intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động - Khảo sát tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. Tìm ra các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động - Khảo sát tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ ĐẠI NGHĨA NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG - KHẢO SÁT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM, ĐIỆN NGỌC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Dũng Thể . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngoc, tỉnh Quảng Nam là một trong những khu công nghiệp phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, có chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp về số lượng và tính chất, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động. - Do các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp này chưa nhận thức được nhân tố nào ảnh hưởng chính đến tranh chấp lao động nên không thể chủ động phòng ngừa và xử lý tranh chấp lao động. - Ngoài ra chưa có một công trình nghiên cứu của ai về tranh chấp lao động tại Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. - Tác giả rất thích đề tài này và muốn đem tâm huyết của mình nghiên cứu tại Khu công nghiệp mà mình đang làm việc xem nhân tố nào thật sự ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. - Vì những lý do đó, tác giả nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động– Khảo sát tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam”. Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn của luận văn này hy vọng sẽ góp phần giúp ích cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của khu công nghiệp.
  4. 2 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. - Tìm ra các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. - Kết luận những nhân tố tác động chính đến tranh chấp lao động. - Thông qua đó, đưa ra một số hàm ý cho các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng giải pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động. b. Một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tranh chấp lao động? - Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc như thế nào? - Quan điểm định hướng, các giải pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, Quảng Nam. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017. 4. Phư ng ph p nghiên cứu
  5. 3 Đề tài thực hiện các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sau: Phương pháp hồi cứu các tài liệu. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp phân tích định lượng. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, đề tài được chia thành 4 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động - Chương 2: Tổng quan về khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc và Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động - Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Chương 4: Hàm ý chính sách 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Xác định sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. + Giúp đánh giá và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động. - Ý nghĩa thực tiễn: + Tìm ra những nhân tố quan trọng tác động đến tranh chấp lao động, từ đó đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động. + Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn thiện các hoạt động nghiên cứu về sau.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC HẠI CỦA TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 1.1.1. Kh i niệm tranh chấp lao động Tranh chấp Lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 1.1.2. Nội dung tranh chấp lao động - Tranh chấp về việc làm - Tranh chấp về tiền lương và thu nhập - Tranh chấp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi - Tranh chấp về các điều kiện lao động khác như bảo hộ lao động; bảo hiểm xã hội - Tranh chấp về vi phạm hợp đồng lao động - Tranh chấp về kỷ luật lao động - Tranh chấp về việc ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể 1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tranh chấp lao động - Nhân tố Pháp chế lao động không hoàn chỉnh - Nhân tố Giới tính và tình trạng hôn nhân - Nhân tố Trình độ học vấn thấp và hiểu biết pháp luật kém - Nhân tố Lao động nhập cư tăng - Nhân tố Công đoàn cơ sở không hiệu quả - Nhân tố Khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém
  7. 5 - Nhân tố Ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và của người sử dụng lao động kém - Nhân tố Người lao động có điều kiện lao động kém - Nhân tố Chế độ phúc lợi kém, thu nhập thấp - Nhân tố Sự suy giảm việc làm cho người lao động - Nhân tố Trách nhiệm xã hội kém - Nhân tố Năng lực quản lý kém 1.1.4. Những t c hại của tranh chấp lao động a. Thiệt hại hữu hình Khi xảy ra tranh chấp lao động, điều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. b. Thiệt hại vô hình Khách hàng sẽ ngại tiếp tục giao dịch; nhà cung ứng sẽ dừng hoặc cân nhắc lại việc tiếp tục cung ứng nguyên vật liệu; mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ khó hài hòa một sớm một chiều. 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG. 1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài a. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Tahoe Reno Industrial ,Hoa Kỳ của Jeremy Brecher - Các hệ số Beta đều lớn hơn 0 chứng tỏ nhân tố Người lao động có điều kiện lao động kém, Chế độ phúc lợi cho người lao động không tốt, Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém, Người lao động có thu nhập thấp đều có tác động thuận chiều đến tranh chấp lao động.
  8. 6 b. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động tại Đặc khu kinh tế Sán Đầu - Trung quốc của Jie Shen - Các hệ số Beta đều lớn hơn 0 chứng tỏ nhân tố Người lao động có thu nhập thấp, Người lao động bị giảm việc làm, Điều kiệm lao động kém, Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém đều có tác động thuận chiều đến tranh chấp lao động. 1.2.2 Nghiên cứu trong nước a. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động tại các Khu Công Nghiệp tỉnh Bắc Giang của Dương Văn Sao - Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, tránh nhiệm xã hội không tốt, Người lao động có thu nhập thấp, công đoàn cơ sở hoạt động không hiệu quả, Khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém có tác động thuận chiều đến tranh chấp lao động. b. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động tại Khu công nghiệp Minh Hưng-Hàn quốc của Đỗ Quỳnh Chi , Jan Jung Min, Chang Hee Lee . - Năng lực quản lý kém, Trình độ học vấn của người lao động kém, Người lao động có thu nhập thấp, Chế độ phúc lợi cho người lao động không tốt có tác động thuận chiều đến tranh chấp lao động. 1.3. TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.3.1. Tổng hợp c c nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước thì không có đề cập đến nhân tố người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém đến vấn đề tranh chấp lao động Do số lượng biến được đưa vào các mô hình trên đa phần là bốn,
  9. 7 năm biến nên mức độ giải thích từ các biến trong mô hình còn thấp Các nhân tố trong mô hình được các tác giả định nghĩa theo những chiều hướng khác nhau và kết quả nghiên cứu của họ cũng cho ra mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau và kết quả thu được R2 chưa cao. 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, trong khi tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về sự tác động của nhân tố Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém đến vấn đề tranh chấp lao động Thứ hai, Khả năng hòa nhập của người sử dụng lao động với người lao động ảnh hưởng đến tranh chấp lao động thì các nghiên cứu của thế giới lại không đề cập. Thứ ba các nghiên cứu trong nước thì lại chưa xây dựng mô hình mối quan hệ giữa biến thu nhập thấp, chế độ phúc lợi kém với hiểu biết pháp luật, điều kiện lao động. Thứ tư các nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến ảnh hưởng của Người lao động có điều kiện lao động kém tới tranh chấp lao động. Thứ năm là tại khu công nghiệp Điện Nam – Điên Ngọc chưa một ai nghiên cứu về tranh chấp lao động
  10. 8 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương này trình bày những vấn đề cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu này đi từ một số vấn đề lý thuyết về tranh chấp lao động bao gồm khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động, hậu quả của tranh chấp lao động. Tiếp theo đó, tác giả giới thiệu một số nghiên cứu đã có về nhân tố tranh chấp lao động ở một vài quốc gia trên thế giới và Việt Nam Trên cơ sở so sánh các mô hình nghiên cứu của tác giả Jeremy Brecher tại khu công nghiệp Tahoe Reno Industrial, nghiên cứu của Jie shen tại Đặc khu kinh tế Sán Đầu, nghiên cứu của Dương Văn Sao tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Chi và các đồng nghiệp tại Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc thì tác giả đưa ra những ưu và nhược điểm của từng mô hình nghiên cứu. Dựa vào đó tác giả đưa ra những tổng hợp nghiên cứu. Tác giả đã nhận xét cơ bản về các nhân tố trong những mô hình trên, sau cùng tác giả đưa ra 5 khoảng trống nghiên cứu phục vụ cho cho nghiên cứu của mình đó là ở Việt Nam thì chưa có ai nghiên cứu về sự tác động của nhân tố Người lao động có hiểu biết pháp luật lao động kém, các nghiên cứu nước ngoài thì lại không đề cập đến khả năng hòa nhập của người sử dụng lao động với người lao động, nghiên cứu trong nước chưa xây dựng mô hình nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ ba nhân tố người lao động có thu nhập thấp; Nhân tố chế độ phúc lợi cho người lao động không tốt ; Nhân tố hiểu biết pháp luật lao động kém, các nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến nhân tố điều kiện lao động kém dù số vụ tranh chấp lao động do điều kiện lao động kém trong những năm qua có chiều hướng gia tăng, chưa một ai nghiên cứu về tranh chấp lao động tại Khu công nghiệp này.
  11. 9 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM, ĐIỆN NGỌC VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM, ĐIỆN NGỌC 2.1.1 Vài nét về khu công nghiệp Điện Nam,Điện Ngọc a. Quá trình hình thành và phát triển của khu công nghiệp b. Ngành nghề thu hút đầu tư và thông tin doanh nghiệp tại khu công nghiệp 2.1.2 Tình hình tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam , Điện Ngọc từ năm 2003 – 2017  Năm 2003: 1 vụ  Năm 2004 : 1 vụ  Năm 2005: 2 vụ  Năm 2006: 1vụ  Năm 2010: 1vụ  Năm 2013: 1vụ  Năm 2015: 1 vụ  Năm 2017: 1 vụ Kết luận : Qua tìm hiểu tác giả liệt kê 9 vụ tranh chấp lao động tại khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc từ năm 2003 đến 2017. Phần lớn tranh chấp lao động diễn ra là do thu nhập người lao động không tốt nhất là tình trạng chậm lương, Người lao động có Người lao động có điều kiện lao động kém, phúc lợi kém như không đóng các chế độ bảo hiểm cho người lao động. Chính điều này đã gây bức xúc cho người lao động gây nên rất nhiều vụ tranh chấp lao động đáng tiếc.
  12. 10 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.3. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ THANG ĐO SƠ BỘ 2.3.1. C sở đề xuất mô hình Để hình thành mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến đến tranh chấp lao động khảo sát tại Khu Công Nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, bước đầu tác giả dựa trên các nghiên cứu về tranh chấp lao động của Jeremy Brecher (2000) , Jie Shen (2008) , Nghiên cứu của Dương Văn Sao (2009) , Nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Chi và các đồng nghiệp (2009) liên quan đến tranh chấp lao động đã được trình bày trên cơ sở lý luận, cùng với kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc tại Công ty Việt Hàn thuộc Khu Công Nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, ngoài ra tác giả còn tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự về nhân tố ảnh hưởng tranh chấp lao động 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém H1 + Người lao động có điều kiện lao H2 + động kém Vấn đề Người lao động có thu nhập thấp H3 + Tranh chấp lao động Chế độ phúc lợi cho người lao H4 + động không tốt Khả năng người sử dụng lao động H5 + hòa nhập với người lao động kém H6 + Công đoàn cơ sở hoạt động không không hiệu quả
  13. 11 2.3.3 Thang đo s bộ a. Thang đo Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém b. Thang đo Người lao động có thu nhập thấp c. Thang đo Chế độ phúc lợi không tốt d. Thang đo Khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém e. Thang đo Công đoàn cơ sở hoạt động không hiệu quả f. Thang đo biến phụ thuộc “vấn đề tranh chấp lao động” 2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 2.4.1 Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm với 10 người lao động. 10 người lao động đều đồng ý với những nhân tố và thang đo tác giả đưa ra. 2.4.2 Tham khảo ý kiến chuyên gia Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu của cuộc thảo luận nhóm thì tác giả nhanh chóng gửi kết quả về những nhân tố được cho rằng ảnh hưởng đến tranh chấp lao động đến 2 chuyên gia. Chuyên gia đồng ý với nhân tố và thang đo đó. 2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC VÀ THANG ĐO CHÍNH THỨC 2.5.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 2.5.2. Thang đo chính thức 2.6. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC a. Mẫu điều tra  Đối tượng điều tra.  Phương pháp lựa chọn mẫu  Kích thước mẫu b. Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát  Cấu trúc bảng câu hỏi: c. Phương pháp phân tích dữ liệu
  14. 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Đầu chương 2 tác giả giới thiệu vài nét về Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc đồng thời nêu tình hình tranh chấp lao động tại khu công nghiệp này từ năm 2003 đện năm 2017. Tiếp theo chương này trình bày các vấn đề liên quan đến việc thiết kế một nghiên cứu chính thức. Sau khi đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo sơ bộ thì tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thảo luận nhóm với 10 người lao động và tham khảo ý kiến hai chuyên gia hiện tại đang làm quản lý tại hai công ty ở Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc để điều chỉnh mô hình và thang đo sơ bộ, tiếp theo là kết luận mô hình nghiên cứu chính thức, hệ thống giả thuyết cho mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức cho các thành phần trong mô hình nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát để phục vụ cho việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức. Sau đó giới thiệu về các phương pháp xử lý dữ liệu trong nghiên cứu chính thức này. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên sâu. Tác giả đã thảo luận nhóm với 10 người lao động và phỏng vấn hai chuyên gia quản lý hai công ty tại Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc. Nghiên cứu định lượng gồm khảo sát 350 mẫu là những người công nhân và nhân viên kỹ thuật làm việc tại Khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc. Tác giả đưa ra kết cấu bản câu hỏi . Sau đó tác giả nêu cách phân tích dữ liệu là phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA( Exploratory factor analysis ), Phân tích hồi quy tuyến tính.
  15. 13 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA 3.1.1. Thu thập dữ liệu 3.1.2. Thông kê mô tả đặc điểm mẫu khảo s t Về giới tính có 151 người được phỏng vấn là nam (chiếm tỷ lệ 46.6%) và 173 người là nữ (chiếm 53.4%). Về độ tuổi có 153 người lao động được phỏng vấn có tuổi từ 18 đến 25 (chiếm 47.2%), có 126 người lao động được phỏng vấn có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi (chiếm 38.9%), có 39 người ở độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi (chiếm 12 %), có 6 người ở độ tuổi trên 45 (chiếm 1,9 %). Về thu nhập có 7 người được phỏng vấn có thu nhập dưới 3 triệu (chiếm tỷ lệ 2.2%), có 213 người được phỏng vấn có thu nhập từ 3 triệu đến dưới 4 triệu (chiếm tỷ lệ 65.7%), có 76 người được phỏng vấn có thu nhập từ 4 triệu đến 5 triệu (chiếm tỷ lệ 23.5%), có 28 người được phỏng vấn có thu nhập trên 5 triệu (chiếm tỷ lệ 8.6 %). Về thời gian làm việc có 55 người được phỏng vấn làm việc tại doanh nghiệp mình đang công tác dưới 1 năm (chiếm tỷ lệ 17%), có 150 người được phỏng vấn làm việc tại doanh nghiệp mình đang công tác (chiếm tỷ lệ 46.3%), có 119 người được phỏng vấn làm việc tại doanh nghiệp mình đang công tác (chiếm tỷ lệ 36.7%). Về Trình độ học vấn có 85 người được phỏng vấn chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tỷ lệ 26.2%), có 122 người được phỏng vấn tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tỷ lệ 37.7%), có 70 người được phỏng vấn có trình độ trung cấp (chiếm tỷ lệ 21.6%), có 38 người được phỏng vấn trình độ cao đẳng (chiếm tỷ lệ 11.7%), có 9 người được phỏng vấn tốt nghiệp đại học (chiếm tỷ lệ 2.8%)
  16. 14 3.1.3. Thống kê mô tả c c nhân tố trong mô hình 3.1.4. Thống kê mô tả vấn đề tranh chấp lao động 3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO 3.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha Tiến hành kiểm định hệ số tin cậy của 24 biến quan sát thuộc 6 nhân tố sau khi phân tích nhân tố khám phá để xem xét biến nào được giữ lại, biến nào bị loại.  Kiểm định thang đo nhân tố hiểu biết ph p luật kém Nhân tố Hiểu biết pháp luật kém bao gồm 3 biến quan sát (HB1, HB2, HB3), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.849 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố Người lao động hiểu biết pháp luật lao động kém đạt yêu cầu.  Kiểm định thang đo nhân tố Người lao động có điều kiện lao động kém Nhân tố Người lao động có điều kiện lao động kém bao gồm 4 biến quan sát (DK1, DK2, DK3, DK4), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.823 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố Người lao động có điều kiện lao động kém đạt yêu cầu. Vì vậy các biến đo lường thành phần này được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.  Kiểm định thang đo nhân tố Người lao động có thu nhập thấp Nhân tố Người lao động có thu nhập thấp bao gồm 4 biến quan sát (TN1, TN2, TN3, TN4), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0 .775 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát
  17. 15 đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố Thu nhập của người lao động thấp đạt yêu cầu. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng để đưa vào phân tích EFA tiếp theo.  Kiểm định thang đo nhân tố Chế độ phúc lợi cho người lao động không tốt Nhân tố Chế độ phúc lợi không tốt được đo lường bởi 5 biến quan sát, kết quả thực hiện Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tính được là 0.736> 0.6, như vậy có thể khẳng định đảm bảo tính nhất quán nội tại của thang đo. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát PL4 bằng 0.198 nhỏ hơn 0.3. Do vậy biến quan sát (Các chính sách khen thưởng, khuyến khích không tốt – PL4) bị loại ra khỏi thang đo Chế độ phúc lợi không tốt. Hệ số Cronbach’s Alpha thực hiện sau khi loại biến quan sát PL4 tăng lên là 0.833.  Kiểm định thang đo Nhân tố Khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém Nhân tố khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém bao gồm 4 biến quan sát (HN1, HN2, HN3, HN4) có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.720 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố khả năng người sử dụng lao động hòa nhập với người lao động kém đạt yêu cầu.  Kiểm định thang đo Nhân tố công đoàn c sở hoạt động không hiệu quả - Nhân tố công đoàn cơ sở hoạt động không hiệu quả bao gồm 4 biến quan sát (CD1, CD2, CD3, CD4) có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.771 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến
  18. 16 quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố công đoàn cơ sở hoạt động không hiệu quả đạt yêu cầu.  Kiểm định thang đo Vấn đề tranh chấp lao động Vấn đề tranh chấp lao động bao gồm 5 biến quan sát (TC1, TC2, TC3, TC4, TC5), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.872 (lớn hơn 0.6). Và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0.3). Cho nên thang đo nhân tố vấn đề tranh chấp lao động đạt yêu cầu. Như vậy, các chỉ báo thuộc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Điều này đã được khẳng định qua kỹ thuật kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha với phần mềm SPSS 16.0. Vì vậy các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng để đưa vào phân tích EFA tiếp theo. 3.2.2. Phân tích nhân tố kh m ph (EFA) Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).  Phân tích nhân tố kh m ph (EFA) thang đo c c nhân tố t c động đến tranh chấp lao động. Các nhân tố tác động đến tranh chấp lao động được được đánh giá qua 23 biến quan sát (biến PL4 đã bị loại trong kiểm định Cronbach’s Alpha). Và mức độ hội tụ của các biến quan sát này được đánh giá thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Ta thấy hệ số KMO = 0.840 (>0.5) và mức ý nghĩa Sig=.000 của kiểm định Barllett’s nhỏ hơn rất nhiều so với α = 5%, nên việc phân
  19. 17 tích nhân tố khám phá này là hoàn toàn phù hợp. Bảng Total Variance Explained cho biết sáu nhóm yếu tố được trích rút trên một thang đo có phương sai giải thích đạt 64.373%. Với phương pháp rút trích Principal Components, sử dụng phép quay Varimax đã trích được 1 nhân tố ở Eignvalue 1.279. Như vậy, còn 35.627% những biến động trong vấn đề tranh chấp lao động mà các nhóm yếu tố này chưa bao hàm hết được.  Phân tích nhân tố kh m ph (EFA) thang đo Vấn đề tranh chấp lao động. - Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với KMO = 0.829 > 0.5 và kiểm định Bartlett với P (chi – square, df) = 0.000 < 0.05 nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. - Phân tích cũng đã rút trích từ 5 chỉ báo thành một nhân tố chính có Eigenvalue = 3.309 và tổng phương sai trích tích lũy là 66.189% > 50% với các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.4 3.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.3.1. Kiểm định sự tư ng quan giữa c c biến độc lập và biến phụ thuộc 3.3.2. Phân tích hồi quy bội tuyến tính Ta thấy hệ số R2 = 0.762 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội vừa được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 76.2% Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Durbin – Watson có d = 1.812, với 6 biến độc lập và 324 quan sát sẽ có dL = 1.599 và dU= 1.943. Như vậy, dU< d < 4 - dU (Miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất). Do đó, ta có thể kết luận là không có tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình nghiên cứu hay mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Đại lượng thống kê F trong bảng phân tích phương sai
  20. 18 (ANOVA) được dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể. Ta thấy trong kết quả kiểm định này có trị thống kê F = 168.706 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.01 (α = 0.01) nên cho thấy mô hình hồi quy bội vừa xây dựng là phù hợp với tổng thể nghiên cứu và có thể được sử dụng. Ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) đều nhỏ hơn 10. Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. 3.3.3. Kiểm định c c giả thuyết của mô hình nghiên cứu 3.3.4. Kết luận về mô hình hồi quy bội tuyến tính Mô hình hồi quy: TCi = 0.204+ 0.116HBi + 0.143 DKi + 0.209 TNi + 0.284 PLi + 0.192 HN5 + 0.206 CDi + ei. (*) Thông qua kết quả hồi quy bội, ta thấy khoảng 76.2% ảnh hưởng tới Vấn đề tranh chấp lao động có thể được giải thích bởi 6 biến độc lập trong mô hình hồi quy trên. Còn 23.8% ảnh hưởng của vấn đề tranh chấp lao động là do các nhân tố nằm ngoài mô hình giải thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2