TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Ý tưởng đề tài luận văn thạc sỹ “Phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch<br />
cộng đồng tại Khe Rỗ - Bắc Giang” được hình thành trên cơ sở thực tế về sự quan<br />
tâm đến vấn đề xóa đói giảm nghèo cho người dân tại các vùng sâu vùng xa, vùng<br />
dân cư miền núi, cũng như đẩy mạnh thu nhập bình quân đầu người trong cả nước.<br />
Hòa nhập với nó là xu thế phát triển du lịch bền vững trên khắp các vùng miền, vì<br />
vậy phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói giảm nghèo hiện đang rất được quan<br />
tâm, và đi liền với nó là mục tiêu hàng đầu làm sao người dân có thể giàu lên, làm<br />
sao để người dân có thể tự mình kinh doanh, tự mình phục vụ cho khách du lịch và<br />
làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Và sự lựa chọn hợp lý cho các vấn<br />
đề nêu trên là việc phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng tại một<br />
điểm du lịch còn khá mới, nhưng mang đầy tiềm năng đó chính là Khe Rỗ - Bắc<br />
Giang. Với mục tiêu đánh giá thực trạng việc phát triển các hoạt động kinh doanh<br />
du lịch tại đây từ đó đưa ra các định hướng phát triển và những giải pháp, kiến nghị,<br />
luận văn được kết cấu với 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Những lý luận cơ bản về điều kiện để phát triển các hoạt<br />
động kinh doanh du lịch cộng đồng.<br />
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược<br />
vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến du lịch cộng đồng nhằm<br />
vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và<br />
quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu<br />
thập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn<br />
trọng các truyền thống văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.<br />
Du lịch cộng đồng là hình thức dựa vào dân, nhân dân tự làm du lịch vì lợi<br />
ích của mình và của cộng đồng. Tính ưu việt của loại hình du lịch này là kinh phí<br />
đầu tư vừa phải, hiệu quả nhiều mặt, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng<br />
thời gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo<br />
<br />
điều kiện cho khách du lịch có được cảm giác dễ chịu, thoải mái khi trực tiếp tham<br />
gia thưởng ngoạn, khám phá.<br />
Các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồm các điều kiện về<br />
tài nguyên du lịch, trong đó gồm có các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên (Địa<br />
hình, khí hậu, thực vật, động vật, tài nguyên nước, vị trí địa lý), tài nguyên nhân văn<br />
( các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng<br />
cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng và một đất nước). Các điều<br />
kiện về tổ chức đó là sự có mặt của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự có mặt<br />
của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ<br />
tầng (hệ thống đường sá, giao thông vận tải, điện lưới, nguồn nước sạch, thông tin<br />
viễn thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước..), điều kiện về hệ thống cơ<br />
sở vật chất kỹ thuật, hay một số tình hình và sự kiện đặc biệt.<br />
Chương 2: Thực trạng tình hình kinh doanh du lịch tại Khe Rỗ<br />
Hiện tại phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng tại Khe<br />
Rỗ mới còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác. Có thể nói chưa có một hoạt<br />
động kinh doanh du lịch nào ở Khe rỗ được triển khai, và người dân vẫn chưa biết<br />
cách tận dụng sự phát triển du lịch tại Khe Rỗ để thực hiện các hoạt động kinh<br />
doanh cho hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, việc định hướng và kế hoạch triển<br />
khai các mô hình kinh doanh du lịch cho các hộ gia đình vẫn chưa được các ban<br />
ngành chú ý tới. Để phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng thì<br />
những hoạt động này phải đem lại lợi ích trực tiếp cho cho chính những người dân<br />
sống tại địa phương, đồng thời phải dựa trên cơ sở phát triển du lịch cộng đồng bền<br />
vững cho Khe Rỗ.<br />
<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh lưu trú.<br />
<br />
Khu vực Khe rỗ và các thôn lân cận chưa có người dân nào kinh doanh dịch<br />
vụ lưu trú cho khách du lịch. Hiện tại mới có mấy nhà nghỉ ở khu vực Vân Sơn và<br />
khu vực An Châu, chủ yếu phục vụ khách đi công tác, trong khi lượng khách du lịch<br />
đến Khe Rỗ ngày một nhiều.<br />
<br />
Nhà của người dân ở khu vực ngoài thôn Nà Ó thì không có gì đặc sắc, nhiều<br />
gia đình đã xây dựng lại theo kiến trúc thông thường của người Kinh, bởi vậy muốn<br />
làm dịch vụ Homestay cần tập trung vào các bản làng trong sâu hơn như thôn Nà<br />
Trắng.<br />
<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh nhà hàng<br />
<br />
Chỉ có duy nhất 01 nhà hàng trong thị trấn An Châu đủ điều kiện để kinh<br />
doanh dịch vụ du lịch, còn trong khu vực Khe Rỗ chưa người dân nào thực hiện<br />
kinh doanh dịch vụ ăn uống. Khách đến đây thường tự túc, mang đồ từ thành phố<br />
lên, khách biết rồi thì mua đồ của người dân như gà, rượu, vào làm đồ ăn cùng với<br />
người kiểm lâm gác rừng.<br />
<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển<br />
<br />
Dịch vụ vận chuyển ở Khe rỗ hiện nay thì xe ôm vẫn chiếm số đông. Xe ôm<br />
tập trung ngoài thị trấn An Châu, còn nếu khách từ trong Khe rỗ muốn ra ngoài thì<br />
phải lấy số điện thoại liên hệ từ trước. Phương tiện làm xe ôm tương đối là đạt tiêu<br />
chuẩn: chủ yếu là các loại Wave, Dream,… Trong dịch vụ này khách hàng vẫn chưa<br />
bị “ chặt chém” về giá cả, người phục vụ còn thuần nông, thái độ niềm nở chu đáo<br />
với khách và thông thuộc đường xa. Tuy nhiên chưa có ban quản lý cho dịch vụ<br />
này, mọi hoạt dộng vẫn tự phát, chưa có tính quy củ và chuyên nghiệp của một dịch<br />
vụ.<br />
<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác<br />
<br />
Hiện tại ở Khe Rỗ chưa có một hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung nào<br />
cho khách du lịch. Khách muốn mua đồ ăn uống, đồ dùng thì phải ra tận khu thị<br />
trấn, còn trong mấy làng bản thì không có một dịch vụ nào, còn rất hoang sơ. Du<br />
khách muốn mua thuốc lá của người dân tộc thì phải tìm hiểu, may mắn thì biết<br />
người có thể làm, và phải đặt hàng chứ không có luôn.<br />
Thực tế cho thấy không phải là người dân Khe Rỗ không thể kinh doanh các<br />
dịch vụ phục vụ cho du lịch, họ có thể làm được, làm tốt chỉ là họ chưa biết cách<br />
làm và chưa dám làm. Vốn kinh doanh không cần lớn, một số nguồn thực phẩm ở<br />
địa phương cũng dồi dào, người dân có thái độ tốt, rất chân thành và niềm nở với<br />
khách du lịch, bởi vậy để phát triển các hoạt động kinh doanh cho người dân địa<br />
<br />
phương rất cần sự hỗ trợ từ các sở ban ngành về định hướng và triển khai như thế<br />
nào cho hiệu quả tốt nhất.<br />
Chương 3: Định hướng triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch tại<br />
Khe Rỗ cho người dân địa phương<br />
Dựa trên định hướng phát triển du lịch Bắc Giang và hiện trạng thực tế của<br />
Khe Rỗ, tác giả đưa ra một số đề xuất định hướng triển khai một số hoạt động kinh<br />
doanh tại đây cho chính những người dân cư trú tại địa phương. Các hoạt động<br />
chính có thể triển khai là:<br />
Cơ sở lưu trú: Tại khu vực Khe Rỗ cần tập trung giúp người dân triển khai<br />
loại hình lưu trú Homestay. Khi kinh doanh loại hình này cần định hướng là một<br />
dịch vụ du lịch hoàn chỉnh chứ không đơn thuần là cơ sở lưu trú. Các giải pháp về<br />
cơ sở vật chất kỹ thuật, kiến trúc, nột thất, con người, vấn đề vệ sinh môi trường,…<br />
cũng đựơc đề cập chi tiết trong phần này.<br />
Hai là kinh doanh dịch vụ ăn uống: Địa điểm có thể lựa chọn ngoài thị trấn<br />
An Châu, khu vực tại nhà dân trong thôn bản, hoặc khu vực Vũng Tròn, với lối kiến<br />
trúc hài hòa, phù hợp với quang cảnh thiên nhiên. Một vấn đề cần lưu ý nhất là<br />
nguồn thực phẩm, phải tận dụng tối đa nguồn thực phẩm có sẵn tại địa phương.<br />
Định hướng phát triển trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương để có thể cung cấp đủ<br />
phục vụ cho du khách. Vấn đề xây dựng thực đơn cho du khách và vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm cũng là vấn đề cần đưa lên hàng đầu kinh doanh loại hình ăn uống tại địa<br />
phương.<br />
Ba là một số dịch vụ khác: xe ôm, chăm sóc sức khỏe. Cần kiểm soát chặt<br />
chẽ về chất lượng dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh một cách nghiêm ngặt,<br />
đảm bảo lợi ích phân phối đồng đều cho người tham gia.<br />
Để triển khai các hoạt động kinh doanh này không chỉ lưu ý về cơ sở vật chất<br />
kỹ thuật, yếu tố con người và sự quản lý của cơ quan có trách nhiệm cũng là yếu tố<br />
vô cùng quan trọng để có thể tạo nên sự thành công.<br />
Yếu tố con người<br />
<br />
Thái độ là yếu tố đầu tiên mà người làm kinh doanh du lịch cần quan tâm, nó<br />
có tác động rất lớn đến sự hài lòng cũng như khả năng quay lại của khách du lịch.<br />
Bởi vậy các cấp chính quyền cần giáo dục cho người dân thái độ niềm nở, luôn<br />
nhiệt tình phục vụ khách hàng. Phục vụ khách hàng chuẩn mực, không đòi hỏi moi<br />
tiền của khách, không có thái độ không tốt, gây gổ với khách.<br />
Kỹ năng: Cần đào tạo kỹ năng nghề chuẩn cho từng đối tượng cụ thể. Đối<br />
với Lễ tân/ chủ nhà cần biết quan tâm chăm sóc khách, hiểu nhu cầu của khách,<br />
hiểu về dịch vụ nhà mình cung cấp. Nhân viên dọn dẹp: làm giường sạch sẽ, ngăn<br />
nắp, bài trí theo phong cách riêng của cơ sở lưu trú; biết cách bài trí nhà cửa sao cho<br />
luôn gọn gàng, ngăn nắp, và đẹp. Nhân viên phục vụ ăn uống cần biết nấu ăn ngon,<br />
đón tiếp tốt.<br />
Kiến thức: người dân phải có hiểu biết về du lịch, biết thế nào là làm du lịch,<br />
phải làm như thế nào và có kiến thức về cảnh đẹp, văn hóa địa phương mình có gì<br />
đặc sắc. Họ phải có niềm tự hào và yêu quê hương mình thì mới truyền tải được vẻ<br />
đẹp của địa phương mình cho du khách.<br />
<br />
Tổ chức và quản lý: Quản lý các hộ kinh doanh từ quá trình xây dựng và<br />
trong thời gian kinh doanh phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm không gây<br />
ảnh hưởng tác hại về môi trường, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan, đời sống văn<br />
hóa xã hội trong khu vực và cộng đồng dân cư địa phương. Có các biện pháp cụ thể<br />
để quản lý và xử phạt nghiêm ngặt đối với các cá nhân và tổ chức kinh doanh du<br />
lịch trong phạm vi. Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần giáo dục người dân<br />
địa phương định hướng kinh doanh tốt, song song đó thành lập các đội cứu hộ, cơ<br />
quan an ninh để hỗ trợ người dân kịp thời đối với các tình huống phát sinh.<br />
Chương 4: Kết luận và một số kiến nghị<br />
Việc phát triển du lịch cộng đồng rất phù hợp với đặc thù văn hóa của Việt<br />
Nam, tuy nhiên trải qua hơn mười năm phát triển, giữa cái được và cái mất còn<br />
nhiều vấn đề phải bàn đến. Bên cạnh những lợi ích về phát triển kinh tế thì sự xâm<br />
lấn văn hóa đã phần nào làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc, giảm sức hấp dẫn đối<br />
<br />