intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2019-2021, luận văn "Hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TRẦN NGUYÊN HẠNH DUNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Quảng Ngãi - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Xuân Lãm Phản biện 1: TS. Lê Văn Khâm Phản biện 2: PGS. TS. Lâm Chí Dũng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 4 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An sinh xã hội (ASXH) thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh và không có sự loại trừ. Bảo đảm ASXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm thực hiện. Trong việc thực hiện các chính sách ASXH thì chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng vai trò chủ đạo và quan trọng hàng đầu. Chính sách BHXH luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước cũng như thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với vai trò là một trong những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản (OĐTS), tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tạo cho họ một niềm tin vào tương lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng như chất lượng công việc cho đơn vị nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Trong những năm qua, số người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH trên cả nước nói chung và địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng gia tăng. Việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn huyện đạt được những kết quả rất khả quan. BHXH huyện đã chủ động, nỗ lực vượt khó, thực hiện đồng bộ các giải pháp truyền thông, vận dụng linh hoạt, sáng tạo và đã đạt được nhiều chuyển biến rõ rệt. Điều đó góp phần đưa chính sách BHXH ngày càng được mở rộng đến mọi người dân. Số người tham gia, số
  4. 2 thu BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đều tăng qua các năm. Các chế độ BHXH được giải quyết kịp thời, nhanh chóng và chi trả đầy đủ đến NLĐ góp phần đảm bảo ổn định đời sống, tạo sự tin tưởng của cá nhân người tham gia đối với các chính sách của Đảng, Nhà nước. Công tác chi trả các chế độ BHXH đóng vai trò rất quan trọng. Để làm tốt công tác chi BHXH là cả nỗ lực, phối hợp và cố gắng của tất cả các bộ phận nghiệp vụ trong cơ quan BHXH. Tuy nhiên, trong thực tế trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại: Nhiều đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về chi trả chế độ BHXH, tình trạng vi phạm xảy ra như trục lợi tiền BHXH, thanh toán các chế độ ngắn hạn không kịp thời cho NLĐ, ... Đối với công tác chi trả các chế độ hàng tháng và một lần, nhiều điểm chi trả chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về chi trả, nhân viên chi trả chưa đủ năng lực để giải thích, tư vấn các chế độ chính sách cho người thụ hưởng, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ còn chưa chặt chẽ, đặc biệt khó khăn nhất hiện nay là quản lý người hưởng nhận chế độ qua tài khoản cá nhân, ... Từ thực tế đó, đòi hỏi công tác quản lý chi BHXH phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện, việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện là hết sức quan trọng với yêu cầu của thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2019-2021, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
  5. 3 thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chi BHXH. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi BHXH. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2019-2021; đề xuất các giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau nhằm làm rõ đối tượng, mục tiêu nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Được sử dụng để thu thập, nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp phục vụ giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. - Phương pháp khảo sát: Được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp.
  6. 4 - Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh: Được sử dụng để tổng hợp, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục; kết cấu luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi Bảo hiểm xã hội - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã tìm hiểu và tham khảo các bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu đã được công bố có nội dung liên quan đến công tác quản lý chi BHXH. Có thể thấy rằng cách tiếp cận nghiên cứu về quản lý chi BHXH gắn với địa phương là vô cùng phong phú tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng cơ quan BHXH, từng địa phương nhưng có điểm chung là nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu của tác giả về thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có sự khác biệt đối với các công trình khoa học đã được công bố.
  7. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Bảo hiểm xã hội 1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Ở Việt Nam tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra khái niệm về BHXH như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do OĐTS, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN), hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. 1.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác của BHXH. 1.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội - Đối với người lao động: BHXH đã trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi NLĐ gặp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. BHXH tạo được tâm lý an tâm, tin tưởng, giúp NLĐ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình. - Đối với người sử dụng lao động: BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. BHXH làm cho mối quan hệ giữa NLĐ và người SDLĐ ngày càng gắn bó. - Đối với xã hội: Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với người SDLĐ và NLĐ. BHXH góp phần thực hiện công bằng và ổn định đời sống xã hội.
  8. 6 1.1.2. Quỹ bảo hiểm xã hội 1.1.2.1. Khái niệm, nguồn hình thành và mục đích sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội Theo Luật BHXH quy định thì quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để chi trợ cấp cho NLĐ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro. Quỹ bao gồm 3 quỹ thành phần là quỹ ốm đau và thai sản; quỹ TNLĐ, BNN; quỹ hưu trí và tử tuất. Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau: - Người SDLĐ đóng theo quy định của Luật BHXH. - NLĐ đóng theo quy định của Luật BHXH. - Hỗ trợ của nhà nước. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. - Các nguồn thu hợp pháp khác. Sử dụng quỹ: Chi trả các trợ cấp BHXH; chi phí quản lý; chi phí đầu tư. 1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội - Quỹ BHXH hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận. - Quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính. - Quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. - Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. 1.1.3. Chi bảo hiểm xã hội 1.1.3.1. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội Chi BHXH là một trong những nhiệm vụ trung tâm và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi BHXH được hiểu là việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan BHXH) sử
  9. 7 dụng số tiền thuộc nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH để chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng theo luật định. 1.1.3.2. Đặc điểm của chi bảo hiểm xã hội - Đặc điểm về đối tượng thụ hưởng. - Đặc điểm về hoạt động chi BHXH. 1.1.3.3. Nội dung chi bảo hiểm xã hội Nội dung chi BHXH ở nước ta hiện nay bao gồm bao gồm 5 chế độ là ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất. Căn cứ vào tính chất phát sinh, chia làm ba nhóm: -Trợ cấp ngắn hạn là khoản chi các chế độ BHXH trong thời gian ngắn, gồm có: OĐTS; DSPHSK sau OĐTS. - Trợ cấp dài hạn (hàng tháng) là những khoản chi ra thường xuyên hàng tháng. - Trợ cấp một lần là khoản chi cho người được hưởng chế độ BHXH một lần, tức là khoản chi phát sinh một lần và chấm dứt. 1.2. QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm về quản lý chi bảo hiểm xã hội Quản lý chi BHXH là các hoạt động có tổ chức, theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác chi trả các chế độ. Các hoạt động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp luật của nhà nước và bằng các biện pháp hành chính, tổ chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu chi đúng đối tượng, chi đủ số lượng và đảm bảo đến tận tay đối tượng thụ hưởng đúng thời gian quy định. 1.2.2. Vai trò của quản lý chi bảo hiểm xã hội Chi BHXH là công tác trọng tâm, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện và đảm bảo tốt chính sách ASXH của
  10. 8 quốc gia nói chung và của chính sách BHXH nói riêng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi bảo hiểm xã hội - Nguyên tắc có đóng - có hưởng. - Nguyên tắc chi đúng, đủ và kịp thời. - Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. - Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. 1.2.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội 1.2.4.1. Công tác lập dự toán chi bảo hiểm xã hội * Căn cứ lập dự toán chi: - Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu và dự toán được giao năm hiện hành; - Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị trong thời gian tới; - Chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về lập kế hoạch tài chính - NSNN; văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam; - Số kiểm tra dự toán thu, chi do BHXH tỉnh thông báo. * Nội dung xây dựng dự toán chi BHXH: - Dự toán số đối tượng được hưởng các chế độ. - Dự toán số tiền chi BHXH: * Tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán chi BHXH. 1.2.4.2. Công tác tổ chức thực hiện chi và quyết toán bảo hiểm xã hội * Thực hiện phân cấp quản lý chi trả và quản lý người hưởng. * Quy trình và phương thức chi trả: Thực hiện theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của BHXH Việt Nam về Ban hành Quy trình giải quyết
  11. 9 hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN và Công văn số 1314/BHXH-TCKT ngày 23 tháng 4 năm 2019 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH, TCTN và quản lý người hưởng qua cơ quan bưu điện. * Công tác quyết toán chi bảo hiểm xã hội. * Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức thực hiện chi và quyết toán chi BHXH: - Các tiêu chí về mặt định lượng. - Các tiêu chí về mặt định tính. 1.2.4.3. Công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo * Công tác kiểm tra, giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì qua đó phát hiện, ngăn chặn, uốn nắn kịp thời những sai sót trong quản lý chi BHXH. * Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Là hoạt động rất cần thiết, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia BHXH, đảm bảo tính công bằng, minh bạch tạo lòng tin của người tham gia đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước. * Tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.2.4.4. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội và quản lý chế độ chính sách * Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi BHXH. * Công tác quản lý chế độ chính sách. * Tiêu chí đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý chi BHXH và quản lý chế độ chính sách.
  12. 10 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội 1.2.5.1. Nhóm nhân tố khách quan * Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. * Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH. * Đối tượng thụ hưởng, NLĐ, người SDLĐ. 1.2.5.2. Nhóm nhân tố chủ quan * Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý chi. * Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH. * Sự phối hợp trong công tác quản lý chi BHXH. 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội ở một số địa phương trong nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi bảo hiểm xã hội ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi BHXH bao gồm tổng quan về BHXH; khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung quản lý chi BHXH, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH. Cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  13. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Phú Lộc được thành lập theo Quyết định số 05/QĐ-TCCB ngày 18 tháng 07 năm 1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, BHXH huyện Phú Lộc luôn quyết tâm phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác tổ chức thực hiện BHXH, BHYT, góp phần bảo đảm ASXH, tạo nền tảng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Phú Lộc. 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 2.1.2.1. Vị trí, chức năng Theo Điều 5 Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. 2.1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn BHXH huyện Phú Lộc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 6 Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương.
  14. 12 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 2.1.4. Kết quả thực hiện công tác bảo hiểm xã hội Trong những năm qua, số người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH trên cả nước nói chung và địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng ngày càng gia tăng. Việc thực hiện chính sách ASXH trên địa bàn huyện đạt được những kết quả rất khả quan. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán chi bảo hiểm xã hội Việc lập dự toán chi được thực hiện vào đầu quý 3 hàng năm, căn cứ vào số liệu chi trả BHXH từ các năm trước, vào tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện, căn cứ vào kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm về chi BHXH, đồng thời căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán của BHXH tỉnh, BHXH huyện lập dự toán cho năm kế hoạch, sau đó chuyển về BHXH tỉnh xét duyệt và tổng hợp. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH huyện phải báo cáo, giải trình với BHXH tỉnh để xem xét điều chỉnh, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng. 2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chi và quyết toán bảo hiểm xã hội 2.2.2.1. Thực trạng công tác phân cấp quản lý chi trả và quản lý người hưởng * Phân cấp quản lý chi trả: BHXH huyện Phú Lộc chịu trách nhiệm toàn diện và quản lý chung trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chi trả theo đúng phân cấp quản lý, gồm:
  15. 13 - Tổ chức chi trả chế độ OĐTS, DSPHSK do BHXH huyện Phú Lộc giải quyết hưởng; chi các chế độ trợ cấp BHXH một lần theo danh sách do BHXH huyện chi trả. - BHXH huyện Phú Lộc chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và quyết toán với Bưu điện huyện Phú Lộc về việc chi trả theo hợp đồng dịch vụ quản lý người hưởng và chi trả các chế độ qua hệ thống bưu điện giữa BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh, gồm: + Lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng. + Các khoản trợ cấp BHXH một lần kèm theo chế độ BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tại cơ quan bưu điện. * Quản lý người hưởng: Quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc là một nhiệm vụ rất quan trọng, đảm bảo việc tổ chức chi trả đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng, đúng mức theo quy định hiện hành. 2.2.2.2. Quy trình và phương thức chi trả * Quy trình chi trả các chế độ BHXH: Quy trình chi trả các chế độ BHXH được thực hiện theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của BHXH Việt Nam về Ban hành Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN và Công văn số 1314/BHXH-TCKT ngày 23 tháng 4 năm 2019 của BHXH Việt Nam về việc hướng dẫn chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH, TCTN và quản lý người hưởng qua cơ quan bưu điện. Quy trình chi các chế độ BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc được tiến hành hợp lý, đúng theo quy định của BHXH Việt Nam, BHXH
  16. 14 tỉnh và áp dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của huyện và của các đối tượng hưởng chế độ BHXH trên địa bàn huyện. * Phương thức chi trả các chế độ BHXH: Hiện nay, BHXH huyện thực hiện 2 phương thức chi trả các chế độ: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp (thông qua đơn vị SDLĐ và đại diện chi trả là cơ quan Bưu điện) các chế độ cho đối tượng hưởng. Dù thực hiện chi trả các chế độ qua 2 phương thức thì cũng đều qua hai hình thức là chi tiền mặt trực tiếp và chi qua tài khoản cá nhân của người hưởng. Theo xu hướng hiện nay, số người nhận các chế độ qua tài khoản cá nhân ngày càng tăng, nhận trực tiếp bằng tiền mặt càng giảm. 2.2.2.3. Tình hình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội * Kết quả chi trả các chế độ BHXH hàng tháng. * Kết quả chi trả các chế độ BHXH một lần. * Kết quả chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn. Trong những năm qua chi và quản lý chi trả các chế độ BHXH đã và đang được cán bộ BHXH huyện Phú Lộc thực hiện tốt trên tinh thần tích cực, có trách nhiệm cao. Số đối tượng hưởng và số tiền chi các chế độ có xu hướng tăng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của quỹ BHXH, đảm bảo được các nguồn chi kịp thời góp phần ổn định cuộc sống cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH. 2.2.2.4. Thực trạng công tác quyết toán chi bảo hiểm xã hội - Thực hiện thanh quyết toán số tiền chi lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện theo hợp đồng đã ký kết. - Chế độ OĐTS, DSPHSK: BHXH huyện quyết toán theo số phải chi trả trong tháng. - Hàng tháng, BHXH huyện Phú Lộc lập báo cáo về tình hình chi trả các chế độ BHXH tháng trước gửi BHXH tỉnh chậm nhất
  17. 15 ngày 5 hàng tháng. Hàng quý, lập Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí chi BHXH để BHXH tỉnh thực hiện thẩm định quyết toán chi bắt đầu từ ngày 20 của tháng đầu quý sau. 2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo 2.2.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát BHXH huyện Phú Lộc đã thực hiện nghiêm túc các quy định của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam đối với công tác kiểm tra, giám sát chi BHXH góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BHXH đồng thời giúp cho cơ quan BHXH huyện nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua kiểm tra, giám sát BHXH huyện đã phát hiện và thu hồi các trường hợp chi sai, chi không đúng tại các đơn vị SDLĐ và từ đối tượng được hưởng chế độ. 2.2.3.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo Là một ngành trực tiếp thực hiện Luật BHXH, việc bố trí công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời những vướng mắc của công dân được BHXH huyện Phú Lộc đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn 2019-2021, BHXH huyện Phú Lộc không tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về các chế độ BHXH. 2.2.4. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội và quản lý chế độ chính sách 2.2.4.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi bảo hiểm xã hội BHXH huyện Phú Lộc hiện có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 12 viên chức, nhân viên. Lực lượng nhân lực trực tiếp làm công tác quản lý chi BHXH gồm lãnh đạo phụ trách và chuyên viên bộ
  18. 16 phận chế độ chính sách và bộ phận kế toán, tổng cộng 4 người và không thay đổi trong giai đoạn 2019-2021. Hiện nay, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế ký hợp đồng chi trả và quản lý người hưởng qua hệ thống bưu điện với Bưu điện tỉnh để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; chế độ trợ cấp BHXH một lần. Do vậy, cán bộ chi trả của bưu điện là những người trực tiếp thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH đến tận tay người thụ hưởng. Số lượng cán bộ chi trả này khoảng 30 người. 2.2.4.2. Công tác quản lý chế độ chính sách Công tác quản lý các chế độ chính sách BHXH tại BHXH huyện luôn thực hiện đúng quy trình, quy định của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế từ khâu xét duyệt, thẩm định đến việc chuyển dữ liệu và tiến hành chi trả đều được cán bộ phụ trách của BHXH huyện thực hiện cẩn trọng, nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng hưởng. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.3.1. Những kết quả đạt được - Mặc dù số lượng và số tiền chi BHXH hàng năm tăng nhanh, BHXH huyện vẫn thực hiện tốt công tác quản lý chi trả của mình, không để xảy ra nhiều sai sót về đối tượng cũng như mức chi trả. - Quy trình chi BHXH được BHXH huyện thực hiện theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, áp dụng linh hoạt các phương thức chi trả phù hợp với điều kiện hiện tại của huyện và của các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Công tác chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ, đến tận tay đối tượng và không gây phiền hà cho họ, tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho đối tượng thụ hưởng BHXH.
  19. 17 - BHXH huyện Phú Lộc luôn thực hiện quản lý tài chính chặt chẽ, nghiêm túc, đúng chế độ quản lý tài chính của BHXH Việt Nam và Nhà nước, không để xảy ra thất thoát, thâm hụt quỹ. - Đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Phú Lộc thường xuyên được học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có tâm huyết với nghề cũng là yếu tố góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý chi BHXH. - Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tuân thủ nghiêm túc các qui định về hồ sơ và quy trình giải quyết các chế độ BHXH để thực hiện giải quyết đúng, đủ, kịp thời. - Việc ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm chuyên ngành thay thế cách quản lý thủ công trước đây vào quản lý hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho công tác chi BHXH dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, giúp cho cả cán bộ BHXH và người hưởng quyền lợi đều có thể tiết kiệm thời gian thực hiện công việc. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Những hạn chế - Công tác xây dựng dự toán chi thực hiện còn mang tính chất quy trình, thủ tục. Phần lớn việc xây dựng dự toán chi dựa vào ý chí chủ quan, chủ yếu căn cứ vào số người hưởng, số tiền chi của các năm trước ước lượng tăng giảm cho năm kế hoạch, việc dự toán sự biến động của các nội dung chi BHXH khó lường trước được. - Công tác giải quyết các chế độ BHXH vẫn còn tồn tại tình trạng làm hồ sơ giả ốm đau, thai sản, khai khống thời gian nghỉ ốm để hưởng các chế độ BHXH. Một số cơ sở y tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người bệnh, cấp chứng nhận khống cho NLĐ để làm hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
  20. 18 - Công tác quản lý đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng vẫn còn chưa chặt chẽ. Một số đối tượng chết chưa được báo giảm kịp thời, sau đó phải thu hồi tiền chế độ. Đối với đối tượng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân vẫn chưa có biện pháp giám sát, quản lý hữu hiệu; gặp nhiều khó khăn trong công tác nắm bắt tình hình người hưởng, đặc biệt là người hưởng ở nước ngoài hay người ủy quyền cho người khác nhận thay. - Việc lĩnh thay các chế độ BHXH còn tồn tại nhiều. Việc nhận thay không có giấy ủy quyền, giấy ủy quyền không đầy đủ thông tin, hết thời hạn ủy quyền vẫn còn xảy ra. - Khối lượng công việc nhiều trong khi nhân lực có hạn, không đáp ứng hết được lượng công việc phải giải quyết, gây quá tải đối với viên chức, nhân viên BHXH nên vẫn còn tồn tại sai sót trong quá trình giải quyết chế độ. Đội ngũ cán bộ chi trả của Bưu điện còn hạn chế về nghiệp vụ BHXH, chưa nắm bắt các chế độ BHXH để giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho người hưởng. 2.3.2.2. Nguyên nhân - Cơ chế, chính sách trong lĩnh vực chi BHXH vẫn còn kẻ hở và chưa có sức răn đe dẫn đến tình trạng làm hồ sơ giả để hưởng các chế độ BHXH vẫn còn tồn tại. Các quy định liên quan đến quản lý chi trả, quản lý người hưởng các chế độ BHXH còn nghiêng về tạo sự thuận lợi tối đa cho người hưởng, vì vậy khó khăn cho yêu cầu quản lý. Quy chế quản lý chi BHXH thường xuyên thay đổi do vậy việc thay đổi phương thức, quy trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. - Việc ký hợp đồng với cơ quan Bưu điện chịu trách nhiệm trong quản lý người hưởng còn chưa đảm bảo nguyên tắc dẫn đến tình trạng cắt giảm chậm, ký nhận thay không đúng. Sự phối hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2