Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại SACOMBANK– Chi nhánh Đắk Lắk
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk, luận văn sẽ: đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại SACOMBANK– Chi nhánh Đắk Lắk
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ THU HIỀN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2021
- Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Hoàng Dƣơng Việt Anh Phản biện 1: PGS.TS. LÂM CHÍ DUNG Phản biện 2: TS. TRẦN NGỌC SƠN Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Tài chính ngân hàng họp tại trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động trọng yếu và chiếm phần lớn trong các hoạt động KD của Ngành ngân hàng nói chung và hoạt động KD của Sacombank CN ĐăkLăk nói riêng. Vì vậy, kiểm soát RRTD đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển an toàn và bền vững của Sacombank CN ĐăkLăk. Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng tăng cao làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động KD của hệ thống ngân hàng và sự phát triển kinh của nền kinh tế. Chính vì vậy với tỷ lệ cho vay KHCN KD chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dƣ nợ vay của Sacombank CN ĐăkLăk, nên vấn đề cấp bách đƣợc đặt ra ở đây là việc quản trị RRTD trong cho vay KHCN KD luôn đƣợc đặt biệt quan tâm, chú trọng nhằm kiểm soát tổn thất do cho vay KHCN KD có thể gây ra. Từ đó, hạn chế đƣợc những tổn thất xảy ra với con ngƣời và tài sản của Sacombank nói chung và của Sacombank CN ĐăkLăk nói riêng. Qua đó có thể giảm chi phí xử lý RRTD, tăng thu nhập, tạo đƣợc môi trƣờng KD thuận lợi, nâng cao hiệu quả KD nâng tầm giá trị, tăng vị thế, tạo uy tín trên thƣơng trƣờng từ việc hoàn thiện quá trình hoạt động cấp tín dụng trong cho vay KHCN KD . Xuất phát từ nội dung trên, tôi chọn đề tài “ Kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại SACOMBANK– Chi nhánh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk, luận văn sẽ: đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk trong thời gian tới.
- 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng trong cho vay KHCN KD của Sacombank Chi nhánh Đăk Lăk; - Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD . - Bằng các cơ sở lý luận cơ bản thể hệ thống hóa việc kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD của Ngân hàng Thƣơng mại.. - Từ việc phân tích và đánh giá khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD. 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài. - Nguyên nhân và bản chất của RRTD trong cho vay KHCN KD từ góc độ kinh tế và pháp lý là gì? - Các Tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD của NHTM là gì? - Từ tình hình hoạt động tín dụng, thực trạng kiểm soát rủi ro trong cho vay KHCN KD thì nội dung của kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD bao gồm những vấn đề gì? - Với tỷ lệ cho vay KHCN KD chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dƣ nợ vay mảng cá nhân của Sacombank CN ĐăkLăk thì giải pháp kiểm soát rủi ro tại Sacombank CN ĐăkLăk nhƣ thế nào ? - Sacombank CN ĐăkLăk cần áp dụng những biện pháp gì để phù hợp với quy mô hoạt động nhằm giảm thiểu RRTD, hoàn thiện và nâng cao việc kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1.Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào vấn đề lý luận, thực tiễn và các nguyên nhân dẫn đến RRTD trong cho vay KHCN KD , từ đó có thể kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank – CN Đăk Lăk.
- 3 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại Sacombank CN ĐăkLăk. - Về thời gian: Nghiên cứu tình hình thực trạng trong giai đoạn 2017-2019 - Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăklăk. Từ đó Phân tích thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk. Nhằm đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN ĐăkLăk. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu + Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp + Phƣơng pháp phỏng vấn + Phƣơng pháp thống kê phân tích + Phƣơng pháp phân tích thực tiễn 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Từ việc hệ thống hóa lý luận cơ bản góp phần vào việc kiểm soát tổn thất do cho vay KHCN KD có thể gây ra. Từ đó, hạn chế đƣợc những tổn thất xảy ra với con ngƣời và tài sản của Sacombank nói chung và của Sacombank CN ĐăkLăk nói riêng. Qua đó có thể giảm chi phí xử lý RRTD, tăng thu nhập, tạo đƣợc môi trƣờng KD thuận lợi, nâng cao hiệu quả KD nâng tầm giá trị, tăng vị thế, tạo uy tín trên thƣơng trƣờng từ việc hoàn thiện quá trình hoạt động cấp tín dụng trong cho vay KHCN KD . Dựa vào kết quả phân tích, tiềm ra nguyên nhân đƣa ra những giải pháp nhằm giúp cho Sacombank CN ĐăkLăk ngày càng hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD
- 4 8. Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính có 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăk Lăk. Chƣơng 2: Thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăk Lăk. Chƣơng 3: Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăk Lăk 9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng của NH. Khi sản xuất KD phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của NH cũng phát triển. Chính vì vậy, cho vay KHCN KD cũng là một trong các mục tiêu chính đem lại lợi nhuận cho các NHTM nói chung và Sacombank CN Đăk Lăk nói riêng. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, nhằm có cái nhìn tổng quan về các ý tƣởng chính yếu và lý thuyết quan trọng, tác giả đã tham khảo một số luận văn Thạc sĩ, các bài báo tạp trí khoa học liên quan đến nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại các NHTM nói chung và tại Sacombank CN Đăk Lăk nói riêng và sẽ nghiên cứu chúng từ đó đúc kết kinh nghiệm, đƣa ra đƣợc nền tảng cơ bản nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu luận văn. Một số công trình tác giả tham khảo và nghiên cứu, cụ thể sau đây: 9.1 Một số đề tài luận văn nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại : - Đề tài: “ Kiểm soát RRTD trong cho vay tiêu dùng tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – CN huyện Thăng
- 5 Bình, Tỉnh Quảng Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huyền, luận văn thạc sĩ Tài chính - NH, trƣờng Đại học kinh tế Đà Nẵng (2020) [1]. - Đề tài: “Quản trị RRTD tại Agribank tỉnh Quảng Ngãi”, của tác giả Nguyễn Hiệp, Luận văn thạc sỹ Quản trị KD, Đại học Đà Nẵng (2010)[2]. - Đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay đối với KHCN KD tại NHTM cổ phần Bƣu Điện Liên Việt – CN Đà Nẵng”, của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Luận văn thạc sĩ Tài chính - NH, đại học kinh tế Đà Nẵng (2019) [3]. - … 9.2 Một số bài báo liên quan đến đề tài kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại - Bài báo: “So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD của Việt Nam và thông lệ quốc tế” của T.S Đinh Thị Thanh Vân (2012), tạp chí NH , (số 19 ), tr. 5-7 [7]. - Bài báo: “Tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ánh (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh); Lê Thành Trung (Khoa Tài chính - Kế toán, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại) (2020), tạp chí công thƣơng[8]. - Bài báo: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh An Giang” của TS. Tô Thị Hiền (Trƣờng Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) và ThS. Nguyễn Nhựt Khang (Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh An
- 6 Giang) (2020), tạp chí Công Thƣơng[9], - … 9.2 Khoảng trống của nghiên cứu Trong điều kiện hội nhập kinh tế và hội nhập tài chính của Việt Nam hiện nay, thì việc tạo hành lang pháp lý trong hoạt động, quản lý rủi ro hoạt động là vô cung cấp thiết và quan trọng trong việc phát triển an toàn bền vững của các NHTM. Đặt biệt vào những năm gần đây, với xu thế phát triển của nền kinh tế thì việc tìm hiều và nghiên cứu các công trình nhằm kiểm soát RRTD đã đƣợc các tác giả lựa chọn để nghiên cứu. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nghiên cứu kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank– CN Đăk Lăk. Do đó, thông qua việc tham khảo, nghiên cứu các giá trị có đƣợc từ các đề tài nghiên cứu khoa học và bài báo khoa học của các tác giả trƣớc, cùng với hoạt động thực tế, tác giả còn tập trung nghiên cứu về kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD nhằm mục đích nhận định đƣợc ƣu điểm để phát huy, đánh giá những nguyên nhân tìm ẩn gây ra RRTD trong cho vay KHCN KD để đƣa ra các giải pháp phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro trong cho vay KHCN KD của Sacombank CN Đăk Lăk, Từ đó góp phần hoàn thiện mục tiêu chung phát triển an toàn, bền vững và lâu dài của Sacombank nói chung và của Sacombank CN Đăk Lăk nói riêng.
- 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 1.1. CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh 1.1.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại 1.1.4. Vai trò cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh đối với ngân hàng thƣơng mại + Mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của Ngân hàng. + Góp phần điều hoà cung- cầu dịch vụ hàng hoá. + Điều tiết và phân phối các nguồn vốn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. + Giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới. 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm rủi ro tính dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại a) Các khái niệm rủi ro tín dụng b) Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại
- 8 c) Đặc điểm của RRTD trong cho vay KHCN KD của NHTM d) Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại a) Nguyên nhân từ phía KHCN KD b) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng cho vay c) Nguyên nhân khác 1.2.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh đối với ngân hàng thƣơng mại a) RRTD tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng RRTD sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội nhận đƣợc thu nhập tiền lãi, tổn thất trƣớc hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. RRTD làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, RRTD có thể dẫn đến nhiều loại rủi ro khác nhƣ rủi ro thanh khoản và nghiêm trọng hơn là rủi ro vỡ nợ. RRTD làm giảm uy tín, giá trị thƣơng hiệu và hình ảnh của Ngân hàng. b) RRTD tác động đến nền kinh tế- xã hội Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính công nhƣ khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng “bank runs”. Bên cạnh đó, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi RRTD xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế-xã hội. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không đƣợc ứng cứu
- 9 kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Rõ ràng, RRTD có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lƣờng trƣớc đƣợc đối với nền kinh tế-xã hội của một quốc gia 1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a) Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các biện pháp (kĩ thuật, công cụ, chiến lƣợc, chính sách...) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra. b) Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh - Kiểm soát RRTD đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và xuyên suốt trƣớc, trong và sau khi cho vay - Trong kiểm soát RRTD, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trƣởng cho vay và các mục tiêu khác Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng. 1.3.2. Nội dung kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a) Né tránh RRTD trong cho vay KHCN KD * Ƣu điểm: là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp,
- 10 không phải chịu những tổn thất tiềm ẩn mà rủi ro có thể gây ra. * Nhƣợc điểm: Rủi ro và lợi ích song song tồn tại, những khoản cho vay có lợi ích cao thì rủi ro cũng cao vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có đƣợc từ những khoản cho vay này. b) Ngăn ngừa RRTD trong cho vay KHCN KD Là biện pháp loại bỏ những nguyên nhân nhằm ngăn ngừa khả năng xảy ra rủi ro. Đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro đƣợc xác định nhƣng có thể khắc phục đƣợc thì ngân hàng xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát vốn vay nhằm không để dẫn đến rủi ro. Ƣu điểm: Việc ngăn ngừa tổn thất trong khi vẫn cho phép NHTM bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động gây nên rủi ro đó để tìm kiếm lợi nhuận. * Nhƣợc điểm: Biện pháp ngăn ngừa thƣờng chỉ hạn chế đƣợc một phần của rủi ro. c) Giảm thiểu RRTD trong cho vay KHCN KD Là biện pháp nhằm làm giảm sự bất định của rủi ro và giảm mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Ƣu điểm : Có khả năng kiếm đƣợc một phần lợi nhuận khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro mà không loại bỏ hoàn toàn cơ hội kinh doanh. * Nhƣợc điểm: Là biện pháp thực hiện khi rủi ro đã xảy ra nên chỉ làm giảm mức độ tổn thất của rủi ro, không ngăn ngừa đƣợc hoàn toàn rủi ro. d) Chuyển giao RRTD trong cho vay KHCN KD Là biện pháp chuyển giao rủi ro sang đối tƣợng khác, chuyển từ trạng thái bất định của rủi ro sang trạng thái có thể kiểm soát
- 11 đƣợc. Chuyển giao rủi ro giúp cho NHTM giảm áp lực gánh chịu tổn thất khi rủi ro xảy ra. * Ƣu điểm: Cho phép dự báo tốt hơn về những trƣờng hợp tổn thất có thể xảy ra từ đó có những biện pháp để chuyển giao rủi ro. * Nhƣợc điểm: Có thể gây ra lãng phí nguồn lực, chi phí khi nhận định, dự đoán tổn thất khi rủi ro xảy ra không chính xác. e) Đa dạng hóa RRTD trong cho vay KHCN KD Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều đối tƣợng khách hàng, không tập trung dƣ nợ cho vay quá lớn vào một số ít khách hàng, nhóm khách hàng hay ngành nghề, lĩnh vực nào đó nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là để hạn chế rủi ro đặc thù. 1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh a) Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát b) Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể các khoản vay trên tổng dư nợ c) Tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ d) Vay KHCN KD nhóm 1 cảnh báo rủi ro qua kết quả kiểm tra, kiểm toán 1.3.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi to tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại a) Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay KHCN KD nói riêng. Quy mô cho vay KHCN KD
- 12 Năng lực quản trị điều hành Nguồn thông tin tín dụng đối với khách hàng vay là KHCN KD Các nhân tố về con ngƣời Nhân tố hạ tầng, công nghệ b) Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng * Nhân tố liên quan đến khách hàng là KHCN KD, * Khả năng quản lý của KHCN KD không tốt. * Tình hình tài chính của KHCN KD yếu kém, thiếu minh bạch, làm cho nguồn thông tin đầu vào không chính xác. * Môi trƣờng kinh tế * Môi trƣờng pháp lý * Môi trƣờng thông tin * Chính sách của nhà nƣớc * Sự cạnh tranh của các ngân hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SẢI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SẢI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh ĐăkLăk 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk a) Kết quả huy động vốn Nhìn chung, việc tăng trƣởng huy động vốn qua các năm đều tăng trƣởng, nhƣng mức tăng chƣa đồng đều do đặc điểm Sacombank CN Đăk Lăk đóng trên địa bàn trung tâm của tỉnh ĐăkLăk, có nhiều các tổ chức tín dụng và đặc biệt là nhiều Ngân hàng mới đƣợc thành lập. b) Kết quả hoạt động cho vay của Sacombank CN ĐăkLăk Sacombank CN Đăk Lăk đã đạt đƣợc những kết quả cụ thể nhƣ sau: + Xét về tốc độ tăng trƣởng cho vay: Hoạt động cho vay của Sacombank CN ĐăkLăk tăng trƣởng tốt và bền vững qua các năm, chi nhánh thực hiện cho vay với rất nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng cho tất cả các đối tƣợng khách hàng.
- 14 Việc tăng trƣởng tín dụng tƣơng đối tôt và ổn định nhƣ vậy thể hiện sự phát triển bền vững của Sacombank CN ĐăkLăk, Sacombank CN ĐăkLăk chọn hƣớng tăng trƣởng tín dụng phải bảo đảm đi đôi với an toàn vốn. + Xét về cơ cấu cho vay: Nhìn chung, cơ cấu dƣ nợ giữa cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn của Sacombank CN Đăk Lăk có sự dịch chuyển với nhau, nhƣng tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ chung vẫn tăng đều và có sự ổn định nhất định. c) Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank CN ĐăkLăk Doanh thu của Sacombank CN Đăk Lăk hàng năm vẫn tăng trƣởng tốt, bảo đảm bù đắp đủ chi phí và có lãi với mức lợi nhuận trƣớc thuế hàng năm đều tăng cao hơn năm trƣớc, lợi nhuận trƣớc thuế năm 2018 so với năm 2017 có mức tăng là 12.98%, nhƣng qua năm 2019 lợi nhuận trƣớc thuế có mức tăng chậm hơn là 9.00% so với năm 2018, điều nay cho thấy, mặc dù với thách thức chung của nền kinh tế nhƣng Sacombank CN Đăk Lăk đã có cách điều hành phù hợp và quản lý tốt chất lƣơng tín dụng. 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐĂK LĂK QUA BA NĂM 2017-2019 2.2.1. Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk Quy trình cấp tín dụng đƣợc thực hiện theo quyết định 1223/2014 ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Tổng Giám đốc về việc ban hành Quy trình lõi cấp tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống Sacombank.
- 15 2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk trong ba năm 2017-2019 a) Số lượng khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đăk Lăk Với các nguyên tắc và giá trị cốt lõi trong hoạt động quản trị đã Sacombank đã đƣa ra đƣơc các chiến lƣợt rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cùng với tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong Sacombank CN Đăk Lăk, số lƣợng khách hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với KHCN KD. * Xét về tỷ lệ tăng trƣởng số KHCN KD vay vốn: KHCN KD đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk. Với chính sách tạo mọi điều kiện cho việc phát triển khách hàng, đẩy mạnh tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc tìm kiếm các khách hàng mới, trong năm 2018 số KHCN KD đã tăng thêm 182 KHCN KD (21.85%), sang năm 2019 cùng với khó khăn của nền kinh tế, tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng giảm thấp của toàn hệ thống ngân hàng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến số lƣợng KHCN KD vay vốn tại Sacombank CN Đăk Lăk, trong năm 2019 số lƣợng KHCN KD vay vốn tại Sacombank CN Đăk Lăk chỉ tăng thêm 87 hộ ( 8.57% ) so với năm 2018. * Xét về cơ cấu thời hạn cho vay Cho vay KHCN KD ngắn hạn vào năm 2017 chỉ chiếm tỷ trọng: 39.62% trong cơ cấu cho vay KHCN KD của Sacombank CN Đăk Lăk, nhƣng sang năm 2018 tỷ trọng lƣợng KHCN KD dần dịch chuyển sang cho vay ngắn hạn, tỷ trọng KHCN KD tăng lên và đạt
- 16 mức 61.77% trong năm 2018, 64.51% trong năm 2019. Do, địa bàn trú đóng của Sacombank CN Đăk Lăk ở Trung tâm của Tỉnh Đăk Lăk, KHCN KD chủ yếu là vay kinh doanh có số vòng quay vốn ngắn vì vậy khách hàng dần dịch chuyển thời hạn vay từ ngắn hàn qua trung dài hạn là điều tất yếu và phù hợp với tình kinh phát triển kinh tế của địa phƣơng nói chung và của Sacombank CN Đăk Lăk nói riêng, tuy nhiên xét về tỷ lệ tăng trƣởng thì năm 2019 tỷ lệ tăng trƣởng có thấp hơn năm 2018. b) Tình hình cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăk Lăk - Cơ cấu cho vay KHCN KD theo ngành nghề kinh tế Cơ cấu về cho vay KHCN KD theo TSBĐ qua các năm khá ổn định, không có sự biến động lớn. Bên cạnh đó, chính sách không cho vay đối với các loại tài sản là động sản cũng đƣợc xem nhƣ là một biện pháp nhằm ngăn ngừa RRTD trong cho vay KHCN KD của Sacombank CN Đăk lăk. 2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 2.3.1. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng nhƣng vẫn nâng cao chất lƣợng chăm sóc khách hàng, tạo sự chuyên nghiệp, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả tài chính của đơn vị, Sacombank CN Đăk Lăk luôn quyết liệt và nghiêm túc thực hiện hệ thống văn bản quy định về: nghiệp vụ, sản phẩm tín dụng nhƣ Chính sách, quy chế,
- 17 quy định, quy trình,… và tuân thủ quy định của NHNN thông qua việc cập nhật, tổ chức nghiên cứu, tập huấn, phổ biến và hƣớng dẫn của cấp quản lý nhằm đảm bảo tất cả CBCNV đều nắm vững và thực thi tác nghiệp đầy đủ và chính xác. 2.3.2. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk Thống nhất có chế quản lý RRTD trong cho vay KHCN KD để chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý RRTD trong cho vay KHCN KD tại Sacombank CN Đăk Lăk. Làm công cụ để kiểm soát RRTD trong cho vay KHCN KD một cách bài bản và hiệu quả, đảm bảo hoạt động tín dụng trong phạm vi rui ro chấp nhận đƣợc. Xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trực thuộc có liên quan trong công tác kiểm soát RRTD. Phát triển tín dụng KHCN KD bảo đảm chất lƣợng, an toàn, hiệu quả, tăng trƣởng tín dụng ở mức vừa phải. Tạo môi trƣờng kiểm soát RRTD minh bạch và hiệu quả. Tập trung thu hồi nợ ngoại bảng, nợ xấu và nợ nhóm 2. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Kiểm soát nợ và không để phát sinh thêm nợ xấu, nợ nhóm 2. Khống chế tỷ lệ nợ xấu dƣới 2.5%, nợ nhóm 2 dƣới 3% và không có nợ cơ cấu. 2.3.3. Thực trạng vận dụng các phƣơng thức kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk + Nhóm phƣơng thức nhằm né tránh rủi ro.
- 18 Tại Sacombank CN ĐăkLăk, việc né tránh rủi ro đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động: xếp hạng tín dụng, thẩm định khách hàng và chính sách khách hàng. + Nhóm phƣơng thức nhằm ngăn ngừa rủi ro Các công việc kiểm soát rủi ro chủ yếu trƣớc khi cho vay KHCN KD Nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cấp tín dụng cho vay KHCN KD, thống nhất các bƣớc, thì nội dung cơ bản và quan trọng trong công việc kiểm soát rủi ro trƣớc khi cho vay KHCN KD là công tác thẩm định và tái thẩm định ( trong trƣờng hợp vƣợt hạn mức phán quyết của Sacombank CN Đăk Lăk ) Trong quá trình thẩm định, Sacombank CN Đăk Lăk phải thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng và các thông tin cần thiết khác để phân tích, đánh giá theo nội dung mẫu tờ trình cấp tín dụng phù hợp với mức phán quyết, đối tƣợng khách hàng, nhu cầu cấp tín dụng càu khách hàng. Các công việc kiểm soát rủi ro chủ yếu trong cho vay Nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao tính tuân thủ, cũng nhƣ hạn chế sai sót xảy ra thì công tác hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết đƣợc xem là là lá chắn thứ 2 phòng ngừa rủi ro trong cấp phát tín dụng và đây cũng là nội dung chủ yếu trong công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay. 2.3.4. Kết quả công tác kiểm sát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín chi nhánh Đăk Lăk a) Cơ cấu nhóm nợ theo mức độ rủi ro b) Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn