BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
NGUYỄN THỊ LỆ QUYÊN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG<br />
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ MOBILE BANKING TẠI NGÂN<br />
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG<br />
THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH KON TUM<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
Mã số<br />
<br />
: Quản trị kinh doanh<br />
: 60.34.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng – Năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VĂN MỸ<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. Lê Thế Giới<br />
Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn<br />
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại Học Đà Nẵng vào<br />
ngày 24 tháng 04 năm 2015.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xu thế hội nhâp quốc tế đòi hỏi các NHTM trong nước phải chủ<br />
động sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình nhằm<br />
thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Từ đó góp phần nâng cao<br />
lợi nhuận kinh doanh, cạnh tranh đứng vững trong tiến trình hội<br />
nhập. Chính vì vậy, từ tháng 01/2008 Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ<br />
Mobile Banking tại Hà Nội và phổ biến rộng rãi đến các chi nhánh<br />
trên toàn quốc, trong đó có Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Tính đến ngày<br />
30/06/2013, Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã có 24.850 khách hàng sử<br />
dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, về chất lượng dịch vụ cũng như hiểu<br />
biết của khách hàng về dịch vụ Mobile Banking vẫn còn nhiều hạn<br />
chế. Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh<br />
Kon Tum cần phải nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
chất lượng dịch vụ và đề ra những giải pháp phát triển dịch vụ<br />
Mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
tỉnh Kon Tum.<br />
Xuất phát từ những lý do trên và với vị trí là cán bộ Marketing<br />
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum,<br />
tôi chọn đề tài: " Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch<br />
vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông<br />
thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum " làm luận văn thạc sĩ kinh<br />
tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Một là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách<br />
hàng đối với dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum<br />
<br />
2<br />
Hai là, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng trên địa bàn tỉnh<br />
về dịch vụ Mobile Banking mà NHNN đã triển khai<br />
Ba là, đưa ra các kiến nghị cần thiết phát triển Mobile Banking tại<br />
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu<br />
sau:<br />
- Phát triển dịch vụ Mobile Banking của các Ngân hàng thương<br />
mại bị tác động bởi các yếu tố nào?<br />
- Hiện nay, thực trạng dịch vụ Mobile Banking tại Agribank Kon<br />
Tum đang tồn tại những ưu và khuyết điểm gì?<br />
- Để cải thiện tình trạng hiện tại, Agribank Kon Tum cần có<br />
phương hướng như thế nào để phát triển dịch vụ Mobile Banking?<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng<br />
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon<br />
Tum.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Thời gian: - Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khách hàng để<br />
thu thập số liệu sơ cấp<br />
- Số liệu thứ cấp: Số liệu về kết quả hoạt động dịch vụ Mobile<br />
Banking của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh<br />
Kon Tum từ năm 2009 đến 30/06/2013.<br />
+ Không gian: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông<br />
thôn tỉnh Kon Tum.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Định tính: Đọc, tổng hợp, phân tích thông tin từ văn bản,<br />
internet, sách báo và các tài liệu nghiệp vụ có liên quan.<br />
<br />
3<br />
- Định lượng: Điều tra khảo sát, thống kê và phân tích thống kê và<br />
các phương pháp khác.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Xác định một cách đầy đủ và chính xác hơn các yếu tố tác động<br />
đến sự hài lòng của khách hàng, qua đó các ngân hàng sẽ có những<br />
cải thiện thích hợp nhằm nâng cao hơn chất lượng dịch vụ và sự hài<br />
lòng của khách hàng, góp phần tạo nên lợi thế cạnh trang trong lĩnh<br />
vực ngân hàng điện tử với các ngân hàng khác. Ngoài ra, trên cơ sở<br />
nghiên cứu, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao sự hài lòng<br />
của khách hàng.<br />
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
Các nghiên cứu giải quyết nhiều nội dung về sự hài lòng của<br />
khách hàng đối với dịch vụ Mobile Banking tại Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum.<br />
<br />