Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng
lượt xem 10
download
Luận văn này muốn đưa vấn đề BĐKH, NBD vào khu vực để nghiên cứu như một cách tiếp cận cụ thể và lồng ghép, nhằm đưa ra giải pháp quy hoạch cho một đảo du lịch vừa phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên cũng như cảnh quan kiến trúc, nâng cao chất lượng không gian, sử dụng đất hiệu quả, vừa giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, NBD cho khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị: Giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN BẢO NGỌC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐẢO MINH CHÂU QUAN LẠN ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà Nội - 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGUYỄN BẢO NGỌC KHÓA 2014 - 2016 GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐẢO MINH CHÂU QUAN LẠN ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KTS NGUYỄN TRÚC ANH Hà Nội - 2016
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.KTS.Nguyễn Trúc Anh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành, ý nghĩa của các thầy, cô giáo trong Tiểu ban kiểm tra tiến độ luận văn thạc sĩ. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội, Khoa sau đại học, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia - Bộ Xây dựng, Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn và các đơn vị khác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Ngọc
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp về nội dung Luận văn Thạc sĩ cũng như tính trung thực và sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Bảo Ngọc
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BXD Bộ xây dựng BĐKH – NBD Biến đổi khí hậu – Nước biển dâng CTCC Công trình công cộng CTR Chất thải rắn DLST Du lịch sinh thái ĐT Đô thị HTKT Hạ tầng kỹ thuật KTKT Kinh tế kỹ thuật KTXH-ANQP Kinh tế xã hội – An ninh quốc phòng NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ NQ-TƯ Nghị quyết – Trung ương QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân QL Quốc lộ QH Quy hoạch QHXD Quy hoạch xây dựng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDTT Thể dục thể thao TL Tỉnh lộ VIUP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia XLNT Xử lý nước thải
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Tr Vị trí Đảo Minh Châu Quan Lạn trong tổng thể Khu Kinh Tế Vân Hình 1.1. 11 Đồn – tỉnh Quảng Ninh Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá hiện trạng Sử dụng đất 14 Hình 1.3. Bãi biển Minh Châu Quan Lạn 16 Hình 1.4. Hệ sinh thái ngập mặn phía Tây đảo Minh Châu Quan Lạn 16 Hình 1.5. Sơ đồ Cấu trúc đô thị hiện trạng 17 Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống các trung tâm, công trình chủ yếu 17 Hình 1.7. Hiện trạng nhà ở trên đảo Minh Châu Quan Lạn 18 Hình 1.8. Các công trình công cộng và hạ tầng xã hội trên đảo 19 Hình 1.9. Các công di tích lịch sử, văn hóa 19 Hình 1.10. Một số cơ sở dịch vụ du lịch 20 Hình 1.11. Sơ đồ đánh giá đất xây dựng 21 Hình 1.12. Sơ đồ các quy hoạch, dự án đang phát triển 24 Hình 1.13. Sơ đồ đường đi của 349 cơn bão lịch sử hoạt động trên biển Đông 26 Sự biến đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1990 – 2015 tại Quảng Hình 1.14. 27 Ninh Bản đồ nguy cơ ngập khu vực ven biển VN ứng với mực nước biển Hình 2.1. 37 dâng 1m Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào giữa (a) và cuối Hình 2.2. 39 thế kỷ 21 (b) theo kịch bản phát thải trung bình Mức độ ảnh hưởng bởi mực nước dâng (ứng với 1m) đối với tỉnh Hình 2.3. 41 Quảng Ninh
- Hình 2.4. Hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Buchovarop, 1975) 41 Hình 2.5. Mô hình cơ cấu phát triển đô thị du lịch 43 Mối quan hệ qua lại giữa quy hoạch đô thị du lịch ứng phó BĐKH, Hình 2.6. 49 NBD Sơ đồ phân tích các yếu tố tác động đến Quy hoạch đô thị du lịch Hình 2.7. 51 đảo ứng phó BĐKH, NBD Sơ đồ cấu trúc phân bổ hình thái du lịch tại đảo Minh Châu Quan Hình 2.8. 52 Lạn Hình 2.9. Minh họa tác động của phát triển đô thị với tự nhiên 54 Hình 2.10. Minh họa tác động của phát triển đô thị với tự nhiên 56 Hình 2.11. Minh họa giải pháp đô thị xanh 57 Hình 3.1. Phân vùng phát triển 73 Hình 3.2. Các lớp cấu trúc tiền đề của Đảo Minh Châu - Quan Lạn 73 Hình 3.3. Mô hình và cấu trúc phát triển 74 Hình 3.4. Sơ đồ phân khu các khu vực chức năng 75 Hình 3.5. Minh họa Khu bảo tồn sinh thái 81 Hình 3.6. Minh họa các điểm khai thác du lịch sinh thái ngập mặn 81 Hình 3.7. Minh họa các điểm khai thác du lịch sinh thái ngập mặn 83 Hình 3.8. Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông đi bộ 87 Hình 3.9. Minh hoạ giải pháp tổ chức giao thông xe đạp 88 Hình 3.10. Minh họa mô hình thoát nước Rain-garden 89 Hình 3.11. Minh họa cấu tạo hệ thống Rain-garden 1 90 Hình 3.12. Minh họa cấu tạo hệ thống Rain-garden 2 90
- Hình 3.13. Minh họa cấu tạo hệ thống Rain-garden 3 90 Hình 3.14. Minh họa Rain garden khu vực công cộng, thương mại, dịch vụ 91 Hình 3.15. Minh họa Rain garden khu vực ở 91 Hình 3.16. Minh họa Rain garden khu vực đường giao thông 91 Hình 3.17. Minh họa Rain garden với sự gắn kết cộng đồng 91 Minh họa sơ đồ nguyên lí công nghệ XLNT chi phí thấp bằng Hình 3.18. 92 BASTAF và bãi lọc ngầm trồng cây Hình 3.19. Minh họa mô hình thoát tiểu khu, sân vườn 93 Hình 3.20. Minh họa sử dụng năng lượng tái tạo 94 Hình 3.21 Minh họa tường xanh – xanh hóa mặt công trình 94 Hình 3.22 Minh họa cây xanh trục giao thông 94 Hình 3.23 Minh họa lối đi cho xe đạp thân thiện môi trường 94 Hình 3.24 Sơ đồ quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng 95
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, Tên bảng, biểu Tr biểu Mức tăng nhiệt độ trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 Bảng 2.1. 39 theo kịch bản phát thải trung bình tại tỉnh Quảng Ninh Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 Bảng 2.2. 40 theo kịch bản phát thải trung bình tại tỉnh Quảng Ninh Nước biển dâng theo kịch bản phác thải thấp, trung bình, cao Bảng 2.3. 40 tại khu vực Móng Cái đến Hòn Dấu Ảnh hưởng của mực nước biển dâng đối với khu vực Đồng Bảng 2.4. 40 Bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh Các ví dụ điển hình về các tác động hiện tại và dự báo các tác Bảng 2.5. 44 động của BĐKH với phát triển đô thị. Bảng 3.1. Khả năng dung nạp dân số và khách du lịch 72
- MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục hình, sơ đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 * Lý do chọn đề tài: ............................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................... 5 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................... 5 * Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 5 * Nội dung nghiên cứu: ......................................................................................... 7 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ......................................................... 7 * Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn. ........................................... 8 * Cấu trúc luận văn: ............................................................................................ 10 NỘI DUNG .......................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐẢO MINH CHÂU - QUAN LẠN VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG................................................................................................................... 11 1.1. Khái quát về đảo Minh Châu - Quan Lạn ................................................... 11 1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 11 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 12 1.2. Thực trạng xây dựng và phát triển đảo Minh Châu Quan Lạn ................. 13 1.2.1. Kinh tế - xã hội ......................................................................................... 13 1.2.2. Dân cư - Lao động .................................................................................... 13 1.2.3. Sử dụng đất ............................................................................................... 14 1.2.4. Kiến trúc cảnh quan .................................................................................. 15 1.2.5. Cơ sở hạ tầng xã hội ................................................................................. 17 1.2.6. Cơ sở hạ tầng du lịch................................................................................. 19 1.2.7. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .............................................................................. 20 1.2.8. Thực trạng các quy hoạch, dự án đang triển khai ....................................... 24 1.3. Thực trạng, diễn biến BĐKH tại Quảng Ninh và đảo Minh Châu Quan Lạn ....................................................................................................................... 25 1.4. Những nghiên cứu có liên quan.................................................................... 28
- 1.5. Đánh giá tổng hợp và những vấn đề cần nghiên cứu .................................. 28 1.5.1. Đánh giá tổng hợp ..................................................................................... 28 1.5.2. Những vấn đề cần nghiên cứu ................................................................... 29 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐẢO MINH CHÂU QUAN LẠN ỨNG PHÓ BĐKH, NBD ..................................................................................... 30 2.1. Cơ sở pháp lý về quy hoạch đô thị du lịch ứng phó BĐKH, NBD .............. 30 2.1.1. Cơ sở pháp lý về quy hoạch đô thị du lịch ................................................. 30 2.1.2. Các định hướng chiến lược liên quan đến Quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó với BĐKH, NBD .................................................. 31 2.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị du lịch ứng phó BĐKH, NBD ............... 41 2.2.1. Cơ sở lý thuyết về quy hoạch đô thị du lịch ............................................... 41 2.2.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị du lịch .................................................. 42 2.2.3. Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị du lịch ứng phó BĐKH, NBD .............. 44 2.3. Các bài học kinh nghiệm về quy hoạch đô thị du lịch ứng phó BĐKH, NBD61 2.3.1. Kinh nghiệm trên Thế Giới ....................................................................... 61 2.3.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ........................................................................ 63 2.4. Các yếu tố tác động đến quy hoạch đô thị du lịch dảo ứng phó BĐKH, NBD ...................................................................................................................... 65 2.4.1. Yếu tố tự nhiên và liên hệ vùng: ................................................................ 65 2.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội và các điều kiên phát triển du lịch, dịch vụ ............ 66 2.4.3. Sự tham gia của cộng đồng ....................................................................... 67 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐẢO MINH CHÂU QUAN LẠN ỨNG PHÓ BĐKH, NBD ................................................... 68 3.1. Quan điểm, mục tiêu: ................................................................................... 68 3.1.1. Quan điểm................................................................................................. 68 3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................... 68 3.2. Các tiêu chí, nguyên tắc và chỉ tiêu quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó BĐKH, NBD .............................................................. 68 3.2.1. Tiêu chí quy hoạch đô thị du lịch ứng phó với BĐKH, NBD..................... 68 3.2.2. Nguyên tắc quy hoạch đô thị du lịch đảo ứng phó với BĐKH, NBD. ........ 69 3.2.3. Các chỉ tiêu khống chế .............................................................................. 71 3.4. Giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó BDKH, NBD ........................................................................................................ 72 3.4.1. Phân vùng phát triển ................................................................................. 72 3.4.2. Mô hình và cấu trúc phát triển ................................................................... 73 3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu các khu vực phát triển....................... 74
- 3.4.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị ........................ 78 3.4.5. Giải pháp hạ tầng kỹ thuật. ........................................................................ 86 3.4.6. Giải pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. ................................. 94 3.4.7. Tổ chức thực hiện và quản lý. ................................................................... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 98 Kết Luận .............................................................................................................. 98 Kiến Nghị ............................................................................................................. 99
- MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: Trong lịch sử địa chất của trái đất, sự BĐKH đã từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh, nóng kéo dài hàng vạn năm, còn gọi là thời kỳ băng hà. Nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển. Tuy nhiên, trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người thông qua việc làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Những biểu hiện của BDKH có thể thấy như: sự nóng lên của trái đất, tan băng dẫn đến băng hà lùi về hai cực, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái... dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh. Con số minh chứng cho thấy tầm ảnh hưởng nghiêm trọng này là có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa. Các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây Dương. Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao.
- 2 Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển. Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lượng mưa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hướng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa. Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Trong 50 năm qua nhiệt độ của Việt Nam tăng lên từ 0,5-0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Nhiệt độ các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn vùng phía Nam. Sự ảnh hưởng của BĐKH tới các đô thị đảo ở Việt Nam chưa rõ rệt nhưng nhiều khu du lịch ven biển đã phải hứng chịu điều này. Điển hình như: Khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng. Khu du lịch Ana Mandara (Huế) chịu rất nhiều tác động mạnh từ nước biển dâng. Nhiều khu rừng ngập mặn tự nhiên đang thu hẹp dần diện tích cũng vì lý do này... Với tác động của BĐKH, rất nhiều hòn đảo cũng như các khu vực phát triển du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nhà khoa học dự đoán rằng, trong vòng một thế kỷ, Maldives cũng như các khu du lịch ở quốc đảo này sẽ không còn tồn tại. Hay rạn san hô Great Barrier - di sản Thiên nhiên thế giới sẽ biến mất trong 20 năm tới hoặc hơn nữa. Và đây có thể sẽ là hệ sinh thái thiên nhiên đầu tiên trên thế giới bị tuyệt chủng. Hay Quốc đảo Madagascar, hòn đảo lớn thứ tư trên thế giới, nơi có thực vật bản địa và động vật phát triển tự nhiên một cách phong phú, đa dạng sinh học rất riêng. Gần 90% động vật hoang dã của đảo này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất, đặc biệt là loài vượn cáo, cầy mangut. Tuy nhiên, hệ sinh thái đặc sắc này đang bị đe dọa bởi sự xâm nhập và gia tăng dân số nhanh
- 3 chóng. Nếu không có chiến dịch bảo vệ, rất có thể, khu rừng nhiệt đới kia sẽ biến mất trong 35 năm tới… Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt nam là quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới, trong số 84 quốc gia đang phát triển ven biển được điều tra về mực nước biển dâng, Việt Nam xếp thứ nhất về ảnh hưởng lên người dân, GDP, các khu đất đô thị mở rộng và đất ngập nước. Ảnh hưởng do mực nước biển dâng lên, do sự nóng lên của toàn cầu có thể là thảm hoạ cho Việt Nam; có tới 16% diện tích, 35% dân số và 35% GDP sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi mực nước biển tăng lên 1m. Nghiên cứu này cũng dự báo, cứ mỗi 1m nước biển dâng tại Việt Nam sẽ đẩy 17 triệu người vào tình trạng ngập lụt và gây thiệt hại tới 17 tỷ đô la, với những ảnh hưởng lớn xâm nhập vào đất liền và khu vực ven biển. Theo nhiều kịch bản khác nhau, mực nước biển dâng trung bình khoảng 30cm-50cm vào năm 2100. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ĐBSCL (90%) và khu vực ĐB.Bắc Bộ (8%). Là một quốc gia có tính biển cao với hơn 3200km bờ biển và 2773 đảo lớn nhỏ. Không gian ven biển là địa bàn định cư chủ yếu và tập trung các hoạt động kinh tế, an ninh quốc phòng nhiều hơn so với các vùng khác của cả nước. Khu vực cũng là nơi chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Với sự phát triển mạnh mẽ các đô thị, các khu du lịch ven biển, một mặt đã làm giảm đi rất nhiều những nét tự nhiên của không gian ven biển, bên cạnh đó cũng sẽ chịu những ảnh hưởng to lớn của BĐKH, NBD. Các tác động do BĐKH, NBD được dự đoán sẽ tiếp tục làm khuếch đại và trầm trọng hơn những áp lực hiện tại đối với công tác quy hoạch các đô thị vùng ven biển, đặc biệt là khu vực phát triển du lịch. Từ đó làm tăng thêm thách thức về quy hoạch và quản lý trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Các chuyên gia môi trường cho rằng, chúng ta không thể bảo vệ không gian, cảnh quan bờ biển khi tình trạng phát triển một cách tự do, manh mún trong các khu đô thị, khu du lịch ở các khu vực ven biển, mà không lồng ghép các tác nhân BĐKH, NBD. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp quy hoạch cho đô thị du lịch, khu du lịch ven biển là cần thiết làm bài học kinh nghiệm khi lập quy hoạch cho các đô thị, khu du lịch dọc bờ biển Việt Nam. Theo kịch bản nước biển dâng do Bộ TN&MT 2012 công bố cho thấy ở Việt Nam: vào cuối thế kỷ 21, trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong
- 4 khoảng 57-73cm; Nước biển dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62-82cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng 49-64cm. Hơn 300 đô thị duyên hải, 755 đô thị chịu ảnh hưởng của BĐKH. Hơn 100 đô thị chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi BĐKH và NBD, với đường bờ biển dài hơn 3200km. Hơn 50% dân số sinh sống ở khu vực ven biển sẽ chịu tác động trực tiếp. Khu vực đảo Minh Châu Quan Lạn thuộc Khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh là khu vực biển đảo, thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ven biển. Như vậy cũng sẽ là Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH như bão, lũ lụt, sạt lở đất, nước biển dâng, xói mòn bờ biển, sự biến động khó dự đoán của thời tiết, khí hậu... Những tác động này làm ảnh hưởng đến cơ sở vật chất, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc của các khu vực phát triển du lịch cũng như sự suy giảm về chất lượng hệ sinh thái. Ngày 19/8/2009 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 1296 về việc phê duyệt “Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, trong đó chỉ rõ sẽ phát triển khu kinh tế là “trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao” và là “trung tâm vui chơi giải trí cao cấp, đầu mối giao thương quốc tế, trở thành động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Đây là quyết định đột phá với mục tiêu: phát triển kinh tế của khu vực thông qua con đường phát triển du lịch, thương mại, vui chơi giải trí tầm quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn thời điểm lập quy hoạch chưa tính toán đầy đủ đến những ảnh hưởng và xu hướng của BĐKH, NBD đối với sự hình thành đô thị và phát triển du lịch. Đồng thời cũng chưa có giải pháp quy hoạch cụ thể, chi tiết cho sự phát triển của đảo Minh Châu Quan Lạn - trung tâm đô thị dịch vụ du lịch lớn của KKT. Luận văn này muốn đưa vấn đề BĐKH, NBD vào khu vực để nghiên cứu như một cách tiếp cận cụ thể và lồng ghép, nhằm đưa ra giải pháp quy hoạch cho một đảo du lịch vừa phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên cũng như cảnh quan kiến trúc, nâng cao chất lượng không gian, sử dụng đất hiệu quả, vừa giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, NBD cho khu vực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp quy hoạch đảo Minh Châu Quan Lạn, thuộc khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhằm ứng phó với BĐKH, NBD thực sự rất cần thiết.
- 5 * Mục đích nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch đảo Minh Châu Quan Lạn, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH, NBD. - Mục tiêu cụ thể: + Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng, rà soát các quy hoạch và dự án liên quan và tình trạng BĐKH, NBD của khu vực nghiên cứu. + Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, đúc mở mô hình quy hoạch đô thị du lịch cho đảo Minh Châu Quan Lạn và các giải pháp ứng phó. + Đề xuất giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn, nhằm ứng phó với BĐKH, NBD. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn và biện pháp ứng phó BĐKH,NBD. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Khu vực đảo Minh Châu Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (bao gồm Toàn bộ phần ranh giới tự nhiên đảo Minh Châu Quan Lạn phần trên cạn và mặt nước - có diện tích khoảng 2.400 ha). + Về thời gian: đến năm 2030. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiếp cận hệ thống. + Phương thức tiếp cận tổng hợp và liên ngành: Đối tượng nghiên cứu của đề tài (đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn) được đặt trong mối quan hệ tổng hợp của nhiều yếu tố tác động: Tự nhiên, kinh tế, xã hội-văn hóa, được đánh giá dưới nhiều góc độ của các chuyên ngành khác nhau như: quy hoạch đô thị, kiến trúc, quản lý môi trường, tài nguyên; xã hội học, kinh tế học, BĐKH. Đây là phương thức tiếp cận tổng hợp cho phép đưa ra các nhận định, kết quả nghiên cứu khách quan nhất.
- 6 + Phương thức tiếp cận chuyên nghành: Quy hoạch đô thị du lịch là một lĩnh vực khoa học liên quan đến nhiều ngành trong một thực thể đô thị. Việc am hiểu về một vài lĩnh vực cụ thể, chuyên sâu có liên quan đến quy hoạch đô thị là cần thiết. Nó là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu đề xuất giải pháp. Áp dụng phương thức tiếp cận chuyên ngành cũng là để tăng cường hơn nữa phương thức tổng hợp và liên ngành. + Phương thức tiếp cận theo lý thuyết phát triển bền vững: Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, nhất là các khu vực cảnh quan có giá trị ven biển, trong đó có các đô thị ven biển. Phát triển bền vững là một đòi hỏi khách quan; Sử dụng tài nguyên khôn ngoan cũng là yêu cầu của phát triển bền vững... Phương pháp tiếp cận theo lý thuyết phát triển bền vững giúp đề tài đề xuất ra được các giải pháp quy hoạch, hiệu quả chức năng đất, tiết kiệm tài nguyên về mặt đất đai, mặt nước, cảnh quan. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, tài liệu thực địa: Để đưa ra các đánh giá đúng về thực trạng quy hoạch đô thị du lịch và quản lý quy hoạch đô thị của đảo, đề tài đã tổ chức tiến hành điều tra khảo sát lấy số liệu tại đảo Minh Châu Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn. Các số liệu thu thập bao gồm: + Các quy hoạch đô thị liên quan + Các dự án quy hoạch, đầu tư tại địa bàn + Số liệu môi trường, tác động của BĐKH + Thu thập ý kiến người dân về thực trạng xây dựng, thực trạng quy hoạch, sử dụng, quản lý quy hoạch trên đảo. Phương pháp xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp. Lựa chọn, sàng lọc các thông tin thu thập được gắn sát với mục tiêu của đề tài. Đưa ra các nhận định, đánh giá đúng về thực trạng quy hoạch đô thị du lịch và quản lý đô thị du lịch của đảo Minh Châu - Quan Lạn. Phương pháp chồng ghép. Nghiên cứu mọi yếu tố tác động và mối quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố. Từ đó đưa ra được các nhận định khái quát về các thành phần cấu tạo nên một đô thị du lịch. Phương pháp dự báo.
- 7 Dựa trên các phân tích và nghiên cứu, xử lý thông tin, đưa ra các dự báo dưới dạng định tính và định lượng. Đối với định tính, bằng suy đoán, kinh nghiệm trong quá trình dự báo, đưa ra các phỏng đoán, không định lượng, đơn giản, dễ thực hiện trong một thời gian ngắn. Đối với định lượng, dựa vào số liệu thống kê cụ thể, thông qua một số công thức tính toán được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai. Phương pháp chuyên gia. Thu thập và xử lý những đánh giá, câu trả lời khoa học bằng cách tổ chức lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực, các ngành liên quan, thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp. Đưa ra các nhận định, dự báo khách quan về xu hướng phát triển quy hoạch đô thị của đảo du lịch. * Nội dung nghiên cứu: - Thu thập các thông tin về thực trạng quy hoạch và xây dựng đảo Minh Châu Quan Lạn, các quy hoạch chi tiết, các dự án trong trong khu vực nghiên cứu và các kết quả công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá tổng hợp để xác định các vấn đề cần nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở khoa học tổ quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn và các yếu tố tác động đến sự hình thành các giải pháp quy hoạch đô thị du lịch ứng phó với BĐKH, NBD. - Xác định các quan điểm, mục tiêu, tiêu chí và nguyên tắc quy hoạch đô thị du lịch đối với đảo Minh Châu Quan Lạn ứng phó với BĐKH, NBD. - Đề xuất các giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn, khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ứng phó với BĐKH, NBD. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quy hoạch đô thị du lịch đảo Minh Châu Quan Lạn trước tác động của BĐKH, NBD. - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu các cơ sở luận cứ khoa học quy hoạch đô thị các đảo du lịch ứng phó với BĐKH, NBD.
- 8 Góp phần phát triển, hoàn chỉnh phương pháp quy hoạch đô thị du lịch biển đảo ứng phó tác động BĐKH, NBD, như một quy trình cần phải có trong đồ án Quy hoạch đô thị. * Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn. 1. Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã và thị trấn. [15] 2. Khu đô thị: là khu vực cải tạo hoặc xây dựng trong đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để phục vụ cho mục đích quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đô thị. [15] 3. Đô thị du lịch: là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. [13] 4. Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. [14] 5. Môi trường du lịch: bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn, trong đó, hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường. [14] 6. Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. [13] 7. Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. [13] 8. Sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. [13]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn