TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
<br />
NGUYỄN THANH THỦY<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT<br />
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY CỔ<br />
PHẦN SƠN HẢI PHÒNG<br />
S<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
HÀ NỘI – 2013<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, nhân lực đóng vai trò quan<br />
trọng cho sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp. Muốn phát triển nhanh và<br />
bền vững, doanh nghiệp phải tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và có chính<br />
sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó. Việc quản lý và sử dụng đúng nguồn nhân<br />
lực sau khi đã được đào tạo phù hợp với năng lực của mỗi người cho các công việc<br />
cụ thể là nhân tố quyết định dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Do vậy, việc đào<br />
tạo và phát triển đội ngũ lao động nói chung, và đội ngũ lao động trong các doanh<br />
nghiệp nhà nước của Việt Nam nói riêng lại càng được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào<br />
hết, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ASEAN, AFTA và WTO, các<br />
doanh nghiệp (DN) không chỉ phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà còn<br />
phải cạnh tranh với nhiều công ty nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị<br />
trường. Để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát<br />
triển nguồn nhân lực là điều tất yếu.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, qua tìm hiểu tại Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng tôi đã<br />
chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty cổ<br />
phần Sơn Hải Phòng” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của mình.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau:<br />
- Hệ thống một số lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân<br />
lực của Công ty.<br />
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn<br />
nhân lực của Công ty trong thời gian tới.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về không gian: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng<br />
+ Về thời gian: sử dụng số liệu phân tích thuộc giai đoạn 2007-2012, các giải<br />
pháp đề xuất cho giai đoạn 2013-2017<br />
<br />
ii<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng<br />
hợp, đối chiếu, so sánh từ các nguồn dữ liệu thu thập được.<br />
* Phương pháp thu thập số liệu<br />
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như giáo trình, tài liệu tham khảo,<br />
các ấn phẩm đã công bố trên các tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu khoa<br />
học có liên quan, các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty<br />
cổ phần Sơn Hải Phòng và các tài liệu cơ cấu bộ máy tổ chức… được thu thập từ<br />
nhiều phòng ban khác nhau trong công ty; các thông tin thu thập bên ngoài như trên<br />
tạp chí điện tử…được ghi chú chi tiết trong luận văn.<br />
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi: lập bảng hỏi<br />
phỏng vấn công nhân viên công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.<br />
* Phương pháp xử lý số liệu<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật thống kê: phân tích, đánh<br />
giá. Thiết lập các bảng số liệu, các biểu mẫu, sơ đồ biểu đồ trong nghiên cứu.<br />
Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết<br />
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu<br />
gồm 4 chương:<br />
- Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu<br />
- Chương II: Lý luận cơ cở về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong<br />
doanh nghiệp.<br />
- Chương III: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân<br />
lực ở công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.<br />
- Chương IV: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển<br />
nguồn nhân lực ở công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.<br />
Sau đây tác giả xin trình bày tóm tắt nội dung các chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu<br />
Trong chương này, tác giả đã nêu một số các đề tài nghiên cứu khoa học<br />
cấp bộ, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, bài báo khoa học… cũng trình bày về<br />
<br />
iii<br />
<br />
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra nội dung<br />
nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn.<br />
Chương 2: Lý luận cơ sở về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong<br />
doanh nghiệp.<br />
Trong chương này tác giả đã trình bày một số vấn đề sau:<br />
Thứ nhất tác giả đã trình bày khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân<br />
lực, nêu lên sự khác biệt giữa đào tạo và phát triển. Đào tạo được hiểu là các hoạt<br />
động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức<br />
năng, nhiệm vụ của mình. Nó chính là quá trình học tập làm cho người lao động<br />
nắm vững hơn về công việc, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực<br />
hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra<br />
khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những<br />
công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. Đào tạo và<br />
phát triển nguồn nhân lực đều có mục đích giúp người lao động tiếp thu cao kiến<br />
thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm hay hành vi, đều sử dụng<br />
những phương pháp tương tự nhằm tác động lên quá trình học tập. Đào tạo nhân lực<br />
là nền tảng để phát triển nhân lực.<br />
Thứ hai là nêu lên vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối<br />
với sự phát triển của doanh nghiệp bao gồm vai trò đối với doanh nghiệp và vai<br />
trò đối với người lao động.<br />
Thứ 3 tác giả nêu nội dung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao<br />
gồm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Nêu lên công tác triển khai<br />
thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển gồm 7 bước: Xác định nhu cầu đào<br />
tạo, xác định mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, xây dựng các khung<br />
chương trình lựa chọn phương pháp đào tạo, lựa chọn và đào tạo giảng viên, dự<br />
tính chi phí đào tạo, thực hiện đào tạo và đánh giá sau đào tạo.<br />
Thứ 4 tác giả nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát<br />
triển nguồn nhân lực, gồm các nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài (chính<br />
<br />
iv<br />
<br />
sách vĩ mô và sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế trong đào tạo và phát<br />
triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ<br />
phát triển kinh doanh, đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề, thị trường lao<br />
động), các nhóm nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp (chính sách, chiến<br />
lược/kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tăng trưởng, sự đổi mới, công nghệ mới<br />
của doanh nghiệp, quan điểm, nhận thức tích cực của chủ doanh nghiệp về phát<br />
triển nguồn nhân lực, khả năng tài chính, bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực, cơ<br />
sở thông tin quản lý nguồn nhân lực và các nhóm nhân tố thuộc về người lao động.<br />
Chương 3: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn<br />
nhân lực ở công ty cổ phần Sơn Hải Phòng.<br />
Trước khi phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực<br />
tại công ty tác giả đã giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Sơn Hải Phòng với<br />
ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất sơn tàu biển, sơn bảo vệ chống ăn mòn,<br />
sơn tấm lợp, sơn sàn công nghiệp, sơn trang trí… Nhìn chung từ năm 2007 đến năm<br />
2009 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận sau<br />
thuế đều tăng, đến năm 2010, 2011 tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của<br />
chi phí làm lợi nhuận sau thuế giảm. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
của Công ty ngày càng khó khăn. Tuy nhiên công ty vẫn rất coi trọng và thực hiện đầy<br />
đủ nghĩa vụ đối với nhà nước thể hiện qua việc đóng góp cho Ngân sách nhà nước<br />
hàng năm cũng tăng lên (thể hiện ở biểu đồ 3.2)<br />
Về công tác xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân lực:<br />
Công ty chưa đặt nội dung xây dựng kế họach và chiến lược phát triển nguồn nhân<br />
lực thành một công tác quan trọng hàng đầu, chưa có tuyên bố sứ mệnh cũng như<br />
chưa có một chiến lược kinh doanh dài hạn chính thức làm xuất phát điểm cho chíến<br />
lược phát triển nguồn nhân lực, do vậy càng không thể nói đến sự phù hợp của chiến<br />
lược quản lý nguồn nhân lực và chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với<br />
chiến lược kinh doanh<br />
Về công tác xác định nhu cầu đào tạo: Công tác đào tạo của Công ty cổ phần<br />
Sơn Hải Phòng ít thực hiện theo trình tự 4 bước, đối với bộ phận nhân viên kinh<br />
<br />