intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Bắc Đak Lak

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đak Lak, bảo đảm nâng cao chất lượng của công tác này, hổ trợ tốt nhất cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Bắc Đak Lak

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ BẰNG HẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. NGUYỄN NGỌC ANH Phản biện 2: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động bảo đảm tiền vay có ý nghĩa và những chắc năng rất quan trọng đối với hoạt động cho vay nhưng trên thực tế hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại các NHTM Việt Nam vẫn còn những vướng mắc, trở ngại từ môi trường bên ngoài và những bất cập, nhược điểm từ khía cạnh chủ quan của các Ngân hàng. Tại NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt nam – Chi nhánh Bắc Đak lak trong những năm qua đã rất chú ý đến vận dụng quy trình và nội dung của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nâng cao chất lượng của hoạt động này. Nhờ vậy đã góp phần vào việc kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện, nhất là vấn đề định giá tài sản bảo đảm là bất động sản, các vấn đề này sinh trong quá trình thực hiện quy trình bảo đảm tiền vay bằng tài sản... Mặt khác, xuất phát từ các khoảng trống nghiên cứu qua tổng quan tài liệu nghiên cứu, nhu cầu nghiên cứu nhằm đáp ứng những khoảng trống nghiên cứu là cấp thiết. Vì những lý do nêu trên, học viên đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Bắc Đak Lak” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đak Lak, bảo đảm nâng cao chất lượng của công tác này, hổ trợ tốt nhất cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi
  4. 2 nhánh. Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại các NHTM - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại BIDV – Bắc Đak Lăk Câu hỏi nghiên cứu: - Nội dung công tác BĐTV bằng tài sản tại NHTM là gì ? Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của công tác BĐTV bằng tài sản tại NHTM là gì? - Thực trạng công tác BĐTV bằng tài sản tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk như thế nào? Công tác này vẫn đang tồn tại những vấn đề gì cần giải quyết và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì? - Cần đề xuất những khuyến nghị như thế nào nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV _ Bắc Đak Lăk theo định hướng nâng cao chất lượng của công tác này trong hoạt động quản trị tín dụng của Chi nhánh. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động bảo dảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Bắc Đak Lak Các đối tượng nghiên cứu cụ thể: + Các bộ phận: Khách hàng Doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân, Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro và các Phòng giao dịch trực
  5. 3 thuộc Chi nhánh. + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác bảo đảm tiền vay. + Khách hàng vay vốn tại BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk b. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nội dung công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong trong hoạt động kinh doanh tín dung - Về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk - Về thời gian: Về khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài dự kiến sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Sử dụng phương pháp thu thập, hệ thống hóa, đối chiếu, các phương pháp suy luận logic: phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch trong hình thành cơ sở lý luận; phân tích, đánh giá các dữ kiện định tính và đề xuất khuyến nghị - Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp vận dụng trong đề tài như phỏng vấn để thu thấp ý kiến của khách hàng; tham vấn chuyên viên tín dụng ; lãnh đạo các bộ phận liên quan trong các Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, bộ phận quản trị tín dụng và quản trị rủi ro. - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Chi nhánh và số liệu thống kê liên quan... - Phương pháp phân tích thống kê như: số tuyệt đối, số bình
  6. 4 quân, số tương đối kết cấu, số tương đối biến dộng, số tương đối so sánh nhằm phân tích các số liệu thống kê. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu - Về mặt học thuật, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Ngoài ra, nghiên cứu của đề tài tập trung vào một Chi nhánh cũng có thể có những đóng góp vào những chủ đề học thuật như là một tình huống có những đặc thù. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo quan trọng cho việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk. Mặt khác, những khuyến nghị của đề tài cũng có thể được tham khảo cho những Chi nhánh Ngân hàng có bối cảnh tương tư. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư tư và phát triển – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. b. Phân loại hoạt động cho vay Hoạt động cho vay của NHTM có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức. Sau đây là những cách phân loại phổ biến bao gồm: i. Phân loại theo thời hạn cho vay ii. Phân loại theo hình thức bảo đảm iii. Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay iv. Phân loại theo phương pháp hoàn trả v. Phân loại theo phương thức giải ngân trực tiếp hay gián tiếp 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của NH a. Khái niệm RRTD b. Tác động của rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng c. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại
  8. 6 1.2. TỔNG QUAN VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 1.2.1. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay a. Đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Về lý thuyết, bảo đảm tiền vay có hai chức năng cơ bản: - Bảo đảm tiền vay là một giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng đó là “sự lựa chọn đối nghịch” và “rủi ro đạo đức” trong hoạt động cho vay. 1.2.2. Các hình thức bảo đảm tiền vay a. Bảo đảm tiền vay không bằng tài sản b. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản (i) Bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp (ii) Bảo đảm tiền vay bằng hình thức cầm cố (iii) Bảo đảm Tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba (iv) Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai 1.3. HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1. Nội dung hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của NHTM a. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ bảo đảm b. Thẩm định tài sản đảm bảo và định giá tài sản đảm bảo Nội dung của thẩm định tài sản đảm bảo chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, thẩm định hiện trạng của tài sản đảm bảo và khả năng thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường. Cụ thể: i. Thẩm định tính pháp lý của tài sản: cán bộ thẩm định phải làm rõ các nội dung sau: ii. Thẩm định hiện trạng tài sản đảm bảo iii. Thẩm định khả năng phát mại của tài sản iv. Xác định giá trị tài sản đảm bảo và xác định mức cho vay
  9. 7 trên tài sản đảm bảo: c. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay Tùy theo từng hình thức và loại tài sản đảm bảo mà hợp đồng bảo đảm có thể nằm trong hợp đồng tín dụng hoặc có thể lập thành hợp đồng bảo đảm riêng. d. Quản lý tài sản đảm bảo e. Xử lý tài sản đảm tiền vay 1.3.2. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản a. Các tiêu chí đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của các khoản nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản / tổng dự nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản: - Tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản Tỷ lệ nợ xấu của CV BĐBTS = Nợ xấu của cho vay có BĐBTS/Dư nợ CVBĐBTS - Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho vay có bảo đảm bằng tài sản/tổng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản: b. Các tiêu chí đánh giá năng lực tài trợ rủi ro tín dụng - Tỷ lệ thu hồi từ tài sản bảo đảm/ tổng những khoản nợ đã xử lý. - Tỷ lệ xóa nợ ròng là tỷ lệ giữa những khoản nợ xuất ngoại bảng sau khi trừ đi những khoản thu hồi/ tổng dư nợ. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN 1.4.1. Nhân tố bên ngoài a. Môi trường pháp lý b. Môi trường kinh tế - chính trị c. Các nhân tố thuộc về khách hàng
  10. 8 d. Mức độ an toàn của các tài sản bảo đảm e. Thị trường của các tài sản bảo đảm 1.4.2. Nhân tố bên trong - Chất lượng hoạt động thẩm định tài sản bảo đảm - Năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng - Thông tin - Chất lượng xử lý tài sản bảo đảm - Chiến lược, định hướng kinh doanh trong từng thời kỳ
  11. 9 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại. Một nội dung trọng tâm của luận văn là trình bày và phân tích nội dung của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của BIDV – Chi nhánh Bắc Dăk Lăk 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đak lak 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV Việt Nam - Chi nhánh Bắc ĐắkLắk a. Kết quả hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Kết quả nhận tiền gửi tại chỗ giai đoạn 2016 – 2018 Về cơ cấu, điểm đáng chú ý là trongcả ba năm hình thức phát hành giấy tờ có giá không được triển khai, số dư huy động của hình thức này bằng 0. Ngoài ra, tỷ trọng tiền gửi thanh toán tương đối cao và tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong tổng vốn huy động tại chỗ chiếm từ 40% đến 57% và tăng lên qua các năm là một tín hiệu tích cực. b. Kết quả hoạt động cho vay Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay 3 năm 2016 – 2018 Bảng 2.2. cho thấy: - Dư nợ cho vay tăng trưởng qua 3 năm. Cụ thể, dư nợ năm 2017 tăng 679 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng
  13. 11 trưởng là 18,62%. Tổng dư nợ cho vay năm 2018 tăng từ mức 4325 tỷ đ lên 4719 tỷ đ, tăng 394 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng là 9,1% d. Kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh Bảng 2.3. Chênh lệch thu chi 3 năm 2016 – 2018 Về cơ cấu, tỷ trọng nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng chiếm từ 8,34% đến 9,48 %. Tuy nhiên, cần lưu ý là tỷ trọng này có xu hướng giảm qua từng năm. Điều này cho tâhý, nguồn thu của Chi nhánh vẫn chủ yếu đến từ dịch vụ tín dụng. Ngoài ra, việc kiểm soát tốt các khoản chi cũng góp phần vào việc tăng chỉ tiêu chênh lệch thu- chi qua các năm. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk - Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005; - Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; - Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ... 2.2.2. Chính sách bảo đảm tiền vay bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk a. Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản
  14. 12 b. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm tiền vay c. Chính sách về tỷ lệ cho vay tối đa dựa trên giá trị tài sản bảo đảm tiền vay 2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh trong thời gian qua a. Thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ bảo đảm Tại Chi nhánh, Bộ phận QLKH thực hiện hướng dẫn, giải thích để bên bảo đảm hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi cầm cố, thế chấp tài sản. Trao đổi để thu thập thông tin cơ bản liên quan đến bên bảo đảm và tài sản bảo đảm. Đồng thời, bộ phận QLKH sẽ thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhau ngoài Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp Trên cơ sở đã đánh giá đầy đủ các nguồn thông tin, Cán bộ QLKH tiến hành hướng dẫn bên bảo đảm về thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản; thông báo các hồ sơ tài sản bảo đảm cần thiết. Sau khi tiến hành các công việc trên, nhận các hồ sơ tài sản bảo đảm. Việc giao nhận hồ sơ phải được lập thành Biên bản bàn giao hồ sơ và tiến hành định giá sơ bộ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, Chi nhánh có thể bỏ qua bước lập văn bản định giá sơ bộ và thực hiện lập báo cáo thẩm định giá trị tài sản. b. Thực trạng công tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm Tại Chi nhánh, Bộ phận QLKH đảm nhiệm công việc này. Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm bao gồm: Thẩm định các điều kiện của tài sản bảo đảm, bên bảo đảm, các bên liên quan, định giá tài sản bảo đảm; Phân tích, đánh giá tài sản bảo đảm: tính pháp lý, khả năng chuyển nhượng, khả năng quản lý tài sản bảo đảm; Phân tích, đánh
  15. 13 giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật đối với bên bảo đảm, các bên liên quan; Tra cứu thông tin tại Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm để kiểm tra thông tin về việc cầm cố, thế chấp liên quan đến tài sản (đối với các tài sản phải kiểm tra thông tin tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm). Nhìn chung, khâu thẩm định pháp lý và tính thanh khoản của TSBĐ tại chi nhánh thực hiện đúng quy định của BIDV. c. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay Tại Chi nhánh, sau khi cấp có thẩm quyền cấp tín dụng phê duyệt nhận tài sản bảo đảm, Bộ phận QLKH căn cứ loại tài sản bảo đảm, hình thức bảo đảm soạn thảo hợp đồng bảo đảm theo bộ mẫu của BIDV từng thời kỳ, soạn Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm (theo mẫu của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) và các văn bản khác liên quan đến việc đăng ký và quản lý tài sản bảo đảm. Sau khi ngân hàng và khách hàng đã xem xét lại các điều khoản trong hợp đồng, các bên đều đồng ý, hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ được ký kết bởi các bên. Hợp đồng bảo đảm sẽ có hiệu lực vào ngày ký kết. Tất cả các trường hợp đều được đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác này trên thực tế cũng gặp phải một vài vấn đề trở ngại. Một vài trường hợp, khách hàng không nhiệt tình phối hợp mặc dù cán bộ tín dụng đã hướng dẫn tận tình, điều này ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của khách hàng. Một số trường hợp gặp khó khăn trong việc hoàn thành thủ tục vay vốn mà khách hàng đã quyết định giao dịch với các Ngân hàng thương mại khác. Mặt khác, khi giá trị tài sản bảo đảm quá lớn so với khoản vay thì Chi nhánh vẫn định giá theo đúng giá trị tài sản bảo đảm. Như vậy, phí ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay mà khách hàng
  16. 14 phải chịu sẽ tăng, ảnh hưởng đến tài chính của khách hàng. d. Quản lý tài sản bảo đảm Công tác quản lý tài sản bảo đảm tại Chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ, đặc biệt là giấy tờ có giá do chi nhánh nắm giữ. Chi nhánh đã có sự phối hợp tốt giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: Công tác kiểm tra tài sản bảo đảm định kỳ vẫn còn tình trạng ít được quan tâm hoặc thực hiện mang tính chất đối phó đặc biệt trong khâu thẩm định giá lại tài sản. Việc kiểm tra định kỳ nhằm mục đích kiểm tra lại hiện trạng của tài sản bảo đảm, đồng thời thực hiện việc đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo để có thể đưa ra các hoạt động phù hợp nhằm kiểm soát rủi ro. e. Xử lý tài sản đảm tiền vay Theo quy định của BIDV, tùy thuộc vào từng biện pháp bảo đảm/tài sản bảo đảm và quan hệ tín dụng với từng khách hàng, BIDV lựa chọn phương thức xử lý tài sản phù hợp để có kết quả thu hồi nợ cao nhất. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo các hình thức như sau: - Giao cho bên bảo đảm tự bán tài sản. - BIDV phối hợp với bên bảo đảm cùng bán tài sản bảo đảm. - Ủy quyền bán đấu giá tài sản. - BIDV tự bán tài sản. - BIDV nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ bên thứ ba. - Những bất cập về thời gian giải quyết vụ kiện và thi hành án. Trên thực tế, việc khởi kiện chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng, nhiều bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thi hành và đã có đơn yêu cầu thi hành án của Ngân
  17. 15 hàng nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa thi hành án vì nhiều lý do khác nhau - Một số quy định về quyền sử dụng đất đang gây vướng mắc trên thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm vẫn chưa được giải quyết 2.2.4. Kết quả hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk a. Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản Bảng 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo dảm bằng tài sản - Tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản rất cao, có thể nói bảo đảm bằng tài sản luôn chiếm vị trí chủ yếu trong cơ cấu dư nợ. Tỷ trọng này luôn chiếm từ 83% trở lên. - Mặt khác, tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản có xu hướng tăng qua các năm (năm 2016 là 83,52%; năm 2017 là 85,7%, năm 2018 là 89,6%) , kéo theo đó là tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm không bằng tài sản có xu hướng giảm (từ 16,48% năm 2016 xuồng còn 14,3% năm 2017 và 10,4% năm 2018). b. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo hình thức bảo đảm Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo hình thức bảo đảm - Tại Chi nhánh, cả 4 hình thức bảo đảm theo quy định pháp lý đều được áp dụng. Đó là các hình thức: Thế chấp tài sản, Cầm cố tài sản, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo đảm bằng tài sản hình thánh trong tương lai. - Hình thức bảo đảm bằng thế chấp tài sản chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong cả ba năm, tỷ trọng này đều tư 71% trở lên và có xu hướng ổn định.
  18. 16 - Tỷ trọng của hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đứng thứ hai chỉ sau hình thức thế chấp. Tỷ trọng dư nợ cho vay bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba dao đọng xung quanh 18%. - Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố tài sản của khách hàng vay chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong trong tổng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản. Trong cả ba năm tỷ lệ này do động trong khoảng từ 6,5% đến 8,4%. c. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo loại tài sản bảo đảm Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản theo loại tài sản bảo đảm Qua bảng, ta thấy, Cơ cấu tài sản bảo đảm ổn định qua thời gian dù có biến động chút ít qua từng năm nhưng không đáng kể. Điều này nói lên một xu hướng ổn định nhưng cũng bộc lộ một vấn đề là sự ngại khó, ngại thay đổi từ cả hai phía: ngân hàng và khách hàng. d. Kết quả tác động đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng Bảng 2.7. Kết quả tác động đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng Bảng 2.7 trình bày kết quả tác động của công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh trong 3 năm 2016 – 2018. Kết quả này có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác chứ không chỉ có công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Tuy nhiên, nó cũng cho chúng ta thấy được tác động của công tác này thông qua so sánh. Bảng 2.7 cho thấy: - Nhìn chung, tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ cho vay BĐ bằng
  19. 17 TS; tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5/tổng dư nợ CVBĐ bằng TS; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ CVBĐ bằng TS đều thấp qua các năm và đều thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Cụ thể: - Tỷ lệ nợ nhóm 2 của dư nợ CVBĐBTS chỉ đao động trong khoảng từ 1,91% – 2,5% - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 của dư nợ CVBĐBTS chỉ dao động trong khoảng từ 2,57% đến 3,12% - Tỷ lệ nợ xấu của CVBĐBTS cả 3 năm đều thấp hơn 1% là mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Năm cao nhất chỉ có 0,66%. Tuy nhiên, cả 3 chỉ tiêu nói trên không ổn định, có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể trong 3 năm đều thấp hơn cả 3 chỉ tiêu nói trên khá nhiều. Sở dĩ có điều này là do tác động của giá trị tài sản bảo đảm. Số tiền trích lập vừa phụ thuọc vào nhóm nợ, vừa phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của TSBĐ theo quy định chung. Điều này thể hiện khá rõ tác động của bảo đảm tiền vay bằng tài sản đối vứoi việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Tỷ lệ này trong 3 năm dao động trong khoảng 0,25% đến 0,39%. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BĂC ĐĂK LĂK 2.3.1. Những mặt thành công 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế a. Hạn chế b. Nguyên nhân của những hạn chế KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 của BIDV 3.1.2. Định hƣớng hoạt động của BIDV - Chi Nhánh Bắc Dak Lak 3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk 3.2. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK 3.2.1. Tổ chức tốt hệ thống thông tin về khách hàng và tài sản bảo đảm, gắn vấn đề bảo đảm tiền vay với mức rủi ro của khách hàng Thông tin là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình từ thẩm định đến quyết định cho vay. Ngân hàng phải thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng và tài sản đảm bảo như: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác liên quan đến người vay… Thông tin không đầy đủ, không chính xác sẽ khiến cho ngân hàng đánh giá không đúng về khách hàng, có thể bị khách hàng qua mặt hoặc b lỡ cơ hội có được khách hàng tin cậy. Vì vậy mà Chi nhánh nên xây dựng một hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo. Cũng có thể thông qua các thông tin có được từ báo cáo của người vay, các báo cáo này cho thấy số liệu trong nhiều năm qua. Vì
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0