Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN CHÍNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – CHI NHÁNH HÀ TĨNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - 2019
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. LÊ THẾ GIỚI Phản biện 1: TS. NGUYỄN XUÂN LÃN Phản biện 2: GS.TSKH. LƢƠNG XUÂN QUỲ Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong cuộc đua chiếm thị phần, các ngân hàng không ngừng nỗ lực tăng trƣởng theo những định hƣớng riêng. Tuy nhiên, mỗi hoạt động đầu tƣ nói chung và ngành ngân hàng nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Trong nỗ lực nhằm thu đƣợc lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho các hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng việc xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc quản lý rủi ro (QLRR) phù hợp. Đối với các ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất, sự tăng trƣởng của hoạt động tín dụng thƣờng đi kèm với sự gia tăng của rủi ro tín dụng (RRTD), điều này tác động đến hiệu quả hoạt động và hạn chế sự tăng trƣởng của ngân hàng. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh cũng phải đối diện với tình trạng nợ xấu, khả năng mất vốn, vấn đề trích lập dự phòng RRTD ảnh hƣởng đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh và hoạt động của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh, đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian tới. * Mục tiêu cụ thể:
- 2 - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTD và quản trị RRTD tại ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở của mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đƣa ra đối với luận văn bao gồm: - Thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2014-2018? - Cần có các giải pháp gì để tăng cƣờng quản trị RRTD tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác QTRR tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Về nội dụng: Đề tài nghiên cứu thực trạng về RRTD và quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. - Thời gian: số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết năm 2018, các giải pháp đề xuất trong thời gian tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập tài liệu làm cơ sở lý thuyết về QTRR từ các văn bản quy định của Nhà nƣớc, của Ngân
- 3 hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, của các cơ quan có thẩm quyền. Các giáo trình, tạp chí, bài báo, công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị RRTD. Số liệu dùng để phân tích trong luận văn này đƣợc thu thập từ báo cáo nội bộ, số liệu tài chính của ngân hàng qua 5 năm (2014 - 2018) và các văn bản nội bộ khác của ngân hàng. - Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu: sau khi thu thập đƣợc thông tin và số liệu, tác giả sẽ tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Tác giả sử dụng chƣơng trình excel làm công cụ và kỹ thuật để tính toán. - Phƣơng pháp phân tích số liệu: phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua các bảng, biểu số liệu để phản ánh thực trạng về quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. Luận văn thực hiện phân tích bằng ba phƣơng pháp chính, bao gồm: Phƣơng pháp so sánh; Phƣơng pháp phân tích đánh giá; Phƣơng pháp thống kê mô tả. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài lời mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 4 PHẦN II – NỘI DUNG Chƣơng I: Tổng quan về Quản trị RRTD tại các NHTM 1.1. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại RRTD phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng kỳ hạn. RRTD xẩy ra khi ngƣời đi vay trễ hẹn hoặc không thanh toán toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi theo HĐTD. RRTD có thể gây tổn thất tài chính, giảm thu nhập ròng và khả năng mất vốn đối với chủ thể cho vay là ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại - Rủi ro giao dịch gồm ba loại: Rủi ro lựa chọn; Rủi ro đảm bảo; Rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro danh mục gồm hai loại: Rủi ro nội tại; Rủi ro tập trung. 1.1.3. Tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng - Dấu hiệu tài chính - Dấu hiệu phi tài chính 1.2. Khái niệm và mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận. 1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng Quản trị RRTD giúp ngân hàng có thể đánh giá nguy cơ tổn thất xảy ra và đƣa ra các quyết định cấp tín dụng đúng đắn, phát hiện nguy cơ rủi ro từ các khách hàng hiện hữu, giảm thiểu tối đa tổn thất xảy ra.
- 5 1.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng a. Dấu hiệu từ báo cáo tài chính: Các dấu hiệu từ bảng cân đối kế toán; Các dấu hiệu từ báo cáo kết quả kinh doanh b. Dấu hiệu từ hoạt động kinh doanh, quan hệ với bạn hàng: lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dây chuyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào sản phẩm đầu ra, năng lực cạnh tranh, quyền phân phối, quan hệ với bạn hàng, cơ cấu hàng tồn kho, chất lƣợng sản phẩm…. c. Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng: trả nợ gốc lãi, hồ sơ vay vốn, thời gian đề nghị vay vốn, phƣơng án vay vốn, dòng tiền, TSĐB, giao tiếp, tiếp xúc với cán bộ ngân hàng, cung cấp thông tin, kiểm tra thực tế, vi phạm hợp đồng... d. Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp: hình thức sở hữu; ngƣời điều hành/cổ đông lớn; nội bộ doanh nghiệp, hồ sơ pháp lý, trình độ quản lý, kế hoạch quản lý, điều hành, sử dụng nguồn lực, uy tín kinh doanh, mức độ tín nhiệm giảm, chi trả lƣơng… e. Biểu hiện khác: dƣ luận không tốt, TSBĐ mất giá, đối với cá nhân có thể là tình trạng hôn nhân, việc làm, thu nhập, sức khỏe… 1.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng a. Đo lường rủi ro tín dụng đối với một khách hàng Đo lƣờng RRTD: là phƣơng pháp sử dụng mô hình để lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với khách hàng, là cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro. Trong đó, các phƣơng pháp phổ biến trong đo lƣờng RRTD nhƣ sau: - Mô hình 6C – phân tích 6 nhóm tiêu chí của khách hàng - Mô hình xếp hạng tín dụng - Mô hình ƣớc tính tổn thất dự kiến - Mô hình giá trị chịu rủi ro (Value at risk – VaR b. Đo lƣờng rủi ro tín dụng cho một danh mục tín dụng
- 6 - Các chỉ tiêu trực tiếp: Nợ quá hạn , Nợ xấu. - Các chỉ tiêu gián tiếp: Quy mô tín dụng, Cơ cấu tín dụng. 1.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là quá trình sử dụng các công cụ, biện pháp, chiến lƣợc, kỹ thuật và các chƣơng trình để ngăn ngừa, phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra. Phƣơng pháp kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm: Ngăn ngừa rủi ro, phân tán rủi ro, bán nợ và sử dụng công cụ phái sinh. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm các quá trình sau: Kiểm soát trƣớc khi cấp tín dụng; Kiểm soát trong khi cấp tín dụng; Kiểm soát sau khi cấp tín dụng; Kiểm soát các biện pháp bảo đảm tiền vay; Kiểm soát phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Kiểm soát kiểm tra nội bộ; Kiểm soát chuyển giao rủi ro. 1.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng Xử lý RRTD là bƣớc cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bƣớc này, ngân hàng sẽ đƣa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng. Một số các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng nhƣ sau: Cấp thêm vốn, cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc miễn giảm lãi, gốc; Xử lý tài sản đảm bảo; Bán nợ. 1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng 1.4.1. Nhân tố chủ quan - Nguyên nhân từ ngân hàng - Nguyên nhân từ phía khách hàng vay 1.4.2. Nhân tố khách quan 1.5. Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng 1.5.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất
- 7 đồng thời phát huy đƣợc tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. 1.5.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán Mô hình này chƣa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. 1.6. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc quốc tế 1.6.1. Sơ lược về Hiệp ước Basel a. Trụ cột thứ nhất: tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) à 8% của tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro vận hành đƣợc bổ sung vào danh mục rủi ro có thế gặp phải của ngân hàng. b. Trụ cột thứ hai: Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, rủi ro chiến lƣợc, nhƣ rủi ro hệ thống, rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý và rủi ro thanh khoản. c. Trụ cột thứ ba: các ngân hàng đƣợc yêu cầu phải công khai các thông tin sau theo nguyên tắc thị trƣờng. 1.6.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong Basel II - Thiết lập môi trƣờng tín dụng phù hợp. - Cấp tín dụng an toàn, hiệu quả và lành mạnh. - Xây dựng quy trình đo lƣờng, theo dõi và quản lý tín dụng hiệu quả. Chƣơng II: Thực trạng RRTD và Quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Thƣơng tín 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - Chi nhánh Hà Tĩnh
- 8 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2014 – 2018 a. Về huy động vốn: Xác định đƣợc tầm quan trọng của HĐV, Chi nhánh đã tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ này. Kết quả nhƣ sau: Bảng 2.1: Tình hình Huy động vốn Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. HĐV nội tệ 613.168 800.173 992.169 1.251.111 1.535.203 1. Tổ chức kinh tế 67.545 75.643 96.745 103.545 145.356 2. Cá nhân 545.623 724.530 895.424 1.147.566 1.389.847 II. HĐV ngoại tệ (quy đổi nội tệ) 17.802 15.942 19.683 29.016 53.558 1. Tổ chức kinh tế 2.364 3.567 3.246 3.548 9.032 2. Cá nhân 15.438 12.375 16.437 25.468 44.526 Tổng cộng 630.970 816.115 1.011.852 1.280.127 1.588.761 b. Tình hình hoạt động tín dụng Ngày từ những ngày đầu thành lập Chi nhánh đã triển khai đồng bộ các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả nhƣ sau: Bảng 2.2: Dƣ nợ theo loại hình khách hàng Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. KH cá nhân 98.547 58.300 654.940 792.030 933.995 1. Cho vay ngắn hạn 125.850 137.540 154.753 348.298 456.763 2. Cho vay trung hạn 250.217 177.860 135.642 85.436 64.548 3. Cho vay dài hạn 122.480 242.900 364.545 358.296 412.684 II. KH doanh nghiệp 243.130 310.930 413.160 486.142 636.600
- 9 1. Cho vay ngắn hạn 162.740 250.327 377.540 465.758 605.245 2. Cho vay trung hạn 80.390 60.603 35.620 20.384 18.918 3. Cho vay dài hạn - - - - 12.437 Tổng dƣ nợ 741.677 869.230 1.068.100 1.278.172 1.570.595 c. Kết quả kinh doanh Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh luôn mang lại lợi nhuận cao, giá trị lợi nhuận tăng dần qua các năm. Mức chênh lệch thu chi năm sau so với năm trƣớc. Cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. Tổng thu nhập 104.299 128.029 157.043 190.977 237.304 II. Tổng chi phí 94.543 112.542 134.305 161.313 195.750 III. Chênh lệch thu chi 9.756 15.487 22.738 29.664 41.554 Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Chi nhánh tăng trƣởng khá tốt trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 với tốc độ tăng trung bình đạt gần 21%/năm. Các hoạt động của Chi nhánh từ huy động vốn, giải ngân, quy mô tín dụng, hiệu quả kinh doanh đều tăng dần với mức độ tăng trƣởng khá cao. Bảng 2.4: Mức tăng trƣởng hoạt động tín dụng Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Dƣ nợ 741.677 869.230 1.068.100 1.278.172 1.570.595 2. Huy động vốn 630.970 816.115 1.011.852 1.280.127 1.588.761 3. Giải ngân 1.132.399 1.404.517 1.852.436 2.363.108 2.842.136 4. Tổng thu nhập 104.299 128.029 157.043 190.977 237.304 5. Tổng chi phí 94.543 112.542 134.305 161.313 195.750
- 10 6. Chênh lệch thu chi 9.756 15.487 22.738 29.664 41.554 2.2. Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thƣơng tín – Chi nhánh Hà Tĩnh 2.2.1. Tổng dư nợ và phân loại nợ Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thành 05 nhóm nhƣ sau: Bảng 2.5: Phân loại dƣ nợ khách hàng theo nhóm nợ Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. Khách hàng CN 498.547 558.300 654.940 792.030 933.995 1. Dƣ nợ nhóm I 469.269 522.788 619.572 760.643 908.136 2. Dƣ nợ nhóm II 12.792 15.637 17.548 15.658 13.242 3. Dƣ nợ nhóm III 6.574 7.764 5.643 4.716 4.082 4. Dƣ nợ nhóm IV 2.237 3.648 6.746 6.341 5.021 5. Dƣ nợ nhóm V 7.675 8.463 5.431 4.672 3.514 II. Khách hàng DN 243.130 310.930 413.160 486.142 636.600 1. Dƣ nợ nhóm I 235.348 302.257 404.252 481.619 630.954 2. Dƣ nợ nhóm II 3.245 5.427 6.348 4.523 5.646 3. Dƣ nợ nhóm III - - 2.560 - - 4. Dƣ nợ nhóm IV - - - - - 5. Dƣ nợ nhóm V 4.537 3.246 - - - Tổng cộng 741.677 869.230 1.068.100 1.278.172 1.570.595 2.2.2. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu Chi nhánh thực hiện đánh giá dƣ nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm nợ 3, 4, 5. Tình hình dƣ nợ xấu tại Chi nhánh nhƣ sau: Bảng 2.6: Dƣ nợ xấu và tỉ lệ dƣ nợ xấu trên tổng dƣ nợ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm thực hiện
- 11 2014 2015 2016 2017 2018 1. Tổng dƣ nợ 741.677 869.230 1.068.100 1.278.172 1.570.595 2. Dƣ nợ xấu 21.023 23.121 20.380 15.729 12.617 3. Tỉ lệ dƣ nợ xấu/tổng dƣ 2,8% 2,7% 1,9% 1,2% 0,8% nợ 2.2.3. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng, Chi nhánh đã triển khai cho vay trên 08 ngành nghề chính. Trong đó, ngành Thƣơng mại, dịch vụ có dƣ nợ lớn nhất và ngành Bất động sản có dƣ nợ xấu lớn nhất.Cụ thể: Bảng 2.7: Dƣ nợ xấu phân theo ngành nghề cho vay Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Thƣơng mại, dịch vụ 3.028 4.356 3.543 2.563 2.076 2. Xây dựng 5.138 6.741 7.564 5.465 4.426 3. Bất động sản 5.462 4.567 5.647 5.234 5.054 4. GDĐT 2.316 1.563 504 - - 5. Viễn thông, vận tải 1.654 2.472 1.563 985 - 6. Khách sạn, nhà hàng - - - - - 7. Nông, lâm, thủy sản 3.425 3.422 1,559 1.482 1.061 8. Sản xuất, chế biến - - - - - 9. Khác - - - - - Tổng cộng 21.023 23.121 20.380 15.729 12.617 2.3. Thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Tĩnh 2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng Chi nhánh đã thực hiện nhận diện các RRTD nhƣ sau:
- 12 - Phân tích hồ sơ tài chính: đƣợc thực hiện trong 02 giai đoạn, giai đoạn thẩm định và trong quá trình cho vay. - Tiếp xúc khách hàng, kiểm tra tại cơ sở: để thu thập thông tin để thẩm định và đề xuất cấp tín dụng. Tiếp xúc định kỳ để kiểm tra, giám sát. Kiểm tra đột xuất khi khách hàng có dấu hiệu hoạt động không bình thƣờng hoặc có thông tin tiêu cực liên quan đến khách hàng. - Thu thập, phân tích thông tin thông qua BCTC; các báo cáo, chứng từ liên quan. - Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng. Bảng 2.8: Kết quả nhận diện rủi ro Đơn vị tính: khoản vay Năm thực hiện Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Số khoản vay còn dƣ nợ 1.548 1.757 1.987 2.322 2.695 Số khoản vay thực hiện phân tích hồ sơ 1.548 1.757 1.987 2.322 2.695 tài chính Số khoản vay đƣợc cảnh báo nguy cơ 93 102 112 94 71 rủi ro sau khi phân tích hồ sơ tài chính Số khoản vay đƣợc cảnh báo nguy cơ 52 49 57 45 33 rủi ro sau khi tiếp xúc với khách hàng Số dự án đƣợc cảnh báo nguy cơ rủi ro sau khi trao đổi về thực trạng dự án 31 31 39 33 23 trong nội bộ ngân hàng 2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín chƣa cung cấp phƣơng pháp, các công cụ và những hƣớng dẫn chi tiết để tính toán mức độ rủi ro tín dụng. Tại Chi nhánh, quy trình XHTD đối với KHDN đƣợc thực hiện theo trình tự nhƣ sau:
- 13 Bƣớc 1: Xác định ngành nghề kinh tế chính của khách hàng. Bƣớc 2: Xác định quy mô của doanh nghiệp. Bƣớc 3: Xác định loại hình doanh nghiệp. Bƣớc 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính. Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Bƣớc 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng: Căn cứ chấm điểm khách hàng, Chi nhánh thực hiện xếp tín dụng khách hàng hàng theo quy định. Thông qua xếp hạng tín dụng, Chi nhánh Hà Tĩnh thực hiện xếp hạng khách hàng nhƣ sau: Bảng 2.9: Kết quả xếp hạng khách hàng Đơn vị tính: khách hàng Năm Năm Năm Năm Năm Nội dung 2014 2015 2016 2017 2018 Số khoản vay còn dƣ nợ 1.548 1.757 1.987 2.322 2.695 Số khoản vay thực hiện phân tích hồ 1.548 1.757 1.987 2.322 2.695 sơ tài chính Số khoản vay đƣợc cảnh báo nguy cơ rủi ro sau khi phân tích hồ sơ tài 93 102 112 94 71 chính Số khoản vay đƣợc cảnh báo nguy cơ 52 49 57 45 33 rủi ro sau khi tiếp xúc với khách hàng Số dự án đƣợc cảnh báo nguy cơ rủi ro sau khi trao đổi về thực trạng dự án 31 31 39 33 23 trong nội bộ ngân hàng Việc đánh giá và phân loại khách hàng phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ thực hiện, chƣa xây dựng các tiêu chí, mô hình áp dụng để đo lƣờng rủi ro, vì vậy chƣa đánh giá cụ thể xác suất RRTD và những tổn thất dự kiến, cũng nhƣ xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho từng khoản vay để từ đó có giải pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả. Việc xếp hạng tín dụng chƣa đƣợc áp dụng để phân
- 14 loại nợ vay và trích lập dự phòng rủi ro. Số tiền dự phòng rủi ro phải trích lập đƣợc thực hiện dựa trên nhóm nợ. 2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng a. Về thẩm định và phán quyết tín dụng Hiện nay, quy trình thẩm định đƣợc phân thành 02 trƣờng hợp: hồ sơ tín dụng thuộc mức phán quyết và vƣợt mức phán quyết của hội đồng tín dụng Chi nhánh. Để hạn chế rủi ro xét duyệt, Chi nhánh thực hiện chặt chẽ, đồng bộ và tuân thủ các văn bản hƣớng dẫn thực hiện quy trình thẩm định trong hệ thống. Ngoài ra, định kỳ tiến hành đánh giá các khách hàng còn dƣ nợ, lựa chọn khách hàng. Để hạn chế rủi ro, hoạt động cấp tín dụng đƣợc thực hiện công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng. b. Về hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Chi nhánh Hà Tĩnh luôn tuân thủ các quy định: Kiểm tra trƣớc và trong quá trình giải ngân/phát hành cam kết bảo lãnh, đồng thời thu thập đầy đủ các chứng từ phù hợp. Thực hiện đầy đủ thủ tục BĐTV phù hợp đối với từng loại tài sản bảo đảm. Khi giải ngân, đơn vị thực hiện theo thứ tự ƣu tiên về TSBĐ cho hạn mức tín dụng. Việc quản lý khoản vay đƣợc Chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ; các quy định về hồ sơ giải ngân công khai, minh bạch. Tuy nhiên, các quy định quá cụ thể về hồ sơ giải ngân đã làm cho quá trình kiểm soát giải ngân trở nên cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Mặt khác, quy trình chủ yếu chú trọng về trình tự, thủ tục thực hiện nhiều hơn so với yêu cầu về đảm bảo khả năng phát huy kịp thời hiệu quả sử dụng tiền vay và sử dụng tiền vay đúng mục đích. Về giám sát sau giải ngân, hƣớng dẫn chính sách tín dụng còn đơn giản, chƣa hƣớng dẫn kỹ năng tác nghiệp nên việc thực hiện còn gặp nhiều lúng túng, thông tin khai thác hạn chế và độ tin cậy chƣa cao.
- 15 c. Về bảo đảm tiền vay Chi nhánh đang áp dụng biện pháp bảo đảm và không bảo đảm khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng tùy theo từng khoản vay cụ thể. Căn cứ quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín, Chi nhánh đã thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về TSBĐ bao gồm: Các loại tài sản đƣợc chấp nhận làm TSBĐ cấp tín dụng; Quy định về TSBĐ của bên thứ ba; Nguyên tắc thẩm định giá TSBĐ; Bảo hiểm TSBĐ; Tỷ lệ cấp tín dụng so với giá trị TSBĐ; Quản lý TSBĐ. Bảng 2.10: Dƣ nợ phân theo loại hình BĐTV Đơn vị: triệu đồng Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 I. Dƣ nợ 741.677 869.230 1.068.100 1.278.172 1.570.595 1. Dƣ nợ không có TSBĐ 125.635 103.762 85.287 57.861 35.579 2. Dƣ nợ có TSBĐ 616.042 765.468 982.813 1.220.311 1.535.016 II. Tỷ lệ dƣ nợ 100% 100% 100% 100% 100% 1. Tỷ lệ dƣ nợ không có 17% 12% 8% 5% 2% TSBĐ/tổng dƣ nợ 2. Dƣ nợ có TSBĐ/tổng 83% 88% 92% 95% 98% dƣ nợ d. Về phân loại nợ vay Hiện nay, tại Chi nhánh các khoản vay đƣợc phân thành 05 nhóm: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 – Nợ cần chú ý; Nhóm 3 – Nợ dƣới tiêu chuẩn; Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Căn cứ kết quả phân loại nợ Chi nhánh sẽ chủ động áp dụng các biện pháp xử lý nợ và xử lý rủi ro phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tổn thất về tài chính. Đồng thời, đây là cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay.
- 16 Tuy nhiên, trong hƣớng dẫn về phân loại nợ định tính còn chƣa rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ trong quá trình thực hiện. Mặt khác, mục đích của phân loại nợ chủ yếu là để áp dụng giải pháp XLRR những khoản nợ xấu, hoặc đƣa ra các giải pháp tín dụng phù hợp. Nhƣng trong thực tế, một số khoản nợ thuộc nhóm nợ xấu chƣa có chế tài xử lý. Ngân hàng chƣa sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng để làm căn cứ cho việc phân loại nợ và quản lý chất lƣợng tín dụng. Nhƣ vậy, việc nhận diện rủi ro và đo lƣờng rủi ro thông qua nghiệp vụ phân loại nợ chƣa mang lại hiệu quả cao, vì vậy có một số khoản nợ xấu tại Chi nhánh kéo dài, đặc biệt một số khoản nợ không thể thu hồi buộc ngân hàng phải chuyển sang theo dõi ngoại bảng. e. Về kiểm tra nội bộ Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín đã thiết lập bộ máy KSNB từ Hội sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch. Theo quy trình hiện nay đang đƣợc áp dụng, Chi nhánh thực hiện kiểm soát trên tất cả các khâu trong quy trình tín dụng. Công tác kiểm soát nội bộ đƣợc thực hiện khá đồng bộ và hoàn chỉnh trên tất quy trình tín dụng. Tuy nhiên, bộ phận kiểm soát nội bộ vẫn thuộc biên chế và quản lý của chi nhánh nên ảnh hƣởng đến tính khách quan của kết quả kiểm tra nội bộ. Mặt khác, ngân hàng cũng chƣa ban hành các hƣớng dẫn chi tiết và chƣa thành lập các bộ phận kiểm soát riêng đối với từng nghiệp vụ nên tính chuyên nghiệp chƣa cao. Nhìn chung, thông qua hoạt động kiểm soát nộ bộ, Chi nhánh đã phát hiện ra một số trƣờng hợp sai sót trong hoạt động tín dụng, từ đó kịp thời chấn chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay. Công tác kiểm soát nội bộ cũng giúp phát hiện ra những bất cập nảy sinh liên quan đến các quy định về tín dụng để từ đó chi nhánh đề xuất Hội sở chính sửa đổi, bổ sung phù hợp. Tuy nhiên, hiệu quả của QLRR thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ chƣa thực sự có chất lƣợng.
- 17 2.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng Theo quy định hiện hành, Chi nhánh đƣợc phép chủ động rà soát để lựa chọn phƣơng pháp xử lý phù hợp. Sau khi áp dụng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, nếu khoản vay đƣợc chuyển khỏi nhóm nợ xấu thì ngân hàng chuyển sang theo dõi bình thƣờng. Trƣờng hợp, khả năng thu hồi nợ từ khoản vay xấu đi, hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ, hoặc có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật (khoản nợ xin xử lý rủi ro phải đƣợc phân loại nợ nhóm 5 và trích lập dự phòng đầy đủ)… thì ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp tài trợ RRTD để thu hồi nợ. Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả xử lý rủi ro Đơn vị: khoản vay Năm thực hiện Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Số khoản vay còn dƣ nợ 1.548 1.757 1.987 2.322 2.695 2. Số khoản vay thực hiện cơ cấu nợ 8 12 7 9 5 3. Số khoản vay thực hiện đôn đốc thu nợ 90 100 114 94 71 4. Số khoản vay thực hiện xử lý TSBĐ 7 12 11 8 9 5. Số khoản vay thực hiện miễn, giảm lãi 21 25 30 23 26 6. Số khoản vay nhận TSBĐ để cấn trừ nợ - - - - - 7. Số khoản vay đã khởi kiện 10 7 12 15 10 8. Số khoản vay xử lý nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro 5 - - - - 9. Số khoản vay áp dụng phƣơng pháp xử lý, thu - - - - - hồi nợ quá hạn khác (mua bán nợ) 2.4. Đánh giá hoạt động Quản trị RRTS tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2014- 2018 2.4.1. Kết quả đạt được - Thực hiện chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, trách nhiệm giữa các phòng, các bộ phận.
- 18 - Quan tâm đến kiểm soát nguyên nhân gây ra RRTD từ đó chủ động đề xuất biện pháp nhằm phòng ngừa, khắc phục. - Quán triệt tốt tinh thần làm việc, cán bộ không ngừng tự học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. - Quy trình lõi cấp tín dụng đƣợc quy định rõ ràng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, bộ phận, cá nhân đƣợc quy định cụ thể. - Tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy trình, chủ động nhận diện rủi ro, nguy cơ có thể phát sinh dƣ nợ xấu. 2.4.2. Tồn tại, hạn chế - Chính sách tín dụng của hệ thống chƣa cụ thể, chƣa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào, …. - Cho vay có tài sản đảm bảo chƣa quy định và hƣớng dẫn cụ thể về nội dung kiểm tra, đánh giá giá trị còn lại của TSBĐ, tính thanh khoản của tài sản dẫn đến khó khăn trong xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. - Công tác kiểm tra còn hạn chế, một số trƣờng hợp thực hiện chiếu lệ nên không kịp thời phát hiện những rủi ro. - Trình độ chuyên môn về thẩm định, phân tích đánh giá còn hạn chế nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng. - Việc thẩm định chủ yếu tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tƣ chƣa đƣợc chú trọng. Công tác thẩm định khoản vay đầu tƣ dự án chƣa đi sâu vào phân tích dòng tiền, phân tích ngành, trình độ công nghệ của dự án, thị trƣờng đầu vào đầu ra. - Chất lƣợng, tổ chức khai thác thông tin tín dụng còn hạn chế. - Công tác nhận diện rủi ro còn nhiều bất cập, mang tính chủ quan của cán bộ thực hiện. . - Công tác đo lƣờng rủi ro chƣa đánh giá đƣợc xác suất rủi ro tín dụng hay mức tổn thất dự kiến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn