Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội. Thực tiễn cho thấy chính sách ưu đãi hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước và chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN DUY LÂM CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - 2017
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Phản biện 1: ........................................................................ ............................................................................................ Phản biện 2: ........................................................................ ............................................................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường……… - Quận…… - TP…………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt từ 7 - 8%, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực XĐGN cũng đạt được nhiều thành tích nổi bật và được Liên Hợp Quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển cũng ngày càng bức xúc, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, sự tụt hậu ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn so với thành thị, giữa miền núi so với đồng bằng, tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên đất nước... Đại hội VIII năm 1996 của Đảng đã xác định rõ XĐGN là một trong những chương trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh “phải thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả”. Chính phủ đã phê duyệt và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, giai đoạn 1998 - 2000, giai đoạn 2001 - 2010, và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, định canh, định cư, di dân, kinh tế mới, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông - lâm – ngư, hỗ trợ tín dụng cho người nghèo… Sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp, trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ nghèo gặp nhiều vấn đề vẫn đang bức xúc như: Quy mô tín dụng chưa lớn, hiệu quả XĐGN còn chưa cao, hoạt động của NHCSXH chưa thực sự bền vững... Để giải quyết tốt vấn đề nghèo đói ở Việt Nam nói chung và tín dụng cho hộ nghèo nói riêng, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, phải có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn: “Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn - Luận án Tiến sỹ “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Hà Thị Hạnh (2003) - Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tại chi 1
- nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Anh Trà, bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng năm 2008. - Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đỗ Ngọc Tân (2012). 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy. Nhiệm vụ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích, đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH thị xã Hương Thủy với đối tượng vay vốn là hộ nghèo. 5. Phạm vi của đề tài - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH thị xã Hương Thủy. - Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình hoạt động cho vay hộ nghèo thông qua các báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng trong vòng 3 năm 2014 - 2016. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Tác giả sử dụng phương pháp là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, chứng minh, diễn giải, sơ đồ, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống trong trình bày luận văn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các một số tài liệu kèm theo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Chương 2: Thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2
- Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1. Khái niệm và bản chất của ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. Dựa vào nguồn gốc thành lập, NHCSXH được chia làm 2 loại: sở hữu tư nhân do tư nhân thành lập, kiểm soát và hoạt động, sở hữu nhà nước do nhà nước thành lập, kiểm soát và hoạt động. 1.1.1.2. Bản chất Ngân hàng chính sách xã hội là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể. Các mô hình phổ biến trên thế giới về việc hình thành các ngân hàng chính sách thường bao gồm hai loại hình chính: Ngân hàng phát triển và Ngân hàng chính sách. 1.1.2. Chức năng và đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội 1.1.2.1. Chức năng - NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. - NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi. - NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo. 1.1.2.2. Đặc điểm Về mô hình tổ chức Mô hình tổ chức quản lý của loại hình Ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tham gia quản trị Ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư đối với các khu vực, các đối tượng. 3
- Về cơ chế hoạt động Về mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội là nhằm xoá đói giảm nghèo. Về đối tượng vay vốn Hộ gia đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo và các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội khác. Đây là những khách hàng dễ bị tổn thương, cần có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và cộng đồng để vươn lên tự cải thiện điều kiện sống của chính họ. Về nguồn vốn - Cấp vốn điều lệ và hàng năm được Ngân sách Trung ương, địa phương cấp. - Nguồn vốn ODA dành cho chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. Về sử dụng vốn - Món cho vay nhỏ, chi phí quản lý cao. - Vốn tín dụng đầu tư mang tính rủi ro cao, chẳng hạn các hộ gia đình nghèo thiếu vốn sản xuất, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi môi trường thiên nhiên bị tàn phá, thường xuyên xảy ra bão lụt, hạn hán. 1.1.3. Các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội - Huy động vốn - Cho vay ưu đãi - Thu hồi gốc và lãi 1.1.3.1. Các chương trình cho vay chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội - Chương trình cho vay các thành viên xóa đói giảm nghèo. - Cho vay tài chính để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. - Chương trình cho vay điện thoại nông thôn. - Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. - Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. 1.1.3.2. Các phương thức cho vay - Cho vay trực tiếp: Vốn vay được chuyển giao trực tiếp từ ngân hàng tới hộ nghèo thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn. - Ủy thác từng phần: Là phương thức cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội. 1.2. Hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội 4
- 1.2.1. Khái quát về hộ nghèo 1.2.1.1. Khái niệm về hộ nghèo - Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao cho rằng "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận" - Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại". 1.2.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo - Nghèo đói tập trung ở các vùng có có điều kiện sống khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, khí hậu khắc nghiệt. - Phần đông số người nghèo là nông dân với trình độ tay nghề thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn nhân lực trong sản xuất như vốn, công nghệ, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. 1.2.1.3. Các quy định về chuẩn nghèo - Một người được coi là nghèo đói nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này được gọi là “ngưỡng đói nghèo” - Chuẩn nghèo mới, còn được gọi là Chuẩn nghèo châu Á, được ADB xác định là mức sống dưới mức 1,35 USD/ngày. - Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn nghèo từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể thu nhập 18.600 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con) và thu nhập 9.573 USD/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động.. - Theo Bộ LĐ-LB&XH chuẩn nghèo của nước ta giai đoạn từ 2016 - 2020 là 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng ở khu vực thành thị. 1.2.2. Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm về cho vay hộ nghèo Khái niệm cho vay hộ nghèo Cho vay hộ nghèo tại NHCSXH là cho vay vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp 5
- phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc điểm cho vay hộ nghèo Hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã. 1.2.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo - Cung cấp vốn, góp phần cải thiện thị trường tài chính cộng đồng, nơi có hộ nghèo sinh sống - Nguồn vốn ưu đãi ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi - Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường 1.2.2.3. Đối tượng cho vay hộ nghèo - Để được vay vốn tín dụng ưu đãi, người vay là hộ nghèo có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay, có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã, phường sở tại. - Vốn vay phải được sử dụng vào việc mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo 1.3.1.1 .Mức độ đáp ứng nhu cầu tiếp cận vốn ưu đãi đối với hộ nghèo 1.3.1.2. Tiêu chí đánh giá cho vay hộ nghèo về tác động xã hội Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn Tỷ lệ hộ Tổng số hộ nghèo được vay vốn nghèo được = x 100% vay vốn Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói Tổng số HN Số HN Số HN Số HN trong Số HN đã thoát khỏi = trong DS - trong DS - DS đầu kỳ + mới vào ngưỡng nghèo đầu kỳ cuối kỳ di cư đi nơi khác trong kỳ BC 1.3.1.3. Các chỉ tiêu định tính Các vùng nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non. 1.3.1.4. Các chỉ tiêu định lượng Tỷ lệ nợ quá hạn 6
- Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% cho vay hộ nghèo Tổng dư nợ hộ nghèo Tỷ lệ nợ khoanh Dư nợ khoanh cho vay hộ nghèo Tỷ lệ nợ quá = x 100% hạn cho vay Tổng dư nợ hộ nghèo hộ nghèo Nợ chiếm dụng xâm tiêu 1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH 1.3.2.1. Nhân tố bên ngoài - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện xã hội - Điều kiện kinh tế - Chính sách của Nhà nước - Bản thân hộ nghèo 1.3.2.2. Nhân tố bên trong - Nguồn lực của ngân hàng - Năng lực quản lý điều hành 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về cho vay hộ nghèo và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước - Cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh) - Cho vay xóa đói giảm nghèo của Ấn Độ - Cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hương Thủy Tóm tắt chương 1 Trong chương 1 của luận văn, tôi đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng chính sách xã hội và tín dụng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò đến các đặc trưng cho vay hộ nghèo, các tiêu chí đánh giá, ảnh hưởng tới cho vay hộ nghèo. Đồng thời phân tích kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số ngân hàng trên thế giới về cho vay hộ nghèo và rút ra bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng chính sách xã hội của Việt Nam. 7
- Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 2.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy - Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. - NHCSXH thị xã Hương Thủy được thành lập theo quyết định số 628/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Đến 01/07/2003 NHCSXH thị xã Hương Thủy chính thức đi vào hoạt động cho đến nay. 2.1.2. Tổng quan về môi trường hoạt động của NHCSXH thị xã Hương Thủy Thị xã Hương Thủy là một thị xã nằm ở phía Đông Nam tỉnh ThừaThiên Huế. Phía Tây Bắc giáp với huyện Hương Trà, Tây Nam giáp huyện A Lưới, phía Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang. Toàn bộ lãnh thổ của thị xã thuộc lưu vực sông Tả Trạch, thuộc hệ thống Sông Hương. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã là 458,18 km2 . Dân số toàn thị xã là 96.525 người (2011), mật độ dân số 211 người/km2. Có 5 phường, đó là Thủy Dương, Thủy Phương, Thuỷ Châu, Phú Bài, Thủy Lương và 7 xã là Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Vân, Phú Sơn, Dương Hòa, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù. 2.1.2.1. Các chương trình cho vay đang được thực hiện tại NHCSXH thị xã Hương Thủy - Cho vay hộ nghèo. - Cho vay học sinh sinh viên. - Cho vay các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn. - Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB). 2.1.2. Cơ cấu, tổ chức, nhân sự Số lượng nhân viên trong ngân hàng gồm 11 người trong đó có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 cán bộ phòng kế toán, 1 thủ quỹ, 4 cán bộ phòng kế hoạch - nghiệp vụ, 1 lái xe. 8
- 2.1.3. Kết quả hoạt động tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy trong giai đoạn 2014 - 2016 2.1.3.1. Tình hình lao động Bảng 2.1. Tình hình lao động của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Người Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh Chỉ tiêu Số Số Số 2015/2014 2016/2015 % % % người người người +/- % +/- % 1.Phân theo giới tính Nam 5 50 5 50 6 55,5 - - 1 20 Nữ 5 50 5 50 5 45,5 - - - 2.Phân theo trình độ Đại học trên 9 90 9 90 10 90,9 - - 1 11,1 đại học Cao đẳng - - - - - - - - - - Trung cấp - - - - - - - - - - THPT 1 10 1 10 1 9,1 - - - - Tổng số LĐ 10 100 10 100 11 100 - - 1 10 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) - Năm 2016 tổng số lao động tăng lên 1 người, trong đó số lao động nữ là không đổi, số lao động nam tăng lên 1 người tương ứng 20% so với năm 2015. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng phần lớn đều là trình độ đại học và trên đại học (chiếm 90% năm 2014 và 2015, năm 2016 là 90,9%). 2.1.3.2. Cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.2. Cơ cấu vốn của NHCSXH thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số dư Số dư Số dư +/- % +/- % trọng trọng trọng Vốn Trung 152.649 91,2 153.603 89,6 167.048 89,2 954 0,6 13.445 8,8 ương Vốn huy 14.675 8,8 17.874 10,4 20.277 10,8 3.199 21,8 2.403 13,5 động Tổng 167.324 100% 171.477 100% 187.325 100% 4.153 2,3 15.848 9,2 cộng (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) 9
- Nguồn vốn đến ngày 31/12/2016 tổng nguồn vốn của NHCSXH thị xã Hương Thủy đạt được 187.325 triệu đồng, tăng 15.848 triệu đồng chiếm 9,2% so với năm 2015, năm 2015 đạt 171.477 triệu đồng, tăng 4.153 triệu đồng so với năm 2014 chiếm 2,3% so với năm 2014, nguồn vốn Trung ương năm 2016 là 167.048 triệu chiếm 89,2%, nguồn vốn huy động tiết kiệm là 20.277 triệu đồng chiếm 10,8%. 2.1.3.3. Công tác sử dụng vốn Bảng 2.3. Kết quả sử dụng vốn của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ từ năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền +/- % +/- % Doanh số cho vay 90.565 93.380 97.659 2.815 3,1 4.279 4,6 Doanh số thu nợ 20.321 24.361 72.766 4.040 19,9 48.405 199 Dư nợ 167.324 171.477 187.325 4.153 2,5 15.848 9,2 Nợ quá hạn 1.189 1.278 1.201 89 7,5 -77 -6 Tỉ lệ nợ quá hạn 0,71% 0,75% 0,64% (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Doanh số cho vay Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp quy mô khối lượng vốn mà ngân hàng đã cung cấp cho các hộ vay. Doanh số thu nợ Chỉ tiêu này đảm bảo vốn vay để tiếp tục chu kỳ vòng quay tiếp theo. Dư nợ Là khoản cho vay của NH mà chưa đến thời điểm thanh toán, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô khối lượng vốn sử dụng. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, do nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó làm cho khách hàng không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn. 2.1.3.4. Hoạt động tín dụng Bảng 2.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy từ 2014 - 2016 10
- Đơn vị tính: Triệu đồng Dư nợ qua các năm TT Chương trình cho vay 2014 2015 2016 Cho vay hộ nghèo 1 - Dư nợ 41.524 37.051 23.557 - Số hộ dư nợ 2.353 2.029 1.629 Cho vay hộ cận nghèo 2 - Dư nợ 28.685 29.665 35.570 - Số hộ dư nợ 1.470 1.415 1.622 Cho vay hộ mới thoát nghèo 3 - Dư nợ - 3.628 7.560 - Số hộ dư nợ - 156 339 Cho vay học sinh sinh viên 4 - Dư nợ 27.590 29.920 31.482 - Số khách hàng dư nợ 3.067 3.272 3.544 Cho vay SXKD tại vùng khó khăn 5 - Dư nợ 8.894 7.162 6.152 - Số hộ dư nợ 785 652 603 Cho vay xuất khẩu LĐ - Dư nợ 17.248 14.753 15.854 6 546 - Số khách hàng dư nợ 615 538 Cho vay NS&VSMT 7 - Dư nợ 17.771 11.652 12.418 - Số khách hàng dư nợ 523 389 436 Cho vay dự án phát triển lâm nghiệp (WB) 8 - Dư nợ 22.969 34.361 48.885 - Số khách hàng dư nợ 630 873 1239 Cho vay các đối tượng khác 9 - Dư nợ 2.643 3.285 5.847 - Số khách hàng dư nợ 220 255 407 Tổng dư nợ 167.324 171.477 187.325 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) 11
- Tổng dư nợ đến năm 31/12/2016 là 187.325 triệu đồng, tăng 15.848 triệu với tỷ lệ 9,2% so với năm 2015. Năm 2016 thì dư nợ cho vay hộ nghèo là 23.557 triệu đồng chiếm 12,6%, giảm 13.494 triệu đồng so với năm 2015. Trong năm này thì dư nợ cho vay dự án phát triển lâm nghiệp (WB) là 48.885 triệu đồng chiếm 26,1% tổng dư nợ tăng 14.524 triệu so với năm 2015, tiếp theo là cho vay hộ cận nghèo với dư nợ là 35.570 triệu chiếm 19% tổng dư nợ, tăng 5.905 triệu so với năm 2015 và tiếp theo nữa là cho vay học sinh sinh viên với dư nợ 31.482 triệu chiếm 16,8% tổng dư nợ, tăng 1.565 triệu so với năm 2015. 1.1.3.5. Kết quả kinh doanh Bảng 2.5. Kết quả kinh doanh của NHCSXH thị xã Hương Thuỷ qua 3 năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Triệu đồng 2015/2014 2016/2015 Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Thu nhập 10.254 12.982 14.042 2.728 26,6 1.060 8,2 Chi phí 9683 10.964 11.889 1.281 13,2 925 8,4 Chênh lệch thu 571 2.018 2.153 1.447 253,4 135 6,7 chi (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Thu nhập: Qua bảng số liệu cho ta thấy thu nhập năm 2015 là 12.982 triệu đồng tăng 2.728 triệu đồng tương ứng với 26,6% so với năm 2014. Thu nhập năm 2016 là 14.042 triệu đồng tăng 1.060 triệu đồng với tỷ lệ 8,2% so với năm 2015. Chi phí: Đồng thời với việc tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng lên nhưng với tốc độ tăng không cao so với thu nhập 2.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.2.1. Những quy định về cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội - Mục đích cho vay - Đối tượng cho vay - Điều kiện vay vốn - Những hộ không được vay vốn - Mức cho vay 12
- - Thủ tục cho vay - Lãi suất cho vay 2.2.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy 2.2.2.1. Công tác cho vay hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Hương Thủy từ năm 2014 - 2016 Bảng 2.6. Kết quả sử dụng vốn cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ST % ST % ST % +/- % +/- % DSCV 15.452 17 10.244 11 5.710 5,8 -5.208 -33,7 -4.534 -44,3 DSTN 8.454 41,6 9.275 38 27.775 38,2 821 9,7 18.500 199.5 Dư nợ 41.524 24,8 37.051 21,6 23.557 12,6 -4.473 -10,8 -13.494 -36,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Năm 2014, DSCV hộ nghèo là 15.452 triệu đồng, chiếm 17% tổng DSCV. Năm 2015 là 10.244 triệu đồng, chiếm 11% tổng DSCV. Và năm 2016 là 5.710 triệu đồng chiếm 5,8% tổng DSCV. DSTN năm 2014 là 8.454 triệu đồng chiếm 41,6% tổng DSTN, năm 2015 là 9.275 triệu đồng chiếm 38% tổng DSTN, năm 2016 là 27.775 triệu đồng chiếm 38,2% tổng DSTN. So với năm 2014 thì DSTN hộ nghèo năm 2015 tăng 821 triệu đồng tương ứng 9.7%. Và đến năm 2016, DSTN hộ nghèo tăng 18.500 triệu đồng tương ứng 199,5% so với năm 2015 vì những khoản vay hộ nghèo đến hạn thu nợ và ngân hàng tập trung đi thu hồi nợ. Dư nợ cho vay năm 2014 là 41.524 triệu đồng chiếm 24,8% tổng dư nợ, năm 2015 là 37.051 triệu đồng chiếm 21,6% tổng dư nợ và đến năm 2016 thì dư nợ cho vay là 23.557 triệu đồng chỉ chiếm 12,6% tổng dư nợ. Năm 2016, ngân hàng cho vay hộ nghèo rất ít, chủ yếu tập trung thu nợ những khoản vay đã đến hạn. 2.2.2.2. Doanh số cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chin sách xã hội thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 Doanh số cho vay hộ nghèo của từng xã phường trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 Bảng 2.7. Doanh số cho vay hộ nghèo của từng xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ qua 3 năm 2014 - 2016 13
- Đơn vị tính: Triệu đồng Xã, Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 phường ST % ST % ST % +/- % +/- % Phú 4.249 27,5 3.160 30,8 989 17,3 -1.089 -25,6 -2.171 -68,7 Bài Thủy 943 6,1 833 8,1 1.105 19,4 -110 -11,7 272 32,7 Châu Thủy 865 5,6 855 8,3 359 6,3 -10 -1,2 -496 -58 Dương Thủy 2.685 17,4 1.348 13,2 364 6,4 -1.337 -49,8 -984 -73 Phương Thủy 637 4,1 317 3,1 245 4,3 -320 -50,2 -72 -22,7 Bằng Thủy 798 5,2 579 5,7 576 10,1 -219 -27,4 -3 -0,5 Phù Thủy 2.204 14,3 1.031 10,1 354 6,2 -1.173 -53,2 -677 -65,7 Lương Phú Sơn 320 2,1 120 1,2 98 1,7 -200 -62,5 -22 -18,3 Dương 423 2,7 273 2,7 120 2,1 -150 -35,5 -153 -56 Hòa Thủy 486 3,1 182 1,8 223 3,9 -304 -62,6 41 22,5 Vân Thủy 875 5,7 675 6,6 806 14,1 -200 -22,9 131 19,4 Tân Thủy 967 6,3 871 8,5 471 8,2 -96 -9,9 -400 -45,9 Thanh Tổng 15.452 100 10.244 100 5.710 100 -5.208 -33,7 -4.534 -44,3 cộng (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Năm 2014, phường Phú Bài là phường chiếm tỷ trọng DSCV hộ nghèo cao nhất với 4.249 triệu đồng chiếm 27,5% của toàn thị xã, tiếp đó là phường Thuỷ Phương với 2.685 triệu đồng chiếm 17,4% của toàn thị xã. Và ngược lại Dương Hòa và Phú Sơn là 2 xã chiếm tỷ trọng DSCV thấp nhất với 423 triệu đồng chiếm 2,7 % của toàn thị xã và 320 triệu đồng chiếm 2,1% của toàn thị xã. Năm 2015, 2016 DSCV hộ nghèo tại các xã phường giảm so với năm 2014. Thủy Phương là địa phương có DSCV hộ nghèo năm 2015 giảm nhiều nhất, giảm 1.337 triệu đồng tương ứng 49,8% so với năm 2014, tiếp theo là Thủy 14
- Lương giảm 1.173 triệu tương ứng 53,2 %. Đến năm 2016, Phú Bài là địa phương giảm nhiều nhất 2.171 triệu tương ứng 68,7% so với năm 2015. Doanh số cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 Bảng 2.8. Doanh số cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu ST % ST % ST % +/- % +/- % Hội 4.567 29,6 3.015 29,4 1.579 27,7 -1.552 -34,0 -1.436 -47,6 Nông dân Hội 6.328 41,0 4.107 40,1 2.451 42,9 -2.221 -35,1 -1.656 -40,3 Phụ nữ Hội Cựu 3.078 19,9 2.138 20,9 1.079 18,9 -940 -30,5 -1.059 -49,5 chiến binh Đoàn 1.479 9,6 984 9,6 601 10,5 -495 -33,5 -383 -38,9 Thanh niên Tổng cộng 15.452 100 10.244 100 5.710 100 -5.208 -33,7 -4.534 -44,3 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Qua bảng cho ta thấy Hội Phụ nữ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số DSCV hộ nghèo thông qua các hộ đoàn thể. Năm 2014 là 6.328 triệu đồng chiếm 41,0%, năm 2015 là 4.107 triệu đồng chiếm 40,1%, năm 2016 là 2.451 triệu đồng chiếm 42,9%. Tiếp đến là Hội Nông dân cũng chiếm một tỷ lệ khá cao so với các hội đoàn thể khác, năm 2014 là 4.567 triệu đồng chiếm 29,6%, năm 2015 là 3.015 triệu chiếm 29,4% và năm 2016 là 1.579 triệu chiếm 27,7%. Đoàn Thanh niên là hội chiếm tỷ trọng DSCV thấp nhất so với các hội đoàn thể còn lại chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số DSCV hộ nghèo các hội đoàn thể trong năm 2014 và năm 2015, trong năm 2016 thì DSCV hộ nghèo là 601 triệu đồng chiếm 10,5%. 2.2.2.3. Doanh số thu nợ tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 Doanh số thu nợ hộ nghèo tại các xã, phường trên địa bàn thịxã Hương Thủy qua 3 năm 2014 - 2016 Bảng 2.9. Doanh số thu nợ của từng xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2014 - 2016 15
- Đơn vị tính: Triệu đồng Xã, Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015 2015/2014 2016/2015 phường ST % ST % ST % +/- % +/- % Phú Bài 1.210 14,3 1.605 17,3 5.516 19,9 395 32,6 3.911 243,7 Thủy Châu 723 8,6 744 8,0 3.174 11,4 21 2,9 2.430 326,6 Thủy 1.000 11,8 1.026 11,1 1.992 7,2 26 2,6 966 94,2 Dương Thủy 1.607 19,0 1.707 18,4 4.079 14,7 100 6,2 2.372 139,0 Phương Thủy Bằng 814 9,6 914 9,9 1.461 5,3 100 12,3 547 59,8 Thủy Phù 416 4,9 427 4,6 2.042 7,4 11 2,6 1.615 378,2 Thủy 766 9,1 834 9,0 2.648 9,5 68 8,9 1.814 217,5 Lương Phú Sơn 263 3,1 279 3,0 569 2,0 16 6,1 290 103,9 Dương Hòa 257 3,0 249 2,7 695 2,5 -8 -3,1 446 179,1 Thủy Vân 156 1,8 146 1,6 418 1,5 -10 -6,4 272 186,3 Thủy Tân 543 6,4 633 6,8 2.095 7,5 90 16,6 1.462 231,0 Thủy 699 8,3 711 7,7 3.086 11,1 12 1,7 2.375 334,0 Thanh Tổng cộng 8.454 100 9.275 100 27.775 100 821 9,7 18.500 199,5 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Năm 2014, Thuỷ Phương đạt 1.607 triệu đồng chiếm 19%, năm 2015 là 1.707 triệu chiếm 18,4%, năm 2016 là 4.079 triệu chiếm 14,7% tổng DSTN hộ nghèo của toàn thị xã. Phường Phú Bài năm 2014 đạt 1.210 triệu đồng chiếm 14,3%, năm 2015 là 1.605 triệu chiếm 17,3% và trong năm 2016 Phú Bài vượt lên trên Thủy Phương để trở thành địa phương có DSTN cao nhất thị xã với DSTN là 5.516 triệu chiếm 19,9% DSTN toàn thị xã. Tổng doanh số thu nợ của toàn thị xã năm 2016 là 27.775 triệu đồng tăng 18.500 triệu tương ứng 199,5% so với năm 2015. Đây là năm có nhiều khoản vay đến hạn, cán bộ tín dụng trong ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ đến hạn. Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 16
- Bảng 2.10. Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác từ năm 2014 - 2016 Đơn vị tính Triệu đồng Chỉ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 tiêu ST % ST % ST % +/- % +/- % Hội Nông 2.098 24,8 2.321 25,0 7.591 27,3 223 10,6 5.270 227,1 dân Hội 3.621 42,8 4.023 43,4 13.987 50,4 402 11,1 9.964 247,7 Phụ nữ Hội Cựu 1.563 18,5 1.661 17,9 3.264 11,8 98 6,3 1.603 96,5 chiến binh Đoàn Thanh 1.172 13,9 1.270 13,7 2.903 10,5 98 8,4 1.633 128,6 niên Tổng 8.454 100 9.275 100 27.775 100 821 9,7 18.500 199,5 cộng (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Doanh số thu nợ hộ nghèo thông qua các hội đoàn thể đều tăng so với năm trước, đặc biệt là trong năm 2016 thì DSTN tăng rất lớn, Hội Phụ nữ tăng 9.964 triệu đồng tương ứng 247,7% so với năm 2015. Hội Phụ nữ không chỉ dẫn đầu về DSCV mà còn chiếm tỷ trọng cao về DSTN hộ nghèo, năm 2014 DSTN hộ nghèo đạt 3.621 triệu đồng chiếm 42,8%, năm 2015 là 4.023 triệu đồng chiếm 43,4% và trong năm 2016 thì DSTN hộ nghèo của Hội Phụ nữ là 13.987 triệu đồng chiếm 50,4% tổng DSTN hộ nghèo của toàn thị xã. Tiếp theo là Hội Nông dân, DSTN năm 2014 là 2.098 triệu chiếm 24,8%, năm 2015 là 2.321 triệu chiếm 25%, năm 2016 là 7.591 triệu chiếm 27,3%. 2.2.2.4. Dư nợ tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Hương Thủy từ năm 2014 - 2016 Dư nợ hộ nghèo tại các xã, phường trên địa bàn thịxã Hương Thủy qua 3 năm 2014 - 2016 Bảng 2.11. Dư nợ cho vay của từng xã, phường trên địa bàn thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2014 - 2016 17
- Đơn vị tính: Triệu đồng Xã, Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2014 phường ST % ST % ST % +/- % +/- % Phú Bài 8.561 20,6 6.664 18,0 4.573 19,4 -1.897 -22,2 -2.091 -31,4 Thủy Châu 4.882 11,8 4.561 12,3 2.779 11,8 -321 -6,6 -1.782 -39,1 Thủy 3.032 7,3 2.901 7,8 1.039 4,4 -131 -4,3 -1.862 -64,2 Dương Thủy 5.873 14,1 5.671 15,3 3.741 15,9 -202 -3,4 -1.930 -34,0 Phương Thủy Bằng 2.634 6,3 2.412 6,5 1.999 8,5 -222 -8,4 -413 -17,1 Thủy Phù 2.741 6,6 2.503 6,8 1.793 7,6 -238 -8,7 -710 -28,4 Thủy 4.371 10,5 4.171 11,3 2.374 10,1 -200 -4,6 -1.797 -43,1 Lương Phú Sơn 750 1,8 632 1,7 430 1,8 -118 -15,7 -202 -32,0 Dương 1.151 2,8 1.033 2,8 850 3,6 -118 -10,3 -183 -17,7 Hòa Thủy Vân 456 1,1 376 1,0 238 1,0 -80 -17,5 -138 -36,7 Thủy Tân 3.001 7,2 2.905 7,8 1.763 7,5 -96 -3,2 -1.142 -39,3 Thủy 4.072 9,8 3.222 8,7 1.978 8,4 -850 -20,9 -1.244 -38,6 Thanh Tổng cộng 41.524 100 37.051 100 23.557 100 -4.473 -10,8 -13.494 -36,4 (Nguồn: Phòng kế hoạch - nghiệp vụ) Năm 2014 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay hộ nghèo là phường Phú Bài với mức dư nợ là 8.561 triệu đồng chiếm 20,6%. Đứng thứ hai là phường Thuỷ Phương với mức dư nợ là 5.873 triệu đồng, chiếm 14,1%. Trong 12 phường, xã của thị xã Hương Thuỷ thì xã Dương Hoà và Phú Sơn là hai xã miền núi, giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt nên dư nợ cho vay của 2 xã này chiếm tỷ trọng rất ít, mức dư nợ của xã Dương Hoà là 1.151 triệu đồng chiếm 2,8%, xã Phú Sơn là 750 triệu đồng chiếm 1,8%. Thủy Vân là xã có dư nợ thấp nhất thị xã 456 triệu đồng chiếm 1,1% trên toàn thị xã, đây là địa phương vùng trũng thường ngập lụt, điều kiện đi lại khó khăn. Dư nợ hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận uỷ thác trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2014 - 2016 Bảng 2.12. Dư nợ cho vay hộ nghèo thông qua các hội, đoàn thể nhận ủy thác từ năm 2014 - 2016 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn