intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng" xem xét mối liên hệ giữa các đặc điểm của khách hàng cá nhân vay vốn, đặc điểm của khoản vay và đặc điểm của cán bộ tín dụng với rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp cho cấp quản lý để giảm thiểu rủi ro, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xác yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân - Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ SỸ PHƯỚC LÂM CÁC YẾU TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 ĐÀ NẴNG, NĂM 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Hoàng Long Phản biện 1: ……………………………………. Phản biện 2: ……………………………………. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày …. tháng 09 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với những thành tự nổi bật về khoa học công nghệ, nền kinh tế dần hồi phục và đang trên đà phát triển, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn về quy mô, cấu trúc vốn, sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm. Với các sản phẩm đa dạng như tiền gửi, tiền vay, bảo hiểm, thấu chi, bảo lãnh thanh toán, ngân hàng điện tử... phân khúc bán lẻ đã mang lại cho các ngân hàng thương mại một nguồn thu nhập bền vững quan trọng, đặc biệt từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân1. Tăng trưởng tín dụng bình quân khách hàng cá nhân hàng năm tại 11 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam ước tính đạt 28% trong giai đoạn 2014-2018 (Fitch Ratings, 2019). Do đó, các ngân hàng thương mại đang đổi mới quy trình, nâng cao công nghệ, phát triển sản phẩm nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ mở rộng quy mô thì các ngân hàng cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Theo báo Cafef đưa tin ngày 11/11/2020 thì nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng tăng 30%2. Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng của những ngân hàng này tại ngày 30/9/2020 là hơn 111.000 tỷ đồng, tăng 29,5% so với đầu năm. Chỉ có 4/27 ngân hàng có nợ xấu nợ bảng sụt 1 https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-ban-le-dong-gop-quan-trong-cho-loi-nhuan-nh-74785.html 2 https://cafef.vn/toan-canh-no-xau-cua-27-ngan-hang-20201111153145912.chn
  4. 2 giảm là SeABank, Techcombank, NCB, PGBank. Trong đó, Techcombank có nợ xấu giảm mạnh nhất, từ 3.078 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 1.384 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2020 (tức giảm tới hơn một nửa). 10 ngân hàng có nợ xấu nội bảng lớn nhất hiện nay là BIDV, VietinBank, VPBank, Vietcombank, SHB, Sacombank, MBBank, VIB, HDBank và LienVietPostBank. Lượng nợ xấu của những ngân hàng này đang chiếm tới 76% tổng nợ xấu của 27 ngân hàng. Đáng chú ý, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là nhóm nợ tăng mạnh nhất, tăng 69% lên gần 35.000 tỷ tại 27 ngân hàng. Trong đó, nợ nhóm 3 có xu hướng tăng đột biến tại nhiều ngân hàng, mức tăng theo cấp số nhân. Tại VietinBank, nợ nhóm 3 tăng gấp 5,8 lần lên 11.919 tỷ đồng; Vietcombank tăng hơn 4 lần lên 2.923 tỷ; Sacombank tăng gấp đôi lên 638 tỷ; HDBank và LienVietPostBank tăng 2,5 lần lên 1.189 tỷ và 698 tỷ đồng. Hiện nay, các ngân hàng đang gặp khó khăn với các khoản cho vay doanh nghiệp không hiệu quả, nếu các khoản cho vay khách hàng cá nhân càng rủi ro, thì việc tích lũy thêm nợ xấu sẽ làm hạn chế vùng đệm vốn của các ngân hàng3. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dữ liệu cấp ngân hàng để phân tích các yếu tố vĩ mô, chẳng hạn như tăng trưởng GDP và lãi suất, ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu hoặc dự phòng rủi ro cho vay (Hoang, Vo và Ha, 2019; Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy, 2017; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn, 2014). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở cấp các khoản vay để nghiên cứu các yếu tố vi mô, chẳng hạn như nhân khẩu học khách hàng hoặc đặc điểm khoản vay, chủ yếu tập trung vào các khoản vay doanh nghiệp (Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn, 3 https://vietnamnews.vn/economy/871751/bad-debts-of-20-banks-up-45-in-2020.html
  5. 3 2018) hoặc bao gồm cả cho vay tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp trong phân tích của họ (Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành, 2017; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011); ngoại lệ duy nhất là nghiên cứu của Dinh và Kleimeier (2007). Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu này có số lượng mẫu là nhỏ, dưới 500 mẫu. Do đó, việc tìm hiểu phân tích các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân đối với ngân hàng với một số lượng mẫu lớn là rất cần thiết. Đó là các lý do tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân: Bằng chứng thực nghiệm từ một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng”. Nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa các đặc điểm của khách hàng cá nhân vay vốn, đặc điểm của khoản vay và đặc điểm của cán bộ tín dụng với rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp cho cấp quản lý để giảm thiểu rủi ro, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trước tiên, tác giả tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để làm cơ sở lý thuyết. Cơ sở lý thuyết đó là nền tảng đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo. Tiếp đó, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để ước lượng các mối quan hệ giữa các biến số đến rủi ro tín dụng trong mô hình nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập căn cứ vào mô hình đã xây dựng. Phần mềm Stata 14 được sử dụng để làm sạch, phân tích dữ liệu và chạy mô hình hồi quy logistic. Cuối cùng các kết quả được kiểm
  6. 4 định tính chắc chắn và các hàm ý quản trị được đề xuất. 5. Ý nghĩa khoa học 6. Bố cục đề tài Bố cục luận văn như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các thảo luận Chương 4: Tổng kết và hàm ý 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.1.1. Khái niệm tín dụng cá nhân a. Tín dụng Theo Hồ Diệu (2001), tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Theo Nguyễn Thị Mùi (2008), tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc ngân hàng Nhà Nước thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Như vậy, tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh tế, với nhiều hình thức khác nhau, song đều có tính chất quan trọng như sau: - Tín dụng trước hết chỉ là sự giao chuyển quyền sử dụng một số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. - Tín dụng có thời hạn và phải được “hoàn trả”. - Giá trị của tín dụng được nâng cao nhờ vào lợi tức mà tín dụng mang lại. b. Tín dụng cá nhân Theo Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011) tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là người
  8. 6 chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Theo Hörkkö (2010) tín dụng cá nhân là những khoản vốn được cấp để phục vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng hoặc kinh doanh của các hộ đăng ký kinh doanh cá thể. Tín dụng cá nhân được cấp bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng, các công ty thẻ tín dụng và cửa hàng thương mại. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân Mục đích vay vốn của khách hàng cá nhân gồm: - Mục đích vay vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh - Mục đích vay tiêu dùng mua sắm Thời hạn cho vay đối với khách hàng cá nhân: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay trung hạn - Cho vay dài hạn Các hình thức bảo đảm cho khoản vay: - Cho vay không có tài sản bảo đảm - Cho vay có tài sản bảo đảm Hình thức cho vay - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CÁ NHÂN - Đối với ngân hàng - Đối với khách hàng - Đối với nền kinh tế
  9. 7 1.3. RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Theo Joel Bessic (2012) rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay. Timothy & MacDonald (1995) thì rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn. Nguyễn Văn Tiến (2010) rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Theo ngân hàng Nhà nước Việt Nam rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết (02/2013/TT-NHNN). 1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng • Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch là có nguyên nhân phát sinh từ những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm: - Rủi ro lựa chọn: có liên quan đến đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro đảm bảo: xuất phát các tiêu chuẩn đảm bảo do các điều khoản trong hợp đồng cho vay hoặc do loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo hoặc do mức cho vay cao hơn so với giá trị của tài sản đảm bảo.
  10. 8 - Rủi ro nghiệp vụ: xuất phát từ công tác quản lý các khoản vay và hoạt động cho vay, sai sót trong việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục là có nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế, sai sót trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân loại thành: - Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn vay của khách hàng vay. - Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, nhiều khách hàng hoạt động trong cùng một vùng địa lý và ngành nghề nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do nhân viên tín dụng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. • Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng Rủi ro không trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn thoả thuận nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay từ phía khách hàng. Rủi ro do mất khả năng chi trả: Khách hàng vay vốn mất khả năng chi trả các khoản nợ và ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu hồi nợ đã cho vay. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng..
  11. 9 1.3.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân từ phía khách hàng - Sử dụng vốn sai mục đích - Thiếu thiện chí trả nợ - Do điều kiện kinh tế của khách hàng gặp khó khăn - Do khách hàng không tham gia các gói bảo hiểm bắt buộc trong quá trình vay vốn b. Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa chặt chẽ - Nhân viên thiếu đạo đức nghề nghiệp hoặc trình độ nghiệp vụ còn hạn chế - Thiếu giám sát, quản lý sau cho vay - Các ngân hàng hợp tác thiếu chặt chẽ - Không sẵn có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định cấp tín dụng - Mở rộng hoạt động tín dụng ồ ạt quá mức c. Các nguyên nhân từ môi trường bên ngoài - Môi trường kinh tế không ổn định - Môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng - Chính sách pháp lý chưa đầy đủ và chồng chéo 1.3.4. Nhận biết rủi ro tín dụng 1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng 1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN Hörkkö (2010) phân tích 14.595 khoản vay tiêu dùng ở Phần Lan từ năm 2008 đến năm 2009 và nhận thấy rằng khách hàng là nữ, là công dân bản địa, từ 61-70 tuổi và có nhà riêng dường như ít rủi ro hơn. Kết quả cũng cho thấy rằng những người có nhiều thẻ tín dụng hơn, đã từng có khoản vay tại ngân hàng, có điểm tín dụng cao hơn và
  12. 10 chọn khung thời gian trả nợ ngắn hơn có xu hướng ít rủi ro tín dụng hơn. Mặt khác, các yếu tố như số người phụ thuộc, thu nhập, trình độ học vấn và nơi sinh sống (nông thôn hoặc thành thị) có mối quan hệ không đáng kể với rủi ro tín dụng. Kočenda và Vojtek (2011) kiểm tra 3.403 khoản vay bán lẻ ở Cộng hòa Séc trong giai đoạn 1999–2006 và ghi lại rằng trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng hôn nhân là những yếu tố nhân khẩu học quan trọng quyết định rủi ro tín dụng của khoản vay tiêu dùng. Các đặc điểm cho vay liên quan đến rủi ro tín dụng là quy mô và mục đích của khoản vay. Các yếu tố khác trong mô hình của Kočenda và Vojtek (2011) bao gồm giới tính, lĩnh vực và số năm làm việc của khách hàng, hành vi gửi tiền và ngày mở tài khoản dường như không liên quan đến rủi ro tín dụng của khoản vay tiêu dùng. Özdemir và Boran (2004) kiểm tra 500 khoản vay tiêu dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1999 đến năm 2001. Kết quả của họ cho thấy giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập, loại tín dụng và quy mô khoản vay có mối quan hệ không đáng kể với rủi ro tín dụng của khoản vay tiêu dùng. Mặt khác, các khoản cho vay với lãi suất cao và thời gian đáo hạn dài có rủi ro tín dụng lớn hơn. Tại Việt Nam, Dinh và Kleimeier (2007) đã kiểm tra 56.037 khoản vay tiêu dùng từ năm 1997 đến năm 2005 và chỉ ra rằng trong số 16 biến mà họ khuyến nghị đưa vào mô hình chấm điểm tín dụng của ngân hàng (Thời gian quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng, giới tính, số lượng khoản vay, thời gian đáo hạn của khoản vay, tài khoản tiết kiệm, địa chỉ, tình trạng cư trú, tài khoản hiện tại, giá trị tài sản thế chấp, số người phụ thuộc, thời gian sinh sống tại nơi ở hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản thế chấp, điện thoại liên lạc, học vấn, mục đích khoản vay) thì thời gian quan hệ tín dụng của khách
  13. 11 hàng với ngân hàng, giới tính, số lượng các khoản vay và thời gian đáo hạn của khoản vay là những yếu tố dự báo quan trọng nhất về khả năng rủi ro tín dụng của khoản vay. Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2018) phân tích 120 khoản vay doanh nghiệp và kết quả cho thấy kinh nghiệm cán bộ tín dụng, năng lực tài chính của khách hàng, sự đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, kiểm tra và giám sát khoản vay có ảnh hưởng nghiêm trọng đến rủi ro tín dụng của một khoản vay công ty. Mặt khác, tài sản đảm bảo có mối quan hệ không đáng kể. Phan Đình Khôi và Nguyễn Viết Thanh (2017) kiểm tra 316 khoản vay (bao gồm cả cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng) từ năm ngân hàng thương mại nhà nước và chứng minh tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn của khách hàng, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, kiểm tra giám sát vốn vay, khả năng tài chính của khách hàng và kinh nghiệm cán bộ tín dụng có liên quan đáng kể đến rủi ro tín dụng của một khoản vay. Kết quả của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) sử dụng 438 khoản vay (cả doanh nghiệp và tiêu dùng) gần như tương tự nhau nhưng đảm bảo nợ vay và ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ không có ảnh hưởng gì. Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày như trên, tác giả đề xuất rằng bên cạnh đặc điểm khoản vay, đặc điểm khách hàng, đặc điểm nhân viên tín dụng cũng nên được đưa vào để giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu để xem xét rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng.
  14. 12 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả theo dõi các nghiên cứu trước đây và sử dụng hồi quy logistic để phân tích các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khoản vay tiêu dùng. Hồi quy logistic có dạng sau: 𝑝 ln ( ) = β0 + β1 LOANSIZE𝑖 + β2 LOANMATURITYi 1−𝑝 + β3 LOANPURPOSEi + β4 CUSGENDER i + β5 CUSAGEi + β6 CUSEXPERIENCEi + β7 COGENDER i + β8 COAGEi + β9 COEXPERIENCEi Trong đó p là xác suất nợ xấu (p = Prob. (DEFAULT = 1)). Một khoản cho vay được coi là không trả được nợ (DEFAULT = 1) nếu khách hàng chậm thanh toán trên 10 ngày (được ngân hàng Nhà nước Việt Nam phân loại thành các khoản cho vay từ nhóm 2 đến nhóm 5). Đây là cách phân loại đã được các nghiên cứu trước sử dụng (Phan Đình Khôi và Nguyễn Viết Thanh, 2017; Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn, 2018). Nghiên cứu bao gồm đặc điểm khoản vay, đặc điểm khách hàng và đặc điểm cán bộ tín dụng của ngân hàng để giải thích các biến trong hồi quy. • Đặc điểm của khoản vay bao gồm quy mô khoản vay (LOANSIZE), thời hạn đáo hạn của khoản vay (LOANMATURITY), và mục đích khoản vay (LOANPURPOSE). - LOANSIZE là logarit tự nhiên của quy mô khoản vay (tính bằng triệu đồng). - LOANMATURITY nhận giá trị 0 nếu khoản vay ngắn hạn, 1 nếu khoản vay trung hạn và 2 nếu khoản vay dài hạn. - LOANPURPOSE nhận giá trị bằng 0 nếu khoản vay cho mục đích cá nhân và 1 cho mục đích kinh doanh.
  15. 13 • Các biến đặc điểm của khách hàng vay vốn là giới tính của khách hàng (CUSGENDER), độ tuổi của khách hàng (CUSAGE) và kinh nghiệm vay vốn của khách hàng (CUSEXP). - CUSGENDER nhận giá trị 0 nếu khách hàng là nam và 1 nếu khách hàng là nữ. - CUSAGE là logarit tự nhiên của tuổi khách hàng. - CUSEXP được đo bằng logarit tự nhiên của số khoản vay của khách hàng với ngân hàng. • Các đặc điểm của cán bộ tín dụng bao gồm giới tính của cán bộ tín dụng (COGENDER), độ tuổi (COAGE) của cán bộ cũng như số năm kinh nghiệm với ngân hàng (COEXP). - COGENDER nhận giá trị 0 nếu cán bộ tín dụng là nam và 1 nếu là nữ. - COAGE là logarit tự nhiên của tuổi cán bộ tín dụng. - COEXP là logarit tự nhiên số năm kinh nghiệm làm việc của cán bộ tín dụng. Các giả thuyết nghiên cứu là như sau: - H1: Quy mô khoản vay có tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. - H2a/H2b: Thời hạn cho vay có tương quan cùng chiều/nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. - H3: Các khoản vay phục vụ cho mục đích kinh doanh có nhiều khả năng nợ xấu hơn các khoản vay cho mục đích cá nhân. - H4: Khách hàng nữ có khả năng nợ xấu thấp hơn khách hàng nam. - H5a/H5b: Tuổi của khách hàng có tương quan cùng chiều/nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. - H6: Kinh nghiệm vay vốn của khách hàng có tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. - H7: Các khoản vay do cán bộ tín dụng nữ thẩm định có khả
  16. 14 năng nợ xấu thấp hơn các khoản vay do cán bộ nam thẩm định. - H8: Tuổi của cán bộ tín dụng có tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. - H9: Kinh nghiệm của nhân viên tín dụng tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. 2.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn 2.2.2. Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ngũ Hành Sơn 2.2.3 Mô tả dữ liệu nghiên cứu Bảng 2.6: Thống kê mô tả dữ liệu Standard Variable N Mean Min Max Deviation DEFAULT 6287 0.007 0.082 0 1 LOANSIZE 6287 5.117 1.046 1.946 10.218 LOANMATURITY 6287 1.325 0.621 0 2 LOANPURPOSE 6287 0.097 0.296 0 1 CUSGENDER 6287 0.520 0.500 0 1 CUSAGE 6287 3.714 0.220 2.944 4.234 CUSEXP 6287 0.504 0.757 0 3.784 COGENDER 6287 0.123 0.328 0 1 COAGE 6287 3.400 0.156 3.091 3.784 COEXP 6287 1.734 0.531 0 2.639 (Nguồn: Dữ liệu của tác giả, năm 2021) Bảng 2.7 cho thấy tương quan các biến. Trong đó: - LOANSIZE có tương quan âm nghịch chiều với DEFAULT
  17. 15 ở mức 1%, nghĩa là khi kích thước khoản vay càng lớn thì khả năng nợ xấu càng nhỏ và ngược lại. - LOANMATURITY có tương quan âm nghịch chiều với DEFAULT ở mức 1%, nghĩa là khi thời gian cho vay càng lớn thì khả năng nợ xấu càng nhỏ và ngược lại. - LOANPURPOSE có tương quan dương cùng chiều với DEFAULT ở mức 1%, nghĩa là các khoản cho vay phục vụ mục đích kinh doanh thì khả năng nợ xấu lớn hơn các khoản vay phục vụ mục đích cá nhân. - CUSEXP có tương quan âm nghịch chiều với DEFAULT ở mức 1%, nghĩa là khi khách hàng có kinh nghiệm vay vốn càng nhiều thì khả năng nợ xấu càng ít và ngược lại. - COAGE có tương quan âm nghịch chiều với DEFAULT ở mức 5%, nghĩa là khi tuổi cán bộ tín dụng quản ký khoản vay càng lớn thì khả năng nợ xấu càng nhỏ và ngược lại. Bảng 2.7: Tương quan các biến Variable (1) (2) (3) (4) (5) DEFAULT (1) 1 LOANSIZE (2) -0.041** 1 LOANMATURITY (3) -0.043** 0.406** 1 LOANPURPOSE (4) 0.051** 0.053** -0.591** 1 CUSGENDER (5) -0.025 -0.091** -0.080** -0.046** 1 CUSAGE (6) -0.005 0.161** -0.058** 0.172** -0.041** CUSEXP (7) -0.045** 0.136** -0.125** 0.528** -0.059** COGENDER (8) -0.013 -0.001 -0.002 0.012 0.025* COAGE (9) -0.026* 0.046** -0.073** 0.066** 0.016 COEXP (10) -0.004 0.001 -0.004 0.013 -0.016 (6) (7) (8) (9) (10)
  18. 16 CUSAGE (6) 1 CUSEXP (7) 0.219** 1 COGENDER (8) -0.003 0.019 1 COAGE (9) 0.061** 0.055** 0.405** 1 COEXP (10) -0.001 0.022 0.426** 0.738** 1 (Nguồn: Dữ liệu của tác giả, năm 2021)
  19. 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN Bảng 3.1 trình bày kết quả cho hồi quy logistic của tác giả. • Về đặc điểm của khoản vay - Hệ số LOANSIZE là âm (-0,581) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy rằng quy mô khoản vay có tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân nghĩa là khi kích thước khoản vay càng lớn thì khả năng nợ xấu càng nhỏ và ngược lại. Kết quả này ủng hộ giả thuyết của chúng tôi rằng khách hàng nhỏ, những người vay các khoản vay nhỏ, có ít nguồn lực tài chính trả nợ và do đó khả năng nợ xấu cao hơn (H1 được chấp nhận). - Tuy nhiên, thời gian cho vay không có mối quan hệ với khả năng nợ xấu (hệ số LOANMATURITY không đáng kể). Do đó, cả hai giả thuyết H2a và H2b không được ủng hộ. Điều này ngụ ý rằng các yếu tố rủi ro không lường trước được xảy ra trong tương lai có thể bị loại bỏ bởi khách hàng không muốn áp lực trả nợ trong thời gian dài sẽ cố gắng tiết kiệm một khoản tiền nhằm thanh toán các món vay trong một thời gian ngắn. - Hệ số cho LOANPURPOSE là dương (3,299) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi rằng các khoản vay phục vụ mục đích kinh doanh có nhiều khả năng nợ xấu hơn các khoản vay cho mục đích cá nhân do tính chất biến động dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của khách hàng được sử dụng để trả các khoản vay cho mục đích kinh doanh thường biến động hơn (H3 được
  20. 18 chấp nhận). • Về đặc điểm của khách hàng - Phù hợp với phát hiện của Hörkkö (2010); Dinh và Kleimeier (2007), tác giả thấy rằng khách hàng nữ dường như có khả năng nợ xấu thấp hơn. Hệ số của CUSGENDER là âm (-0,682) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này ủng hộ quan điểm rằng khách hàng nữ sợ rủi ro, có khả năng nợ xấu thấp hơn khách hàng nam (H4 được chấp nhận). - Kết quả cho thấy rằng khả năng nợ xấu không liên quan đến tuổi của khách hàng (hệ số của CUSAGE không có ý nghĩa về mặt thống kê). Do đó, cả hai giả thuyết H5a và H5b đều không được chấp nhận. Điều này tương tự như phát hiện của Özdemir và Boran’s (2004) và có thể là do các tác động ngược lại được đề xuất bởi Hörkkö (2010); Dinh và Kleimeier (2007). - Kết quả chỉ ra rằng những khách hàng có nhiều kinh nghiệm đi vay dường như ít có khả năng nợ xấu hơn vì hệ số CUSEXP là âm (-2,633) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ủng hộ giả thuyết H6 của tác giả rằng kinh nghiệm vay vốn của khách hàng có tương quan nghịch chiều với khả năng nợ xấu của khoản vay cá nhân. Như vậy, khách hàng có kinh nghiệm vay vốn càng nhiều thì khả năng nợ xấu càng ít và ngược lại. • Về đặc điểm của nhân viên tín dụng - Giới tính và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng dường như không có mối quan hệ nào với khả năng nợ xấu (không chấp nhận H7 và H9) trong khi tuổi của nhân viên này có liên quan nghịch với xác suất vỡ nợ (H8 được chấp nhận). - Hệ số COAGE âm (-4,690) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Có thể cho rằng, các cán bộ tín dụng lớn tuổi thường trưởng thành hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2