PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Ngày nay, với trình độ phát triển cao của khoa học và kỹ thuật đã tạo cơ sở<br />
quan trọng cho các sản phẩm dễ dàng đạt được những đặc tính vật chất thuần túy,<br />
các sản phẩm được sản xuất ra với chất lượng tương đương nhau, do vậy, mỗi sản<br />
phẩm, mỗi doanh nghiệp cần tạo cho mình một thương hiệu riêng mới có thể tồn<br />
tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.<br />
Tính đến năm 2010, sản lượng xi măng sản xuất ở nước ta tổng cung đã<br />
vượt tổng cầu tiêu thụ trong nước, do vậy nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch chiến<br />
lược 2009-2020 tầm nhìn đến 2050 của ngành công nghiệp sản xuất xi măng Việt<br />
Nam là mở rộng thị trường để xuất khẩu xi măng sang các nước, đòi hỏi phải xây<br />
dựng thương hiệu nhằm tạo cơ hội tìm kiếm những đơn hàng xuất khẩu lớn. Mặt<br />
khác, hiện nay khi các dây chuyền nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động dẫn đến<br />
tình trạng dư thừa xi măng, tất yếu cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, việc giành giật<br />
thị phần ngày càng trở nên quyết liệt hơn.<br />
Trong quá tình hình thành và phát triển, Tổng công ty Công nghiệp xi măng<br />
Việt Nam (TCT) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên, thương hiệu<br />
“Vicem” của TCT thực sự mới hình thành và đang trong giai đoạn đầu của quá<br />
trình phát triển thương hiệu, mới đăng ký nhãn hiệu vào năm 2008 và đăng ký bổ<br />
sung mới đây (tháng 3/2011). Trên thực tế, TCT đang trong lộ trình thực hiện việc<br />
thống nhất thương hiệu, các hoạt động để quảng bá thương hiệu “Vicem” mới chỉ<br />
là các hoạt động bước đầu và từng bước chuyên nghiệp hóa việc xây dựng hình<br />
ảnh thương hiệu. Kinh phí dành cho các hoạt động quảng bá thương hiệu chưa<br />
được đầu tư đúng mức.<br />
Xuất phát từ thực tế của ngành xi măng nước ta với mức độ cạnh tranh<br />
ngày càng mạnh mẽ, cạnh tranh ngay trong nội bộ, việc giảm thị phần xi măng của<br />
TCT, đặt ra sự cần thiết để có một thương hiệu ‘Vicem” thống nhất, đồng thời làm<br />
thế nào để phát triển thương hiệu “Vicem” của TCT đang đặt ra nhiều thách thức.<br />
<br />
Vì vậy, “Phát triển thương hiệu “Vicem” của Tổng công ty Công nghiệp xi măng<br />
Việt Nam” được tác giả lựa chọn làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.<br />
Đề tài này được nghiên cứu nhằm vận dụng các lý luận về thương hiệu, xây<br />
dựng và phát triển thương hiệu để đánh giá sự phù hợp của thương hiệu “Vicem”<br />
của TCT với những đặc thù về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung. Thực trạng<br />
của quá trình xây dựng thương hiệu “Vicem”; mối liên hệ, tác động và ảnh hưởng<br />
của thương hiệu tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Từ đó, đề<br />
xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu “Vicem”.<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu “Vicem” của Tổng công ty<br />
Công nghiệp xi măng Việt Nam. Kể từ khi hình thành thương hiệu đến nay và giải<br />
pháp phát triển thương hiệu “Vicem” của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt<br />
Nam giai đoạn 2011- 2015.<br />
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả được sử dụng dựa trên nguồn<br />
số liệu thứ cấp qua các số liệu thống kê trong TCT, các ấn phẩm đã được xuất bản<br />
(sách, báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan). Phương<br />
pháp quan sát, điều tra bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin trực tiếp từ các đối<br />
tượng có liên quan và sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, dự báo.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết<br />
tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu gồm<br />
04 chương:<br />
- Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
- Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu.<br />
- Chương 3: Thực trạng phát triển thương hiệu “Vicem” của Tổng công ty<br />
Công nghiệp xi măng Việt Nam<br />
- Chương 4: Giải pháp phát triển thương hiệu “Vicem” của Tổng công ty<br />
Công nghiệp xi măng Việt Nam.<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CÓ LIÊN QUAN<br />
Chương 1 của luận văn trình bày các công trình nghiên cứu đã thực hiện có<br />
liên quan đến thương hiệu, thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng, quản lý và phát<br />
triển thương hiệu của doanh nghiệp. Luận văn trình bày nội dung một số các cuốn<br />
sách, công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước, luận án và luận văn<br />
của một số tác giả liên quan đến lĩnh vực thương hiệu, đồng thời nêu ra các vấn đề<br />
còn tồn tại và hướng nghiên cứu của đề tài.<br />
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, thương hiệu là đề tài đã được nhiều<br />
các học giả nước ngoài nghiên cứu sâu và rộng. Mỗi tác giả đưa ra các cách tiếp<br />
cận thương hiệu khác nhau và hình thành nên những thuật ngữ mới về thương hiệu<br />
mà trước đây ít đề cập đến như: Lời hứa thương hiệu ( Brand promise), Trải<br />
nghiệm thương hiệu ( Brand experience), Văn hóa thương hiệu ( Brand culture),<br />
Độ nhận biết thương hiệu ( brand awearness). Những tác phẩm gắn liền với những<br />
tác giả nổi tiếng, có thể kể đến: Philip Kotler trong tác phẩm “ Mười sai lầm chết<br />
người trong tiếp thị”; Duane E. Knapp với “ Lời hứa thương hiệu”; Partricia F<br />
Nicolino với “ Quản trị thương hiệu”; Richard Moore với “Đầu tư cho chiến lược<br />
hình ảnh thương hiệu”.<br />
Ở Việt Nam, thương hiệu là một lĩnh vực được các doanh nghiệp biết đến<br />
muộn hơn. Ngày nay, rất nhiều các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp đã quan tâm<br />
đến lĩnh vực thương hiệu và hoạt động “ Quản trị thương hiệu”. Những kiến thức<br />
chung về thương hiệu đã được đề cập đến trong nhiều cuốn sách như: “Tạo dựng<br />
và quản trị thương hiệu danh tiếng và lợi nhuận” của tác giả Lê Anh Cường;<br />
“Thương hiệu với nhà quản lý” do tác giả Nguyễn Quốc Thịnh chủ biên; “Quản trị<br />
thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn” của TS. Trương Đình Chiến; “Quản<br />
trị tài sản nhãn hiệu” của tác giả Đào Công Bình.<br />
<br />
Cho đến nay, vấn đề thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm đã được<br />
nhiều tác giả ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, kể cả vấn đề xây dựng<br />
và phát triển thương hiệu tại các công ty thành viên của một Tổng công ty cụ thể.<br />
Các vấn đề này đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, cuốn sách,<br />
bài tạp chí, bài báo và một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Chẳng hạn như:<br />
Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoài Dung với đề tài: “Xây dựng và quản<br />
lý thương hiệu ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam”; luận văn thạc sỹ của<br />
Nguyễn Cẩm Bình, với đề tài “Quản Trị thương hiệu của công ty cổ phần cơ khí<br />
cụ điện (Vinakip). Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Anh với đề tài:“Quản Trị thương<br />
hiệu Phạm và liên doanh trên thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ và<br />
pháp luật kinh doanh việt Nam”. Tác giả Nguyễn Duy Bình với đề tài: “Giải pháp<br />
quản lý và phát triển thương hiệu của Công ty Xuân Hoà tại thị trường Việt<br />
Nam”;<br />
Các đề tài bàn về thương hiệu của một doanh nghiệp nhà nước trên thực tế<br />
không nhiều, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, vật liệu xây dựng như ngành sản<br />
xuất kinh doanh xi măng. Các đề tài chỉ đề cập đến thương hiệu của từng Công ty<br />
xi măng riêng lẻ, việc phát triển thương hiệu nhìn chung chưa xét đến các yếu tố<br />
để loại trừ cạnh tranh nội bộ. Phát triển thương hiệu chỉ bó hẹp trong phạm vi thị<br />
trường tiêu thụ được phân định và được phó thác cho các nhà phân phối tiêu thụ<br />
sản phẩm. Thực tế cho thấy một thương hiệu xi măng đơn lẻ không thể làm nên<br />
một thương hiệu mạnh “Vicem”.<br />
Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề thương<br />
hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm nói chung, hoặc chỉ tập trung đánh giá vấn<br />
đề thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm của một hay một số đơn vị cụ thể,<br />
thương hiệu chung cho Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam và lộ trình<br />
phát triển thương hiệu tập đoàn thì chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống.<br />
Phần hai, các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu, luận văn trình bày<br />
một số tồn tại đối với thương hiệu “ Vicem” của TCT. Đó là, mức độ nhận biết<br />
thương hiệu “Vicem” của TCT đối với người tiêu dùng vẫn còn thấp. Các yếu tố<br />
<br />
cần thiết hình thành nên một thương hiệu mạnh “Vicem” chưa thực sự được quan<br />
tâm, như ngân sách đầu tư hàng năm cho việc quảng bá thương hiệu “Vicem”, việc<br />
thiết lập nên một bộ tính cách thương hiệu hoàn chỉnh, xây dựng văn hóa doanh<br />
nghiệp, triển khai các hoạt động cụ thể và nhất quán để quảng bá thương hiệu<br />
“Vicem” để các bộ phận triển khai thực hiện chưa được quan tâm đúng mức.<br />
Việc thống nhất thương hiệu “Vicem” là cần thiết, song chưa có các bài<br />
viết đề cập đến mô hình quản lý sau đó, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất kinh<br />
doanh để phù hợp với chiến lược thống nhất một thương hiệu “Vicem” đã đề ra.<br />
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra thị trường ngoài nước trong<br />
bối cảnh dư thừa xi măng trong nước, đòi hỏi TCT cần phải có một chiến lược<br />
thương hiệu bài bản, mà trước hết là phát triển thương hiệu “Vicem” trong nước<br />
bằng việc gia tăng thị phần đang có nguy cơ bị thu hẹp do ngày càng nhiều thành<br />
phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực đầu tư sản xuất xi măng.<br />
Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, không thể giải quyết tất cả các<br />
vấn đề mà chỉ tập trung đánh giá thực trạng thương hiệu “Vicem” của TCT. Trên<br />
cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể gắn kết đến hiện trạng của thương hiệu<br />
“Vicem”, đưa ra định hướng phát triển thương hiệu “Vicem” bền vững, mang tầm<br />
khu vực, mà trước hết đó là tăng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận.<br />
<br />