Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của nỗ lực marketing qua mạng xã hội (social media marketing) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
lượt xem 9
download
Nghiên cứu này nhằm xác định, khảo sát và đo lường tác động của nỗ lực của các hoạt động marketing đến ý định theo học chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Qua đó, xây dựng mô hình phù hợp dựa trên các nghiên cứu đi trước và các nguồn tài liệu tham khảo. Kiểm định lại mối quan hệ từ các hoạt động marketing qua mạng xã hội (social media marketing activity - SMMAs) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ thông qua các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, lòng trung thành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của nỗ lực marketing qua mạng xã hội (social media marketing) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHƢƠNG HỒNG BẢO TÁC ĐỘNG CỦA NỖ LỰC MARKETING QUA MẠNG XÃ HỘI (SOCIAL MEDIA MARKETING) ĐẾN Ý ĐỊNH THEO HỌC CHƢƠNG TRÌNH THẠC SĨ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 Đà Nẵng - 2023
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ KHUÊ THƢ Phản biện 1: Nguyễn Thị Bích Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhƣ Liêm Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023 Có thế tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 Giới thiệu Marketing qua mạng xã hội là hình thức kết nối các hàng với phân khúc khách hàng mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả nhất, nơi mà khách hàng dành nhiều thời gian và tâm trí nhất của họ trong ngày. Sự phát triển và thay đổi không ngừng nghỉ của các hoạt động marketing qua mạng xã hội (SMMAs) cũng tác động rất nhiều đến mức độ tiếp cận nguồn tri thức và ý định hành vi người tiêu dùng (Nguyễn Quang Vinh, 2021). SMMAs bao gồm nhiều thành tố khác nhau như xu hướng (trendiness), giải trí (entertainment), tương tác (interaction), tuỳ biến (customization), truyền miệng điện tử (Wordofmouth- eWom). Ý định bị tác động bởi những thành tố như giải trí, truyền miệng sự tương tác, xu hướng, tính tùy biến đến lòng trung thành thương hiệu, thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan để dẫn đến ý định nào đó của người dùng. Những nhân tố đối tượng của SMMAs đã được đề cập ở các nghiên cứu trước, tuy nhiên chỉ được đề cập thông qua các nghiên cứu rời rạc mà chưa có sự kết luận rõ ràng hay mới tương quan mật thiết thật sự của các nhân tố đến với lĩnh vực giáo dục và đặc biệt đến ý định theo học thạc sĩ. Lý do này hình thành đề tài, tác giả thực hiện nghiên cứu “Tác động của nỗ lực marketing qua mạng xã hội (social media marketing) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng”. Đối tượng khảo sát là những người đã và đang có ý định theo học chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, và có tham gia các hoạt động trên nền tảng Facebook của trường, bao gồm: Sinh viên đang theo học chương trình Đại học tại trường, Sinh viên đang theo học chương trình thạc sĩ tại trường, những người được giới thiệu khảo sát thông qua phương pháp quả cầu tuyết. Kết thúc quá trình khảo sát, số người trả lời bảng câu hỏi khảo sát là 230, số phiếu khảo sát phù hợp là 183.
- 2 Sau khi thực hiện kiểm định giả thuyết bằng phần mềm SmartPLS, nghiên cứu đã xác định được mối quan hệ tích cực giữa Các hoạt động marketing qua mạng xã hội (gồm 3 thành tố Giải trí, Tương tác, Truyền miệng) và Thái độ đối với hành vi (β=0.803), Chuẩn mực chủ quan (β=0.720), Lòng trung thành thương hiệu (β=0.834). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cả 3 biến Thái độ đối với hành vi, Chuẩn mực chủ quan và Lòng trung thành thương hiệu đều có tác động tích cực đối với Ý định theo học. Kết quả này phù hợp với Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) và các nghiên cứu trước. 1. TỔNG QUAN VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu Marketing qua mạng xã hội là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình digital marketing với các hoạt động đa dạng. Tùy thuộc vào tính đặc thù của đơn vị và đối tượng tiếp cận mà đơn vị tổ chức sẽ lựa chọn phương thức hoạt động cho phù hợp. Theo những thông tin tác giả thu thập được từ các nghiên cứu trước Facebook hiện nay có 1,3tr người dùng (Friedman, 2014). Những trang mạng xã hội khác cũng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người sử dụng (Friedman ,2014). Linkedin có 135 triệu người dùng tại hơn 200 quốc gia (Bennett, 2012). Năm 2013 twitter có hơn 182,9 tr người dùng (Bercovici, 2012). Sự phát triển và thay đổi không ngừng nghỉ của các hoạt động marketing qua mạng xã hội (SMMAs) cũng tác động rất nhiều đến mức độ tiếp cận nguồn tri thức và ý định hành vi người tiêu dùng (Nguyễn Quang Vinh, 2021). SMMA bao gồm nhiều thành tố khác nhau như xu hướng (trendiness), giải trí (entertainment), tương tác (interaction), tuỳ biến (customization), truyền miệng điện tử (Wordofmouth- eWom). Trong đó, truyền miệng điện tử ( Ewom) được xem là dạng truyền thông phi chính thức của doanh nghiệp khi sử dụng khách hàng như là một người phát ngôn và truyền đạt thông điệp Marketing (westbrook). Những phát ngôn này được lan
- 3 truyền giữa người mua và người bán qua nền tảng ảo từ đó hình thành nên eWom và nó có tác động mạnh mẽ đến ý định của người mua hoặc người bán cũ trong tương lai (Hennig - Tharau, 2003). Ngoài ra ý định còn bị tác động bởi những thành tố khác như quảng cáo, sự tương tác, xu hướng, tính tùy biến đến lòng trung thành thương hiệu, thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan để dẫn đến ý định nào đó của người dùng Những nhân tố đối tượng của SMMAs đã được đề cập ở các nghiên cứu trước, tuy nhiên chỉ được đề cập thông qua các nghiên cứu rời rạc mà chưa có sự kết luận rõ ràng hay mới tương quan mật thiết thật sự của các nhân tố đến với lĩnh vực giáo dục và đặc biệt đến ý định theo học thạc sĩ. Lý do này hình thành đề tài, tác giả thực hiện nghiên cứu “ tác động của nỗ lực marketing qua mạng xã hội ( social media marketing) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm xác định, khảo sát và đo lường tác động của nỗ lực của các hoạt động marketing đến ý định theo học chương trình Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng. Qua đó, xây dựng mô hình phù hợp dựa trên các nghiên cứu đi trước và các nguồn tài liệu tham khảo. Kiểm định lại mối quan hệ từ các hoạt động marketing qua mạng xã hội (social media marketing activity - SMMAs) đến ý định theo học chương trình thạc sĩ thông qua các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, lòng trung thành. Để từ đó đưa ra các hàm ý quản trị và đề xuất chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các hoạt động marketing qua mạng xã hội (SMMAs) Mạng xã hội xã hội là các kênh sử dụng nền tảng Internet, cho phép người dùng tương tác và sáng tạo nội dung theo thời gian thực hoặc không đồng bộ và có tính chọn lọc. Đối tượng có thể rộng hoặc hẹp, bao gồm những
- 4 người nhận được giá trị từ nội dung do người dùng tạo và có khả năng tương tác với người khác (Carr, 2015). Seo và Park (2018) định nghĩa mạng xã hội là một chương trình hoặc nền tảng ứng dụng trực tuyến giúp sự tương tác, làm việc chung hoặc chia sẻ nội dung một cách đơn giản hơn, đặc biệt là trong các hoạt động marketing. Theo Pentina và Koh (2012), marketing qua mạng xã hội (SMM) là sự thúc đẩy giao tiếp và lan truyền thông tin giữa người dùng trên các cộng đồng trực tuyến, các trang của thương hiệu cũng như các nội dung liên quan đến quảng cáo do các công ty/tổ chức tạo ra trên các trang mạng phổ biến như Twitter, Facebook và nhiều trang khác. Jara và cộng sự (2014) định nghĩa SMM là một công cụ marketing thế hệ mới, khuyến khích sự chú ý và tham gia cao hơn của người dùng thông qua việc sử dụng mạng xã hội. Chi (2011) đã định nghĩa marketing qua mạng xã hội (SMM) là sự hình thành “sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, đồng thời cung cấp một kênh cá nhân qua mạng xã hội và người dùng làm trung tâm”. Kim và Ko (2010, 2012) đã tạo ra một khung SMM mới, được gọi là Các hoạt động marketing qua mạng xã hội (SMMAs) (giải trí, tương tác, xu hướng, tùy biến và WOM), nghiên cứu này đã kết luận SMMAs nâng cao giá trị tài sản của khách hàng (giá trị, mối quan hệ với thương hiệu), đồng thời cho rằng đó là cách tiếp cận marketing tích cực. Ibrahim và cộng sự (2020) định nghĩa SMMAs là “các công cụ truyền thông mối quan hệ và quảng cáo bổ sung cho việc áp dụng chiến lược marketing của tổ chức, bằng cách cung cấp khả năng tương tác thông qua các mối quan hệ trực tuyến giữa tổ chức và người dùng”. Định nghĩa này cũng được áp dụng trong nhiều nghiên cứu, đồng thời phát triển trong nhiều bối cảnh và lĩnh vực khác nhau như ngành giáo dục (Spackman & Larsen, 2017), ngành khách sạn (Moslehpour và cộng sự, 2020; Seo & Park, 2018), người dùng điện thoại thông minh (Cheung và
- 5 cộng sự, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn sử dụng khung SMMAs do Kim & Ko (2010, 2012) đề xuất, với 5 thành tố chính. Trong nghiên cứu này, SMMAs sẽ dựa trên năm khía cạnh của SMMAs do Kim và Ko đề xuất (2010, 2012). Giải trí: Giải trí được định nghĩa là niềm vui và sự tận hưởng khi sử dụng, hay mức độ thú vị của các bài đăng được người theo dõi cảm nhận (Kim và Ko, 2011). Tương tác (Interaction) Yếu tố Tương tác (Interaction) mô tả sự đóng góp mà người dùng tạo ra cho thương hiệu thông qua các hoạt động marketing qua mạng xã hội và sử dụng mạng xã hội như một cách để giao tiếp và tương tác với tổ chức (Bilgin, 2018). Tuỳ biến (Customization) Tuỳ biến (Customization) là mức độ và và khả năng dễ dàng truy cập thông tin và tìm hiểu dịch vụ từ các tài khoản mạng xã hội xã hội của thương hiệu. Ý nghĩa của thành tố Tuỳ biến chính là tạo ra sự hài lòng của người theo dõi dựa trên sự liên hệ và giao tiếp trực tiếp giữa người dùng cá nhân và công ty (Bilgin, 2018; Seo và cộng sự, 2018). Xu hướng (Trendiness) Theo Ibrahim (2020), mức độ mới và cập nhật của nội dung cũng như thông tin của một thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội của tổ chức được gọi là khía cạnh xu hướng . Truyền miệng (Word of Mouth) Khía cạnh Truyền miệng (Word of Mouth) đề cập đến việc trao đổi thông tin giữa các người dùng. Nói cách khác, Truyền miệng là cách người dùng sẵn sàng chia sẻ thông tin về một thương hiệu cụ thể với người khác như thế nào (Ibrahim, 2020; Kim và Ko 2011).
- 6 2.2 Thái độ đối với hành vi Thái độ đối với hành vi là mức độ mà một người đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với một hành vi cụ thể (Fishbein và Ajzen, 1975). Thái độ là một trạng thái tâm lý diễn tả sự đánh giá một chủ thể với các mức độ từ thích đến không thích (Eagly và Chaiken, 1993). 2.3 Chuẩn mực chủ quan Chuẩn mực chủ quan được định nghĩa như là nhận thức của một người về những áp lực xã hội khiến người đó thực hiện hay không thực hiện các hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975). Theo đó, chuẩn mực chủ quan là sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, trước hết là hành động và lời khuyên của những người có liên quan. Áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi kinh doanh có thể được kích hoạt từ gia đình, bạn bè, giáo viên và các hình mẫu có thể có khác. Niềm tin vào chuẩn mực của cá nhân ảnh hưởng đến biến này (Armitage & Conner, 2001). 2.4 Lòng trung thành thƣơng hiệu Lòng trung thành thương hiệu được định nghĩa là một phản ứng hành vi cũng như một chức năng của các quá trình sinh lý. Do đó, lòng trung thành thương hiệu là một hàm của các khuynh hướng và hành vi (thói quen). Giá trị cơ bản của thương hiệu bắt nguồn từ niềm tin của người tiêu dùng đối với một thương hiệu so với các thương hiệu khác, mà sự tin tưởng này được hiểu là lòng trung thành của người tiêu dùng và sự sẵn sàng trả giá cao của họ cho thương hiệu, giá trị thương hiệu có tầm quan trọng lớn do lòng trung thành thương hiệu và sự phát triển của nó đối với các nhà quản lý và nó có mối quan hệ tích cực với lòng trung thành thương hiệu (Rahimnia và cộng sự, 2013). 2.5 Ý định theo học Ý định là ý muốn làm một việc gì đó. Theo Ajzen (2002), ý định hành vi là hành động của con người được hướng dẫn bởi sự cân nhắc 03 yếu tố:
- 7 niềm tin vào hành vi, niềm tin vào chuẩn mực và niềm tin vào sự kiểm soát. Các niềm tin này càng mạnh thì ý định thực hiện hành vi càng lớn. Ý định là biến phụ thuộc của trong mô hình hành động hợp lý TRA (sau này phát triển thành mô hình TPB). Ý định được quan tâm vì TPB cho rằng ý định thực hiện một hành vi quyết định hành vi thực tế của cá nhân (Dinev & Hu, 2007). Ý định cung cấp một chỉ báo về mức độ nỗ lực của một cá nhân để thực hiện một hành vi, đồng thời quyết định các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân (Ajzen, 1991). Ý định học cao học là ý muốn và sự sẵn lòng của một cá nhân sẽ vào học bậc cao học nhằm đạt được học vị thạc sĩ. Theo Vietads (2016), học vị thạc sĩ trong tiếng Anh được gọi là Master. Đây là một học vị trên bậc cử nhân, dưới bậc tiến sĩ. 2.6 Thuyết hành động hợp lý TRA Thuyết hành động hợp lý được xây dựng từ năm 1967 nhưng sau đó nó cũng dần hoàn thiện theo thời gian. Đến mãi năm 1975 thời kỳ hoàn thiện nhất của thuyết hợp ý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein, học thuyết này được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó với hai nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và ảnh hưởng xã hội. Sau này, thuyết hành động hợp lý được cải tiếp và phát triển thành thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991). Thái độ( Attidude) được định nghĩa là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của con người. Theo những nghiên cứu về tâm lý học con người đây còn được xem là chức năng của niềm tin và các đánh giá đi kèm. Niềm tin là một hình thái chuẩn mực chủ quan ( subjective) của con người có thể hoặc sắp xảy ra khi con người có ý định chuẩn bị thực hiện hành vi tiếp theo.
- 8 Cả chuẩn chủ quan về niềm tin và thái độ đều có sự tác động mạnh mẽ đến ý định thực hiện hành vi của con người. Tác giả dựa vào kết quả của ý định thực hiện hành vi để đo lường sự tác động của hành vi. Mô hình bên dưới cũng chỉ ra được mối quan hệ tương quan của hai yếu tố trên tác động theo chiều hướng nào đến ý định hành vi. Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA 3. Phát triển giả thuyết: 3.1 Mối quan hệ giữa Các hoạt động marketing qua mạng xã hội và Thái độ đối với hành vi Sun và Wang (2019) đã điều tra mối quan hệ giữa marketing qua mạng xã hội đối với thái độ của sản phẩm, tiêu chuẩn chủ quan và ý định mua hàng. Kết quả chỉ ra rằng marketing qua mạng xã hội ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến thái độ và các chuẩn mực chủ quan đối với sản phẩm. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Cheunkamon và cộng sự. Nghiên cứu của Spackman và cộng sự (2017) đã chỉ ra 3 thành tố chính của Các hoạt động marketing qua mạng xã hội trong ngành giáo dục, bao gồm Tương tác, Giải trí và Truyền miệng.
- 9 Xie và cộng sự (2020) cũng đã chỉ ra rằng, có mối quan hệ giữa các hoạt động marketing thông qua mạng xã hội và Thái độ đối với hành vi. Dựa và kết quả trên, giả thuyết dưới đây được đề xuất: H1: Các hoạt động marketing qua mạng xã hội có tác động tích cực đến Thái độ đối với hành vi. 3.2 Mối quan hệ giữa Các hoạt động marketing qua mạng xã hội và Chuẩn mực chủ quan Trong nghiên cứu này, các chuẩn mực chủ quan được định nghĩa là mức độ mà các thành viên của cộng đồng được ủng hộ việc tham gia vào các phương tiện marketing qua mạng xã hội bởi những người mà họ cho là quan trọng. Nghiên cứu của Blend Ibrahim (2018) đã kiểm định mối quan hệ giữa marketing qua mạng xã hội về thái độ sản phẩm, chuẩn mực chủ quan và ý định mua hàng. Kết quả chỉ ra rằng marketing và marketing qua mạng xã hội ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến chuẩn mực chủ quan đối với sản phẩm. Kết quả tương tự đã được tìm thấy trong nghiên cứu của Cheunkamon et al. (2020). Các nghiên cứu của Sun và Wang (2019) và Singgih SANTOSO (2021) đã một lần nữa kiểm định kết quả trên là phù hợp. Dựa vào các thông tin trên, giả thuyết sau đây được đề xuất: H2: Các hoạt động marketing qua mạng xã hội có tác động tích cực đến Chuẩn mực chủ quan. 3.3 Mối quan hệ giữa Các hoạt động marketing qua mạng xã hội và tới lòng trung thành thƣơng hiệu Tầm quan trọng của truyền thông xã hội đối với các doanh nghiệp đã trở nên rõ ràng hơn trong những năm trước. Cụ thể, khi người dùng đánh giá cao việc giao tiếp thường xuyên từ thương hiệu, điều đó có thể nâng cao lòng trung thành của họ hơn nữa (Merisavo & Raulas, 2004). Do đó, SMMAs rất cần thiết trong việc xây dựng mối quan hệ với người dùng và lòng trung thành thương hiệu (Ibrahim và cộng sự, 2020; Kim & Ko, 2012). Nói cách
- 10 khác, sự tương tác và kết nối với người dùng càng hiệu quả thì sự mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu càng mạnh mẽ, điều này có thể dẫn đến nâng cao lòng trung thành. Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất: H3: Các hoạt động marketing qua mạng xã hội có tác động tích cực đến Lòng trung thành thương hiệu. 3.4 Mối quan hệ giữa Thái độ đối với hành vi và Ý định theo học Các nghiên cứu trước ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, Thái độ là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến Ý định học thạc sĩ. Nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học thạc sĩ của cử nhân điều dưỡng trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh phụ cận (Nguyễn Quang Vĩnh và cộng sự, 2021) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa Thái độ đối với hành vi lên Ý định theo học thạc sĩ. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Phạm Xuân Giang và cộng sự (2019) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của sinh viên ngành Kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu về ý định học cao học chuyên ngành Quản trị du lịch của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Tài chính – Marketing của Đoàn Liêng Diễm và cộng sự (2020). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây khi xác định vai trò của Thái độ đối với ý định (Xie và cộng sự, 2022; Sun và cộng sự, 2019). Giả thuyết sau đây được đề xuất: H4: Thái độ đối với hành vi có mối quan hệ tích cực đến Ý định theo học. 3.5 Mối quan hệ giữa Chuẩn mực chủ quan và Ý định theo học Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa Chuẩn mực chủ quan và Ý định (Nguyễn Quang Vĩnh, 2021; Phạm Xuân Giang, 2019). Trong nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao
- 11 học của sinh viên ngành Kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Xuân Giang, 2019), chuẩn chủ quan là yếu tố có tác động lớn nhất đến ý định học cao học, trong khi trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Vĩnh (2021) là yếu tố lớn thứ 2, sau Giá trị cảm nhận. Các kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu trước của Delafrooz và cộng sự (2011), Bhattacherjee (2000), Xia và cộng sự (2022). Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất: H5: Chuẩn mực chủ quan có mối quan hệ tích cực đến Ý định theo học. 3.6 Mối quan hệ giữa Lòng trung thành thƣơng hiệu và Ý định theo học Nghiên cứu về ý định học cao học chuyên ngành Quản trị du lịch của sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Tài chính – Marketing của Đoàn Liêng Diễm và cộng sự (2020) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực từ Lòng trung thành đến Ý định theo học chương trình thạc sĩ. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước của Savila (2019), Lê Phước Hương và Lê Công Trực (2020), khi các nghiên cứu này cho rằng ý định thực hiện hành vi được tác động đáng kể bởi lòng trung thành của khách hàng. Giả thuyết sau được đề xuất: H6: Lòng trung thành thương hiệu có mối quan hệ tích cực đến Ý định theo học. Các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa đánh giá vai trò của Các hoạt động marketing qua mạng xã hội trong việc hình thành Ý định học Thạc sĩ. Căn cứ vào quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo học chương trình thạc sĩ, Trong nghiên cứu này, mối quan hệ của các hoạt động marketing qua mạng xã hội và Ý định theo học sẽ được đánh giá thông qua 3
- 12 biến Thái độ đối với hành vi, Chuẩn mực chủ quan và Lòng trung thành thương hiệu. Mô hình nghiên cứu gồm 6 giả thuyết dưới đây được đề xuất: Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua việc kế thừa kết quả đạt được của những bài nghiên cứu trước, sử dụng các lý thuyết có liên quan trong và ngoài nước trên các trang chính thống như tạp chí, bài báo khoa học, trang website cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của thang đo đồng thời cũng có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn của bài nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nghiên cứu nhằm sàng lọc lại toàn bộ các biến quan sát, xác định các yếu tố có tác động đến ý định học Thạc sĩ. Đồng thời kiểm định lại độ tin cậy chính xác của những lý thuyết liên quan, mô hình lý thuyết và kết quả cụ thể. Sau quá trình thu thập online bằng Google Form thì áp dụng công cụ SPSS 25 để thống kê mô tả và SmartPLS 4.0 để kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc.
- 13 4.2 Thang đo Thang đo sử dụng để đo lường các biến trong nghiên cứu là thang đo Lirkert, với thang điểm từ 1 đến 5 (“1” - Hoàn toàn không đồng ý; “2” - Không đồng ý; “3” - Trung lập; “4” - Đồng ý; “5” Hoàn toàn đồng ý). Thang đo về Các hoạt động marketing qua mạng xã hội được đề xuất bởi Kim & Ko (2010). Thang đo được kế thừa và phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngành hàng xa xỉ (Gautam & Sharma, 2017), ngành giáo dục (Spackman & Larsen, 2017; Algharabat và cộng sự, 2017), tìm hiểu về người dùng điện thoại thông minh (Cheung và cộng sự, 2020), hay ngành khách sạn (Moslehpour và cộng sự, 2020; Seo & Park, 2018). Nghiên cứu này tham khảo và kế thừa thang đo từ nghiên cứu của Spackman và cộng sự (2017), Algharabat, và cộng sự (2017). Trong thang đo này, SMMAs gồm 5 thành tố là Giải trí, Tương tác, Tuỳ biến, Xu hướng, Truyền miệng. Đồng thời 5 thành tố này được đo lường thông qua 16 chỉ báo. Thang đo Thái độ đối với hành vi và Chuẩn mực chủ quan được đề xuất bởi Ajzen (1991), thang đo này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB). Các nghiên cứu trong nước trước đây cũng tham khảo và phát triển dựa trên thang đo của Ajzen như nghiên cứu của Phạm Xuân Giang và cộng sự (2019), Đoàn Liêng Diễm và cộng sự (2020), nghiên cứu của Nguyễn Quang Vĩnh và cộng sự (2021), Ming-chuan Xie và cộng sự (2022). Trong nghiên cứu này, thang đo đối với 2 biến Thái độ đối với hành vi và Chuẩn mực chủ quan được tham khảo từ thang đo trong nghiên cứu của Phạm Xuân Giang và cộng sự (2019) và nghiên cứu của Ming-chuan Xie và cộng sự (2022). Thang đo từ nghiên cứu của Ming-chuan Xie và cộng sự (2022) giải thích vai trò của Các hoạt động marketing qua mạng xã hội tới ý định, trong khi nghiên cứu của Phạm Xuân Giang và cộng sự (2019) áp dụng vào thực tế ý định theo học chương trình thạc sĩ tại Việt Nam.
- 14 Thang đo sử dụng trong nghiên cứu tham khảo từ thang đo của İrem Erdoğmuş và cộng sự (2016), Frida Johansson và cộng sự (2021), Đoàn Liêng Diễm và cộng sự (2020). Nghiên cứu của Frida Johansson đã giải thích mối quan hệ của Lòng trung thành trong các mô hình liên quan đến tác động của các hoạt động marketing qua mạng xã hội, nghiên cứu của İrem Erdoğmuş giải thích của Lòng trung thành thương hiệu của sinh viên đối với trường Đại học, trong khi đó nghiên cứu của Đoàn Liêng Diễm và cộng sự (2020) áp dụng được thực tế tại Việt Nam và ý định theo học chương trình thạc sĩ. Thang đo Ý định theo học được xây dựng và phát triển dựa trên thang đo của Phạm Xuân Giang và cộng sự (2019), dùng để đo lường ý định theo học chương trình thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 5. KẾT QUẢ Sau quá trình thu thập online bằng Google Form, nghiên cứu áp dụng công cụ SPSS 25 để thống kê mô tả và SmartPLS 4.0 để thực hiện kiểm tra mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. 5.1 Thống kê mô tả Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng mạng xã hội là nhu cầu hàng ngày của phần lớn đối tượng được khảo sát, khi 82.5% người tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội hàng ngày. Giới tính Nữ chiếm đa số so với Nam. Đối với độ tuổi khảo sát thì 54,1% là người tham gia có độ tuổi từ 18-25 và cũng là độ tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này thể hiện thành phần giới trẻ có ý định tham gia học thạc sĩ là Nữ và ở độ tuổi 18-25 là nhiều nhất. Về câu trả lời cho các thang đo, trung bình câu trả lời thường là từ 3-4, với độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1.26. Do đó, người trả lời có xu hướng chọn từ trung lập đến đồng ý đối với các khẳng định được đưa ra trong bảng câu hỏi.
- 15 5.2 Phân tích mô hình đo lƣờng Tính hội tụ (Convergent Validity) Carlson và Herdman (2012) định nghĩa giá trị hội tụ là mức độ cùng tải lên một cấu trúc chung của hai thang đo. Giá trị hội tụ được xác lập dựa trên 2 yếu tố là chỉ số phương sai trích trung bình (AVE) và hệ số tải ngoài. Đối với hệ số tải ngoài, các chỉ báo được cho là có ý nghĩa nếu giá trị tải ngoài cao hơn 0.7 (Hair và cộng sự, 2017), do đó, 2 thành tố của SMMAs là TREND (Xu hướng) và CUS (Tuỳ biến) sẽ bị loại khỏi mô hình. Tiến hành thực hiện lại phân tích mô hình đo lường sau khi đã loại bỏ 2 thành tố, biến Các hoạt động marketing qua mạng xã hội có hệ số tải ngoài từ 0.927 đến 0.938; biến Thái độ đối với hành vi có hệ số tải ngoài từ 0.817 đến 0.884; biến Chuẩn mực chủ quan có hệ số tải ngoài từ 0.846 đến 0.879; biến Lòng trung thành thương hiệu có hệ số tải ngoài từ 0.833 đến 0.876, biến Ý định theo học có hệ số tải ngoài từ 0.890 đến 0.908. Các giá trị này cho thấy các hệ số tải ngoài của mỗi chỉ báo trong từng biến là hợp lệ. Vì vậy, tất cả các biến quan sát còn lại đều được giữ lại để phân tích thêm, đồng thời tính hội tụ được xác lập. AT BL PI SMMAs SN AT1 0,866 AT2 0,817 AT3 0,884 BL1 0,851 BL2 0,876 BL3 0,833 ENT 0,938
- 16 INT 0,927 PI1 0,894 PI2 0,908 PI3 0,890 SN1 0,846 SN2 0,857 SN3 0,879 SN4 0,847 SN5 0,857 WOM 0,932 Bảng 1: Hệ số tải nhân tố Tính phân biệt Hamid và cộng sự (2017) định nghĩa giá trị phân biệt phản ánh mức độ khác biệt của các biến tiềm ẩn. Giá trị phân biệt có thể được đo lường thông qua các tiêu chí Hệ số tải chéo (Cross Loading), và tiêu chí Fornell - Lacker. Các chỉ báo của biến tiềm ẩn là đáng tin cậy nếu nó có giá trị tải chéo đối với chỉ báo > 0.7 (Joseph F Hair và cộng sự, 2016). Trong nghiên cứu này, tất cả các kết quả tải chéo đều lớn hơn 0.7, do đó tính phân biệt thông qua tiêu chí Hệ số tải chéo được xác lập. Thứ hai là phân tích giá trị phân biệt thông qua phương pháp Fornell - Larker. Căn bậc hai của giá trị AVE của mỗi biến phải có giá trị cao hơn mức tương quan của biến đó với các biến tiềm ẩn khác (Joseph F Hair và cộng sự, 2016). Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tính phân biệt đã được thỏa mãn vì căn bậc 2 AVE từng biến đều có giá trị lớn hơn so với tương quan các biến khác. Căn bậc 2 của AVE đối với biến Các hoạt động marketing thông qua mạng xã hội là 0.932, cao hơn so với tương quan các biến khác là 0.720.
- 17 Tương tự như các biến khác bao gồm Thái độ đối với hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Lòng trung thành thương hiệu, Ý định theo học. Do đó, tất cả các biến quan sát đều phù hợp để tiến hành phân tích sâu hơn. AT BL PI SMMAs SN AT 0,856 BL 0,731 0,853 PI 0,753 0,761 0,898 SMMAs 0,803 0,833 0,749 0,932 SN 0,641 0,655 0,662 0,720 0,857 Bảng 2: Bảng Fornell - Larker Độ tin cậy thang đo (Constructs reliability) Độ tin cậy của thang đo được đo lường thông qua các hệ số Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp (CR). Giá trị tối thiểu để thang đo có ý nghĩa đối với hệ số Cronbach’s alpha là 0.6 và CR là 0.7 (Nunnally, 1987; Peterson, 1994; Slater, 1995). Trong nghiên cứu này, Cronbach’s alpha có giá trị từ 0.813 đến 0.925, CR có giá trị từ 0.814 đến 0.935 nên độ tin cậy của thang đo được đảm bảo. Cronbach's alpha CR (rho_a) (AVE) AT 0,818 0,832 0,733 BL 0,813 0,814 0,728 PI 0,879 0,879 0,806 SMMAs 0,925 0,925 0,869 SN 0,910 0,912 0,735 Bảng 3: Độ tin cậy thang đo
- 18 5.3 Kiểm tra mô hình cấu trúc Đa cộng tuyến giữa các biến độc lập thể hiện mối quan hệ tuyến tính trong mô hình hồi quy. Khi các biến trong cùng một mô hình hồi quy có mức độ tương quan cao với nhau, chúng không thể dự đoán độc lập giá trị của biến phụ thuộc (Joe F Hair và cộng sự, 2011). Trong nghiên cứu này, các giá trị VIF đều nhỏ hơn 5 cho thấy mô hình cấu trúc không có vấn đề về đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn (Joe F Hair và cộng sự, 2011). R-square AT 0,646 BL 0,694 PI 0,680 SN 0,519 Bảng 4: Hệ số R2 Trong nghiên cứu này, giá trị R² của PI là 0.680, có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 68% biến Ý định theo học. Tương tự, giá trị R² của các biến AT, SN, BL lần lượt là 0.646, 0.519 và 0.694, cho thấy biến Thái độ đối với hành vi, Chuẩn mực chủ quan, Lòng trung thành thương hiệu lần lượt được giải thích 64.6%, 51.9% và 69.4% bởi các biến độc lập trong mô hình. Hệ số R² trong nghiên cứu có giá trị từ 0.519 đến 0.694, cho thấy mức độ giải thích các biến trong mô hình là từ trung lập cho đến tốt (Hair và cộng sự, 2011). Các hệ số đường dẫn cho biết mô hình đang hoạt động tốt như thế nào (Hair và cộng sự, 2017). Theo Hair và cộng sự (2015), mối quan hệ giữa hai biến sẽ được ghi nhận là có tác động trực tiếp nếu giá trị p 0.05, mối quan hệ trực tiếp giữa hai biến không có ý nghĩa thống kê, do đó chấp nhận giả thuyết không có tác động trực tiếp giữa hai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn