Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh qua dạy học phần phi kim, Hóa học 10 nâng cao
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu về sự phát triển tư duy và hứng thú học tập của HS trong quá trình học tập ở trường phổ thông. Vai trò của hứng thú học tập đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của HS. Phương pháp tạo hứng thú học tập của HS. Thiết kế hệ thống thí nghiệm, hệ thống bài tập thực nghiệm ở các bài trong chương Halogen và chương Oxi - Lưu huỳnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh qua dạy học phần phi kim, Hóa học 10 nâng cao
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THÚY TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC, BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ TẠO HỨNG THÚ VÀ RÈN LUYỆN TƢ DUYCHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 10 NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THÚY TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC, BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ TẠO HỨNG THÚ VÀ RÈN LUYỆN TƢ DUYCHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC 10 NÂNG CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS: LÂM NGỌC THIỀM HÀ NỘI – 2016
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Đại học Giáo dục dưới sự hướng dẫn khoa học của GS – TS Lâm Ngọc Thiềm. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình và đầy tâm huyết của thầy trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt khóa học. Tôi cũng xin dành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn phòng Đào tạo trường Đại Học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn ban giám hiệu các trường THPT Mỹ Đức B, THPT Tùng Thiện đã tạo điều kiện để tôi tiến hành điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, nên chắc chắn nội dung luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp quí báu của các thầy cô, của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và hy vọng rằng đề tài có thể được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy sau này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Thúy
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTTN : Bài tập thực nghiệm DD : Dung dịch ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh HT : Hiện tượng PPDH : Phương pháp dạy học PTN : Phòng thí nghiệm PTHH : Phương trình hóa học SGK : Sách giáo khoa THHH : Thí nghiệm hóa học THPT : Trung học phổ thông TN : Thí nghiệm (chương 2) TN : Thực nghiệm ( chương 3) TNBD : Thí nghiệm biểu diễn TNSP : Thực nghiệm sư phạm
- MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................... i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................................... iii Danh mục các bảng ....................................................................................... vi Danh mục các biểu đồ ................................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......... 6 1.1. Dạy học và vai trò của dạy học .............................................................. 6 1.1.1. Khái niệm dạy học .............................................................................. 6 1.1.2. Vai trò của quá trình dạy học đối với sự phát triển trí tuệ............................. 6 1.2. Hứng thú trong học tập ...................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm về hứng thú. ....................................................................... 6 1.2.2. Biểu hiện của hứng thú ................................................................................... 7 1.2.3. Vai trò của hứng thú trong học tập. ............................................................... 8 1.2.4. Phương pháp kích thích hứng thú .................................................................. 9 1.3. Tư duy và sự rèn luyện tư duy trong dạy học ........................................ 10 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................ 10 1.3.2. Các thao tác của tư duy trong dạy học ................................................ 10 1.3.3. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy ......................................... 12 1.4. Thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm .......................................... 12 1.4.1. Thí nghiệm hóa học............................................................................. 12 1.4.2. Bài tập thực nghiệm ............................................................................ 14 1.4.3. Vai trò của thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong việc tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh. ............................................................. 17 1.5. Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................... 18 Tiểu kết chương 1................................................................................................... 20 CHƢƠNG 2 : TUYỂN CHỌN - XÂY DỰNG, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC, BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN TƢ DUY CHO
- HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHƢƠNG HALOGEN VÀ CHƢƠNG OXI - LƢU HUỲNH ................................................................................... 21 2.1. Cơ sở của việc xây dựng hệ thống thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học ............................................................................... 21 2.1.1. Cơ sở của việc xây dựng hệ thống thí nghiệm hóa học .............................. 21 2.1.2. Cơ sở của việc xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm ............................. 23 2.1.3. Yêu cầu của chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh ....................... 23 2.2. Xây dựng hệ thống thí nghiệm hóa học để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh ..................................................................................................... 25 2.2.1. Xây dựng hệ thống thí nghiệm biểu diễn............................................ 25 2.2.2. Xây dựng các thí nghiệm vui ...................................................................... 43 2.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh ..................................................................................................... 49 2.3.1.Bài tập hóa học thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm .................... 49 2.3.2.Bài tập thực nghiệm được thực hiện bằng thí nghiệm mô phỏng, qua các băng hình, máy vi tính với các thí nghiệm phức tạp .............................................. 50 2.3.3.Bài tập thực nghiệm được tiến hành qua hình vẽ .......................................... 54 2.3.4. Bài tập thực nghiệm được diễn tả bằng lý thuyết và học sinh vận dụng lý thuyết đã học để giải. ......................................................................................... 59 2.3.5. Bài tập thực nghiệm được ứng dụng trong thực tiễn. ................................. 62 2.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú học tập và rèn luyện tư duy cho học sinh ............................................... 65 2.4.1. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh ................................................................................................ 65 2.4.2. Phương pháp sử dụng bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh ................................................................................................ 67 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 82 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................. 83 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................... 83 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .......................................................... 83 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ......................................................... 83
- 3.2. Phương pháp, nội dung và đối tượng thực nghiệm ................................ 83 3.2.1. Phương pháp thực nghiệm .................................................................. 83 3.2.2.Nội dung thực nghiệm sư phạm ........................................................... 84 3.2.3. Đối tượng ............................................................................................ 84 3.3. Tiến hành thực nghiệm........................................................................... 84 3.4. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................ 85 3.4.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ........................................ 85 3.4.2. Kiểm định kết quả thực nghiệm .......................................................... 93 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ sử dụng BTTN và TNHH trong dạy học của giáo viên ................18 Bảng 3.1. Phân phối tần số học sinh đạt điểm xi (kết quả TNSP – bài số 1) .... 88 Bảng 3.2. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài số 1 .................... 88 Bảng 3.3. Phân phối tần số học sinh đạt điểm xi (kết quả TNSP – bài số 2) .... 90 Bảng 3.4. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài số 2 .................... 91 Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp................... 93 Bảng 3.6. Số % học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình và yếu......................................94 Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng trong bài kiểm tra .......................................94 Bảng 3.8. Bảng kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng giả thuyết H0 các bài kiểm tra TN sư phạm. ...................................................................... 96 Bảng 3.9. Bảng Hopkin ..................................................................................... 97 Bảng3.10. So sánh lớp TN và lớp ĐC .............................................................. 98 Bảng 3.11. Giá trị p và hệ số ảnh hưởng ........................................................... 98
- DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ điện phân dung dịch NaCl ....................................................... 16 Hình 1.2. Sơ đồ thí nghiệm điều chế SO2 ........................................................... 16 Hình 2.1. Tính tẩy màu của clo ẩm ..................................................................... 27 Hình 2.2. Điều chế và thu khí clo ....................................................................... 28 Hình 2.3. O2 tác dụng với Mg ............................................................................. 32 Hình 2.4. Điều chế SO2 ....................................................................................... 38 Hình 2.5. Nhôm phản ứng với iot ....................................................................... 45 Hình 2.6. Thí nghiệm ngọn lửa phát ra âm thanh ............................................... 47 Hình 2.7. Thí nghiệm điều chế khí clo .......................................................................... 50 Hình 2.8. Cách thu khí clo .................................................................................. 51 Hình 2.9. Thí nghiệm điều chế khí clo ................................................................ 51 Hình 2.10. Điều chế khí oxi ................................................................................ 53 Hình 2.11. Điều chế khí clo..................................................................................... 53 Hình 2.12. Bình điện phân để điều chế Cl2, H2, NaOH ...................................... 54 Hình 2.13. Điều chế khí oxi ................................................................................ 54 Hình 2.14. Thí nghiệm Na + Cl2 ......................................................................... 55 Đồ thị 3.1. Đường lũy tích bài kiểm tra số 1....................................................... 89 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 1.......................... 89 Đồ thị 3.3. Đường lũy tích bài kiểm tra số 2....................................................... 91 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 2.......................... 92 Đồ thị 3.5. Đường lũy tích tổng hợp .............................................................................. 93 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh kết quả học tập (phần tổng hợp) ......................................... 94
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI đã nói rằng:“ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất , năng lực công dân , phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” Sự đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có tri thức và năng động sáng tạo. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng các phương phápmới để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo và gây hứng thú học tập của người học. Trong trường phổ thông, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách khai thác chúng. Thí nghiệm hoá học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm virộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người.Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ môn không thể thiếu, không thể tách dời trong quá trình dạyvà học. Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh. Bài tập hóa học thực nghiệm là một trong số loại bài tập có tác dụng củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo thực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lý thuyết và thực hành. Loại bài tập này vừa mang tính chất lý thuyết và tính chất thực hành. Mối quan hệ hữu cơ được thể hiện rõ khi giải bài tập này. Muốn giải bài tập này học sinh cần nắm vững lý thuyết, vận dụng lý thuyết để vạch phương án giải quyết và vận dụng kỹ xảo thực hành để thực hiện phương án đã vạch ra. Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tăng nội dung thực hành và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học giúp rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy. Trong hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học hóa học 1
- nói riêng, hứng thú học tập là động lực thúc đẩy tính tích cực, tự giác trong học tập, lòng say mê, ham hiểu biết tri thức khoa học. Nội dung chương trình sách giáo khoa 10 ban cơ bản và nâng cao đã đưa ra những thí nghiệm bằng hình vẽ và có thêm tiết thực hành, nhưng thí nghiệm học sinh được làm và theo dõi từ thầy cô giáo còn hạn chế, nên việc hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm cũng hạn chế. Vì vậy, song song với việc sử dụng thí nghiệm thì giáo viên nên đưa các bài tập thực nghiệm để đạt hiệu quả dạy học cao. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy cho học sinh qua dạy học phần phi kim, Hóa học 10 nâng cao”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay đã có một số đề tài: - Tạo hứng thú cho học sinh yếu kém trong quá trình dạy học phần Phi Kim- Hóa học 10- THPT; của Nguyễn Thị Vân, Trường ĐH Giáo Dục. - Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh phần Phi kim Hóa học 10- THPT; của Đặng Thanh Trung, Trường ĐH Giáo dục. - Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm: Nâng cao hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông- của Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội(1995). - Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua dạy học chương Sự điện li hóa học 11 chương trình nâng cao; của Nguyễn Thị Hường, Trường Đại Học Giáo Dục. - Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng thực hành cho học sinh 11 phần phi kim, Nguyễn Thị Lan Phương, Trường ĐH Giáo Dục Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài sử dụng bài tập thực nghiệm và thí nghiệm hóa học để tạo hứng thú và rèn luyện tư duy qua dạy học phần phi kim lớp 10. 3. Mục đích nghiên cứu. - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống các thí nghiệm biểu biễn, thí nghiệm hóa học vui và các dạng bài tập thực nghiệm về hiện tượng hóa học trong thiên nhiên, trong cuộc sống tạo hứng thú học tập cho HS trong các giờ học Hóa học. - Rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và làm thí nghiệm hóa học. - Giúp HS có thêm kiến thức về các hiện tượng hóa học đang xảy ra. 2
- - Sử dụng có hiệu quả hệ thống thí nghiệm và bài tập thực nghiệm trong giảng dạy hóa học ở trường phổ thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu các vấn đề cơ sởlý luận của đề tài - Nghiên cứu về sự phát triển tư duy và hứng thú học tập của HS trong quá trình học tập ở trường phổ thông. - Vai trò của hứng thú học tập đối với quá trình lĩnh hội kiến thức của HS. - Phương pháp tạo hứng thú học tập của HS. 4.2. Thiết kế hệ thống thí nghiệm, hệ thống bài tập thực nghiệm ở các bài trong chương Halogen và chương Oxi - Lưu huỳnh. 4.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. - Thực hiện giảng dạy các bài học sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm - Kiểm tra thí điểm, điều tra, đánh giá và rút ra bài học sư phạm. 4.4. Xử lý kết quả thực nghiệm, đưa ra kết luận, đề xuất, kiến nghị và hoàn thiện luận văn. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong hai chương: chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh.. Địa bàn thực nghiệm: Khối lớp 10 trường THPT Mỹ Đức B - Mỹ Đức - Hà Nội và khối lớp 10 trường THPT Tùng Thiện - Sơn Tây -Hà Nội. Thời gian thực hiện: Từ tháng 11/2015 đến tháng 10/2016 6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường trung họcphổ thông Việt Nam. 6.2. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống lý luận về hứng thú và tư duy của học sinh. - Hệ thống thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong chương Halogen và chương Oxi – Lưu huỳnh. - Hình thức vận dụng các thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm vào giảng dạy Hóa học ở phổ thông. 7. Giả thuyết khoa học 3
- - Sử dụng các thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học giúp học sinh hứng thú học tập và rèn luyện tư duy cho học sinh. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học, tài liệu phát triển tư duy, kích thích hứng thú cho học sinh, các tài liệu liên quan đến dạy học chương Halogen và chương Oxi- Lưu huỳnh. - Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học cóliên quan đến việc sử dụng phương pháp dạy học mới nhằm kích thích hứng thú và phát triển tư duy. - Nghiên cứu nội dung kiến thức, phân phối chương trình, sách giáo viên, tài liệu tham khảo,các chuyên đề…. có liên quan đến phần phi kim Hóa học 10. 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học hóa học tại trường THPTMỹ Đức nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp đàm thoại: trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quan niệm, thái độ... của họ về việc tổ chức dạy học môn hóa học có sử dụng thí nghiệm và bài tập thực nghiệm ở trường THPT, và những thuận lợi, khó khăn mà GV và HS đã gặp phải. - Phương pháp điều tra: điều tra thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phương pháp thực nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đãđặt ra, tiến hành thực nghiệm ởmột số trường THPTđể xem xét hiệu quả và tính khả thi của việc dạy môn hóa học có sử dụng thí nghiệm hóa học và bài tập thực tiễntrong dạy học phần phi kimlớp 10đãđược xây dựng. 8.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học Dùng để phân tích và xử lí các số liệu thuđược qua điều tra và thực nghiệm. 9. Đóng góp mới của đề tài - Tổng quan một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hứng thú và phát triển tư duy cho học sinh THPT. - Xây dựng hệ thống các thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm nhằm kích thích hứng thú và phát triển tư duy cho học sinh. 4
- - Sử dụng các thí nghiệm hóa học và bài tập thực nghiệm một cách đa dạng và phong phú trong mọi hình thức dạy học hóa học, rèn luyện cho HS khả năng thực hành tốt các thí nghiệm hóa học. 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Tuyển chọn - xây dựng, sử dụng hệ thống thí nghiệm hóa học, bài tập thực nghiệm để tạo hứng thú học tập và rèn luyện tƣ duy cho học sinh qua dạy học chƣơng halogen và chƣơng oxi - lƣu huỳnh Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm 5
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dạy học và vai trò của dạy học 1.1.1. Khái niệm dạy học “Dạy họclà một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học”. [9] Dạy học là một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học nhằm hình thành cho người học có thái độ, năng lực, phương pháp học tập và ý chí học tập để họ tự khai phá những tri thức phong phú của nhân loại. Điều đó cũng có nghĩa: dạy học là dạy cách học, cách tiếp nhận và xử lý thông tin, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 1.1.2. Vai trò của quá trình dạy học đối với sự phát triển trí tuệ Trong quá trình dạy học nói chung, học tập nói riêng không phải chỉ có một chức năng tâm lí riêng lẻ nào đó tham gia, mà nó là một hoạt động thống nhất của toàn bộ nhân cách cá nhân. Vì lẽ đó, dạy học không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển các mặt khác của nhân cách như: nhu cầu nhận thức, hứng thú học tập, động cơ học tập, lòng ham hiểu biết, khát vọng tìm tòi.... Trí tuệ nói riêng và các chức năng tâm lý khác nói chung được phát triển lại có ảnh hưởng trở lại đến quá trình dạy học, quá trình lĩnh hội tri thức. Nhờ sự phát triển các năng lực trí tuệ của học sinh giúp cho họ nắm kiến thức tốt hơn, đảm bảo chất lượng của hoạt động học tập cao hơn. Trong quá trình dạy học việc nắm vững tri thức và phát triển trí tuệ tác động qua lại hết sức chặt chẽ. Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả lại vừa là điều kiện của việc nắm vững tri thức của hoạt động học tập. 1.2. Hứng thú trong học tập 1.2.1. Khái niệm về hứng thú. - Theo quan niệm của A.G. Kovaliov: “Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự thu hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thực tiễn của nó trong đời sống của cá nhân”.[12] 6
- - Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: “Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó”.[13] - Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân”. [13] Một cách khái quát có thể hiểu: Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó. Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi chúng thỏa mãn 2 điều kiện sau đây: Điều kiện cần: Sự vật và hiện tượng đó phải có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này. Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của sự vật và hiện tượng với cuộc sống của mình. Nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú. Điều kiện đủ: Khi nhận thực và thực hiện được “sự vật và hiện tượng” đó phải có khả năng mang lại khoái cảm cho chủ thể. 1.2.2. Biểu hiện của hứng thú Có khá nhiều quan niệm khác nhau về những biểu hiện của hứng thú. Tuy nhiên, quan niệm sau đây được xem là gần với đề tài nghiên cứu của chúngtôi. Hứng thú được biểu hiện ở các mặt sau: - Về mặt kiếnthức: + Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc. + Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết, sẵn sàng học hỏi. + Biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó. - Về mặt ýchí: + Kiên nhẫn, không ngại khó, khắc phục khó khăn tìm hiểu vấn đề cho đến cùng. 7
- + Chịu khó tìm hiểu qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay qua những người xung quanh để nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn đề. - Về mặt kỹnăng: Phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ nét những năng lực thuộc lĩnh vực nhận thức như kỹ năng quan sát, năng lực tư duy, năng lực so sánh, năng lực tổng hợp, năng lực phân tích, năng lực khái quát hóa - trừu tượng hóa,… - Về thái độ, tìnhcảm: + Rất hứng thú, phấn khởi trong quá trình tham gia học tập. + Chủ động dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, khám phá kiến thức. + Thích vượt qua những khó khăn và vui sướng, hạnh phúc khi biết thêm một kiến thức mới. - Về kếtquả: + Biết rút ra bài học kinh nghiệm. + Đạt kết quả cao trong học tập. + Thường xuyên thành công trong công việc. 1.2.3. Vai trò của hứng thú trong học tập. Hóa học không chỉ bao gồm những định luật, học thuyết cơ bản mà còn có các thao tác, kỹ năng tiến hành thí nghiệm… học sinh phải nắm bắt. Việc tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức này đòi hỏi ở học sinh sự chủ động, tích cực. Vì vậy, gây hứng thú trong dạy học hóa học sẽ tạo nguồn kích thích tới học sinh, từ đó các em thêm say mê tìm hiểu môn hóa học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Việc gây hứng thú trong dạy học mang lại một số tác dụng đặc biệtnhư: - Duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể. Khi có hứng thú, cơ thể sẽ xuất hiện nhu cầu hoạt động liên tục, tránh được sự uểoải. - Hứng thú giúp chúng ta duy trì sự chú ý trong một thời gian dài. - Hứng thú làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ. Khi có hứng thú thì sự ghi nhớ là tự nguyện và kiến thức được khắc sâuhơn. - Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nângcao. - Tạo ra và duy trì tích cực nhận thức và hoạt động nhậnthức. 8
- - Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tham gia điều khiển tri giác và tưduy. - Tạo cơ sở động cơ cho hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Hứng thú giúp con người phát huy tối đa tính sáng tạo của bản thân. - Hứng thú là động cơ quan trọng trong sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo và trí tuệ. - Hứng thú rất cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri giác và nhận thức. - Có vai trò quan trọng trong việc duy trì tình cảm thầy trò. Khi HS có hứng thú với môn học thì tình cảm thầy trò cũng trở nên tốt đẹp hơn. Đây là một trong những yếu tố giúp xây dựng bầu không khí lớp học trở nên thân thiện và sẽ thúc đẩy hiệu quả của quá trình truyền thụ tri thức được nângcao. Bất cứ trong công việc gì nếu có hứng thú làm việc, con người có cảm giác dễ chịu với hoạt động đó, làm nảy sinh khát vọng hành động, nảy sinh hành động sáng tạo. Ngược lại, nếu không có hứng thú sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực. Các nhà tâm lí học cho rằng: Không có hứng thú nào được phát triển cao kể cả hứng thú nhận thức lại không buộc chủ thể phải hành động tích cực để chiếm lĩnh đối tượng hứng thú. Hứng thú học tập kích thích tính tích cực của trí tuệ, sự nỗ lực hành động trong hoạt động học tập, tạo nên động cơ kích thích người học chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức và tìm những nguồn mới của nội dung học tập. Theo đó người học chủ động tìm hiểu bản chất của các đối tượng nhận thức. Giáo dục hứng thú phải gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học. Người học thấy quá trình học tập là hoạt động dễ chịu, vui sướng. Thực tiễn cho thấy rằng thiếu hứng thú học tập là nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém trong học tập. Từ đó quá trình học tập là quá trình đối phó. nảy sinh tiêu cực. Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Hứng thú có vai trò to lớn đối với sự phát triển nhân cách. Do đó giáo dục có nhiệm vụ quan trọng là phải hình thành và phát triển hứng thú ở người học. 1.2.4. Phương pháp kích thích hứng thú Trong quá trình dạy học hóa học thì việc tạo hứng thú cho học sinh sẽ giúp các em say mê tìm hiểu môn hóa học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Hứng thú làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập không bị mệt mỏi. [5] 9
- Phương pháp kích thích hứng thú học tập của HS: - Sử dụng phương tiện dạy học (Sử dụng thí nghiệm hóa học, phần mềm hóa học, những đoạn phim hay về hóa học,…) -Tăng cường mối liên hệ giữa lí thuyết với thực tiễn, các thông tin mới lạ, những điều mang tính bí ẩn,… - Sử dụng những mẩu chuyện vui, lời dẫn bài lý thú, các bài thơ về hóa học. - Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, lien hệ hóa học với các môn học khác. 1.3. Tƣ duy và sự rèn luyện tƣ duy trong dạy học 1.3.1. Khái niệm. Theo M.N. Sacđacôp, “Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật hiện tượng mới, riêng rẽ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát hóa đã thu nhận được”[6]. Tư duy là một quá trình tâm lý mà nhờ đó con người phản ánh được đối tượng và hiện tượng của hiện thực thông qua những dấu hiệu bản chất của chúng, đồng thời con người vạch ra những mối quan hệ khác nhau trong mỗi đối tượng, hiện tượng và giữa các đối tượng, hiện tượng với nhau.[7] 1.3.2. Các thao tác của tư duy trong dạy học 1.3.2.1. Phân tích Phân tích là quá trình tách các bộ phận của sự vật, hiện tượng tự nhiên của hiện thực với các dấu hiệu và thuộc tính của chúng cũng như các mối liên hệ và quan hệ giữa chúng theo một hướng xác định”. Xuất phát từ góc độ phân tích các hoạt động tư duy đi sâu vào bản chất thuộc tính của bộ phận đó đi tới những giả thiết và những kết luận khoa học. Trong học tập hoạt động này rất phổ biến. Ví dụ: Muốn giải một bài toán hóa học cần phải phân tích các yếu tố dữ kiện trong đề bài mới giải được. 1.3.2.2. Tổng hợp Tổng hợp là hoạt động nhận thức phản ánh của tư duy biểu hiện trong việc xác lập tính thống nhất của các phẩm chất, thuộc tính của các yếu tố trong một sự vật nguyên vẹn có thể có được trong việc xác định phương hướng thống nhất và xác định các mối liên hệ, các mối quan hệ giữa các yếu tố của sự vật nguyên vẹn đó, 10
- trong việc liên kết và liên hệ giữa chúng và chính vì vậy đã thu được một sự vật và hiện tượng nguyên vẹn mới. Như vậy, tư duy tổng hợp cũng được phát triển từ sơ đẳng đến phức tạp với khối lượng lớn. Phân tích và tổng hợp không phải là hai phạm trù riêng rẽ của tư duy. Đây là hai quá trình liên hệ biện chứng. Phân tích để tổng hợp có cơ sở và tổng hợp để phân tích đạt được chiều sâu bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển của phân tích và tổng hợp là đảm bảo hình thành toàn bộ tư duy và các hình thức tư duy của học sinh. 1.3.2.3. So sánh So sánh là xác định sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng của hiện thực. Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ vai trò tích cực. Việc nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng không thể có nếu không tìm ra sự khác biệt sâu sắc, sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng. Việc tìm ra các dấu hiệu giống nahu cũng như khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng là nội dung chủ yếu của tư duy so sánh. Trong dạy học hóa học sẽ đưa ra nhiều hoạt động tư duy đầy hứng thú. Nhờ so sánh người ta có thể tìm thấy các dấu hiệu bản chất giống nhau và khác nhau của các sự vật. Ví dụ: so sánh tính khử của kim loại kiềm với các kim loại khác. 1.3.2.4. Khái quát hóa Khái quát hóa là hoạt động tư duy tách những thuộc tính chung và các mối liên hệ chung, bản chất của sự vật, hiện tượng tạo nên nhận thức mới dưới hình thức khái niệm, định luật, quy tắc. - Khái quát hóa cảm tính: diễn ra trong hoàn cảnh trực quan, thể hiện ở trình độ sơ đẳng. - Khái quát hóa hình tượng, khái niệm: là sự khái quát cả những tri thức có tính chất khái niệm bản chất sự vật, hiện tượng hoặc các mối quan hệ không bản chất dưới dạng các hình thức hoặc trực quan, các biểu tượng. Tư duy khái quát hóa là hoạt động tư duy có chất lượng cao. Tư duy này sẽ được huy động một cách mạnh mẽ vì tư duy khái quát là tư duy lý luận khoa học. 1.3.3. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy Lý luận dạy học hiện đại đặc biệt chú trọng đến việc phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc điều khiển tối ưu hóa quá trình dạy học, còn các thao tác tư duy 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn