách. Trong đó nợ xóa là 635 triệu và nợ khoanh 160 triệu thì số nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội là 412 tỷ đồng, chiếm 0.89% tổng dư nợ. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cho vay đối tƣợng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Bố Trạch 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc về hoạt động tín dụng cho vay đối tƣợng chính sách 2.3.1.1. Hiệu quả về kinh tế Trong suốt 15 năm hoạt động với số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng từ nguồn vốn góp của NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức khác của Nhà nước. Theo kết quả báo cáo và số liệu thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bố Trạch, sau 15 năm hoạt động đã góp phần giúp 644 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói theo chuẩn mực của Bộ LĐ-TB&XH và hàng trăm ngàn hộ khác đang vươn lên thoát khỏi nghèo đói trong vài chu kỳ sản xuất tới.
  18. 16 2.3.1.2. Hiệu quả về mặt Xã hội Nói tóm lại từ thực tế chúng ta có thể thấy hoạt động của NHCSXH thực sự mang lại hiệu quả thiết thực khẳng định sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo. 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế về hoạt động tín dụng cho vay đối tƣợng chính sách 2.3.2.1. Về tổ chức * Hội, đoàn thể * Đối với UBND cấp xã * Hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện 2.3.2.2. Về chính sách huy động vốn Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động với phương châm không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải tự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn, vậy nên còn hạn chế. Huy động tiết kiệm của tổ viên thông qua Tổ TK&VV chưa triển khai mạnh ở các Tổ đã hoàn thành việc củng cố và được xếp loại khá, loại tốt, số dư tiết kiệm đạt thấp. 2.3.2.3. Về đối tượng vay vốn Đối tượng cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội là hộ đói nghèo theo quy định của bộ LĐTB&XH, tuy nhiên phải là đối tượng chính sách cần nguồn vốn sản xuất nhưng vẫn còn sức lao động. - Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp. - Tỷ lệ đối tượng chính sách được vay chưa cao. - Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh.
  19. 17 2.3.3 Nguyên nhân a) Đối với xã, Tổ TK&VV, người vay và Hội đoàn thể - Tại một số địa phương sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của NHCSXH còn hạn chế, một số công đoạn ủy thác của các tổ chức nhận ủy thác đối với Ngân hàng Chính sách xã hội chưa làm hết trách nhiệm. b) Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Bố Trạch - Cán bộ Ngân hàng triển khai Quy trình nghiệp vụ Trung ương ban hành còn chưa bài bản. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI TƢỢNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH 3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động tín dụng đối với cho vay đối tƣợng Chính sách tại NHCSXHhuyện Bố Trạch - Hàng năm, nâng nguồn vốn tăng so với năm trước 15- 20% và dư nợ cho vay Chính sách tăng 15%, phấn đấu đến năm 2019 nguồn vốn đạt 10.000 tỷ đồng và dư nợ cho vay Chính sách đến 31/12/2019 là 200.000 triệu đồng tăng gấp hơn 2 lần so với dư nợ 31/12/2018. Ch tiêu cụ thể như sau:
  20. 18 Bảng 3.1: Định hƣớng của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (2015-2019) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1. Nguồn vốn 250.384 287.198 8.200 9.100 10.000 2. Dư nợ 145.194 153.149 168.343 176.000 200.000 3. Số hộ dư nợ 13.253 12.042 12.376 14.050 15.068 Nguồn:Báo cáo của NHCSXH huyện Bố Trạch 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động chất lƣợng tín dụng cho vay đối tƣợng Chính sách tại NHCSXH huyện Bố Trạch 3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ. * Công tác chỉ đạo điều hành: - Thực hiện tốt việc phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong Ban Giám đốc; phân công cán bộ lãnh đạo theo dõi, ch đạo các hoạt động cụ thể của PGD. - Thực hiện tốt công tác giao ban báo cáo của cán bộ PGD, cũng như công tác giao ban cán bộ chủ chốt Hội sở t nh. * Năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ: * Củng cố về hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Bố Trạch và Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã * Tăng cường công tác tham mưu và phối kết hợp với các bên liên quan * Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phương, Tổ TK&VV và tổ chức Hội đoàn thể bằng nhiều hình thức 3.2.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức tại NHCSXH huyện Bố Trạch Để hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội được thông suốt, hiệu quả thì việc đầu tiên là bộ máy tổ chức đã được sắp xếp một cách khoa học từ Trung ương đến địa phương, NHCSXH đã chú trọng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2