intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại. Phân tích và đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Vietinbank - CN Đà Nẵng trong thời gian qua. Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ BÁ THÀNH ĐẠT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng – Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 2: TS. Lê Công Toàn Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: − Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng − Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng là ngân hàng thương mại có sự tăng trưởng vượt bậc trong các năm qua. Hoạt động tín dụng pháp nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng luôn chiếm tỷ trọng lớn chiếm khoảng 70% tổng dư nợ của chi nhánh. Trong hoạt động tín dụng ngắn hạn với pháp nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam CN-Đà Nẵng vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, trong 2 năm trở lại đây tỷ lệ tăng trưởng của hoạt động cho vay tại chi nhánh có sự tăng trưởng lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đi cùng trong đó tỷ lệ nợ xấu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh bình quân là 1,5%. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài ““Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NH TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm soát rủi ro tốt hơn trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của CN trong thời gian đến, qua đó giúp ngân hàng phát triển ổn định và bên vững hơn hơn trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Hệ thống hóa lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại. • Phân tích và đánh giá hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Vietinbank - CN Đà Nẵng trong thời gian qua. • Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm
  4. 2 soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Vietinbank – CN Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Về phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng chứ không phải toàn bộ quá trình quản trị rủi ro tín dụng. + Về không gian: nghiên cứu tại Vietinbank – CN Đà Nẵng. + Về thời gian: số liệu về đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2016-2018 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích. 5. Bố cục đề tài Đề tài bao gồm 3 phần chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.1.1. Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM a. Khái niệm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp b. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp 1.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của Ngân Hàng Thương Mại a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp b. Đặc điểm rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp c. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM d. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp a. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doa nh nghiệp b. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp 1.2.2. Mục đích và yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ❖ Mục đích: ❖ Yêu cầu:
  6. 4 1.2.3. Nội dung của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp a. Né tránh rủi ro b. Ngăn ngừa rủi ro c. Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra d. Trung hòa rủi ro e. Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro 1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHTM a. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ b. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 c. Tỷ lệ nợ xấu d. Tỷ lệ trích lập dự phòng e. Tỷ lệ xóa nợ ròng 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng a. Nhân tố bên trong b. Nhân tố bên ngoài CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TM Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng - Ngân hàng TMCP Công Thương VN - CN Đà Nẵng là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
  7. 5 Nam, tổ chức và hoạt động theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng giám đốc, được kinh doanh những ngành nghề trong đăng ký kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, có con dấu riêng và trụ sở tại số 218 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh khê - Thành phố Đà Nẵng. 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới hoạt động của Vietinbank – CN Đà Nẵng 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 của Vietinbank – CN Đà Nẵng a. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Vietinbank - CN Đà Nẵng năm 2016-2018 (ĐVT : triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nguồn vốn Số Tiền Số tiền Số tiền Phân khúc khách hàng 5,891 6,129.82 8,359.49 Khách hàng doanh nghiệp 3,645 3,247.84 5,137.66 KH bán lẻ 2,246 2,829.32 3,190.60 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - CN Đà Nẵng) b. Hoạt động tín dụng Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank – CN Đà Nẵng năm 2016-2018 (ĐVT : triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ Tỷ Tỷ Tỷ Số Tiền Số Tiền Số Tiền trọng trọng trọng Phân Khúc 6.893.542 100% 10,130.21 100% 13,213.5 100% Khách hàng doanh 5,179,807 75.14 7,071.98 76.23 9,237.02 69.91 nghiệp Khách hàng cá 1,713,735 24.86 3,058.23 23.77 3,976.48 30.09 nhân (Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - CN Đà Nẵng)
  8. 6 c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN Đà Nẵng Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của Vietinbank – CN Đà Nẵng năm 2016-2018 (ĐVT: triệu đồng) Cuối kỳ STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Tổng thu 423,68 579,45 522,81 2 Tổng chi 188,15 250,82 207,33 3 Tổng lợi nhuận 235,53 328,63 315,48 (Nguồn: Phòng Tổng hợp Vietinbank - CN Đà Nẵng) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh. Tại NHCT không có quy định cụ thể về quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, mà quy trình kiểm soát rủi ro được thực hiện theo quy định cấp và quản lý tín dụng. Cụ thể: a. Công tác tổ chức kiểm soát chung b. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu bán hàng. c. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu phê duyệt d. Công tác kiểm soát rủi ro sau khi cấp tín dụng e. Công tác kiểm soát rủi ro trong khâu xử lý nợ có vấn đề 2.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh. a. Sử dụng các biện pháp né tránh rủi ro. ❖ Từ chối cho vay • Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh • Thẩm định khách hàng
  9. 7 b. Nhóm phương thức nhằm ngăn ngừa rủi ro ❖ Giao mức thẩm quyền tín dụng cho chi nhánh: ❖ Tuân thủ Quy trình cấp tín dụng ❖ Thực hiện kiểm tra trong và sau cho vay c. Nhóm phương thức giảm thiểu rủi ro ❖ Áp dụng lãi suất cho vay: khách hàng được áp dụng chương trình ưu đãi lãi suất tùy thuộc vào lợi ích mà khách hàng mang lại cho chi nhánh, kỳ hạn vay và lãi suất tối thiểu đối với từng sản phẩm. ❖ Hợp đồng cho vay: hợp đồng cho vay đều được khóa những nội dụng, điều kiện, điều khoản chung cho tất cả các khách hàng. Nhận xét: Việc áp dụng việc mã hóa hợp đồng cho vay được các cán bộ chi nhánh tuân thủ nên điều đó giảm thiếu được các rủi ro về pháp lý. ❖ Cho vay có tài sản bảo đảm bằng tài sản: ❖ Quy mô tài trợ vốn và nhóm khách hàng liên quan d. Nhóm phương thức chuyển giao và đa dạng hóa rủi ro. Mua bảo hiểm tài sản: đối với bảo hiểm tài sản đã được quy định thực hiện đối với một số loại tài sản cụ thể như xe ô tô, máy móc thiết bị, hàng tồn kho,.. Nhận xét: Chi nhánh đã thực hiện tốt việc phối hợp với công ty bảo hiểm Vietinbank nhằm tăng cường bán chéo sản phẩm bảo hiểm này để tăng lợi nhuận và giảm thiếu rủi ro trong hoạt động cho vay. e. Đa dạng hóa ngành nghề và lĩnh vực cho vay Việc đa dạng hóa ngành nghề cho vay giúp chi nhánh phân tán được rủi ro trong danh mục tín dụng khi một ngành nghề nào đó gặp khó khăn, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hoặc có liên quan. Dư nợ cho vay hiện tại chi
  10. 8 nhánh được phân bố đều và không tập trung quá vào một ngành nghề cụ thể. Nhận xét: Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu trong cho vay ngành hàng tại chi nhánh từ năm 2016 đến năm 2018 thay vì quá tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo; y tế,…thì chi nhánh đã dịch chuyển dần sang các ngành nghề khác không tập trung dư nợ vào một số ngành, giảm thiểu rủi ro danh mục. 2.2.3 Kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Kết quả phân loại nợ của chi nhánh trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấy vẫn đạt được mục tiêu dưới 3%. Nhìn qua số liệu nợ quá hạn của chi nhánh trong giai đoạn 2016- 2018 cho thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh không được cải thiện qua các năm mà có sự gia tăng đối với nợ nhóm 02, nhóm 03 và nhóm 05. Năm 2018 nợ nhóm 02 là 45.9 tỷ đồng chiếm 0.34% tổng dư nợ, con số này cho thấy việc tăng trưởng tăng trưởng dư nợ nóng thường dẫn dến hoạt động kiểm soát rủi ro thiếu chú trọng. Việc gia tăng nợ nhóm 2 cao là cơ sơ để gia tăng nợ xấu nhóm cao hơn. Và trong giai đoạn này dư nợ xấu của chi nhánh tăng lên 265.75 tỷ đồng chiếm 1.97% tổng dư nợ của chi nhánh. Trong đó, tổng dư nợ quá hạn và nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nơ của chi nhánh. Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, việc trích lập dự phòng tăng. Tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng đang ở tình trạng cảnh báo. - Tỷ lệ trích lập dự phòng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NH TMCP Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh Đà
  11. 9 Nẵng: Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.Dư nợ 1.897,18 2.410,47 2.383,56 2.Nợ xấu 0,0076 78,54 78,65 2.Trích lập dự phòng trong năm 0,53 79,29 79,10 Tỷ lệ trích lập DPXLRR/tổng 0,028% 3,29% 3,32% dư nợ -Trích lập dự phòng chung 0,52 0,75 0,45 -Trích lập dự phòng cụ thể 0,0076 78,54 78,65 Tỷ lệ trích lập DP cụ thể/tổng 0,0004% 3,26% 3,299% dư nợ Từ bảng trên, có thể thấy rằng giá trị trích lập sự phòng chung tăng qua các năm và có sự tăng đột biến vào năm 2017 và năm 2018 với giá trị trích lập lần lượt là 79,29 tỷ đồng và 79,10 tỷ đồng với tỷ lệ trích lập DPXLRR là 3,29% và 3,32%. Nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhóm 05 tăng lên nhiều. 2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 2.3.1. Sự cơ cấu nhóm nợ Bảng 2.8. Tình hình nhóm nợ đối với khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn tại Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Năm 2016 năm 2017 năm 2018 Nhóm nợ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ nhóm 1 1.893,43 99,80% 2.330,43 96,68% 2.295,91 96,32% Nợ nhóm 2 3 0,158% 0,00 0,00% 8,99 0,38% Nợ nhóm 3 0,00 0,00% 0,00 0,00% 0,00 0,00% Nợ nhóm 4 0,74 0,038% 1,50 0,06% 0,00 0,00% Nợ nhóm 5 0,0076 0,0004% 78,54 3.26% 78,65 3,3% Tổng cộng 1.897,18 100,00% 2.410,47 100,00% 2.383,56 100,00% (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Đà Nẵng)
  12. 10 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 2.3.1. Những thành công của chi nhánh Trong giai đoan từ năm 2016 – 2018 chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3% tổng dư nợ. Với sự tăng trưởng vượt bậc về tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng dưới 3% là một thành công đáng ghi nhận. Ngoài ra, Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp so với các đơn vị trên cùng địa bàn. 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại Ngoài mặt đạt được nêu trên, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Chi nhánh Đà Nẵng vẫn còn một số hạn chế nhất định: - Mặc dù nợ xấu được kiểm soát dưới 3% nhưng nợ nhóm 2 có xu hướng tăng cao qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên 0.34% trong năm 2018 tương đương 45,9 tỷ đồng, tỷ lệ lãi treo chưa thu hồi được ở mức 35,1%. Điều này cho thấy chi nhánh chưa kiểm soát tốt tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh, tình trạng nhóm 2 nếu không được kiểm soát và tiếp tục gia tăng thì kéo theo các hệ quả nợ xấu tăng cao trong các kỳ tiếp theo, chất lượng tín dụng sẽ suy giảm. - Chất lượng kiểm soát thì chưa được đảm bảo. Đã có quy định từng nội dung kiểm soát trong quy trình cho vay và cho từng bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện còn sơ sài, chưa đảm bảo chất lượng, còn nhiều sai sót, dẫn đến chất lượng tín dụng chưa được cải thiện, tình trạng nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng cao.
  13. 11 - Các đánh giá và nội dung thẩm định của bộ phận quan hệ khách hàng còn bị chi phối bởi các cấp lãnh đạo, dẫn đến các nhận định không đúng với thực tế của khách hàng, bỏ qua các dấu hiệu rủi ro để ra quyết định cho vay. - Các thông tin liên quan đến khách hàng, đến ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khách hàng, các thông tin kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp… chưa được cập nhật thường xuyên, chưa kịp thời nắm bắt các thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của khách hàng. Chất lượng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác đánh giá, thẩm định khách hàng nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro tuy có được cải thiện nhiều song hiệu quả đạt được chưa cao, chưa như mong muốn. Nguồn thông tin còn ít, chưa được cập nhật thường xuyên. - Không kiểm soát được dòng tiền của khách hàng, đánh giá vòng quay vốn lưu động, chưa đúng với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh với quy mô hoạt động của khách hàng, xếp hạng tín dụng không đúng với thực tế khách hàng - Một số chuyên viên có năng lực hạn chế, dẫn đến các sai sót trong quá trình cho vay, các rủi ro mang tính chủ quan từ phía cán bộ tín dụng. - Chính sách tín dụng còn hạn chế, một số điểm chưa phù hợp với thực tế: chính sách lãi suất áp dụng chưa linh hoạt đối với các khách hàng có mức độ rủi ro khác nhau, dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng có rủi ro cao nhưng lãi suất cho vay còn thấp, chưa áp dụng đúng nguyên tắc phần bù rủi ro; chính sách về tài sản đảm bảo còn lỏng lẻo, tỷ trọng dư nợ trong việc cho vay thế chấp hàng tồn kho và khoản phải thu ở mức cao, chất lượng tài sản đảm bảo là hàng tồn kho và khoản phải thu ở mức thấp, không thể quản lý, dễ xảy ra mất mát, rất khó xử lý khi rủi ro phát sinh nợ xấu. 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
  14. 12 a. Nguyên nhân bên trong - Mặc dù chi nhánh có bộ phận hỗ trợ tín dụng, bộ phận chịu trách nhiệm trong khâu rà soát hồ sơ tín dụng và hồ sơ giải ngân nhưng bộ phần này vẫn chịu sự quản lý và điều hành của giám đốc chi nhánh nên vẫn chưa đảm bảo được tính khách quan, độc lập, tự chủ. - Chi nhánh chưa xây dựng được hệ thống cung cấp thông tin, cảnh báo tín dụng bài bản và đầy đủ để hỗ trợ, phục vụ cho công tác thẩm định và kiểm soát rủi ro. - Sự tuân thủ quy trình tín dụng của Chi nhánh có những thời điểm chưa nghiêm túc và thiếu thận trọng, hoạt động cho vay để xảy ra sai sót. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng chuyên viên chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh còn thiếu, đặc biệt chuyên viên làm công tác tín dụng. - Các phương thức kiểm soát chưa được thực hiện đầy đủ, triển khai chưa hiệu quả: + Né tránh rủi ro: công tác sàng lọc khách hàng, thẩm định đánh giá khách hàng chưa thực sự chính xác và còn hạn chế. Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng còn mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định, chưa thực sự khách quan. Chất lượng báo cáo thẩm định còn sơ sài, chưa đi sâu đánh giá, chưa nhận diện được hết rủi ro, chưa nêu bật được rủi ro đối với từng nội dung đánh giá, dẫn đến khó khăn cho cấp phê duyệt trong việc cân đối giữa lợi ích và rủi ro trong việc cho vay khách hàng. + Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro: kiểm soát sau giải ngân chưa tốt, quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay còn sơ sài, chưa được chú trọng, vẫn chưa đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban có liên quan. Không thường xuyên kiểm soát sau khách hàng, không nhận diện được các dấu hiệu bất thường, rủi ro có thể
  15. 13 xảy ra đối với khách hàng. Các điều kiện điều khoản trong hợp đồng còn chung chung. Thiếu chi tiết các nội dung nhằm kiểm soát nợ vay như: điều kiện giải ngân, chứng từ cung cấp, các nội dung bên vay phải thực hiện để phòng ngừa rủi ro. + Chuyển giao rủi ro: Chưa áp dụng biện pháp bảo hiểm tiền vay. Chưa sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. + Đa dạng hóa rủi ro: ngành nghề lĩnh vực cho vay còn tập trung vào một hai ngành nghề chính, dư nợ còn tập trung vào một số khách hàng lớn, chưa đa dạng hóa được rủi ro. b. Nguyên nhân bên ngoài - Do sức ép cạnh tranh gay gắt, áp lực mở rộng tín dụng, tăng thị phần đã làm cho ngân hàng nới lỏng và hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, do đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm soát rủi ro. - Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thời gian vừa qua xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, thua lỗ, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng. - Môi trường cung cấp thông tin thiếu và khó kiểm chứng, ngân hàng rất thiếu và khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin tin vậy về tình hình khách hàng, ngành nghề, giá cả, định mức kinh tế kỹ thuật, công nghệ, thị trường, quy hoạch phát triển vùng miền, chiến lược phát triển ngành …để phục vụ cho công tác phẩm định phương án kinh daonh, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định trong cho vay. Hiện nay, nguồn thông tin từ CIC của NHNN chủ yếu chỉ để khai thác thông tin về tình hình nợ vay và lịch sử
  16. 14 quan hệ tín dụng của khách hàng chứ chưa đáp ứng được nhiều theo yêu cầu. Tình hình thông tin và số liệu báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động mang tính chất gia đình, nhập nhằng giữa vấn đề tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, báo cáo tài chính phần lớn đều chưa qua kiểm toán, thậm chí nếu được kiểm toán thì mức độ tin cậy cũng chưa cao, số liệu tài chính và tình hình hoạt động còn thiếu minh bạch, việc ghi chép, hạch toán kế toán, kê khai số liệu thường không chính xác và mang tính đối phó, có ý đồ làm đẹp hồ sơ để vay vốn. Do đó ngân hàng gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong thẩm định cho vay và quản lý khoản vay. CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Định hướng tín dụng của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Tăng trưởng tín dụng bền vững, có chọn lọc gắn liền với hiệu quả thực chất, áp dụng mức lãi suất/phí phù hợp với mức độ rủi ro của khoản tín dụng để cân đối giữa lợi ích tuh được với tài sản bảo đảm. - Ưu tiên phát triển cho vay KHDN VVN, doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Kh bán lẻ; bên cạnh giữ vững và phát triển cho vay KHDN lớn để giảm bớt sự phụ thuộc, tập trung tín dụng vào KHDN lớn; đảm bảo tăng trưởng vào các lĩnh
  17. 15 vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện năng lượng,… - Thận trọng khi cấp tín dụng với các phương án kinh doanh gây tác động lớn đến môi trường, xã hội và phải bảo đảm KH có các biện pháp giảm thiểu tác động của phương án đến môi trường, xã hội. - Tăng cường kiểm soát, rút giảm dư nợ đối với các doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, trước sát nhập, có nguy cơ bị thôn tính. - Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào các lĩnh vực không khuyến khích phát triển, lĩnh vực phi sản xuất, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản; kinh doanh chứng khoán. 3.1.2. Định hướng chung của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng - Định hướng về giải pháp phát triển tín dụng: - Định hướng về giải pháp chất lượng tín dụng: 3.1.3. Định hướng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng - Nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo: +Kiểm soát nợ xấu toàn chi nhánh và đối với doanh nghiệp dưới 2,0% đến năm 2016 và mục tiêu trung hạn giảm xuống còn 1% đến năm 2020. Kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3% đến năm 2016, và dưới 3% đến năm 2020. Hướng đến lành mạnh hóa danh mục tín dụng tại chi nhánh. - Mục tiêu xây dựng được danh mục tín dụng phù hợp từng thời kỳ: + Đa dạng hóa được ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và loại hình cho vay. + Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hướng phát
  18. 16 triển của thị trường hoạt động. + Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của chính ngân hàng. + Phù hợp định hướng phát triển của ngân hàng. 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 3.2.1. Hoàn thiện nội dung của từng phương thức kiểm soát a. Né tránh rủi ro • Kiểm tra xác minh số liệu, thông tin khách hàng cung cấp: * Phân tích dòng lưu chuyển tiền tệ: * Phân tích rủi ro: b. Giảm thiểu rủi ro c. Ngăn ngừa rủi ro. d. Chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro. e. Xây dựng được hệ thống các dấu hiệu cảnh báo khoản vay có vấn đề nhằm có hướng xử lý kịp thời trước khi xảy ra tổn thất. Hệ thống một số các dấu hiệu cảnh báo rủi ro I. Tư cách đạo đức của khách hàng và Ban lãnh đạo khách hàng 1 Khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các chứng từ. 2 Khách hàng thường xuyên nợ lương nhân viên, nợ thuế. Khách hàng có vay nợ bên ngoài, thường xuyên tiếp xúc với người cho vay nặng lãi. 3 Khách hàng thường xuyên thay đổi kế toán trưởng, kế toán giao dịch ngân hàng, xuất hiện mâu thu n giữa nội bộ kế toán và banh lãnh đạo công ty. 4 Thay đổi đột ngột về nhân sự chủ chốt của công ty. 5 Người điều hành, ban lãnh đạo công ty có liên quan đến kiện tụng, bỏ trốn, bị kê biên, phong tỏa tài sản… II. Quan hệ với ngân hàng 1 Khách hàng không hợp tác với ngân hàng, không cung cấp hồ sơ, gây khó
  19. 17 Hệ thống một số các dấu hiệu cảnh báo rủi ro khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của ngân hàng 2 Khách hàng bất thường đồng ý lãi suất vay cao với mọi điều kiện mà trước đây không đồng ý, hoặc có ý định trả hoa hồng nếu được vay 3 Thiện chí trả nợ của khách hàng: khách hàng thường xuyên phát sinh chậm trả dưới 10 ngày, có phát sinh nợ quá hạn tại các TCTD khác. 4 Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần không có lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan. 5 Khách hàng cung cấp thông tin không chính xác, thiếu trung thực có dấu hiệu nghi ngờ khi kiểm tra thông tin chéo giữa các người khác nhau trong công ty hoặc các đối tác đầu vào đầu ra của khách hàng. 6 Sử dụng vốn sai mục đích, vay ké vay hộ thông qua việc trả nợ thay 7 Các dấu hiệu chuyển tiền lòng vòng với một nhóm công ty, cá nhân có liên quan. 8 Khách hàng rút tiền mặt trên 20% doanh thu qua tài khoản (ngoại trừ các ngành hàng yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt), tiềm ẩn rút tiền sang sở hữu cá nhân, gửi tiết kiệm, mua bất động sản cá nhân… III. Năng lực tài chính và năng lực kinh doanh 1 Khách hàng bị mất cân đối vốn hoặc cân đối tiền hàng (tổng giá trị tiền gửi tại TCTD+hàng tồn kho+phải thu
  20. 18 Hệ thống một số các dấu hiệu cảnh báo rủi ro V. Các dấu hiệu khác 1 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến ngành hoạt động của khách hàng: việc thay đổi chính sách, quy định quản lý thị trường của các cơ quan chức năng nhưng khách hàng chưa/không thể đáp ứng sự thay đổi đó; chính sách tăng thuế, rào cản thương mại trong nước, quốc tế… Biến động giá cả nguyên liệu đầu vào, đầu ra trên dưới 20%, thời tiết bất lợi, dịch bệnh làm gián đoạn kinh doanh… 2 Xuất hiện nhiều đơn hàng bị trả lại, hàng bán bị trả lại do không đảm bảo chất lượng. 3 Thông tin bất lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng, tổ chức đánh giá uy tín ản hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. 4 Thị trường tiêu thụ, HĐKD của khách hàng quá phụ thuộc vào một đối tượng hoặc một đối tác, dễ bị động và bị thâu tóm trong kinh doanh. 3.2.2. Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ cho hoạt động kiểm soát rủi ro - Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, lương thưởng và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. - Thường xuyên tổ chức và phối hợp với trường đạo tạo của ngân hàng công thương tập huấn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trường và sự phát triển của công nghệ. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm, Chi nhánh phải đưa ra khía cạnh con người trong cách ứng xử vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kinh nghiệm và công cụ quý giá nhằm tăng khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát món vay hơn. - Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ tín dụng về các ngành sản xuất mà Chi nhánh đang cho vay chủ yếu để có thể nhận xét, đánh giá đúng những phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Nâng cao hiểu biết của cán bộ đánh giá rủi ro về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị khách hàng lợi dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2