TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
́<br />
LÊ ANH TUÂN<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ĐẠM URÊ<br />
CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN<br />
PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thƣơng mại<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Hà Nội, Năm 2013<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng trở nên sâu rộng như hiện nay, vấn đề cạnh<br />
tranh luôn là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh sản phẩm là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự nhận thức đầy đủ, sự phân tích chính xác<br />
thực trạng, sự chủ động sắc bén khi đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời.<br />
Hiện nay, tổng nhu cầu phân bón Urê trong nước hàng năm khoảng 2,2 triệu tấn<br />
trong khi tổng sản lượng sản xuất trong nước đạt 0,99 triệu tấn còn lại là nhập khẩu, trong<br />
đó Nhà máy Đạm Hà Bắc công suất 190 nghìn tấn/năm và Nhà máy Đạm Phú Mỹ công<br />
suất 800 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, Thị trường Urê kể từ năm 2013 trở đi sẽ chứng kiến<br />
nhiều cuộc cạnh tranh gay gắt khi cung bỏ xa cầu do có thêm Nhà máy Đạm Cà Mau<br />
công suất 800 nghìn tấn/năm, Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn/năm đi<br />
vào hoạt động và Nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ có thêm dây chuyền 2 nâng công suất lên<br />
thành 500 nghìn tấn/năm hiện đang được đầu tư và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2014.<br />
Để HANICHEMCO tồn tại và phát triển bền vững trước sức ép cạnh tranh trên thị<br />
trường, rất Cần có những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tìm kiếm các giải pháp<br />
hữu hiệu. Trên tinh thần đó, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản<br />
phẩm đạm urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”<br />
làm đề tài nghiên cứu của mình.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh<br />
và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê của Công ty TNHH một<br />
thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, đánh giá những thành công đã đạt được, hạn<br />
chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh sản phẩm đạm urê.<br />
Để thực hiện mục tiêu trên tác giả đã: Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về cạnh<br />
tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Phân tích thực trạng về năng lực cạnh<br />
tranh sản phẩm đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà<br />
Bắc, từ đó đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng đó. Đưa ra các định<br />
hướng và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm<br />
Đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm<br />
Đạm Urê của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc<br />
khá rộng gồm sản xuất sản phẩm phân bón Urê, A mo ni ắc, CO2 lỏng, CO2 rắn. Trong<br />
phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của<br />
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có so sánh với các sản phẩm<br />
Đạm Urê của các đối thủ cạnh tranh như: Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình và Đạm Phú Mỹ<br />
trên thị trường Việt Nam.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phương<br />
pháp điều tra khảo sát để thăm dò ý kiến của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng;<br />
phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu; phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ<br />
thống; phương pháp thống kê và dự báo. Tác giả sẽ thu thập thông tin thông qua các báo cáo<br />
bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các quy định, chính sách bán hàng của<br />
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Báo cáo hàng nhập khẩu của<br />
Tổng cục Hải Quan, các nguồn dữ liệu trên internet, các báo, tạp chí….Việc phân tích dữ<br />
liệu thu thập được sẽ được phân tích thông qua các phần mềm máy tính.<br />
Ý nghĩa lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh trong kinh tế thị<br />
trường và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trên cơ sở đó chỉ ra cách thức vận dụng các lý<br />
luận về cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn hy vọng có thể giúp cho Ban lãnh đạo Công ty TNHH<br />
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có cái nhìn rõ hơn về thực trạng năng lực cạnh<br />
tranh của sản phẩm Đạm Urê, những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó<br />
và từ đó có được một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh và ngày càng củng cố<br />
được uy tín và sức cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê trên thị trường.<br />
Luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm<br />
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của Công ty TNHH<br />
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc<br />
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê của<br />
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN<br />
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM<br />
<br />
1.1. Tầm quan trọng của nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm<br />
Khái niệm cạnh tranh sản phẩm: là việc các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm có<br />
chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, đặc biệt là<br />
các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để thu hút các khách hàng<br />
sử dụng và tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình.<br />
Phân loại cạnh tranh sản phẩm: Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh có: Cạnh<br />
tranh hoàn hảo; cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền; Căn cứ vào thủ<br />
đoạn sử dụng trong cạnh tranh có: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh<br />
và Căn cứ vào phạm vi địa lý có: Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế.<br />
Vai trò của cạnh tranh sản phẩm: Đối với doanh nghiệp, Cạnh tranh sản phẩm<br />
được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp; đối với người<br />
tiêu dùng, sản phẩm sẽ ngày càng chất lượng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú<br />
đa dạng hơn và hưởng nhiều các dịch vụ kèm theo; và Đối với nền kinh tế, cạnh tranh sản<br />
phẩm là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong<br />
nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong<br />
kinh doanh.<br />
Khái niệm năng lực cạnh tranh sản phẩm: là năng lực nắm giữ và nâng cao thị<br />
phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với<br />
sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một<br />
khu vực thị trường và thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh cao giúp cho doanh nghiệp<br />
thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò của mình đó là: Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng;<br />
Kích thích sản xuất phát triển; Thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ;<br />
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế; Tạo tích luỹ và là tác nhân thúc đẩy các quan hệ kinh<br />
tế, chính trị, xã hội.<br />
<br />
1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm<br />
Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm bao gồm ba yếu tố: chấ t lươ ̣ng<br />
sản phẩm, giá cả sản phẩm và dịch vụ khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm.<br />
Về yếu tố về chất lƣợng sản phẩm: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO)<br />
trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng<br />
sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu". Theo<br />
M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua<br />
hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp.<br />
<br />
Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng<br />
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao<br />
thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã<br />
hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất, trong đó yếu tố chất lượng sản phẩm được đặt lên<br />
hàng đầu.<br />
Ngoài ra, bao bì sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng<br />
để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh<br />
nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp<br />
mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ<br />
hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Bao bì sản phẩm góp phần không nhỏ<br />
trong việc thúc đẩy quá trình quảng bá hình ảnh thương hiệu của sản phẩm. Hình thức,<br />
mẫu mã hay còn gọi là thiết kế mỹ thuật của bao bì sản phẩm là một trong những tiêu chí<br />
không thể không xét đến khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.<br />
Về Yế u tố về giá cả sản phẩ m : Trong kinh tế vi mô, sở thích luôn bị giới hạn bởi<br />
đường thu nhập, do đó xu thế chung vẫn là “chất lượng là ưu tiên hàng đầu” nhưng giá cả<br />
vẫn là một vấn đề cần phải xem xét khi lựa chọn sản phẩm. Với các nước đang phát triển<br />
như Việt Nam, giá cả còn được xem trọng hơn chất lượng. Muốn duy trì sản phẩm ở mức<br />
giá thấp, doanh nghiệp phải giảm được chi phí. Muốn giảm chi phí, đòi hỏi doanh nghiệp<br />
phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ cao,<br />
áp dụng công nghệ hiện đại, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng, hạch toán chi tiết các<br />
loại chi phí để hạn chế những chi phí gây lãng phí nguồn lực.<br />
Về yếu tố về dịch vụ khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm: Dịch vụ khách hàng<br />
ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quyết định mua sắm của khách hàng. Do đó,<br />
doanh nghiệp cần không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và đem tới khách hàng nhiều<br />
giá trị hơn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt, dịch vụ không chỉ cần được triển<br />
khai tốt theo cam kết của doanh nghiệp tới khách hàng mà quan trọng hơn còn cần thể hiện<br />
sự vượt trội so với đối thủ. Dịch vụ khách hàng là một hệ thống được tổ chức để tạo ra một<br />
mối liên kết mang tính liên tục từ khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên cho đến khi sản<br />
phẩm được giao, nhận và được sử dụng, nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách<br />
liên tục.<br />
<br />
1.3. Đặc điểm cạnh tranh sản phẩm Đạm Urê<br />
<br />