intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu và hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế; Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, tháng 10/2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG -------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội, tháng 10/2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Thanh Huyền
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn của Tôi đạt được kết quả tốt đẹp và hoàn thành đứng theo quy định của cơ quan chức năng. Tôi đã nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với tình cảm chân thành và sâu sắc, cho phép tôi được bay tỏ lòng biết ơn trân trọng đến tất cả các tập thể, cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn Hội đồng quản lý nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô khoa Quản Trị kinh doanh - Trường Đại học Phương Đông lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cám ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dậy dỗ, hướng dẫn tân tình chu đáo của các Thầy cô, đến nay Tôi đã hoàn thành luận văn, đề tài: “Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Làm Công Tác Thanh Kiểm Tra Tại Cục Thuế Thành Phố Hà Nội". Đặc biệt tôi xin gửi cám ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy giáo - TS Nguyễn Mạnh Hùng đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Phương Đông, các khoa, các phòng ban chức năng chuyên môn đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Bên canh đó không thể không nhắc tới cám ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em phòng Tổ chức cán bộ của công ty đã tạo mọi điều kiên cho Tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Vơi điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế và sự biến thiên của ngoại cảnh, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để Tôi có điều kiện bổ sung, hoàn thiện nâng cao năng lực của bản thân. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Huyền
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 1.1. Lý luận về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh, kiểm tra thuế 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế 1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực ngành thuế 1.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.3.1 Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý 1.3.2 Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghiệp vụ 1.3.3 Tiêu chí đạo đức công vụ 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.4.1 Các nhân tố vĩ mô 1.4.2 Các nhân tố vi mô 1.5. Một số kinh nghiệm nâng cáo chất lượng nhân lực làm công tác TKT của cơ quan liên quan 1.5.1 Về tổ chức bộ máy thanh tra viên 1.5.2. Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra 1.5.3. Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế 1.5.4.Về chiến lược xử lý rủi ro 1.5.5 Về kiểm soát chất lượng thanh tra 1.5.6 Về thời gian thanh tra CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hà Nội 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế Hà Nội 2.1.2. Bộ máy thanh kiểm tra thuế của Cục thuế TP Hà Nội 2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Cục Thuế TP Hà Nội 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục thuế TP Hà Nội 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội. 2.2.1.1 Về số lượng 2.2.1.2 Về cơ cấu tổ chức
  6. 2.2.1.3 Về cơ cấu theo độ tuổi 2.2.1.4 Về cơ cấu theo giới tính 2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP. Hà Nội. 2.2.2.1 Về trình độ chuyên môn 2.2.2.2 Về trình độ lý luận chính trị 2.2.2.3 Về kỹ năng nghiệp vụ 2.2.2.4 Về trình độ ngoại ngữ, tin học 2.2.2.5 Về phẩm chất chính trị 2.2.2.6 Về phẩm chất đạo đức lối sống 2.2.2.7: Kết quả công tác thi đua, khen thưởng 2.3 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội. 2.3.1 Kết quả đạt được 2.3.2 Hạn chế, tồn tại 2.4 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT. 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 2.4.2 Nguyên nhân khách quan CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THANH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng CBCC tại Văn phòng Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2020-2030 3.1.1 Chiến lược cải cách ngành thuế giai đoạn 2020-2030 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội 3.1.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn công chức thuế. 3.1.2.2 Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ thanh kiểm tra 3.1.2.3 Không ngừng phát huy năng lực, cải tiến, sáng kiến trong công việc 3.1.2.4 Xây dựng trách nhiệm công vụ phục vụ NNT. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội 3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng quy trình công việc, tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác TKT của cán bộ 3.2.2 Giải pháp trong tuyển dụng, sắp xếp và bố trí CBCC làm công tác TKT 3.2.2.1 Tuyển dụng 3.2.2.2 Sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức theo năng lực 3.2.3 Thực hiện tốt công tác luân phiên, luân chuyển vị trí công tác, công việc 3.2.4 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nhân lực làm công tác TKT 3.2.4.1 Chú trọng thực hành trong đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác TKT. 3.2.4.2 Xây dựng kế hoạch tạo động lực kích thích CBCC rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
  7. 3.2.4.3 Thực hiện quy hoạch theo hướng động và mở 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy TKT thuế 3.2.5.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy các Phòng thuộc Cục Thuế 3.2.5.2 Thực hiện cơ chế quản lý, phân công và phân cấp quản lý CBCC nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực làm công tác TKT 3.2.6. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện công vụ của công chức làm công tác TKT thuế. 3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác TKT thuế 3.2.8 Giải pháp khuyến khích về vật chất và nâng cao đời sống tinh thần của công chức làm công tác TKT thuế 3.2.8.1. Khuyến khích về vật chất. 3.2.8.2.Khuyến khích về tinh thần: 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với một số cơ quan Nhà nước 3.3.2. Kiến nghị với Cục thuế Hà Nội KẾT LUẬN CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ 1.1. Lý luận về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh, kiểm tra thuế 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế 1.2.1 Đặc điểm chung nguồn nhân lực ngành thuế 1.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.3.1 Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý 1.3.2 Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghiệp vụ 1.3.3 Tiêu chí đạo đức công vụ 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.4.1 Các nhân tố vĩ mô 1.4.2 Các nhân tố vi mô 1.5. Một số kinh nghiệm nâng cáo chất lượng nhân lực làm công tác TKT của cơ quan liên quan 1.5.1 Về tổ chức bộ máy thanh tra viên 1.5.2. Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra 1.5.3. Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế 1.5.4.Về chiến lược xử lý rủi ro 1.5.5 Về kiểm soát chất lượng thanh tra 1.5.6 Về thời gian thanh tra
  8. CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hà Nội 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế Hà Nội 2.1.2. Bộ máy thanh kiểm tra thuế của Cục thuế TP Hà Nội 2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Cục Thuế TP Hà Nội 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục thuế TP Hà Nội 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội. 2.2.1.1 Về số lượng 2.2.1.2 Về cơ cấu tổ chức 2.2.1.3 Về cơ cấu theo độ tuổi 2.2.1.4 Về cơ cấu theo giới tính 2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP. Hà Nội. 2.2.2.1 Về trình độ chuyên môn 2.2.2.2 Về trình độ lý luận chính trị 2.2.2.3 Về kỹ năng nghiệp vụ 2.2.2.4 Về trình độ ngoại ngữ, tin học 2.2.2.5 Về phẩm chất chính trị 2.2.2.6 Về phẩm chất đạo đức lối sống 2.2.2.7: Kết quả công tác thi đua, khen thưởng 2.3 Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội. 2.3.1 Kết quả đạt được 2.3.2 Hạn chế, tồn tại 2.4 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT. 2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 2.4.2 Nguyên nhân khách quan CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THANH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng CBCC tại Văn phòng Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2020-2030 3.1.1 Chiến lược cải cách ngành thuế giai đoạn 2020-2030 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội 3.1.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn công chức thuế. 3.1.2.2 Nâng cao tinh thần làm chủ của cán bộ thanh kiểm tra 3.1.2.3 Không ngừng phát huy năng lực, cải tiến, sáng kiến trong công việc 3.1.2.4 Xây dựng trách nhiệm công vụ phục vụ NNT. 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội
  9. 3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng quy trình công việc, tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác TKT của cán bộ 3.2.2 Giải pháp trong tuyển dụng, sắp xếp và bố trí CBCC làm công tác TKT 3.2.2.1 Tuyển dụng 3.2.2.2 Sắp xếp và bố trí cán bộ, công chức theo năng lực 3.2.3 Thực hiện tốt công tác luân phiên, luân chuyển vị trí công tác, công việc 3.2.4 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch nhân lực làm công tác TKT 3.2.4.1 Chú trọng thực hành trong đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác TKT. 3.2.4.2 Xây dựng kế hoạch tạo động lực kích thích CBCC rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 3.2.4.3 Thực hiện quy hoạch theo hướng động và mở 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy TKT thuế 3.2.5.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy các Phòng thuộc Cục Thuế 3.2.5.2 Thực hiện cơ chế quản lý, phân công và phân cấp quản lý CBCC nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực làm công tác TKT 3.2.6. Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện công vụ của công chức làm công tác TKT thuế. 3.2.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác TKT thuế 3.2.8 Giải pháp khuyến khích về vật chất và nâng cao đời sống tinh thần của công chức làm công tác TKT thuế 3.2.8.1. Khuyến khích về vật chất. 3.2.8.2.Khuyến khích về tinh thần: 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với một số cơ quan Nhà nước 3.3.2. Kiến nghị với Cục thuế Hà Nội KẾT LUẬN
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NNT: Người nộp thuế CBCC: Cán bộ công chức NNL: Nguồn nhân lực TKT: Thanh kiểm tra CQT: Cơ quan thuế NSNN: Ngân sách nhà nước
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN năm 2016-2020 do Cục Thuế TP Hà Nội quản lý Bảng 2.2: Kết quả thanh kiểm tra tại trụ sở NNT của Cục Thuế Hà Nội năm 2016-2020 Bảng 2.3: Số lượng CBCC làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2016-2020 Bảng 2.4: Cơ cấu tổ chức CBCC tại các Phòng thanh tra, Phòng kiểm tra ngày 31/3/2019 Bảng 2.5: Cơ cấu tổ chức CBCC tại các Phòng thanh tra kiểm tra sau ngày 01/4/2019 Bảng 2.6: Cơ cấu độ tuổi của CBCC làm công tác thanh tra giai đoạn từ 2016 – 2020 Bảng 2.7: Cơ cấu về giới tính của CBCC làm công tác thanh kiểm tra tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn từ 2016-2020 Bảng 2.8. Trình độ chuyên môn CBCC làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2019- 2020 Bảng 2.9: Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBCC làm công tác thanh tra tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2016-2020 Bảng 2.10: Kết quả khen thưởng CBCC làm công tác TKT qua các năm DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức các Phòng thanh tra kiểm tra trong bộ máy tổ chức Văn phòng Cục thuế Hà Nội hiện nay
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu từ thuế vào Ngân sách, đảm bảo cho Nhà nước có một nguồn thu ổn định và đáp ứng được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thì Nhà nước phải tổ chức quản lý thuế, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra thuế là một chức năng hàng đầu của ngành thuế, đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra là nhân lực trực tiếp đóng góp vào việc thực hiện dự toán thu Ngân sách của ngành Thuế. Chức năng thanh tra, kiểm tra thuế có nhiệm vụ đôn đốc NNT nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế của NNT giúp phát hiện kịp thời các hành vi kê khai sai, khai thiếu, trốn thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của cộng đồng và chống thất thu thuế. Cơ chế quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay là người nộp thuế (NTT) tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát. Theo đó, NNT tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan quản lý thuế tập trung thực hiện các chức năng tuyên truyền, hỗ trợ NNT và kiểm tra, giám sát NNT. Tuy nhiên, ngày nay nền kinh tế phát triển và sự thông thoáng về cơ chế chính sách dẫn đến số lượng NNT tăng lên nhanh chóng, cùng với sự hiểu biết sâu rộng hơn về pháp luật thì khả năng, thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của NNT càng tinh vi, phức tạp hơn. Do vậy, yêu cầu đối với bộ phận cán bộ làm công tác TKT thuế ngày càng cao hơn để đồng hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Cục Thuế Hà Nội là một trong hai Cục Thuế lớn nhất cả nước, từ năm 2015 đến nay đóng góp khoảng một phần tư Ngân sách nhà nước hàng năm. Số lượng doanh nghiệp của Cục Thuế TP Hà Nội hiện nay lớn nhất cả nước trong khi số lượng cán bộ làm công tác TKT có hạn. Do vậy việc “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu và hệ thống hoá các cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế. - Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội. - Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  13. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội. - Phạm vi về không gian: Luận văn sẽ phân tích số liệu liên quan đến bộ phận CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra tại các Phòng Thanh tra, Kiểm tra tại Cục Thuế Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Phân tích số liệu từ năm 2016 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp biên chứng duy vật; duy vật lịch sử; Phương pháp định tính, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, thu thập thông tin, đối chiếu, đánh giá, đồng thời vận dụng các kiến thức của các môn học về quản lý nhà nước và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tại Cục thuế Hà Nội để giải quyết những vấn đề đặt ra. 5. Tổng quan các kết quả nghiên cứu Từ khi nước ta chuyển đổi từ mô mình kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước thì nâng cao chất lượng CBCC, đặc biệt là CBCC ngành thuế là đề tài được đề cập đến nhiều trong các hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý thực tiễn. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau: - Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Ánh (2018) về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh. - Luận văn của tác giả Nguyễn Thúy Hằng (2016) về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Thuế TP Hà Nội. - Luận văn của tác giả Lê Quốc Khánh (2014) về nâng cáo chất lượng nguồn CBCC tại văn phòng cục thuế TP Hà Nội. Đến nay ở Văn phòng Cục thuế Hà Nội chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh kiểm tra tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội” mang nhiều ý nghĩa thực tiễn công tác để nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu. 7. Nội dung bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh kiểm tra thuế. Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội.
  14. CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA THUẾ 1.1. Lý luận về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thanh, kiểm tra thuế 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực 1.1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một khái niệm mang tính tổng hợp các đặc tính về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động nói chung cả ở hiện tại và lương lai, là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương, tổ chức nào đó, có khả năng huy động vào quá trình phát triển KT-XH của đất nước hoặc một vùng, một địa phương, tổ chức cụ thể. 1.1.1.2. Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực. Nói cách khách là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội... của nguồn nhân lực. * Chất lượng nguồn nhân lực được xem xét qua các yếu tố sau: - Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực: - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực: - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực: 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa và mục tiêu của nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế 1.2.1 Đặc điểm chung nguồn nhân lực ngành thuế Nhân lực ngành thuế là toàn bộ CBCC công tác trong ngành thuế, bao gồm các cấp từ Tổng cục thuế; Cục Thuế cấp tỉnh, thành phố; Chi cục Thuế cấp quận, huyện, thị xã, khu vực. Cũng giống như CBCC nhà nước nói chung, CBCC ngành thuế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong các vị trị công tác khác nhau tại hệ thống cơ quan thuế (CQT) các cấp, trong biên chế và được hưởng lương từ NSNN. 1.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực làm công tác TKT thuế Thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng quan trọng hàng đầu trong CQT. Công tác TKT thuế bao gồm thanh tra thuế và kiểm tra thuế. Hoạt động TKT của CBCC tại các Phòng thanh tra, kiểm tra thuế đặc thù với các đặc điểm cơ bản: + Thứ nhất: Hoạt động TKT thuế có phạm vi rộng. + Thứ hai: TKT thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của NNT. + Thứ ba: TKT thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của CBCC thuế
  15. + Thứ tư: Hoạt động TKT được thực hiện theo một quy trình cụ thể. 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.3.1 Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị 1.3.2 Tiêu chí đánh giá kỹ năng nghiệp vụ 1.3.3 Tiêu chí đạo đức công vụ 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT 1.4.1 Các nhân tố vĩ mô Về xã hội và con người Về kinh tế Về khoa học và công nghệ: 1.4.2 Các nhân tố vi mô Đối tượng NNT theo địa bàn. Cơ sở vật chất của cơ quan thuế Chế độ đãi ngộ, ưu đãi 1.5. Một số kinh nghiệm nâng cáo chất lượng nhân lực làm công tác TKT của cơ quan liên quan Khảo sát kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy để nâng cao chất lượng công tác của thanh tra viên, các nước đổi mới toàn diện từ với bốn thành phần chủ yếu: Chiến lược, quy trình tác nghiệp, công nghệ và tổ chức nhân sự: 1.51 Về tổ chức bộ máy thanh tra viên 1.5.2. Công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra 1.5.3. Hiện đại hoá công tác thanh tra thuế 1.5.4.Về chiến lược xử lý rủi ro 1.5.5 Về kiểm soát chất lượng thanh tra 1.5.6 Về thời gian thanh tra * BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM: Tiểu kết Chương 1.
  16. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THANH KIỂM TRA TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Cục Thuế Thành phố Hà Nội 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế Thành phố Hà Nội Cuối năm 1959, hệ thống thu thuế của Thủ đô sát nhập nằm trong ngành tài chính. Năm 1983, Chi cục thuế công thương nghiệp được thành lập và ở các quận, huyện là phòng thuế công thương nghiệp để quản lý thu thuế công thương nghiệp đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp dịch vụ. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) ngành thuế Thủ đô đã được tổ chức lại theo hệ thống ngành dọc thống nhất trong cả nước. Tháng 10/1990 Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan thu ngân sách: Chi cục thuế công thương nghiệp, Chi cục thu quốc doanh, Phòng thuế nông nghiệp và Phòng thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương. Tháng 8/2008, sau khi sáp nhập Hà Nội, Hà Tây, một số xã của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình, đến nay số lượng CBCC tại Văn phòng Cục thuế thành phố Hà Nội đến thời điểm hiện tại là 731 cán bộ trên tổng số 3683 CBCC của ngành thuế toàn thành phố Hà Nội. 2.1.2. Bộ máy thanh kiểm tra thuế của Cục thuế TP Hà Nội Trước tháng 04/2020, bộ máy TKT của Cục Thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 10 phòng TKT, trong đó có 06 phòng kiểm tra thuế và 04 phòng thanh tra thuế. Từ sau tháng 04/2020, với tinh thần tinh gọn bộ máy tổ chức, Cục Thuế TP Hà Nội được tổ chức thành 21 phòng, gồm 10 phòng TKT (sát nhập bộ máy 04 phòng thanh tra và 06 phòng kiểm tra trước đây thành 10 phòng TKT thuế với 385 cán bộ làm công tác TKT.
  17. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức các Phòng thanh tra kiểm tra trong bộ máy tổ chức Văn phòng Cục thuế Hà Nội hiện nay CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG 10 PHÒNG 11 PHÒNG CHỨC THANH KIỂM NĂNG TRA PHÒNG QUẢN LÝ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TTKT SỐ VĂN PHÒNG CÁC KHOẢN THU TỪ 1 6 ĐẤT PHÒNG TUYÊN PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TỔ CHỨC TRUYỀN HỖ TRỢ 2 7 CÁN BỘ NNT PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG QUẢN TRỊ PHÒNG KÊ KHAI VÀ 3 8 TÀI VỤ, ẤN CHỈ KẾ TOÁN THUẾ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG KIỂM TRA PHÒNG QUẢN LÝ NỢ 4 9 NỘI BỘ THUẾ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG TTKT SỐ PHÒNG CÔNG NGHỆ PHÒNG DỰ TOÁN, 5 10 THÔNG TIN PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ THU KHÁC 2.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Cục Thuế TP Hà Nội Cục Thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN được giao hàng năm. Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN năm 2016-2020 do Cục Thuế TP Hà Nội quản lý như sau: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dự toán giao 152.130 187.662 218.282 245.788 260.421 Tổng thu NSNN 156.998 190.852 226.795 252.179 265.890 Tỷ lệ hoàn thành 103,20% 101,70% 103,90% 102,60% 102,10% Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội
  18. Để đạt được kết quả thu NSNN nói trên, ngoài đóng góp lớn công tác thực hiện dự toán thu ngân sách, còn có đóng góp không nhỏ của công tác TKT tại trụ sở NNT, cụ thể như Bảng 2: Bảng 2.2: Kết quả thanh kiểm tra tại trụ sở NNT của Cục Thuế Hà Nội năm 2016-2020: Đơn vị: tỷ đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I Số cuộc thanh kiểm tra 1.1 Dự toán giao 17.407 17.561 18.567 16.698 18.694 1.2 Thực hiện 18.800 18.000 20.052 18.702 19.573 1.3 Tỷ lệ hoàn thành 108% 102,50% 108% 112% 104,70% II Số tăng thu 2.1 Truy thu 3.500 3.300 4.679 3.711 9.071 2.2 Giảm lỗ 4.589 6.400 4.272 435,1 635,1 2.3 Giảm khấu trừ 5.120 5.987 183,4 7.089 4.089 Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục thuế TP Hà Nội 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội. 2.2.1.1 Về số lượng Số lượng CBCC làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội giai đoạn 2016-2020, xem Bảng 3: Bảng 2.3: Số lượng CBCC làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Đơn vị: người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng, gồm: 319 328 327 349 364 + Kiểm tra 172 177 180 349 364 + Thanh tra 147 151 147 Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, số lượng CBCC làm công tác TKT tại Cục Thuế Hà Nội hàng năm không có sự biến động lớn. 2.2.1.2 Về cơ cấu tổ chức - Trước ngày 01/4/2019: Nguồn nhân lực làm công tác TKT được tổ chức thành 02 nhóm phòng: 06 phòng kiểm tra và 04 phòng thanh tra. Trong đó, số lượng lãnh đạo cấp phòng (Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng) chiếm khoảng 12,2 % CBCC công tác tại các Phòng thanh tra và các Phòng kiểm tra, chi tiết ở Bảng 4. Bảng 2.4: Cơ cấu tổ chức CBCC tại các Phòng thanh tra, Phòng kiểm tra ngày 31/3/2019. Đơn vị: người TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tổng số CBCC 319 328 327 Tổng số lãnh đạo Phòng 40 40 40 Tỷ lệ lãnh đạo 12,5% 12,2% 12,2% 2 Tổng CBCC Phòng Kiểm tra 172 177 180 Tổng số LĐ Phòng Kiểm tra 24 24 24 Tỷ lệ lãnh đạo 14,0% 13,6% 13,3%
  19. 3 Tổng CBCC Phòng Thanh tra 147 151 147 Tổng số LĐ Phòng Thanh tra 16 16 16 Tỷ lệ lãnh đạo 10,9% 10,6% 10,9% Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Giai đoạn 2016-2019, cơ cấu lãnh đạo tại bộ phận TKT chiếm khoảng 12,2%, không có nhiều biến động. - Từ ngày 01/4/2019 đến nay: Cục Thuế Hà Nội được sát nhập từ 06 phòng kiểm tra, 04 phòng thanh tra thành 10 Phòng thanh kiểm tra với cơ cấu tổ chức ở Bảng 5: Bảng 2.5: Cơ cấu tổ chức CBCC tại các Phòng thanh tra kiểm tra sau ngày 01/4/2019. Đơn vị: người TT Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 1 Tổng số CBCC 349 364 1.1 Tổng số lãnh đạo cấp phòng 30 30 Tỷ lệ lãnh đạo cấp phòng 8,6% 8,24% Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Từ 01/4/2019 đến nay cơ cấu tổ chức cán bộ tại các Phòng thanh tra kiểm tra của Cục Thuế không có thay đổi về số lượng lãnh đạo, mỗi phòng 03 lãnh đạo, chiếm khoản 8,2-8,6% nhưng số lượng lãnh đạo giảm khoảng 4% (10 người) so với giai đoạn 2016-2018 do thay đổi cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng tinh giản bộ máy tổ chức. 2.2.1.3 Về cơ cấu theo độ tuổi Bảng 2.6: Cơ cấu độ tuổi của CBCC làm công tác thanh tra giai đoạn từ 2016 – 2020 Đơn vị: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TT Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Dưới 35 1 51 16,0 55 16,8 56 17,2 61 17,5 76 20,9 tuổi 35-50 2 233 73,0 241 73,5 235 71,8 236 67,6 236 64,8 tuổi Trên 50 3 35 11,0 32 9,8 36 11,0 52 14,9 52 14,3 tuổi Tổng 319 100 328 100 327 100 349 100 364 100 Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Trong các năm qua số lượng cán bộ trẻ có tuổi đời dưới 35 luôn được bổ sung hàng năm theo chiều hướng tăng. Số lượng cán bộ trong độ tuổi này tăng mạnh trong năm 2020 do số lượng cán bộ trẻ luân chuyển từ các phòng chức năng sang các Phòng thanh tra, kiểm tra thuế khi thay đổi tổ chức bộ máy Cục Thuế. Trong giai đoạn từ 2016-2020, số lượng cán bộ trên 50 tuổi không giảm về số lượng, phản ánh số lượng cán bộ có kinh nghiệm, thâm niên công tác trong bộ phận TKT của Cục Thuế ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng lực lượng TKT của Cục Thuế Hà Nội. 2.2.1.4 Về cơ cấu theo giới tính
  20. Bảng 2.7: Cơ cấu về giới tính của CBCC làm công tác thanh kiểm tra tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn từ 2016-2020 Đơn vị: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TT Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Tổng số 319 100 328 100 327 100 349 100 364 100 1 Nam 110 34,5 111 33,8 114 34,9 120 34,4 122 33,5 2 Nữ 209 65,5 217 66,2 213 65,1 229 65,6 242 66,5 Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Về cơ cấu giới tính, ở ngành Thuế nói chung và bộ phận TKT thuế tại Cục Thuế nói riêng thì số cán bộ nữ luôn cao hơn, thậm chí gấp đôi số lượng nam giới. Đây là đặc thù chung của ngành Tài chính. 2.2.2 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP. Hà Nội. 2.2.2.1 Về trình độ chuyên môn Về cơ bản, nguồn nhân lực làm công tác TKT tại Cục Thuế TP Hà Nội 5 năm qua 2016-2020 là nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ từ đại học trở lên (riêng năm 2016 chỉ có 02 người trình độ chuyên môn cao đẳng). Bảng 2.8. Trình độ chuyên môn CBCC làm công tác TKT tại Cục thuế Hà Nội giai đoạn 2019-2020. Đơn vị: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Tổng 319 100 328 100 327 100 349 100 364 100 Tiến sỹ 1 0,3 1 0,3 1 0,3 1 0,3 1 0,3 Thạc sỹ 60 18,8 65 19,8 70 21,4 85 24,4 103 28,3 Đại Học 258 80,9 262 79,9 256 78,3 263 75,4 261 71,7 Cao đẳng 2 0,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Nguồn: Cục Thuế TP. Hà Nội Hàng năm Cục thuế thành phố Hà Nội đều triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho năm sau. 2.2.2.2 Về trình độ lý luận chính trị Năm 2020, Bộ phận TKT của Cục Thuế Hà Nội có 76 cán bộ có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, trong đó: trung cấp: 42 người, cử nhân: 06 người, cao cấp: 23 người, xác nhận cao cấp và đang học hoàn chỉnh là: 04 người. Ngoài ra, còn 32 CBCC đang học nâng cao trình độ chính trị, trong đó: học cử nhân: 04 người, học cao cấp: 03 người; học trung cấp 25 người. 2.2.2.3 Về kỹ năng nghiệp vụ Cục Thuế TP. Hà Nội luôn là đơn vị được Tổng cục Thuế cũng như Bộ Tài chính đánh giá là đơn vị có đội ngũ cán bộ giỏi về kỹ năng nghiệp vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2