intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  1. A - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện nay nước ta có khoảng 600.000 DNNVV với tổng số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm trên 95% tổng số DN và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển DNNVV là tất yếu và chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới năm 2014 đã tác động tích cực đến quá trình phát triển DN Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình DN. Hàng năm, DNNVV đóng góp hơn 47% GDP, tạo việc làm cho 70% lực lượng lao động. Nhận thấy rõ vai trò, tiềm năng phát triển cũng như khó khăn của khối DNNVV, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ, điển hình như: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã khẳng định 10 nguyên tắc và 5 nhóm giải pháp cần thực hiện, nhằm mục tiêu nhà nước kiến tạo; lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp khởi nghiệp, tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Năm 2017 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực ngày 01/01/2018 gồm 4 chương 35 Điều, quy định nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ… với nhiều quy định ưu đãi, ủng hộ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất, kinh doanh. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần của nền kinh tế chung tay hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ của DNNVV. Đối với các địa phương như Ninh Bình, DNNVV là trụ cột của nền kinh tế, bởi lẽ các doanh nghiệp lớn hầu hết đặt tại các trung tâm kinh tế của đất nước, còn DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Với giải pháp chuyển dịch cơ cấu của tỉnh, giữ vững phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, phát triển mạnh mẽ công 1
  2. nghiệp và dịch vụ. Việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm khá lớn cho lực lượng lao động dư thừa trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó vấn đề an sinh xã hội và giữ vững phát triển kinh tế luôn được chú trọng quân tâm thích đáng. Đây cũng chính là sự góp công lớn của các DNNVV đối với xã hội, tuy nhiên tình hình sản xuất chưa tập trung, cơ cấu ngành nghề chưa thực sự đồng đều. Trong DNNVV cũng gặp không ít những khó khăn như: Khó khăn về vốn, vì chưa đủ tài sản thế chấp, chưa tiếp cận được các nguồn vốn xã hội, nguồn vốn hỗ trợ lẫn nhau và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, trên 60% doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở của mình, hoặc thuê lại các diện tích nhỏ lẻ để làm trụ sở, cơ sở kinh doanh. Khó khăn trong tiếp cận thị trường nước ngoài, do hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm chưa cao, thiếu mạng lưới phân phối và tiếp thị, đầu ra của sản phẩm còn hạn chế. Trình độ quản lý doanh nghiệp chưa khoa học, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Mặt khác, tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái... đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của DNNVV. Khả năng chống đỡ của các DNNVV trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế rất yếu ớt, khả tăng tái đầu tư rất khó khăn. Điều này đòi hỏi có sự “trợ giúp” của Chính phủ mà giải pháp tài chính là khâu trọng yếu. Xuất phát từ mục tiêu phát triển DNNVV, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tài chính với tư cách một công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các DNNVV phát triển, từ đó đóng góp vào tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế và tỉnh Ninh Bình. Đó là lý do cấp thiết chọn đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV; 2
  3. + Phân tích, đánh giá thực trạng các DNNVV và giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. + Đề xuất một số giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNVV. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của các giải pháp tài chính, các giải pháp kinh tế vĩ mô của khung pháp lý và các thủ tục hành chính đối với sự phát triển các DNNVV ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2017. Đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp về tài chính trên nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình phát triển các DNNVV, giúp các DN này phát huy hết tiềm năng của mình, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình định hướng đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nhận thức: + Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. + Kết hợp lý luận, quan điểm đường lối của Đảng với thực tiễn địa phương để lý giải những vấn đề mà chủ đề đặt ra. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu so sánh số lượng, thực trạng và giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với một số tỉnh khác... để làm rõ tính đặc thù của tỉnh. 5. Những đóng góp của luận văn Nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, thực trạng phát triển của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử 3
  4. dụng các giải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ở nước ta, những vấn đề lý luận về DNNVV cũng như giải pháp vĩ mô của Nhà nước tác động đến các DNNVV đã được quan tâm nghiên cứu từ cuối thập niên 80. Những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn, các bài nghiên cứu về DNNVV dưới góc độ khác nhau, đó là: - “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” – NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 2002 của Nguyễn Đình Hương. - “Tài chính hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ” - NXB Tài chính, Hà Nội, năm 2002 của Cố GS,TS Hồ Xuân Phương, ThS Đỗ Minh Tuấn, Chu Minh Phương. - “ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang” – Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của HV Nguyễn Thị Thu Trang; - “Luận văn thạc sỹ về Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng Sông Cửu Long” Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNNVV tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị cũng như giải pháp hỗ trợ giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện thì vẫn chưa có nghiên cứu tổng quát và đầy đủ về các giải pháp tài chính cho từng nhóm ngành nghề của hệ thống DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng. Có thể nói, giải quyết vấn đề về tài chính cho DNNVV là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục trụ vững và phát triển đáp ứng các mục tiêu trong kế hoạch phát triển DNNVV của tỉnh Ninh Bình tầm nhìn 2030. 4
  5. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, v.v… nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: DNNVV và vai trò của giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 5
  6. B – NỘI DUNG Chương I DNNVV VÀ VAI TRÒ CỦA GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV 1.1. TỔNG QUAN VỀ DNNVV 1.1.1. Khái niệm DNNVV 1.1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “Doanh nghiệp nhỏ và vừa” (DNNVV) được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam. Khái niệm DNNVV viết tắt là SMEs (Small and Medium enterprises) được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các Tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO. Hiện nay, ở các nước khác nhau, khái niệm DNNVV được hiểu khác nhau, việc phân loại DNNVV phụ thuộc vào loại tiêu thức sử dụng và giới hạn của từng tiêu thức. Trên thế giới, việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính tương đối, bởi nó chịu tác động của trình độ phát triển kinh tế, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của mỗi quốc gia hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ. 1.1.1.2. Đặc trưng của DNNVV 1.1.2. Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế 1.1.2.1. Về khía cạnh kinh tế 1.1.2.2. Về khía cạnh xã hội 1.1.3. Những ưu thế và hạn chế của DNNVV hiện nay 1.1.3.1. Một số ưu thế của DNNVV 1.1.3.2. Một số hạn chế của DNNVV 1.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DNNVV 1.2.1. Vai trò của giải pháp tài chính hỗ trợ DNNVV 1.2.2. Nguyên tắc hỗ trợ tài chính cho DNNVV 6
  7. 1.2.3. Nội dung của các giải pháp tài chính hỗ trợ DNNVV 1.2.3.1. Giải pháp ưu đãi tín dụng. 1.2.3.2. Giải pháp ưu đãi về thuế. 1.2.3.3. Giải pháp ưu đãi trong thương mại. 1.2.3.4 Giải pháp ưu đãi về đầu tư. 1.2.3.5. Giải pháp ưu đãi về đất đai. 1.2.3.6. Giải pháp ưu dãi về phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực 1.2.3. Tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC SỬ DỤNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV. 1.4.1. Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV ở một số tỉnh, thành phố. 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Ninh Bình. 7
  8. Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội 2.1.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. 2.1.1.2. Môi trường đầu tư 2.1.1.3. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 2.1.2. Tình hình phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 2.1.2.1. Về số lượng Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng DNNVV Tỉnh Ninh Bình đến 31/12/2017 Loại hình Số lượng - DN nhà nước địa phương quản lý 13 - Công ty cổ phần 989 - Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên 1532 - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 1975 - Doanh nghiệp tư nhân 1398 Cộng 5.907 (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với DN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Ninh Bình – Tháng 1/2018) 8
  9. Bảng 2.2 Thống kê số lượng DNNVV giai đoạn 2013-2017 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số DN trong Tỉnh 4.409 4.821 5.211 5.581 5.931 Số lượng DNNVV 4.386 4.799 5.191 5.564 5.907 Tỷ trọng DNNVV 99,5% 99,56% 99,62 99,7% 99,6% Tỷ lệ tăng trưởng về số 11.2% 13,0% 17,5% 17,9% 18,1% lượng DNNVV (Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với DN trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Ninh Bình – Tháng 1/2018) 5907 6000 5564 5191 4799 5000 4386 4000 3000 2000 1000 0 2013 2014 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1 Quá trình phát triển DNNVV ở Tỉnh Ninh Bình 9
  10. 2.1.2.2. Về lao động Bảng 2.3 Tỷ trọng lao động của DNNVV so với toàn ngành năm 2017 Đơn vị: người Tỷ trọng lao động Số lượng lao động Số lượng lao động Ngành kinh tế của DNNVV so toàn ngành tại các DNNVV với toàn ngành Nông nghiệp, lâm 375.142 32.070 8.6% nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây 164.511 43.169 26,3% dựng Thương mại và dịch 230.826 101.971 44,2% vụ Tổng cộng 770.479 177.210 23% Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Bình 2.1.2.3. Về vốn Bảng 2.4 Thống kê vốn pháp định của DNNVV năm 2017 Đơn vị: % Dưới 1 tỷ Từ 1- 3 tỷ Trên 3 tỷ Stt Nhóm ngành đồng đồng đồng 1 Xây dựng, giao thông 37 18,5 39,5 2 May mặc, giầy da 42,9 14,3 42,8 3 Cơ khí, thiết bị điện 35,3 25,3 42,9 4 Dịch vụ thương mại 38,9 22,2 39 5 Kinh doanh gia cầm 54,1 24,6 21,4 6 Kinh doanh nội thất 55,6 33,3 11,1 7 Tổng 43,5 23,8 16,6 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình 10
  11. Bảng 2.5 Thực trạng nguồn vốn thực tế đang hoạt động của DNNVV năm 2017 Đơn vị: % Stt Loại hình (tỷ đồng) < 10 10 - 30 30 - 50 50 - 70 > 70 1 Doanh nghiệp tư nhân 90,7 7,4 1,8 - - 2 Công ty TNHH 88,2 7,9 3,9 - - 3 Công ty cổ phần 62,5 25 12,5 1 0,5 4 Tổng 88,8 8,1 1,5 1 0,5 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Ninh Bình Bảng 2.6 Thực trạng vốn vay ưu đãi của DNNVV năm 2017 Đơn vị: % 50 Stt Nhóm ngành tỷ đồng tỷ đồng đồng tỷ đồng tỷ đồng 1 Xây dựng, giao thông 61,5 5,2 7,4 7,5 7,5 2 May mặc, giầy da 100 - - - - 3 Cơ khí, thiết bị điện 50 2,4 - - - 4 Dịch vụ thương mại 33,3 - - - - 5 Kinh doanh gia cầm 73,1 3,7 3,9 - - 6 Kinh doanh nội thất - - - - - 7 Tổng 64,2 11,3 11,3 7,5 5,7 Nguồn: Sở Công thươngtỉnh Ninh Bình 11
  12. 2.1.2.4. Về công nghệ Bảng 2.7 Tình hình công nghệ và thiết bị của DNNVV tỉnh Ninh Bình Đơn vị: % Trình độ công Công ty cổ Công ty Trung bình các DN tư nhân nghệ phần TNHH hình thức DN CN trong nước 63,2 88,7 84,9 78,6 CN nước ngoài 20 8,1 3,8 12,8 CN tự chế 16,8 3,2 11,3 8,6 CN hiện đại - 14,1 4,5 8,3 CN trung bình 94,4 83,8 92,6 88,5 CN lạc hậu 5,6 2,1 2,9 3,2 Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình 2.1.2.5. Về cơ cấu ngành nghề Bảng 2.8 Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đơn vị: % Doanh nghiệp Công ty cổ Công ty Doanh nghiệp phần TNHH TN Tổng Số Số Số % % % % Ngành nghề lượng lượng lượng Xây dựng, giao thông 3 37.5 29 36.7 50 46.3 41,5 May mặc, giầy da 1 12.5 2 2.5 5 4.6 4 Cơ khí, thiết bị điện - - 5 6.3 13 12 9 Dịch vụ thương mại 1 12.5 3 3.8 13 12 9 Kinh doanh gia cầm 3 37.5 37 46.8 21 19.4 32 Nội thất gia đình - - 3 3.8 21 19.4 4,5 Tổng số 8 100 79 100 108 100 100 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Ninh Bình 12
  13. * Ngoài ra, một số khía cạnh khác của DNNVV như sau: Về tình hình xuất nhập khẩu - Kim ngạch xuất nhập khẩu Bảng 2.9 Số liệu xuất nhập khẩu giai đoạn 2013-2017 Kim ngạch nhập Kim ngạch xuất khẩu khẩu Tổng kim Cán cân Năm Giá trị Giá trị ngạch thương mại (nghìn % (nghìn % USD) USD) 2013 15645.3 19 67903.9 81 83549.2 52258.6 2014 23653.6 19 98220.4 81 121874.0 74566.8 2015 60543.5 19 263715.0 81 324258.5 203171.5 2016 104543.9 18 469870.9 82 574414.8 365327 2017 284871.7 33 584860.6 67 869732.3 299988.9 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Bình - Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu Bảng 2.10 Cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình từ năm 2012-2017 2012-2013 2014-2015 2016-2017 Nhóm mặt hàng Giá trị Giá trị Giá trị (nghìn % (nghìn % (nghìn % USD) USD) USD) Thủ công mỹ 6018 98 6027 97 6036 82 nghệ Nông sản thực 29.2 - 22.2 - 2.25 - phẩm chế biến May mặc 19.9 - 37.6 1 13.1 - Giầy dép 30.8 1 136.2 2 532.7 7 Xi măng, clanke - - - - 263.0 4 Mặt hàng khác - - - - 383.2 5 Tổng 6146.6 100% 6241.3 100 7355.5 100 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Ninh Bình 13
  14. - Thị trường xuất nhập khẩu 300000 250000 200000 Châu Á Châu Âu 150000 Châu Mỹ Châu Phi Châu Đại Dương 100000 50000 0 2013 2014 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.4 Thị trường xuất nhập khẩu tỉnh Ninh Bình năm 2013-2017 2.2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 2.2.1. Giải pháp hỗ trợ về tín dụng Bảng 2.12 Dư nợ theo thành phần kinh tế của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình 2017 Đơn vị: triệu đồng Thành phần kinh tế NH công NH đầu tư NH NN& NH Quỹ tín thương PTNT CSXH dụng ND DNNN địa phương 268.642 243.022 308.826 Công ty cổ phần 118.989 Công ty TNHH 185.523 229.603 202.823 DNTN 191.857 205.530 235.302 Kinh tế tập thể 2.770 1.130 3.650 Kinh tế cá thể 146.224 53.714 623.647 279.936 12.088 Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình năm 2017, Ngân hàng NN 14
  15. 2.2.2. Giải pháp hỗ trợ về thuế Theo Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình, thuế suất ưu đãi cho doanh nghiệp như sau: Chế độ ưu đãi STT Đối tượng Thuế suất Miễn Giảm Miễn thuế 02 Doanh nghiệp thành lập mới từ 20% trong Giảm thuế 50% năm kể từ khi 1 dự án đầu tư tại địa bàn có điều thời gian 10 trong 04 năm có thu nhập kiện kinh tế - xã hội khó khăn. năm tiếp theo chịu thuế Doanh nghiệp thành lập mới từ Miễn thuế 04 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: 10% trong Giảm thuế 50% năm kể từ khi 2 Công nghệ cao; đầu tư phát thời gian 15 số thuế phải nộp có thu nhập triển nhà máy nước, nhà máy năm 09 năm tiếp theo chịu thuế điện, hệ thống cấp thoát nước 2.2.3. Giải pháp hỗ trợ về xuất nhập khẩu 2.2.4. Giải pháp hỗ trợ về đầu tư 2.2.5. Giải pháp hỗ trợ về đất đai 2.2.6. Giải pháp công nghệ và đào tạo 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Hạn chế 2.3.2.1. Về tiếp cận vốn vay 2.3.2.2. Về công nghệ 2.3.2.3. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn 2.3.2.4. Trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các DNNVV còn thấp và yếu kém 2.3.2.5. Năng lực tiếp cận với các giải pháp pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh còn yếu. 2.3.2.6. Yếu kém trong giải pháp và thực trạng phát triển làng nghề 15
  16. Bảng 2.13 Thực trạng khó khăn trong sản xuất kinh doanh của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Đơn vị: % Loại hình doanh nghiệp Công ty cổ Công ty Doanh phần TNHH nghiệp TN Những khó khăn trong SXKD Thiếu vốn 100 100 91 Không đủ mặt bằng để sản xuất 75 93.3 87.8 Công nghệ lạc hậu 62.5 80 83.7 Khả năng tổ chức quản lý còn hạn chế 100 82.4 75.5 Trình độ công nhân còn hạn chế 87.5 80 67.3 Thiếu lao động 75 78.7 60.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường 75 72 48 Thiếu thông tin về thị trường bán hàng 87.5 84 69.4 Thiếu thông tin về thị trường đầu vào 87.5 76 60.8 Khả năng tiếp cận thị trường bán hàng 87.5 76 60.8 Môi trường pháp lý không thuận lợi 62.5 72 44.9 Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng 62.5 72 42.9 Vấn đề về an ninh, trật tự 62.5 66.7 41.8 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Ninh Bình 2.3.3. Nguyên nhân 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 16
  17. Chương 3 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 3.1.1. Quan điểm phát triển DNNVV 3.1.2 Phương hướng phát triển DNNVV 3.1.2.1. Lựa chọn các ngành có lợi thế để phát triển 3.1.2.2. Ưu tiên phát triển DNNVV ở khu vực nông thôn 3.1.2.3. Phát triển DNNVV thông qua phát triển thầu phụ công nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ 3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển cho DNNVV 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 3.2.1. Giải pháp về thuế Định hướng cơ bản hoàn thiện giải pháp thuế là xây dựng hệ thống giải pháp thuế đồng bộ, công bằng, hiệu quả, minh bạch, công khai gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm khuyến khích DN phát triển. Giải pháp thuế cần chú ý đến đặc điểm đặc thù của DNNVV, tạo ra sân chơi bình đẳng giúp DN phát huy nội lực để phát triển. Giải pháp thuế của Chính phủ đối với phát triển DNNVV là thống nhất, Tỉnh Ninh Bình chỉ có thể vận dụng linh hoạt, triển khai kịp thời giải pháp thuế (giãn, giảm thuế, hỗ trợ thuế...) nhằm giúp DNNVV được thụ hưởng lợi ích từ giải pháp “ưu đãi”, giảm thiểu các chi phí nhờ đó tăng tích lũy để phát triển. - Về thuế suất thuế Giá trị gia tăng: Tiến tới áp dụng một mức thuế suất GTGT thống nhất ngoài mức thuế suất 0%. Việc duy trì nhiều mức thuế suất GTGT dễ gây nhập nhằng khi kê khai thuế, làm mất thời gian và tăng chi phí tuân thủ thuế trong quá trình viết hoá đơn, kê khai thuế. - Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 17
  18. Đơn giản hoá biểu thuế suất thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu về cơ bản vẫn bao gồm các dòng thuế suất khác nhau: ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, thông thường và tạm thời. Đảm bảo sự ổn định tương đối của biểu thuế suất. Bên cạnh đó, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải… sẽ tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ cho các DNNVV; - Về thuế TNDN: Điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 20% cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để các DNNVV tăng tích luỹ tái đầu tư vì khi thuế suất giảm sẽ kích thích các DNNVV mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Tăng mức và thời gian, miễn giảm thuế TNDN đối với các DN mới thành lập: Các quy định miễn giảm thuế đối với DN mới thành lập có tác dụng nhất định trong việc tạo ra các cơ sở SXKD mới, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển khu vực DN và qua đó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nền kinh tế. 3.2.2. Giải pháp tạo vốn cho các DNNVV 3.2.2.1. Tạo vốn qua hình thức tín dụng - Tín dụng ưu đãi là một hình thức hỗ trợ tài chính thông qua việc vay vốn với mức lãi suất thấp (lãi suất ưu đãi). Hầu hết các nước đều sử dụng tín dụng ưu đãi để hỗ trợ và định hướng sự phát triển của các DNNVV. Ở Ninh Bình, Tỉnh đã đẩy mạnh việc thực hiện tín dụng ưu đãi để khuyến khích đầu tư và giải quyết những vấn đề xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ như: Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ xoá đói giảm nghèo, Quỹ cho vay giải quyết việc làm… Các quỹ này ở mức độ khác nhau đều tác động đến việc phát triển DNNVV. 3.2.2.2. Cải cách và đổi mới các định chế tài chính 3.2.2.3. Tạo vốn vay qua hình thức liên doanh, liên kết: 3.2.2.4. Coi trọng và tạo thuận lợi để hỗ trợ các DNNVV tiếp cận các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước 18
  19. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách hoặc từ nguồn tín dụng ưu đãi Nhà nước, tạo thuận lợi cho các DNNVV mở rộng tiếp cận các nguồn vốn sau trên địa bàn Tỉnh: - Nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA): - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): - Nguồn vốn phi chính thức 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện giải pháp xuất nhập khẩu 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện giải pháp đầu tư Đổi mới nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, hiệu quả, phù hợp với từng điạ bàn, lĩnh vực. Tổ chức thực hiện các diễn đàn xúc tiến đầu tư với từng dự án, ngành nghề, lĩnh vực nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn. Trên cơ sở thu hút đầu tư mà Tỉnh trợ giúp tích cực cho DNNVV phát triển hướng vào mục tiêu chiến lược đã hoạch định. 3.2.5. Một số giải pháp khác 3.2.5.1. Phát triển thị trường chứng khoán (tập trung và phi tập trung), tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia vào thị trường. 3.2.5.2. Giải pháp về đất đai 3.5.2.3. Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ 3.2.5.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp 3.3. KIẾN NGHỊ 19
  20. C - KẾT LUẬN Nền kinh tế Ninh Bình mang tính đặc trưng chung cho nền kinh tế của cả nước về lao động sản xuất. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ còn đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với Hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế, tỉnh Ninh Bình đã có những chuyển biến mới tích cực, nhưng cũng có những tồn tại lớn là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính,… Thêm vào đó, năm 2011, DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010 sang. Hơn thế nữa, đối với nước ta thì chịu ảnh hưởng từ hậu quả của thiên tai dịch bệnh bão lũ rình rập thường xuyên sẽ chuyển sang năm tiếp theo, và đây cũng là thử thách rất lớn đối với DNNVV. Do vậy các DNNVV phải nhanh chóng có sự thay đổi. Cần mở rộng mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cần tìm kiếm các thị trường, cách thức chuyển giao kỹ thuật mới, thích ứng nhanh với tình hình thực tế. Đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đã dựa trên các lí luận cơ bản về phát triển DNNVV trong hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức để đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNNVV tỉnh Ninh Bình về mặt số lượng qua các năm, sự phân bổ DN theo các thành phần kinh tế, theo từng ngành kinh tế kỹ thuật; đánh giá thực trạng sử dụng vốn trong kinh doanh, sử dụng lao động, sử dụng máy móc thiết bị công nghệ thông tin trong sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình xuất nhập khẩu và việc liên doanh với nước ngoài; đánh giá hiệu quả kinh doanh,… của các DNNVV trong tỉnh những năm gần đây. Dựa trên quan điểm, định hướng phát triển DNNVV Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, từ bài học kinh nghiệm của các nước và một số địa phương kết hợp với đặc điểm, thực trạng của DNNVV tỉnh Ninh Bình đề xuất các giải pháp cụ thể khắc phục khó khăn chung mà các DNNVV Ninh Bình gặp phải về nguồn vốn, nguồn nhân lực, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, liên doanh với nước ngoài, bảo vệ môi trường… nhằm thúc đẩy sự phát triển DNNVV Ninh Bình phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2