TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ, tôi đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan<br />
đến đề tài luận văn của tôi, bao gồm các luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ. Các công<br />
trình nghiên cứu đã đưa ra những cái nhìn tổng quát về nguyên vật liệu và chi phí nguyên<br />
vật liệu. Tuy nhiên, các vấn đề về quản lý chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là quản lý chi<br />
phí nguyên vật liệu trong lĩnh vực hàng không vẫn chưa được đề cập đến. Vì vậy, tôi<br />
nhận thấy đề tài của mình cần phải nghiên cứu và làm rõ những nội dung sau:<br />
- Nội dung, nhiệm vụ cũng như sự cần thiết của công tác quản lý chi phí nguyên<br />
vật liệu của lĩnh vực hàng không<br />
- Từ thực trạng công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư,<br />
Tổng Công ty hàng không Việt Nam, luận văn sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá về<br />
công tác này.<br />
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý chi phí nguyên<br />
vật liệu tại Ban Quản lý vật tư.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ<br />
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI<br />
HÀNG KHÔNG VIỆT NAM<br />
Trong chương 2, học viên đã trình bày các nội dung làm cơ sở cho việc nghiên cứu<br />
ở các chương sau. Trước hết, luận văn đưa ra những khái quát chung liên quan đến<br />
nguyên vật liệu, đồng thời nêu một số phương pháp hoạch định nguyên vật liệu như<br />
phương pháp điểm tái đặt hàng, phương pháp MRP.<br />
Tiếp đến, luận văn chỉ ra cụ thể chi phí nguyên vật liệu trong ngành hàng không<br />
Việt Nam, đó là:<br />
- Nguyên vật liệu chính bao gồm:<br />
<br />
Nhiên liệu bay: Đây là khoản chi rất lớn tính trên tổng chi phí khai thác, gồm nhiên<br />
liệu đốt cháy khi nổ máy động cơ (bao gồm nổ máy động cơ phụ khi ở dưới mặt đất, và<br />
động cơ chính khi bay trên cao), trong quá trình bay trên cao, hoặc nhiên liêu tiêu hao<br />
trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, bay huấn luyện, bay thử.<br />
Nhiên liệu mặt đất: Gồm nhiên liệu sử dụng cho xe chở hàng hóa, xe thang, xe suất<br />
ăn, xe công tác, xe đầu kéo và các máy móc phương tiện khác. Nhiên liệu này do các xí<br />
nghiệp hạch toán phụ thuộc, các văn phòng đại diện chịu trách nhiệm chi trả.<br />
Phụ tùng, vật tư máy bay: là chi phí về các loại PTVT tiêu hao (PTVT không sửa<br />
chữa được) và PTVT quay vòng có giá trị nhỏ được quy định cho từng loại tàu bay trong<br />
các tài liệu của Nhà sản xuất tàu bay, sản xuất động cơ và thiết bị và các chi phí liên quan<br />
đến mua phụ tùng vật tư máy bay<br />
Vật tư vệ sinh máy bay: các chi phí mua khăn, giấy vệ sinh, xà phòng, nước hoa,<br />
thuốc tẩy, túi nôn, túi đựng rác,... Các vật tư này do các xí nghiệp thương mại mặt đất<br />
trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hoặc công ty phục vụ mặt đất khác mua<br />
và cung ứng.<br />
- Nguyên vật liệu phụ gồm dầu mỡ phụ máy bay (dầu thủy lực, dầu bôi trơn, mỡ,<br />
chất lỏng đặc chủng cho máy bay và động cơ), thẻ nhãn tài liệu chuyến bay, nguyên vật<br />
liệu phụ dùng cho chế biến suất ăn, cho phục vụ hàng hóa, sửa chữa máy bay,…<br />
Luận văn đã giúp người đọc hiểu được sự cần thiết phải quản lý hiệu quả chi phí<br />
nguyên vật liệu đối với ngành hàng không Việt Nam bởi các lý do sau: Hiện nay giá cả<br />
và nhu cầu về nguyên vật liệu ngày càng tăng sẽ dẫn đến chi phí về nguyên vật liệu tăng,<br />
quản lý chi phí nguyên vật liệu hiệu quả là điều kiện để giảm giá thành, quản lý chi phí<br />
nguyên vật liệu là quản lý vốn của doanh nghiệp.<br />
Cùng với đó, các nội dung của quản lý chi phí nguyên vật liệu trong ngành hàng<br />
không Việt Nam được học viên trình bày phù hợp theo nội dung của quản trị. Đó là xác<br />
định giá nguyên vật liệu để tính toán chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu, lập kế<br />
hoạch chi phí nguyên vật liệu theo mục tiêu kinh doanh, thực hiện và kiểm soát thực hiện<br />
<br />
kế hoạch, lập báo cáo và cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản trị<br />
của lãnh đạo hãng hàng không<br />
Sau khi nêu rõ các nội dung của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu, luận văn<br />
tiếp tục chỉ ra những nhiệm vụ của quản lý chi phí nguyên vật liệu của ngành hàng không<br />
Việt Nam: Thu thập, theo dõi và tổng hợp số liệu chi phí nguyên vật liệu, kết nối và cung<br />
cấp thông tin cho công tác hạch toán kế toán của bộ phận tài chính kế toán và cung cấp<br />
thông tin phục vụ quyết định quản trị<br />
Để quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu thì cần phải xác định các yếu tố tác động đến<br />
chi phí bao gồm: biến động giá mua nguyên vật liệu, rủi ro về tỷ giá, vận chuyển quốc tế,<br />
yếu tố thời tiết và mùa vụ, hỏng hóc do yếu tố khách quan, nhận thức của người trực tiếp<br />
quản lý sử dụng nguyên vật liệu, năng lực điều hành, chính sách quản lý. Từ đó tìm cách<br />
khắc phục, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến chi phí nguyên vật<br />
liệu.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI<br />
BAN QUẢN LÝ VẬT TƯ – TỔNG CÔNG TY<br />
HÀNG KHÔNG VIỆT<br />
Đây là chương về thực trạng nên luận văn sẽ trình bày bức tranh toàn cảnh về<br />
tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư – Tổng Công ty hàng<br />
không Việt Nam với những nội dung mang tính thực tiễn.<br />
Thứ nhất, luận văn đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quan nhất về Tổng Công<br />
ty hàng không Việt Nam và Ban Quản lý vật tư:<br />
Tháng 4 năm 1993 là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam<br />
(Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải<br />
hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Từ năm 2009, Vietnam Airlines đã nỗ lực đáp<br />
ứng các yêu cầu gia nhập của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, đánh dấu một<br />
bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế. Hiện tại<br />
Vietnam Airlines đang khai thác 81 máy bay bao gồm: 10 máy bay 777, 09 máy bay 330,<br />
37 máy bay 321, 07 máy bay 320, 16 máy bay ATR7 và 02 máy bay Forker 70.<br />
<br />
Ban Quản lý vật tư được thành lập vào năm 1997, tách ra từ Ban Kỹ thuật vật tư.<br />
Cơ cấu tổ chức của Ban được chia làm 03 phòng: Phòng kiểm soát định mức kho, phòng<br />
cung ứng và phòng quản lý chi phí.<br />
Thứ hai, luận văn đã trình bày cụ thể công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại<br />
Ban Quản lý vật tư. Trong phần này, luận văn đã thu hẹp đối tượng nghiên cứu liên quan<br />
đến chi phí nguyên vật liệu theo đúng phân quyền trách nhiệm của Ban Quản lý vật tư.<br />
Cụ thể: Chi phí nhiên liệu bay là chi phí nhiên liệu bay (xăng máy bay) chiếm tỷ lệ hơn<br />
1/3 trên tổng chi phí của Vietnam Airlines. Chi phí PTVT máy bay là chi phí PTVT máy<br />
bay thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý vật tư (PTVT quay vòng).<br />
Thứ ba, về nội dung của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý<br />
vật tư, luận văn tập trung đi sâu, nêu rõ các vấn đề thực tế về quản lý chi phí nhiên liệu và<br />
quản lý chi phí phụ tùng vật tư máy bay. Chí phí nguyên vật liệu được quản lý trên cơ sở<br />
lập kế hoạch chi phí, kiểm soát thực hiện chi phí, điều chỉnh kế hoạch theo 6 tháng, 9<br />
tháng và báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí làm căn cứ cho việc ra quyết định quản trị,<br />
dự báo cho các năm tiếp theo.<br />
Thứ tư, thông qua phần thực trạng, có thể đánh giá được những thành tích và hạn<br />
chế của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật tư, đồng thời xác<br />
định rõ các nguyên nhân dẫn tới các những hạn chế này, làm cơ sở cho việc đề xuất các<br />
giải pháp trong chương 4.<br />
<br />
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br />
CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI BAN QUẢN LÝ VẬT TƯ – TỔNG<br />
CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM<br />
Xuất phát từ thực trạng nêu tại chương 3, luận văn đưa ra các giải pháp và kiến<br />
nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại<br />
Ban Quản lý vật tư. Tuy nhiên, các giải pháp nêu ra đều được học viên cân nhắc đảm bảo<br />
phù hợp với định hướng phát triển chung của Tổng Công ty hàng không Việt Nam.<br />
Về phương hướng phát triển, Tổng Công ty vẫn nỗ lực tập trung nguồn lực hiện<br />
đại hóa đội bay và mở rộng mạng lưới đường bay trên khắp thế giới, nhằm đạt được mục<br />
tiêu trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á vào năm 2015, đạt tiêu<br />
<br />
chuẩn "4 sao", là một trong số 10 hãng hàng không được ưa chuộng nhất châu Á về chất<br />
lượng dịch vụ hành khách.<br />
Với kế hoạch phát triển, mở rộng đội bay và đường bay của Tổng Công ty hàng<br />
không Việt Nam trong những năm sắp tới, quá trình dự trữ và cung ứng nhiên liệu, PTVT<br />
máy bay sẽ trở nên phức tạp hơn làm chi phí về nhiên liệu cũng như chi phí PTVT tăng<br />
lên, đặt ra nhiều khó khăn trong việc quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý vật<br />
tư, ngoài những thay đổi cần có để phù hợp với sự phát triển của Tổng Công ty, vẫn cần<br />
phải có sự kết nối với các Ban liên quan khác trong việc kiểm soát và tiếp tục tìm ra giải<br />
pháp tiết kiệm chi phí.<br />
Do đó yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản<br />
lý vật tư là phải quản lý tốt nguyên vật liệu và quản lý hiệu quả và tiết kiệm chi phí<br />
nguyên vật liệu<br />
Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu tại Ban Quản lý<br />
vật tư, luận văn đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất và giải pháp như sau:<br />
Thứ nhất, hoàn thiện công tác xây dựng định mức nguyên vật liệu<br />
Theo thống kê, trong những năm qua, mức nhiên liệu đốt cháy trên mỗi BH dao<br />
động trong một khoảng nhất định nên có thể xây dựng được định mức tiêu hao cho nhiên<br />
liệu bay. Cụ thể:<br />
- Định mức tiêu hao nhiên liệu cho mỗi giờ bay có thể tính quân trong khoảng thời<br />
gian 3-5 năm trên cơ sở phân tích các yếu tố tác động, loại bỏ các yếu tố bất hợp lý; định<br />
kỳ kiểm tra và đánh giá lại định mức, tránh sử dụng số liệu lỗi thời, không sát thực tế. Có<br />
2 yếu tố cơ bản nữa cần tính đến khi xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, đó là trình<br />
độ phi công, thời tiết.<br />
- Mức tiêu hao nhiên liệu theo giờ bay vẫn sử dụng công thức truyền thống.<br />
Nhưng về ngắn hạn, trong khoảng thời gian thường xuất hiện thời tiết xấu, có thể sử dụng<br />
công thức sau để phân tích:<br />
∑Vi<br />
∑B<br />
<br />
Cnhiênliệui=<br />
Hi<br />
<br />
xh<br />
<br />