intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Khảo sát đa dạng tảo lam (Cyanophyta) ở một số thủy vực thuộc Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định thành phần giống, “loài” Tảo Lam ở một số thủy vực thuộc tỉnh Trà Vinh; Phân tích mối quan hệ giữa thành phần “loài” và biến động về số lượng “loài”, mật độ cá thể “loài” tương ứng với các điều kiện môi trường ở từng loại thủy vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Sinh thái học: Khảo sát đa dạng tảo lam (Cyanophyta) ở một số thủy vực thuộc Trà Vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ BÌNH NGUYÊN KHẢO SÁT ĐA DẠNG TẢO LAM (CYANOPHYTA) Ở MỘT SỐ THỦY VỰC THUỘC TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH THÁI HỌC MÃ NGÀNH 60.42.01.20 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGÔ THANH PHONG Năm 2015
  2. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn “Khảo sát thành phần Tảo lam (Cyanophyta) ở một số thủy vực thuộc Trà Vinh” do học viên Phạm Thị Bình Nguyên thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thanh Phong đã báo cáo và được Hội đồng chấp nhận thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2015. Ủy viên Thư ký (Ký tên) (Ký tên) Ts. Trần Ngọc Thạch Ts. Đái Thị Xuân Trang Phản biện 1 Phản biện 2 (Ký tên) (Ký tên) PGs. Ts. Lê Thanh Phong Ts. Nguyễn Thị Phi Oanh Cán bộ hướng dẫn Chủ tịch Hội đồng (Ký tên) (Ký tên) Ts. Ngô Thanh Phong Ts. Huỳnh Thu Hòa 1
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC Họ và Tên : Phạm Thị Bình Nguyên Năm sinh: 03/03/1986 Nơi cư trú: ấp Chăng Mật, xã Hòa Lợi, Huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh Nghề nghiệp: Giảng viên Nơi công tác: Trường Đại học Trà Vinh Địa chỉ: quốc lộ 53, khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Tóm tắt quá trình học tập: Năm 2004, tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung học phổ thông thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Năm 2008, tốt nghiệp Đại học ngành Sư phạm Sinh – KTNN do Trường Đại học Cần Thơ liên kết đào tạo với Trường Cao Đẳng sư phạm Trà Vinh. Năm 2009 đến nay công tác tại Khoa Nông nghiệp – Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh. 2
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết em xin chân thành cảm ơn cha mẹ, người thân trong gia đình đã giúp đỡ và động viên em về mặt tinh thần và vật chất để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Ngô Thanh Phong đã tận tình hướng dẫn và góp ý trong suốt thời gian thực hiện và viết đề tài. Để thực hiện việc phân tích kết quả luận văn và thu mẫu ngoài thực địa, em không quên gửi lời cảm ơn đến Cô Ngô Thị Kim Thoa và Cô Lý Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em hoàn thành các công việc trong phòng thí nghiệm. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn thân thiết đến Chị Nguyễn Thanh Thúy đã đồng hành với em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cám ơn tập thể lớp sinh thái học khóa 20 đã tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày 11 tháng 6 năm 2015 Tác giả PHẠM THỊ BÌNH NGUYÊN 3
  5. TÓM TẮT Nghiên cứu sự biến động thành phần “loài” và mật độ cá thể “loài” Tảo Lam được tiến hành tại Tỉnh Trà Vinh từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015 ở các thủy vực như một số ao tự nhiên, ao thủy sản, ruộng lúa, kênh cấp thoát nước ruộng lúa, cửa sông vào mùa mưa và mùa nắng. Kết quả đã khảo sát được 47 “loài” Tảo Lam thuộc 4 Bộ (Oscillatoriales, Noctoscales, Synechococcales, Chroococcales), 9 Họ và 15 Giống khác nhau. Trong đó, bộ Oscillatoriales là bộ chiếm ưu thế với 21 “loài” chiếm 44,68%, kế đến là bộ Nostoccales với 12 “loài” chiếm 25,53%, bộ Chroococcales với 10 “loài” chiếm 21,28 %, còn lại thành phần “loài” ít nhất là bộ Synechococcales với 4 “loài” chiếm 8,51%. Tất cả các thủy vực khảo sát đều có sự phân bố của Tảo Lam. Số lượng “loài” thu được vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng (mùa mưa: 34/47 “loài”; mùa nắng: 27/47 “loài”). Khảo sát biến động mật độ cá thể “loài” Tảo Lam theo địa điểm cho kết quả “loài” Spirulina sp. ở ao thủy sản (Đ15) có mật độ cao nhất (50.577 cá thể/lít). Khảo sát sự biến động mật độ cá thể “loài” Tảo Lam theo mùa, “loài” Microcytis sp. (1) có mật độ cao nhất (73.567 cá thể/lít) vào mùa nắng và “loài” Spirulina sp.có mật độ cao nhất (81.953 cá thể/lít) vào mùa mưa. Ở những thủy vực nước đứng như ao nước thải sinh hoạt và ao thủy sản có thành phần giống, “loài” Tảo Lam da dạng và số lượng “loài” cao. Các chỉ tiêu lý, hóa và hàm lượng dinh dưỡng của môi trường đều nằm trong khoảng thuận lợi cho các “loài” Tảo lam phát triển. Từ khóa: đa dạng “loài”, tảo lam, tỉnh Trà Vinh. 4
  6. ABSTRACT The variation of composition and individuals density of Blue-green algae conducted in Tra Vinh Province from November 2014 to March 2015 in some waterbody: natural ponds, aquaculture ponds, rice field, rice field drainage channels, river mouths during the rainy season and dry season. The results identified 47 species of Blue-green algae 4 Order (Oscillatoriales, Noctoscales, Synechococcales, Chroococcales), 9 Family and 15 Genus. Inclusion, the Oscillatoriales was the dominant species, accounting for 44.68%, with 21 species, followed by 12 species, the Nostoccales occupies for 25.53%, the Chroococcales occupied for 21.28, with 10 species, The Synechococcales had components species least with 4 species, occupied for 8.51%. All waterbodies examined the appearence and distribution of Blue-green algae. Species composition during the rainy season is abundancer than the dry season (rainy season: 34/47 species; the dry season: 27/47 species). Surveys of variation in Blue-green algae species density by location, the result was Spirulina sp. species in aquaculture ponds (D15) had the highest density (50 577 individuals / liter). Survey the variation in Blue-green algae species density by seasons, the result was Microcytis sp. (1) species had the highest density (73 567 individuals / liter) in the dry season and Spirulina sp. species have the highest density (81 953 individuals / liter) in season rain. In water valley as sewage ponds and aquaculture ponds diversed Blue-green algae species composition and high number of species. The factors about physical, chemical and nutritional content of the environment were within the advantages range for the growing of Blue- green algae species. Keywords: variation of composition species, Blue-green algae, Tra Vinh Province. 5
  7. CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận văn TS. NGÔ THANH PHONG PHẠM THỊ BÌNH NGUYÊN 6
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3 TÓM TẮT .............................................................................................................. 4 ABSTRACT ........................................................................................................... 5 CAM KẾT KẾT QUẢ .......................................................................................... 6 MỤC LỤC ............................................................................................................. 7 DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................ 9 DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 11 1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 11 1.2 Mục tiêu .......................................................................................... 12 1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 13 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 14 2.1. Lược sử nghiên cứu về Tảo Lam ..................................................... 14 2.1.1 Trên thế giới .........................................................................................14 2.1.2. Ở Việt Nam .........................................................................................14 2.2 Khái quát về Trà Vinh ..................................................................... 15 2.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................15 2.2.2 Đặc điểm địa hình ...............................................................................16 2.2.3 Khí hậu, thủy văn..................................................................................16 2.2.4 Một số hệ sinh thái thủy vực .................................................................16 2.3 Giới thiệu về vi Tảo ........................................................................ 16 2.4 Đặc điểm chung của Tảo Lam ......................................................... 17 2.4.1 Nguồn gốc và phân bố ..........................................................................17 2.4.2 Phân loại ..............................................................................................17 2.4.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo .............................................................19 2.4.3 Sinh sản ...............................................................................................23 2.4.4 Sinh học Tảo Lam .................................................................................25 2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển củaTảo Lam ..........26 2.4.6 Tảo Lam trong các thủy vực ...................................................................32 2.4.7 Ý nghĩa..................................................................................................34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 39 3.1 Nội dung, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................... 39 3.1.1 Nội dung và thời gian. ..........................................................................39 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................39 3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ......................................... 41 3.2.1 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ...............................................................41 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................43 7
  9. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 47 4.1 Kết quả đo đạc và phân tích các chỉ tiêu môi trường theo địa điểm thuộc các thủy vực khảo sát. .................................................................. 47 4.1.1 Độ mặn .................................................................................................48 4.1.2 Độ trong ...............................................................................................48 4.1.3 Giá trị pH .............................................................................................48 4.1.4 Ánh sáng ...............................................................................................49 4.1.5 Nhiệt độ nước .......................................................................................49 4.1.6 Hàm lượng Carbon ...............................................................................50 4.1.7 Hàm lượng Nitrate ................................................................................50 4.1.8 Hàm lượng Phosphate ..........................................................................50 4.2 Thành phần giống, “loài” Tảo Lam .................................................. 51 4.2.1 Đặc điểm hình thái và hình ảnh các giống, “loài” Tảo Lam khảo sát được tại Tỉnh Trà Vinh ..................................................................................51 4.2.2 Khảo sát thành phần giống, “loài” Tảo lam theo các thủy vực ..........77 4.2.3 Khảo sát thành phần giống, “loài” Tảo lam theo mùa. .......................80 4.3. Khảo sát biến động mật độ trung bình các “loài” Tảo Lam .............. 84 4.3.1 Kết quả biến động mật độ trung bình “loài” Tảo Lam ở các địa điểm thuộc thủy vực khảo sát theo mùa .................................................................84 4.3.2. Khảo sát biến động mật độ trung bình các “loài”Tảo Lam theo thủy vực .................................................................................................................86 4.3.3 Biến động mật độ cá thể “loài” Tảo Lam theo mùa ............................91 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 95 5.1 Kết luận .......................................................................................... 95 5.2 Đề xuất ........................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 96 8
  10. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng của một số vi Tảo ...35 Bảng 4. 1 Các chỉ tiêu thủy, lý hóa tại các địa điểm thuộc thủy vực thu mẫu .....47 Bảng 4. 2 Các chỉ tiêu dinh dưỡng tại các địa điểm thuộc thủy vực thu mẫu ......49 Bảng 4.3 Thành phần giống, “loài” Tảo lam theo địa điểm thuộc các thủy vực khảo sát tại Trà Vinh .............................................................................................77 Bảng 4.4 Thành phần giống, “loài” Tảo lam theo mùa. .......................................80 Bảng 4.5 Biến động mật độ “loài” Tảo Lam ở các địa điểm theo mùa. Đơn vị tính mật độ “loài” Tảo Lam là cá thể/ lít. .............................................................84 Bảng 4.6 Kết quả biến động mật độ trung bình các “loài” Tảo Lam theo địa điểm ở các thủy vực khảo sát. Đơn vị: cá thể/lít. ..........................................................86 Bảng 4.7 Biến động mật độ trung bình “loài” Spirulina sp. có xuất hiện ở một số địa điểm thuộc các thủy vực khảo sát. ..................................................................90 Bảng 4.8 Biến động mật độ trung bình “loài” Microcytis sp. (1) có xuất hiện ở một số địa điểm thuộc các thủy vực khảo sát. ......................................................90 Bảng 4.9 Kết quả biến động mật độ trung bình “loài” Tảo Lam theo mùa. Đơn vị: cá thể/lít. ..........................................................................................................91 Bảng 4.10 Biến động mật độ cá thể “loài” Spirulina sp. có xuất hiện ở hai mùa ....93 Bảng 4.11 Biến động mật độ trung bình cá thể “loài” Microcytis sp.(1) có xuất hiện ở hai mùa .......................................................................................................93 9
  11. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.2 Một số dị bào của các “loài” Tảo Lam .................................................21 Hình 2.3 Tộc đoànTảo đơn bào của Microcystic .................................................21 Hình 2.4 Hình dạng các tế bào đầu sợi của Oscillatoria .....................................22 Hình 2.5 Sự phân nhánh khác nhau của Tảo Lam [9]..........................................23 Hình 2.6 Các hình thức Tảo đoạn của Tảo Lam [14] ..........................................24 Hình 2.7 Nội bào tử và ngoại bào tử Hình 2.8 Bì bào tử ....................24 Hình 2.9 Hình thí nghiệm của Harder cho thấy rằng Tảo Lam ...........................25 Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại một số địa điểm ở Trà Vinh ..........................39 Hình 3.2 Lưới phiêu sinh thực vật định tính .......................................................42 Hình 3.3 Lưới phiêu sinh thực vật định lượng .....................................................42 Hình 3.4 Buồng đếm Sedgewick Rafter ..............................................................43 Hình 4. 1: Thành phần “loài” Tảo Lam theo bộ ở tỉnh Trà Vinh .........................51 Hình 4.2 Biến động số lượng “loài” giữa mùa nắng và mùa mưa ở các thủy vực khảo sát tại Trà Vinh .............................................................................................83 10
  12. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trà Vinh là một tỉnh nằm giữa hai nhánh sông lớn của Đồng bằng sông Cửu Long là Sông Tiền và Sông Hậu. Đây là một trong những tỉnh có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp vì hàng năm đều được phù sa bồi đắp từ các con sông. Thêm vào đó, phía Đông giáp với Biển Đông - là vùng đất liền giáp biển nên có nhiều thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ và đang là một trong những tỉnh nuôi tôm công nghiệp nhiều nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tính đến tháng 4/2014, tổng diện tích thả nuôi tôm trên toàn tỉnh là 16.861 ha (tăng trưởng bình quân 65,7%/năm) [1]. Bên cạnh đó, căn cứ vào vị trí địa lý và địa hình thì Trà Vinh là vùng đất rất đa dạng về loại hình thủy vực và hệ sinh thái thủy vực như sông ngòi, kênh, rạch, cánh đồng, ao tự nhiên, ao nuôi nhân tạo, cửa sông, biển…đại diện cho ba loại thủy vực là nước ngọt, lợ, mặn. Đây là những môi trường thuận lợi cho các “loài” phiêu sinh thực vật phát triển phong phú. Phiêu sinh thực vật (PSTV) hay thực vật phù du (TVPD) là những thực vật có kích thước nhỏ sống trôi nổi trong nước, có khả năng quang tự dưỡng, là một thành phần quan trọng tạo nên năng suất sơ cấp của thủy vực. Chính vì TVPD có kích thước nhỏ như vậy nên chúng chỉ quan sát được dưới kính hiển vi quang học hoặc đôi khi dùng kính hiển vi điện tử quét (SEM) để quan sát chúng một cách chi tiết nên TVPD còn được gọi bằng thuật ngữ “vi Tảo” (micro-algae) [2]. Trong nhóm vi tảo thì Tảo lam (Blue-green algae), Thanh tảo hay Vi khuẩn lam (Cyanobateria), Tảo lục, Tảo silic, Tảo hai roi, Tảo sợi bám (Haptophyta) và Tảo vàng ánh có nhiều “loài” nhất, đặc biệt ở trong nước ngọt [3]. Đối với hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì Tảo Lam là ngành Tảo có vai trò quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất. Tảo Lam có mặt hầu hết các thủy vực nước ngọt, lợ, mặn và kể cả môi trường trên cạn. Tảo Lam phát triển được ở cả những vùng có khí hậu ấm áp đến cả những vùng bắc cực giá rét. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuần hoàn hóa sinh của nhiều yếu tố, tham gia vào cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học quần xã thủy sinh vật. Cùng với vi Tảo, Tảo Lam cung cấp năng lượng sơ cấp cho sinh quyển đồng thời giải phóng một lượng lớn oxy vào trong không khí thông qua quá trình quang hợp và trao đổi chất. Một số “loài” Tảo Lam (Sprirulina platensis, Sprirulina maxima...) giàu protein, vitamin và một vài axit béo thiết yếu như glyceraldehide, polysaccharides, sulfolipids và glycolipids, giàu carotenoid [4] nên nó được ứng dụng nhiều trong việc dùng làm thức ăn, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng. 11
  13. Trong nông nghiệp, nhờ vào khả năng cố định đạm mà Tảo Lam (Anabaenaazolla) được sử dụng để làm phân bón sinh học cho cây trồng và đất nhằm thay thế một phần phân đạm hóa học. Nếu dùng Tảo Lam cố định đạm có thể giảm thiểu lượng phân đạm bón cho lúa tới 15%. Tuy nhiên, một số Tảo Lam (Microcystis,Anabaena, Oscillatoria,..) khi phát triển mạnh trong ao hồ sẽ làm thành lớp váng xanh dày đặc, gây độc đối với tôm cá, sinh vật phù du và các loại thủy sinh vật khác. Khi Tảo Lam xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm Tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa [5]. Ban đêm, Tảo lam nở hoa sẽ hô hấp và tiêu thụ một lượng lớn khí oxy và thải ra CO2, gây thiếu oxy, phát triển các quá trình kỵ khí trong thủy vực, hình thành các chất độc như phenol, indol, các khí độc như CO2, NH3, H2S,..làm nhiễm bẩn nước [5].Sự phát triển dày đặc sẽ làm cản trở hoạt động bơi lội và hô hấp của cá, tôm đặc biệt đối với Tảo sợi (trừ chi sprirulina), làm cho phần lớn cá bị chết ngay trong vùng có Tảo Lam nở hoa. Tảo Lam có vai trò quan trọng và nhiều tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vì vậy nó được xem là ngành tảo thu hút sự quan tâm khảo sát và nghiên cứu của các nhà khoa học. Đặc biệt đối với tỉnh Trà Vinh là tỉnh có thế mạnh về hai lĩnh vực trên nên việc tìm hiểu về Tảo Lam là cần thiết. Chính vì thế, đề tài “Khảo sát đa dạng Tảo Lam (Cyanophyta) ở một số thủy vực tỉnh Trà Vinh” được đề xuất và thực hiện nhằm cung cấp thêm những minh chứng về sự đa dạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng của Tảo Lam để làm nguồn dữ liệu cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng về việc khai thác các đối tượng giống, “loài” Tảo Lam có lợi hay những nghiên cứu về các biện pháp khống chế những giống, “loài” Tảo Lam có hại đối với nghề nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh. 1.2 Mục tiêu - Xác định thành phần giống, “loài” Tảo Lam ở một số thủy vực thuộc tỉnh Trà Vinh - Phân tích mối quan hệ giữa thành phần “loài” và biến động về số lượng “loài”, mật độ cá thể “loài” tương ứng với các điều kiện môi trường ở từng loại thủy vực nghiên cứu. - Xây dựng được bộ sưu tập về hình ảnh hiển vi của các “loài” Tảo Lam. 12
  14. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Xác định địa điểm và thời gian thu mẫu: thu thập thông tin về điều kiện sinh thái tại địa điểm thu mẫu, xác định vị trí thu mẫu và số lượng mẫu thu tại mỗi địa điểm và tiến hành thu mẫu vào hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. - Thu mẫu và đo đạc các chỉ tiêu môi trường. - Xác định thành phần giống, “loài” Tảo Lam - Xây dựng bộ sưu tập hình ảnh hiển vi Tảo Lam 13
  15. CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Lược sử nghiên cứu về Tảo Lam 2.1.1 Trên thế giới Một số nghiên cứu về Tảo Lam ở các thủy vực nước ngọt trên thế giới như về phân loại, đa dạng sinh học và các Tảo Lam gây nở hoa. Bên cạnh đó, Tảo Lam còn được đề cập đến trong các nghiên cứu về phiêu sinh thực vật như nghiên cứu sự thay đổi theo không gian và thời gian, hay mối tương quan giữa phiêu sinh thực vật và các yếu tố môi trường [20]. Nghiên cứu của T.v Desikachary, Ph. D, F.A. Sc (1959) tác giả viết về ngành Tảo Lam (Cyanophyta): các đặc điểm hình thái, sinh học, nguồn gốc, phân bố, phân loại, khóa định loại Tảo Lam. Nghiên cứu của Komarek J., Anagnostidis K., (1999); (2005) tác giả viết về các đặc điểm và khóa định loại Tảo Lam nhân sơ bộ Chroococcales và Oscillatoriales.... 2.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu đầu tiên về Tảo Lam ở Việt Nam là tác giả Frémy (1927), đã công bố 3 “loài” Tảo Lam ở Việt Nam. Người Việt Nam công bố kết quả đầu tiên chuyên về Tảo Lam là Cao Ngọc Phượng (1964), tác giả đã viết về 23 “loài” Tảo Lam trên mặt đất ở Sài Gòn và Đà Lạt. Nhà tảo học Hungary Hortobagyi (1967 – 1969) đã xác định 24 “loài” Tảo Lam khi phân tích nước hồ Hoàn Kiếm vào thời điểm nở hoa. Phạm Hoàng Hộ (1963, 1964, 1968) nghiên cứu thủy vực ruộng lúa, kênh ao tỉnh Cần Thơ đã đưa ra danh mục 39 “loài” Tảo, trong đó Tảo Lam – 30 “loài”, Tảo Lục – 2 “loài”, Tảo thuộc họ Characeae – 7 “loài”. Phùng Thị Nguyệt Hồng, T.C. Tiến & N.T.N.Tuyết (1977) nghiên cứu thành phần giống, “loài” Tảo Lam của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong các ruộng lúa để nghiên cứu khả năng sử dụng các Tảo Lam giàu đạm vào công tác bón ruộng và làm thức ăn cho gia súc. Shirota (1963, 1966) trong chương trình nghiên cứu hải ngoại của Nhật Bản đã công bố quyển sách về sinh vật nổi Nam Việt Nam với 388 taxon “loài” và dưới “loài”, trong đó Tảo mắt – 57 “loài”, Tảo lục – 152 “loài”, Tảo Lam – 29 “loài”, Tảo silic – 103 “loài”, Tảo roi lệch – 4 “loài”, Tảo vàng – 43 “loài”. 14
  16. Năm 1982, Dương Đức Tiến trong nghiên cứu điều tra các sinh thái thủy vực nước ngọt Việt Nam công bố 1.403 các taxon “loài” và dưới “loài”, trong đó Tảo lục - 530 “loài”, Tảo silic - 388 “loài”, Tảo lam - 344 “loài”, Tảo mắt - 78, Tảo giáp – 30 “loài” , Tảo vàng ánh - 14 “loài”, Tảo vòng - 9 “loài” , Tảo vàng - 5 “loài” và Tảo đỏ - 4 “loài” [3]. Năm 2003, Nguyễn Văn Tuyên đã nghiên cứu về sự Đa dạng sinh học Tảo trong thủy vực nội địa Việt Nam. Kết quả đã định danh được 1.539 “loài” trong khu hệ tảo nước ngọt Việt Nam, đưa ra được bảng danh mục tảo nội địa Việt Nam. Trong đó, Tảo Lam gồm 3 lớp: Chroococceae, Chamaesiphoneae và Hormogoneae; 6 bộ: Chroococcales, Pleurocapsales, Stigonematales, Nostocales, Dermocarpales, Tubiellales; 25 họ với 236 “loài”. Nghiên cứu sự phân bố thành phần “loài” Tảo Lam ở khu dự trữ sinh quyển Nam cát Tiên và Đồng tháp Mười của Nguyễn Văn tuyên (2003) đã đưa ra bảng danh mục như sau: Khu dự trữ sinh quyển Nam Cát Tiên: 3 lớp (Chroococceae, Chamaesiphoneae và Hormogoneae); 4 bộ (Chroococcales, Pleurocapsales, Stigonematales, Nostocales) và 02 bộ phụ (Symmetreae, Asymmetreae); 14 họ với 52 “loài”. Vùng Đồng Tháp Mười: 3 lớp (Chroococceae , Chamaesiphoneae và Hormogoneae), 5 bộ (Chroococcales, Oscillateriales, Dermocarpales, Nostocales, Tubiellales); 15 họ với 65 “loài”. 2.2 Khái quát về Trà Vinh 2.2.1 Vị trí địa lý Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long, giữa hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 222.567 ha, với 8 đơn vị hành chính, gồm thành phố Trà Vinh và các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải. Phía Bắc Trà Vinh là tỉnh Bến Tre được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền), phía Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông. Trà Vinh nối với thị xã Vĩnh Long bằng quốc lộ 53, tuyến thông thương đường bộ duy nhất nối Trà Vinh với các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ở vị trí có 2 cửa sông (Cung Hầu và Định An) được xem là 2 cửa sông quan trọng thông thương đồng bằng sông Cửu Long với biển Đông, nối với cả nước và quốc tế. Do vậy, Trà Vinh ở vào địa thế có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với đồng bằng sông Cửu Long [7]. Đây là lợi thế mà các tỉnh khác không có được. 15
  17. 2.2.2 Đặc điểm địa hình Địa hình Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, các huyện phía bắc địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển, địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ, xu thế độ dốc chỉ thể hiện ở trên từng cánh đồng. Cao trình biến thiên của tỉnh từ 0,1 – 1m chiếm 66% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nhất trên 4 m gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng ở Tập Sơn, Ngãi Xuyên (Trà Cú), Thanh Mỹ, cánh đồng Ôcàđa (Châu Thành); Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải) [8]. Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 2.2.3 Khí hậu, thủy văn Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ven biển, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27,60C, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm, độ ẩm trung bình năm là 84% [9]. Nhìn chung, khí hậu Trà Vinh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, ổn định, nắng và bức xạ mặt trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. 2.2.4 Một số hệ sinh thái thủy vực Trà Vinh có hệ thống kênh, rạch cung cấp nước ngọt cho nội đồng, với tổng chiều dài là 578 km và 1.876 km kênh cấp I, II. Đồng thời có bờ biển dài 65 km, là vùng biển nông cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lợi thuỷ sản nội đồng sẽ là tiềm năng lớn để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển về nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản [6]. Vì vậy, Trà Vinh đa dạng về các hệ sinh thái thủy vực như ao, hồ, sông, ruộng lúa, cửa sông, ven biển. 2.3 Giới thiệu về vi Tảo Theo Nguyễn Lân Dũng và Nguyễn Hải Hà (2006) [10] thì trong số khoảng 50 000 “loài” Tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3. Vi tảo (Microalgae) là tất cả các Tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng kính hiển vi. Vi tảo đơn giản nhất là cơ thể đơn bào hoặc tập hợp thành các tộc đoàn và sợi đa bào [11]. Như các tộc đoàn Volvox, Pediastrum, Scenendesmus (thuộc nhóm Archethaller) hoặc phức tạp hơn có bộ phận dính 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1