i<br />
<br />
Ý tưởng đề tài luận văn thạc sĩ “Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng<br />
nghề Tam Lâm-Hải Dương” được hình thành trên cơ sở thực tế hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Tam Lâm. Làng nghề ở nước<br />
ta đã có từ lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Các làng nghề<br />
phát triển có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết<br />
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh<br />
tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công<br />
nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có những chính<br />
sách cho phép và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất<br />
kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các làng nghề vẫn gặp rất<br />
nhiều khó khăn, một số làng nghề dần bị mai một. Trong xu thế hiện nay, nếu<br />
không có giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề, các làng nghề hiện có sẽ chuyển<br />
sang những nghề khác do việc lưu giữ nghề truyền thống rất khó trước sự cạnh<br />
tranh của công nghệ và những nghề mới.<br />
Các cơ sở sản xuất tại làng nghề hay bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia<br />
vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh đem lại được nhiều lợi nhuận, sản phẩm dịch vụ của mình có được chỗ đứng<br />
trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để thực hiện điều đó thì các<br />
doanh nghiệp, các cơ sơ sản xuất cần phải phát triển tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên<br />
làm thế nào để phát triển tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mà nhiều làng nghề Việt Nam<br />
còn lúng túng, chưa tìm được hướng đi đúng. Đây là vấn đề cấp thiết mà mỗi doanh<br />
nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất cần giải quyết bởi thực hiện tốt công tác phát triển tiêu<br />
thụ sản phẩm sẽ tạo uy tín và cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển các<br />
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở làng nghề. Từ thực tế hoạt động tiêu thụ sản<br />
phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương, luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và<br />
vận dụng cơ sở lý luận để phân tích đánh giá thực tiễn, đề xuất một số giải pháp<br />
phát triển tiêu thụ sản phẩm để giúp cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề tư duy và<br />
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển tiêu thụ sản phẩm từ đó thực<br />
hiện bài bản các biện pháp tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, góp phần bảo tồn và<br />
phát triển làng nghề truyền thống.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng<br />
nghề<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam LâmHải Dương<br />
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng<br />
nghề Tam Lâm-Hải Dương<br />
<br />
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển tiêu thụ<br />
sản phẩm của làng nghề<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu của Chương 1 là làm rõ vai trò và sự cần thiết của tiêu<br />
thụ sản phẩm và phát triển tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản<br />
xuất. Đồng thời hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ và phát triển<br />
tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu chính của Chương 1 là đưa ra khái niệm về tiêu thụ sản<br />
phẩm, phát triển tiêu thụ sản phẩm; làm rõ nội dung và vai trò của phát triển tiêu thụ<br />
sản phẩm; đưa ra hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ<br />
sản phẩm.<br />
<br />
1.1. Tiêu thụ sản phẩm của làng nghề<br />
Theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng<br />
hóa đã được thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hoặc được<br />
quyền thu tiền bán hàng.<br />
Với tư cách là một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm<br />
là lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là tiêu dùng và một bên là<br />
sản xuất phân phối.<br />
Với tư cách là một quá trình, Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện<br />
các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các bộ phận của hệ thống kinh doanh<br />
của doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển hóa hàng hóa từ hình thái<br />
vật chất sang hình thái tiền tệ một cách có hiệu quả.<br />
Bất kỳ doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất của làng nghề nào khi tham gia vào<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
<br />
iii<br />
<br />
mình đem lại được nhiều lợi nhuận, sản phẩm dịch vụ có được chỗ đứng trên thị<br />
trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để thực hiện điều đó thì các doanh<br />
nghiệp và các cơ sở sản xuất cần phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Như vậy tiêu thụ<br />
sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng và là sự cần thiết khách quan.<br />
Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm<br />
những nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu thị trường; Lập kế hoạch tiêu thụ sản<br />
phẩm; Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán; Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm;<br />
Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng; Tổ chức hoạt động<br />
bán hàng; Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.<br />
<br />
1.2. Phát triển tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải phát triển<br />
tiêu thụ sản phẩm của làng nghề<br />
Phát triển tiêu thụ sản phẩm là việc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất sử<br />
dụng nguồn tài lực, vật lực và các công cụ khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở<br />
tất cả các bộ phận của hệ thống kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển hóa<br />
hàng hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ một cách hiệu quả thông qua<br />
phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng và phát triển thị trường. Hiểu một cách<br />
đơn giản, phát triển tiêu thụ sản phẩm là hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản<br />
xuất nhằm mục đích gia tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ góp phần gia<br />
tăng lợi nhuận.<br />
Phát triển tiêu thụ sản phẩm là cần thiết bởi: Phát triển tiêu thụ sản phẩm<br />
đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận; đảm bảo phát triển thị phần; đảm bảo tăng tài<br />
sản vô hình và đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng<br />
<br />
1.3. Nội dung của phát triển tiêu thụ sản phẩm<br />
Phát triển tiêu thụ sản phẩm gồm 4 nội dung sau:<br />
- Phát triển sản phẩm: là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng<br />
hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường,<br />
đặc biệt là sản phẩm mới-chất lượng cao.<br />
- Phát triển khách hàng: Theo quan điểm kinh doanh hiện đại là nhằm vào<br />
nhu cầu của khách hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp, tìm<br />
ra sự thỏa mãn với khách hàng. Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp các<br />
<br />
iv<br />
<br />
khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích tiêu<br />
dùng nhưng có thể phân chia thành các nhóm khách hàng khác nhau.<br />
- Phát triển thị trường về phạm vi địa lý: Phát triển thị trường về mặt địa lý là<br />
mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau.<br />
- Phát triển kênh phân phối: Kênh phân phối (distribution channel) hay nó<br />
còn được gọi là kênh tiếp thị (marketing channel) là một chuỗi các tổ chức phụ<br />
thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử<br />
dụng hoặc tiêu dùng.<br />
<br />
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát<br />
triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề<br />
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm, sau đây là<br />
một số nhân tố chính: các nhân tố về mặt kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi<br />
suất cho vay của ngân hàng, …; Yếu tố chính trị pháp luật; Yếu tố khoa học công<br />
nghệ; Yếu tố văn hóa xã hội; Khách hàng; Số lượng các doanh nghiệp trong ngành<br />
và cường độ cạnh tranh của ngành; Các đơn vị cung ứng đầu vào; Giá bán sản<br />
phẩm; Chất lượng sản phẩm; Cơ cấu mặt hàng; …<br />
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm được chia thành<br />
các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm về lượng và các chỉ tiêu đánh<br />
giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm về chất.<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của<br />
làng nghề Tam Lâm-Hải Dương<br />
Trong Chương 2, luận văn đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của<br />
làng nghề Tam Lâm; phân tích những đặc điểm kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới sự phát<br />
triển của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương; đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm và<br />
thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trong giai đoạn 2008-2012.<br />
Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại<br />
làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong Chương 3.<br />
<br />
v<br />
<br />
2.1. Giới thiệu làng nghề Tam Lâm-Hải Dương<br />
Tam Lâm hay 3 làng Trắm là tên gọi chung của ba thôn Phong Lâm, Văn<br />
Lâm, Trúc Lâm nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương-nơi<br />
được biết đến với nghề làm giầy dép da. Nghề đóng giầy dép da Tam Lâm ra đời<br />
cách ngày nay 5-6 thế kỷ. Buổi đầu kỹ thuật thuộc da của Việt Nam còn kém so với<br />
sản phẩm cùng loại được nhập khẩu. Năm 1484, triều đình nhà Mạc thời đó đã cử<br />
tiến sĩ trẻ Nguyễn Thời Trung đi sứ sang nhà Minh để học hỏi kinh nghiệm làm<br />
giầy dép của các nước láng giềng. Nhân cơ hội này, ba vị: Phạm Thuần Chánh,<br />
Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân làm sớ xin nhà vua cho đi tòng sứ cùng. Sau khi đi<br />
sứ, các vị đã học được nghề làm giầy và được nhà vua hạ chỉ truyền dạy cho dân.<br />
Tam Lâm-Hoàng Diệu là quê hương của ba vị nên được truyền nghề đầu tiên.<br />
Từ đó, đời này qua đời khác tiếp tục làm nghề, những người thợ tích lũy<br />
được kinh nghiệm kết hợp với sự khéo tay. Đầu thế kỷ XX, các mặt hàng về da đã<br />
khá phong phú , thợ Tam Lâm có mặt ở các thành phố lớn từ Bắc chí Nam, thậm chí<br />
ra nước ngoài hành nghề, kỹ thuật không kém thợ tiêu biểu của thế giới.<br />
Người thợ Tam Lâm đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn tưởng như có lúc<br />
không sống nổi bằng nghề ông cha để lại. Nhưng từ năm 1990 đến nay, bằng nghề<br />
thủ công này, Tam Lâm-Hoàng Diệu không những giữ vững nghề truyền thống mà<br />
đã phát triển nghề phụ trở thành nghề chính để làm giàu quê hương. Nhờ những<br />
thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, làng nghề Tam Lâm ngày càng<br />
phát triển bền vững hơn.<br />
Với lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề Tam Lâm cộng với những đặc<br />
điểm kinh tế xã hội của địa phương, làng nghề Tam Lâm đứng trước những thách thức và<br />
cơ hội phát triển mới.<br />
<br />
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải<br />
Dương từ năm 2008-2012<br />
Từ năm 2008 đến năm 2011 mức tiêu thụ các năm sau cao hơn năm trước và<br />
tăng trưởng ổn định ở mức 30%; riêng năm 2012 do những khó khăn chung của nền<br />
kinh tế đặc biệt là khó khăn về đầu ra cho sản phẩm nên khối lượng tiêu thụ mặc dù<br />
có tăng nhưng không nhiều, tốc độ tăng chậm hơn so với các năm trước đạt 21,74%.<br />
<br />