intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiết khấu đến doanh số bán hàng trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Trường hợp các trang web mua theo nhóm

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của các yếu tố trong chính sách chiết khấu đến doanh số bán hàng trong mô hình mua theo nhóm tại Việt Nam nhằm làm rõ các đặc trưng trong mô hình này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của chiết khấu đến doanh số bán hàng trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Trường hợp các trang web mua theo nhóm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> LÊ THỊ THU KHƢƠNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHIẾT KHẤU<br /> ĐẾN DOANH SỐ BÁN HÀNG TRONG THƢƠNG<br /> MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM: TRƢỜNG HỢP<br /> CÁC TRANG WEB MUA THEO NHÓM<br /> <br /> Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> Mã số: 60.34.01.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ QUANG TRÍ<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp<br /> Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày<br /> 21 tháng 8 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵn<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Một trong những đặc điểm chính của thương mại điện tử là có<br /> thể tạo ra các mô hình kinh doanh mới (Prahalad và Krishnan, 2008,<br /> trích trong (Turban, King, Lee và Liang, 2012). Mô hình mua theo<br /> nhóm (Groupon) là một trong số đó.<br /> Mô hình kinh doanh Groupon do Andrew Mason thành lập ở<br /> Chicago, Mỹ vào năm 2008. Groupon là mô hình phổ biến các hàng<br /> hóa và dịch vụ khuyến mãi với mức chiết khấu cao. Các mặt hàng<br /> trên Groupon được khuyến mãi từ 50% đến 90% trong một thời gian<br /> nhất định, với điều kiện số khách hàng cần phải đạt tới một lượng<br /> nhất định (tipping point)(Turban và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, hiện<br /> nay, nhiều hàng hóa và dịch vụ được bán với mức chiết khấu cao<br /> nhưng không cần một lượng mua quy định (Subramanian, 2012). Các<br /> Groupon đặc trưng với các deals. Deals là các phiếu giảm giá cho các<br /> hàng hóa và dịch vụ được bán với giá thấp hơn với giá bình thường<br /> (Ye, Wang, Aperjis, Huberman và Sandholm, 2011).<br /> Mô hình này xuất hiện và phát triển tại Việt Nam từ tháng<br /> 7/2010 (nguồn từ báo vnexpress.net). Đến nay không thể phủ nhận<br /> mô hình đã có sự phát triển nhanh chóng, dần trở thành một thói quen<br /> mua sắm của khách hàng khi có thể mua những sản phẩm, dịch vụ<br /> phù hợp với nhu cầu trong mức giá vừa phải. Tuy nhiên, các trang<br /> web mua theo nhóm hiện nay tại Việt Nam bán rất nhiều hàng hóa và<br /> dịch vụ với mức chiết khấu khác nhau (20%, 50%, 60%, 70%...)<br /> nhưng ảnh hưởng chiết khấu đến doanh số bán hàng còn chưa xác<br /> định.<br /> Groupon đặc trưng trong sử dụng công cụ chiết khấu để thúc<br /> đẩy doanh số bán hàng của các hàng hóa và dịch vụ. Chiết khấu là<br /> <br /> 2<br /> công cụ khuyến mãi xúc tiến bán phổ biến nhất và thường xuyên<br /> được thực hiện (Mir, 2012) và có hiệu quả trong việc gia tăng doanh<br /> số bán hàng (Smith và Sinha, 2000). Mà hiệu quả đến doanh số bán<br /> hàng của các công cụ khuyến mãi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố<br /> nhất định.<br /> Một số nghiên cứu trước đây trên Groupon đã xem xét ảnh<br /> hưởng của chiết khấu đến doanh số bán hàng qua việc phân tích mối<br /> quan hệ giữa doanh số bán hàng và các yếu tố của chiết khấu như<br /> nghiên cứu Ye, Wang, Aperjis, Huberman và Sandholm (2011) sử<br /> dụng số liệu tự thu được từ các trang web của Groupon, LivingSocial<br /> xem xét mối quan hệ trên và so sánh thời gian mua trên hai trang<br /> web. Nghiên cứu của Byers, Mitzenmacher và Zervas (2011) cũng sử<br /> dụng dữ liệu tương tự để phân tích mối quan hệ giữa doanh số bán<br /> hàng và các đặc điểm của các deals, bên cạnh đó nghiên cứu còn<br /> xem xét tác động của mạng xã hội. Nghiên cứu của Grandhi, Chugh<br /> và Wibowo (2015) chỉ xem xét mối quan hệ trên với vài yếu tố của<br /> chiết khấu. Nghiên cứu của Song, Parkz, Yoox và Jeon (2012) ngoài<br /> xem xét mối quan hệ trên còn tập trung phân tích thời gian mua và<br /> thực hiện các phiếu giảm giá. Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên<br /> cứu các sản phẩm dịch vụ, đa phần xem xét các chương trình chiết<br /> khấu trong 24h hoặc trong vài ngày và phải cần một lượng mua quy<br /> định để hưởng chiết khấu.<br /> Tuy nhiên, việc phân tích Groupon tại Việt Nam với một bối<br /> cảnh mới nơi mà mỗi deals không đòi hỏi một số lượng mua nhất<br /> định, thường có thời gian chiết khấu trong nhiều ngày (20, 23, 30, 33<br /> ngày..) và được bán ở nhiều giai đoạn (mỗi giai đoạn có thời gian<br /> chiết khấu giống hoặc khác nhau).<br /> <br /> 3<br /> Như vậy, việc xem xét ảnh hưởng của chiết khấu đến doanh số<br /> bán hàng trên các Groupon tại Việt Nam rất cần thiết để từ đó giúp<br /> cho nhà quản trị đưa ra các chính sách chiết khấu phù hợp giúp tăng<br /> doanh số và lợi nhuận. Nghiên cứu này ngoài xem xét mối quan hệ<br /> giữa doanh số bán hàng và các yếu tố của chiết khấu, còn tập trung<br /> xem xét trên cả hai nhóm hàng hóa và dịch vụ để tìm ra sự khác nhau<br /> giữa hai nhóm này. Thêm vào đó, nghiên cứu còn xem xét diễn biến<br /> doanh số hàng ngày ở cả hàng hóa và dịch vụ để xem xét thời gian<br /> mua hàng của khách hàng từ đó giúp các Groupon có thể đưa ra các<br /> chính sách hỗ trợ cho việc bán hàng.<br /> Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chiết khấu đến doanh số<br /> bán hàng trong thương mại điện tử tại Việt Nam: Trường hợp các<br /> trang web mua theo nhóm” xuất phát từ những cơ sở trên.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu này khám phá ảnh hưởng của các yếu tố trong<br /> chính sách chiết khấu đến doanh số bán hàng trong mô hình mua theo<br /> nhóm tại Việt Nam nhằm làm rõ các đặc trưng trong mô hình này.<br /> Nghiên cứu có các nội dung cụ thể sau:<br /> - Làm rõ mô hình mua theo nhóm trong hệ thống thương mại<br /> điện tử và các yếu tố của chiết khấu ảnh hưởng đến doanh số bán<br /> hàng.<br /> - Xây dựng và kiểm tra một mô hình ảnh hưởng của chiết khấu<br /> lên doanh số bán hàng trong mô hình mua theo nhóm.<br /> - Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp việc bán hàng trên các<br /> trang web mua theo nhóm tốt hơn.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chiết khấu trong thương<br /> mại điện tử tại Việt Nam: Trường hợp các trang web mua theo nhóm.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2