intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại doanh nghiệp sản xuất; phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh, qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại công ty này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG THỊ THẢO NHI QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG GIANH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng – Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Thế Giới Phản biện 1: TS. Lê Thị Minh Hằng Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Ngọc Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản trị chuỗi cung ứng đầu vào là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên hoạt động này còn gặp rất nhiều khó khăn và yếu kém đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này lại đóng góp rất lớn vào hiệu quả của doanh nghiệp như giúp doanh nghiệp quản lý tốt chi phí, nâng cao khả năng phản ứng với những thay đổi của thị trường. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều công ty, nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này và để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ấy thì có nhiều đề tài về lĩnh vực này được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Liên hệ tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh, cùng với sự thành công, cũng có lúc công ty đã gặp nhiều khó khăn khi giá mua vào vật tư, nguyên nhiên vật liệu còn cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ trên thị trường. Việc lựa chọn các nhà cung cấp tối ưu để kiểm soát tốt chi phí đầu vào thực sự là nỗi trăn trở của ban lãnh đạo công ty cũng như chính tác giả. Đó cũng chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh” nhằm tìm ra những bất cập trong chuỗi cung ứng đầu vào tại công ty, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại doanh nghiệp sản xuất; phân tích thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh, qua đó chỉ ra
  4. 2 những tồn tại, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại công ty này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh trong giai đoạn 2017 - 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả: Mô tả hoạt động hiện tại của công ty. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp: Phân tích tình hình thực tế cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vật tư thiết bị của công ty. Từ đó rút ra điểm mạnh và điểm yếu của vấn đề cung ứng đầu vào và đề xuất giải pháp. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng. Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại CP Xi măng Sông Gianh. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuỗi cung ứng Nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện, một số công trình của các tác giả có thể kể như:
  5. 3 Tác giả Ngô Thị Thùy Liên (2000) đã có nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam”. Handfield và Bechtel (2002) với nghiên cứu “Vai trò của sự tín nhiệm và mức độ quan hệ trong việc cải tiến trách nhiệm chuỗi cung ứng”. Togar và Sridharan (2002) có công trình nghiên cứu về “Chỉ số hợp tác: một thước đo về sự hợp tác chuỗi cung ứng”. Tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012) tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ”. Tác giả Lê Đoàn (2013) trong nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam”. Như vậy, có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cập theo hướng khác nhau về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành sản xuất xi măng, việc lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cũng như tính mùa vụ của việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dẫn đến việc quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xi măng có nhiều điểm không giống với các doanh nghiệp sản xuất khác nên tác giả không sử dụng những nghiên cứu trên làm tài liệu tham khảo cho luận văn này. Tác giả chỉ sử dụng phần lý thuyết chính liên quan đến các tài liệu tham khảo như sau: Michael Hugos (2012) với cuốn sách “Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng”. Thông qua cuốn sách này, tác giả mong muốn đưa ra một
  6. 4 cấu trúc rõ ràng những khái niệm cần thiết trong quản lý chuỗi cung ứng. Dựa trên kiến thức nền tảng này, tác giả xây dựng hệ thống lý thuyết về cách thức thúc đẩy và sử dụng chuỗi cung ứng để đạt được sự thành công trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Tác giả Nguyễn Thành Hiếu và các cộng sự (2015) đã biên soạn cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng”. Trước thời điểm này, đã có một số nghiên cứu và tài liệu về quản trị chuỗi cung ứng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ và trừu tượng đối với các doanh nghiệp cũng như học giả ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm tác giả Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã có mong muốn mang đến những kiến thức cơ bản cùng kiến thức chuyên sâu và cập nhật hơn về quản trị chuỗi cung ứng cho độc giả. Các tác giả Nguyễn Phúc Nguyên, Lê Thị Minh Hằng (2016) trong cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng” đã cung cấp một sự tổng hợp khá toàn diện hệ thống các lý thuyết về quản trị, quản trị chuỗi cung ứng và đặc biệt các cấu thành tác nghiệp khi quản trị chuỗi cung ứng trong môi trường mang tính toàn cầu và năng động. Tác giả Lê Tiến Đạt (2017) đã có nghiên cứu về “Quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”. Tác giả vận dụng lý thuyết vào việc nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp DKSH. CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
  7. 5 Theo bài báo khoa học với tiêu đề: “Vận dụng lý thuyết về chuỗi cung ứng để phát triển ngành du lịch miền Trung” của tác giả Nguyễn Phúc Nguyên, 2012. Tại đây, tác giả có viết, ở khía cạnh vĩ mô, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các doanh nghiệp thực hiện các chức năng khác nhau, từ việc cung ứng nguyên liệu đến sản xuất và phân phối sản phẩm cuối cùng đến cho khách hàng. Ở góc độ vi mô, chuỗi cung ứng là mạng lưới các điểm thực hiện các chức năng như mua nguyên vật liệu, chế tạo các bộ phận, lắp ráp linh kiện/sản phẩm cuối cùng và phân phối sản phẩm đến trung tâm phân phối/khách hàng. 1.2. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức để tích hợp và sử dụng hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ/bán lẻ nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, với mục tiêu giảm thiểu chi phí trên toàn chuỗi trong khi tối đa sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. (PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên, TS. Lê Thị Minh Hằng, Quản trị chuỗi cung ứng, 2016) 1.3.Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng góp phần đắc lực cho hoạt động marketing của doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược marketing hỗn hợp 4P: Product: sản phẩm; Price: giá cả; Place: phân phối; Promotion: khuyến mại. Vai trò thứ hai của quản trị chuỗi cung ứng thể hiện ở việc quản trị các hoạt động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nhờ có thể
  8. 6 chuyển biến nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm. Thứ ba, việc quản trị chuỗi cung ứng thành công sẽ tạo bước đệm nâng cao hiệu quả sản xuất, phân phối sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thương mại điện tử thành công hơn. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp quản lý được lượng hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi khách hàng cần, đồng thời đảm bảo quản lý chi phí hợp lý. (Lê Tiến Đạt, Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty DKSH Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, 2017) 1.4. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia, mỗi đối tượng lại có những vai trò, ý nghĩa riêng đảm bảo cho cả chuỗi có thể hoạt động nhịp nhàng. Các đối tượng đó bao gồm: Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ kho vận trong chuỗi cung ứng, Khách hàng tiêu dùng. (Lê Tiến Đạt, Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty DKSH Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, 2017) 1.5. Quản trị hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng Trong cuốn Tinh hoa Quản trị Chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, 2012 của Michael Hugos có viết: Nhiệm vụ truyền thống của một nhà quản lý mua hàng là tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng so sánh giá cả rồi sau đó mua sản phẩm từ nhà
  9. 7 cung cấp có chi phí thấp nhất mà họ tìm được. Công việc này tuy vẫn quan trọng, nhưng bên cạnh đó, những hoạt động khác cũng ngày một có ảnh hưởng hơn. Do vậy, công tác mua hàng ngày nay được nâng lên một tầm vóc mới, với tên gọi “thu mua”. Chức năng thu mua có thể phân thành các công đoạn chính là: Mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, Đàm phán hợp đồng và giám sát việc thực hiện hợp đồng. 1.6. Quản trị tồn kho trong chuỗi cung ứng Tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng của các tác giả Nguyễn Phúc Nguyên, Lê Thị Minh Hằng. Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2016 có đề cập rằng một chuỗi cung ứng điển hình gồm các nhà cung ứng và nhà sản xuất, những người có nhiệm vụ dịch chuyển nguyên vật liệu vào thành phẩm, và các trung tâm phân phối và nhà kho mà qua đó sản phẩm hoàn thành sẽ được phân phối đến cho khách hàng. Điều này ngụ ý rằng tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng dưới một vài hình thức: - Tồn kho nguyên vật liệu, phụ tùng - Tồn kho thành phẩm - Tồn kho bán thành phẩm Và một trong những điểm cần phải nghiên cứu thêm khi bàn về vấn đề quản trị tồn kho đó là việc chú trọng đến những yêu cầu về kho bãi để bảo quản, lưu trữ tốt lượng hàng hóa cũng như nguyên vật liệu của công ty. Tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng, chủ biên: tác giả Nguyễn Thành Hiếu, 2015 đã có những thông tin liên quan như sau: Những yêu cầu về kho bãi
  10. 8 Nhà kho được thiết lập trong một hệ thống vận tải và lưu kho để làm giảm tổng chi phí hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng. Trong một số trường hợp, lợi ích của việc giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ có thể đạt được cùng một lúc. Nhà kho tạo ra giá trị thông qua việc hỗ trợ hoạt động cho toàn bộ quy trình sản xuất. Việc sản xuất đòi hỏi phải có nhà kho để lưu trữ, sắp xếp và phân loại các nguyên vật liệu và bộ phận. Nhà kho cũng được sử dụng cho các nguyên vật liệu, bộ phận vận chuyển nội bộ được gọi là nhà kho sản xuất. Nhà kho để lưu trữ, sắp xếp và kết hợp với hàng tồn kho để hợp nhất cho lô hàng chuyển đến những điểm đến của khách hàng tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Nhà kho được sử dụng để hỗ trợ khách hàng thường được gọi là những nhà kho dịch vụ. Yêu cầu kỹ thuật của những nhà kho dịch vụ liên quan trực tiếp tới chiến lược sản xuất và chiến lược marketing. Các yếu tố của kho hàng mua sắm Các yếu tố điều tiết việc mua sắm tập trung vào việc sử dụng nhà kho để hỗ trợ mua nguyên vật liệu và phụ kiện sao cho chi phí ở mức thấp nhất. Những nhà quản lý hoạt động mua hàng phức tạp từ lâu đã nhận ra rằng sự kết hợp của giá mua, chiết khấu số lượng, điều khoản thanh toán và những hỗ trợ về vận tải kho bãi là cần thiết để đạt được mức chi phí giao hàng thấp nhất. Trong một nỗ lực để phát triển và hỗ trợ các mối quan hệ kinh doanh có tính chất lâu dài và mang tính đặc thù, phần lớn các công ty đã giảm thiểu số lượng nhà cung cấp. Tính hợp lý ở đây là sự phát triển của một số lượng giới hạn những mối quan hệ với những nhà cung cấp có thể được tích hợp vào hoạt động chuỗi cung ứng của một công ty. Mục đích của việc
  11. 9 mua hàng dựa trên mối quan hệ là để giảm thiểu sự lãng phí, hoạt động trùng lặp và dư thừa do không có kế hoạch mua sắm. Kết quả của những xu hướng này là vai trò của những nhà kho sản xuất tiếp tục thay đổi. Nhà kho truyền thống được sử dụng để dự trữ nguyên vật liệu và các phụ kiện. Ngày nay, các cơ sở đó chú trọng nhiều hơn vào việc phân loại và sắp xếp nguyên vật liệu khi chúng được đưa vào dây chuyền sản xuất. Mục tiêu là để sắp xếp các dòng nguyên vật liệu và phụ kiện bằng cách loại bỏ việc xử lý trùng lặp và lưu trữ hàng tồn kho tại nhiều địa điểm trên mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu. Kết luận chƣơng 1 Tại chương 1 này, tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết liên quan đến chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tồn kho và hoạt động thu mua, một hoạt động rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của chuỗi cung ứng đầu vào tại nhiều công ty. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG GIANH 2.1. Giới thiệu về Tập đoàn SCG và Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh Công ty CP Xi măng Sông Gianh thuộc tập đoàn SCG Thái Lan, là đơn vị sản xuất chính của thương hiệu xi măng Sông Gianh. Nhà máy sử dụng nguyên liệu đá vôi được đánh giá có chất lượng hàng đầu Việt Nam. Nằm gần cảng biển và đường quốc lộ nên thuận lợi trong việc cung ứng xi măng cho toàn miền Trung.
  12. 10 2.2. Thực trạng về quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh 2.2.1. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh Sơ đồ chuỗi cung ứng đầu vào của công ty như hình bên dưới. Theo đó, nguyên vật liệu có thể được mua trực tiếp từ nhà cung cấp khởi đầu (là nhà sản xuất/hãng sản xuất gốc của hàng hóa đó) hoặc có thể được mua qua nhà cung cấp trung gian. Hàng hóa có thể được thỏa thuận mua theo giá DDP (Delivered Duty Paid: Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu) đến kho nhà máy hoặc chỉ đến cảng đối với nhiên liệu than và một số mặt hàng vật tư nhập khẩu, do vậy công ty cũng cần thuê đơn vị vận chuyển hoặc thực hiện các thủ tục liên quan đến thông quan hàng hóa tại cảng. NHÀ CUNG NHÀ CUNG CẤP NHÀ MÁY CẤP KHỞI ĐẦU TRUNG GIAN XMSG NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ Hình 2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty CP Xi măng Sông Gianh 2.2.2. Quản trị hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh
  13. 11 Công tác thu mua tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh được thực hiện và kiểm soát tại Phòng Kế hoạch Vật tư của công ty dưới sự phối hợp với Ban Cung ứng (Procurement Department) thuộc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Xi măng SCG Việt Nam, là đơn vị chuyển đổi từ Tổng Công ty Miền Trung - Công ty CP từ năm 2017, sau khi thuộc sở hữu của tập đoàn SCG. Ban cung ứng này sẽ là đơn vị trung gian, mua hàng cho tất cả các nhà máy thuộc hệ thống xi măng Sông Gianh, bên cạnh Công ty CP Xi măng Sông Gianh. Chức năng thu mua tại công ty phân thành các công đoạn chính sau: Mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và giám sát việc thực hiện hợp đồng. 2.2.3. Quản trị tồn kho trong chuỗi cung ứng đầu vào của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh Việc quản trị tồn kho có những tác động đáng kể đến chi phí của công ty. Tồn kho trong chuỗi cung ứng đầu vào của công ty thể hiện dưới các hình thức sau: Tồn kho nguyên nhiên vật liệu, tồn kho clinker (sản phẩm dở dang của xi măng), tồn kho vật tư thiết bị. Với đặc tính của ngành công nghiệp sản xuất xi măng, bên cạnh các kho được xây dựng để lưu giữ vật tư thiết bị, nguyên vật liệu cần cho dây chuyền sản xuất, tại nhà máy có thêm các silo, bãi chứa có bạt che để bảo quản và lưu trữ. Vị trí của các loại hình kho cũng được thiết kế sắp xếp sao cho phù hợp nhất với dây chuyền sản xuất của nhà máy, chẳng hạn như kho nguyên liệu đầu vào sẽ được sắp xếp trước lò quay và tháp trao đổi nhiệt để phù hợp với quá trình vật chuyển đưa nguyên liệu vào lò hoặc là các kho đá vôi sẽ được sắp xếp gần các trạm đập để phù hợp với các công đoạn liên quan,…
  14. 12 Nguyên liệu được xuất kho sử dụng theo phương pháp FIFO, nguyên liệu nào nhập trước sẽ được sử dụng trước cho sản xuất. Công ty cũng đã, đang phân loại kho và hình thức bảo quản trong kho theo đặc tính riêng đối với từng nhóm nguyên nhiên vật liệu và vật tư thiết bị để việc bảo quản cũng như vận chuyển vào kho và ra khỏi kho đến dây chuyền sản xuất một cách hợp lý nhất. Căn cứ vào lượng xi măng sẽ bán ra tại những đơn hàng đã ký hợp đồng, phòng công nghệ sẽ tính toán mức cấp phối dựa vào bài toán cấp phối. Số liệu này sẽ chuyển đến phòng kế hoạch vật tư. Từ đó sẽ tính toán, kiểm tra lượng tồn kho của nguyên liệu (Cao Silic, đá vôi,…) và lập ra kế hoạch mua cần thiết. Với đặc thù của một số nguyên liệu trong ngành sản xuất xi măng nên việc quản trị tồn kho liên quan đến chuỗi cung ứng đầu vào cũng có những điểm khác biệt. Chẳng hạn như tùy thuộc vào mức độ cung cấp của nhà cung ứng đầu vào, các mỏ có đáp ứng đủ khối lượng lớn hay không mà kế hoạch sắp xếp mua hàng để tồn kho cũng có những sự tính toán nhất định. Nguyên liệu để sản xuất phải được tính toán, kiểm tra khá kỹ lưỡng về hàm lượng. Trước và trong khi giao hàng, phòng KCS sẽ kiểm tra về hàm lượng, nếu đạt chất lượng thì mới đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nếu không đạt thì vẫn có kế hoạch bảo quản tại kho và tính toán cấp phối lại khi phối hợp với các đơn hàng sau lại với nhau. Và với những đơn hàng không đạt như vậy, việc đàm phán giá cả lại với nhà cung cấp là điều có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí của công ty. 2.3. Những thành công, hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh
  15. 13 Thành công: - Tuân thủ mua hàng theo đúng quy trình đã được ban hành, theo đúng quy định Luật Đấu thầu, Chào hàng cạnh tranh, quy định về các loại thuế liên quan. - Hằng năm, công ty luôn có thống kê lại danh sách các nhà cung cấp, cập nhật thêm những đơn vị mới sao cho có một hệ thống dữ liệu để dễ tìm ra những nguồn hàng thường xuyên cho các loại hàng hóa có nhu cầu mua liên tục qua các năm. Do đó, công ty đã có thể lựa chọn nhà cung ứng tốt, đáp ứng đúng, đủ nhu cầu từ nhà máy. - Bên cạnh những nhà cung cấp có mối quan hệ lâu năm với công ty, công ty cũng đã và đang tìm ra những nhà cung cấp mới dựa vào thông tin có được thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, internet. Ngoài ra, các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp, bao gồm cả về tư vấn đối với việc vận hành, lắp đặt các hệ thống máy móc, thiết bị, hoặc dịch vụ bảo hành hàng hóa,… cũng được các chuyên gia có chuyên môn kỹ thuật cao đến từ các nhà cung cấp hỗ trợ tương đối tốt. - Việc mua hàng được thực hiện qua Ban cung ứng khi mua hàng cùng với các nhà máy khác thuộc cùng hệ thống giúp tận dụng được lợi ích của việc mua hàng được tập trung hóa. Nhờ đó, có thể kết hợp tất cả các đơn đặt hàng cùng một loại nguyên vật liệu để tận dụng được các khoản chiết khấu số lượng lớn, tận dụng được tính kinh tế nhờ quy mô. Khi phối hợp các hoạt động có liên quan sẽ giảm chi phí vận chuyển và các chi phí dịch vụ khác đối với các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là khi kết hợp mua tập trung các mặt hàng nhập khẩu. Ngoài ra, một lợi ích cho công tác quản lý của tập đoàn,
  16. 14 đó là tập trung trách nhiệm đối với việc mua hàng sẽ làm cho công tác kiểm soát dễ dàng hơn. - Với những nhà cung cấp thường xuyên, công ty đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc thời hạn từ 01 đến 02 năm, sau đó với mỗi lần mua hàng trong năm, công ty chỉ cần thực hiện các đơn đặt hàng thay cho hợp đồng. Như vậy, công ty đã giảm bớt công việc giấy tờ cũng như những thao tác không cần thiết. - Việc đàm phán các điều khoản trong hợp đồng của công ty với các nhà cung cấp đang được thực hiện tương đối tốt, luôn có sự cân bằng với chất lượng sản phẩm và các điều kiện đi kèm như điều khoản giao hàng, đồng thời có sự kiểm soát chặt chẽ từ các bộ phận liên quan. - Với đặc tính của ngành công nghiệp sản xuất xi măng, việc lưu trữ, bảo quản nguyên liệu đầu vào cũng có một số khác biệt với những đơn vị sản xuất khác. Tuy nhiên, công ty đã có xây dựng hệ thống kho chứa hoạt động hiệu quả, sắp xếp hợp lý, phù hợp với quy trình sản xuất xi măng. Hạn chế: - Việc tuân thủ, nguyên tắc theo đúng quy trình mua hàng đôi khi sẽ gặp phải những bất cập, dẫn đến chậm trễ trong công tác mua hàng. Trong thực tế, nhu cầu mua hàng từ đơn vị yêu cầu sẽ có những phát sinh khẩn cấp, vì vậy, nếu tuân thủ qua các bước, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động, tình hình sản xuất, kinh doanh của cả hệ thống chuỗi. - Tuy hiện tại đã có sự thống kê, đánh giá hằng năm về việc lựa chọn nhà cung cấp, nhưng những công việc này vẫn còn thực
  17. 15 hiện bằng excel và các phần mềm thông thường, chưa đạt đến mức công nghệ cao hơn. - Sự kết nối, tương tác giữa các bộ phận, phòng ban yêu cầu và bên mua hàng vẫn còn chưa thực sự trôi chảy. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác mua hàng. - Việc áp dụng công nghệ vào hoạt động thu mua vẫn còn ở mức chưa cao. Cần có sự kết nối nhuần nhuyễn hơn nữa giữa các hệ thống phần mềm của phòng ban yêu cầu và bộ phận cung ứng mua hàng, bộ phận kế toán để việc quản trị chuỗi cung ứng đầu vào trở nên hoàn thiện và hiệu quả hơn. - Khâu kiểm soát các nhà cung cấp vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp mới. Mặt khác, số lượng nhà cung cấp vẫn chưa được đa dạng hóa, điều này dẫn đến công ty vẫn còn thực hiện mua hàng từ những nhà cung cấp quen thuộc, đôi lúc sẽ không linh hoạt về các điều kiện giao hàng, thanh toán. - Nguồn than từ các nhà cung cấp đôi lúc cũng gặp những sự khan hiếm nhất định và chi phí tiêu tốn cho việc mua than cũng khá lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nguyên vật liệu đầu vào của công ty. Thông thường, công ty sẽ thực hiện mua than từ nhà cung cấp với giá đến cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh, cảng Hòn La, cảng Thắng Lợi, cảng Gianh - Quảng Bình. Sau đó, công ty sẽ thực hiện thuê đơn vị vận tải theo đường bộ từ cảng về nhà máy. Vấn đề này cũng gặp một số hạn chế khi chưa giảm thiểu được chi phí nhiều, đó là khâu cân nhắc về bài toán chi phí trong khoảng cách vận chuyển đến nhà máy cũng như khâu giảm thiểu thất thoát dọc đường đối với nguyên liệu than.
  18. 16 Một hạn chế có liên quan đến các nhà quản lý cấp cao của cả công ty, tập đoàn nói chung và cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác quản trị chuỗi cung ứng đầu vào nói riêng. Đó là, việc phát thải CO2 của ngành xi măng chủ yếu từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá, than cốc, dầu mỏ và một số hóa chất khác, gây ra các tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và đời sống cộng đồng chung quanh. Ngoài phát thải trực tiếp, việc chưa tận dụng được các phế thải sinh hoạt và công nghiệp của một số ngành khác cũng tạo thêm sức ép trong quá trình phát triển kinh tế, trong khi đáng ra đây là nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành xi măng. Kết luận chƣơng 2 Tại chương này, tác giả tập trung phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh qua các yếu tố liên quan đến các mắc xích thực hiện công việc liên quan, quản trị hoạt động thu mua và tồn kho. CHƢƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐẦU VÀO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG GIANH 3.1. Định hƣớng và mục tiêu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh Như đã trình bày tại chương 2, công tác quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty CP Xi măng Sông Gianh bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Do vậy, mục tiêu đặt ra để
  19. 17 hoàn thiện chính là nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó. Một trong những nguyên nhân gây nên các hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng đầu vào của công ty là việc phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng giữa thời đại 4.0 hiện nay. Vậy nên việc công ty cần làm là phát triển hơn nữa hệ thống phần mềm sao cho hợp nhất tất cả các quy trình công việc liên quan nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả, nhanh chóng phát hiện vấn đề sai sót xảy ra trong các bước. Ngoài ra, do chính sách quản lý và vận hành nói chung vẫn còn nhiều điểm theo khuôn khổ cũ nên việc áp dụng cứng nhắc theo quy trình thì sẽ dễ dẫn đến những chi phí phát sinh không đáng có. Do đó, công ty cần linh hoạt hơn nữa trong các bước khi thực hiện quy trình, cụ thể là quy trình mua hàng trong một số trường hợp cần thiết. 3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh 3.2.1. Điều chỉnh lại hệ thống quy trình, quy định mua hàng Quy trình là cách thức tốt nhất thực hiện một quá trình công việc để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Quy trình sẽ quy định rõ: Việc gì cần phải làm, kết quả nào phải đạt được, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như thế nào. Thực hiện công việc theo quy trình bảo đảm chất lượng, tiến độ và năng suất. Các rủi ro cũng được phòng ngừa. Các quy trình còn là cơ sở cho việc cải tiến liên tục. Mặc dù công ty cũng đã ban hành hệ thống quy trình mua hàng nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân liên quan đến việc tập trung quá khuôn khổ vào thứ tự thực hiện các bước công việc nhưng chưa thể hiện,
  20. 18 ghi chú rõ hơn để linh hoạt đối với những loại nguyên liệu đặc biệt, trong những trường hợp mua hàng đặc biệt. Ngoài ra, bên cạnh quy trình mua hàng nói chung thì công ty cũng cần ban hành thêm các chi tiết công việc liên quan đến quy trình quản lý, giao việc cho nhân viên - người trực tiếp trao đổi với nhà cung cấp để thực hiện các công đoạn mua hàng,... Và để kiểm soát quy trình thực hiện của các bộ phận liên quan, quản lý công ty cần phát huy hơn nữa cơ chế kiểm soát tự đánh giá. Với các danh mục hướng dẫn cụ thể thì nhân viên có thể tự rà soát công việc của mình đi đúng theo quy định, quy trình của công ty, của tập đoàn ban hành. Với những quy định này cũng sẽ giúp công ty giảm được các rủi ro liên quan đến các vấn đề tiêu cực trong việc lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán giá cả trong các hợp đồng,... 3.2.2. Kết nối, tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung cấp tối ưu Nhà cung cấp là đơn vị đầu tiên trong chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng đầu vào nói riêng. Trước khi bắt đầu vào quản trị thì việc tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình là điều rất quan trọng. Những cán bộ mua hàng cần biết cách phân biệt giữa nhà cung cấp chính thống và các đơn vị bán lẻ, thậm chí là đơn vị kinh doanh không hợp pháp. Một nhà cung cấp thực sự sẽ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và thường có thể cung cấp một mức giá tốt hơn. Điều này được thể hiện qua các khía cạnh về chi phí phát sinh và chứng từ hợp lệ. 3.2.3. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động thu mua Ở thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc ứng dụng nhiều hơn nữa các công cụ công nghệ thông tin vào việc thực hiện các công
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2