intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực làm việc của công nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề tạo động lực làm việc của công nhân. Đánh giá, phân tích thực trạng tình hình thực hiện việc tạo động lực làm việc của công nhân, từ đó nghiên cứu các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc của công nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực làm việc của công nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN VĂN BẮC<br /> <br /> TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN<br /> TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 720<br /> <br /> Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> Mã số: 60.34.01.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ DÂN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Bích Thu<br /> Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp<br /> thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10<br /> tháng 01 năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hiện hay nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt<br /> Nam nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức<br /> do khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy đã đặt các doanh nghiệp vào<br /> tình thế phải tự tìm hướng đi riêng cho mình. Trong bối cảnh đó, xu<br /> hướng đầu tư phát triển theo chiều rộng đã không còn phù hợp cho<br /> sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư theo chiều sâu đã<br /> trở thành hướng đi chính và đúng đắn cho mọi doanh nghiệp. Đây<br /> không chỉ là đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ mà quan trọng<br /> hơn là đầu tư vào con người.<br /> Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động. Với mỗi<br /> doanh nghiệp, hoạt động của con người là yếu tố quyết định đến sự<br /> tồn tại và phát triển. Do đó, đầu tư vào con người là hướng đầu tư có<br /> lợi nhất hiện nay. Nếu như đầu tư vào khoa học công nghệ doanh<br /> nghiệp có thể dễ dàng tính toán và đo lường được hiệu quả của nó thì<br /> hiệu quả đầu tư vào con người lại khó có thể tính toán và định lượng<br /> được một cách cụ thể và chính xác.<br /> Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều rất quan tâm đến<br /> phát triển con người. Để đứng vững trên thị trường hiện nay ngoài<br /> việc tạo cho người lao động có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ thì<br /> các doanh nghiệp phải không ngừng quan tâm đến việc tạo động lực<br /> thúc đẩy người lao động để họ hăng hái tham gia sản xuất, tăng năng<br /> suất lao động mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.<br /> Vì vậy, công tác quản lý, tạo động lực thúc đẩy lao động là<br /> một nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại, ổn định và<br /> phát triển của tổ chức. Đặc biệt tại Công ty TNHH MTV cà phê 720<br /> là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh<br /> <br /> 2<br /> cà phê, lúa nước… vấn đề quản lý nhân sự, tạo động lực cho người<br /> lao động còn nhiều bất cập cần được quan tâm giải quyết. Nhận thấy<br /> được tầm quan trọng này nên tôi đã chọn đề tài “Tạo động lực làm<br /> việc của công nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720”.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan<br /> đến vấn đề tạo động lực làm việc của công nhân.<br /> - Đánh giá, phân tích thực trạng tình hình thực hiện việc tạo<br /> động lực làm việc của công nhân, từ đó nghiên cứu các nguyên nhân,<br /> yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc của công nhân tại<br /> Công ty TNHH MTV cà phê 720.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc của<br /> công nhân thông qua đó cải thiện hiệu quả và năng suất lao động tại<br /> Công ty TNHH MTV cà phê 720.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn<br /> đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc tạo động lực làm việc của<br /> công nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720.<br /> Phạm vi nghiên cứu:<br /> Phạm vi về thời gian:<br /> - Thời gian của số liệu: Số liệu 3 năm từ năm 2012 - 2014<br /> - Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ tháng 4/2015 đến tháng<br /> 11/2015<br /> Phạm vi về không gian:<br /> Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV cà<br /> phê 720 – thôn 4 – xã Cư Ni – huyện Eakar – tỉnh ĐăkLăk.<br /> Phạm vi về nội dung<br /> <br /> 3<br /> Đề tài chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến<br /> việc tạo động lực làm việc của công nhân.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là<br /> phương pháp tổng hợp, thống kê, điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi và<br /> phỏng vấn, phân tích so sánh định tính và định lượng.<br /> 5. Bố cục của đề tài<br /> Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài chia<br /> làm 3 chương như sau:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về tạo động lực làm việc.<br /> Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực làm việc của công<br /> nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720.<br /> Chương 3: Một số giải pháp tạo động lực làm việc của công<br /> nhân tại Công ty TNHH MTV cà phê 720.<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> Có nhiều quan điểm khác nhau về động lực lao động được đưa<br /> ra bởi Maier và lauler (1973), Bedeian (1993), Kreitner (1995),<br /> Higgins (1994) khẳng định tạo động lực cho người lao động giúp cho<br /> doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một vài tài liệu đề cập đến hai<br /> nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực: nhóm yếu tố thuộc bản<br /> thân người lao động và nhóm yếu tố môi trường. Các nghiên cứu còn<br /> chỉ ra cách tiếp cận với tạo động lực theo hai cách khác nhau: các<br /> học thuyết về nội dung (của Maslow, alderfet, McClelland,<br /> Herzberg) chỉ ra cách tiếp cận với các nhu cầu của lao động quản lý;<br /> nhóm học thuyết về quá trình (của Adams, Vroom, Skinner,<br /> E.A.Locke) tìm hiểu lý do mà mỗi người thể hiện hành động khác<br /> nhau trong công việc. Vận dụng các học thuyết trên, một vài nghiên<br /> cứu chỉ ra các yếu tố tạo động lực và cách thực hiện. Zimmer (1996)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2