BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
---------------<br />
<br />
ĐOÀN THỊ LAN HƯƠNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG<br />
ĐẾN ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI<br />
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN<br />
DỆT MAY HÒA THỌ - ĐÔNG HÀ<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br />
Mã số: 60.34.05<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng, Năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Thu<br />
<br />
Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Bích Thủy<br />
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Đình Hương<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn<br />
tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, họp tại Đại<br />
học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 01 năm 2015<br />
<br />
`<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Dệt may là ngành nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam và là<br />
ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta, không những phục vụ<br />
nhu cầu thiết yếu cho con người mà còn có kim ngạch xuất khẩu tăng<br />
qua hàng năm, mở rộng thị trường và thu hút lao động.<br />
Hiện nay tại Việt Nam có trên 1000 nhà máy dệt may, thu hút<br />
lực lượng lao động lớn với khoảng trên 2,5 triệu người. Công việc<br />
mang tính chất thời vụ và thời trang thường theo mùa, người lao<br />
động có thời điểm phải làm tăng ca, kíp nhưng có lúc lại thiếu việc,<br />
thậm chí là ngừng việc thời gian ngắn theo tuần, theo tháng. Công<br />
việc khá vất vả nhưng thu nhập chưa cao. Do đó, ngành dệt may có<br />
tỷ lệ biến động lao động rất lớn tạo ra bài toán nan giải về nguồn<br />
nhân lực đối với doanh nghiệp.<br />
Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà là một đơn vị trực thuộc của<br />
TCT dệt may Hòa Thọ. Nắm bắt được những tính chất đặc thù của<br />
ngành nghề như trên, Công ty đã có những biện pháp và chính sách<br />
trong công tác tạo động cơ làm việc cho người laođộng. Tuy nhiên<br />
hiệu quả chưa cao, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu<br />
các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động tại<br />
Công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ - Đông Hà” để nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về động cơ làm việc.<br />
Xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng các phương pháp để<br />
phân tích mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ<br />
làm việc của người lao động tại công ty may Hòa Thọ - Đông Hà.<br />
Đề xuất kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tốt hơn.<br />
<br />
2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu:<br />
Các vấn đề liên quan đến động cơ làm việc của người lao động.<br />
Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người<br />
lao động tại doanh nghiệp (trừ bộ phận Ban Giám Đốc).<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về nội dung: Nghiên cứu về động cơ và các nhân tố ảnh hưởng<br />
đến động cơ làm việc của người lao động.<br />
Về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu thực hiện tại Công<br />
ty may Hòa Thọ - Đông Hà. Các dữ liệu thứ cấpđượccung cấp bởi<br />
Công ty may Hòa Thọ - Đông Hà từ năm 2011 -2013.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp tư duy biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời tổng<br />
hợp, phân tích các vấn đề lý thuyết và các thông tin liên quan để đề<br />
xuất mô hình nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu định tính<br />
Thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp.<br />
Tổ chức thảo luận nhóm, phỏng vấn thử, kết hợp tham khảo ý<br />
kiến chuyên gia.<br />
- Nghiên cứu định lượng:<br />
Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua công cụ<br />
bảng câu hỏi, phân tích xử lý số liệu để kiểm tra mô hình nghiên cứu<br />
đề xuất với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.<br />
Kết luận mô hình nghiên cứu.<br />
5. Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì<br />
nội dung chính của luận văn gồm 4 chương như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận<br />
<br />
3<br />
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu<br />
Chương 3: Kết quả nghiên cứu<br />
Chương 4: Bàn luận và kiến nghị<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài là sự minh họa về vấn đề tạo động cơ<br />
làm việc cho người lao động. Các thế hệ đi sau sử dụng kết quả<br />
nghiên cứu như tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp nhà quản lý đánh giá được các nhân tố<br />
thực sự ảnh hưởng đến động cơ làm việc của người lao động, từ đó<br />
đưa ra các chính sách phù hợp nhằm quản lý nguồn nhân lực một<br />
cách hiệu quả và tốt hơn.<br />
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
<br />