intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVTD, luận văn đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẠ THỊ NGỌC ÁNH KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM, ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Hoàng Dƣơng Việt Anh Phản biện 1: PGS.TS. Lâm Chí Dũng Phản biện 2: TS. Phạm Sỹ Hùng Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế thì đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu vốn sinh hoạt của các cá nhân để cải thiện đời sống của họ ngày càng lớn. Vì thế, nhiều ngân hàng nhận thấy rằng, thị trường khách hàng cá nhân là thị trường rất quan trọng, đầy tiềm năng để ngân hàng mở rộng cho vay, tăng trưởng huy động và mở rộng cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với đối tượng khách hàng này. Trong thời gian qua, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, công tác kiểm soát kiểm soát RRTD trong cho vay khách hàng cá nhân đã được triển khai nhưng công tác này vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả của nó vẫn chưa đạt được như mong đợi, ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng này cũng như sự phát triển lâu dài của chi nhánh. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của vấn đề trên, tôi đã chọn vấn đề “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và là công trình khoa học độc lập. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVTD, luận văn đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong CVTD
  4. 2 của NHTM. - Phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Kiểm soát RRTD là gì? Nội dung kiểm soát RRTD trong CVTD của NHTM bao gồm các vấn đề gì? Tiêu chí đánh giá kết quả và nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD trong CVTD là gì? - Những thành tựu và hạn chế của công tác kiểm soát RRTD trong CVTD mà ngân hàng Agribank – Chi nhánh Ông Ích Khiêm đã thực hiện? - Agribank – Chi nhánh Ông Ích Khiêm cần làm gì để hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay đối với CVTD trong tương lai? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động này tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát: Các cán bộ thuộc bộ phận Phòng bán lẻ, các Phòng giao dịch, Phòng Hỗ trợ tín dụng tại chi nhánh, Phòng Quản lý RRTD có liên quan đến công tác kiểm soát RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn đi theo hướng nghiên cứu làm rõ nội
  5. 3 dung cơ sở lý luận về kiểm soát RRTD trong CVTD, phân tích thực trạng kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng để rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với kiểm soát RRTD trong CVTD tại Chi nhánh. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng trong thời gian tới. - Về không gian: tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm giai đoạn 2017-2019 - Về thời gian: Đề tài căn cứ vào số liệu từ năm 2017 đến 2019 và đề xuất giải pháp kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng trong CVTD giai đoạn 2020 đến 2022. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD của Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CVTD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO CVTD CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay Rủi ro tín dụng nếu hiểu theo nghĩa xác suất, là khả năng xảy ra, nên có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Có nghĩa, một khoản vay mặc dù chưa quá hạn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ RRTD cao, nếu tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hay là một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho các ngân hàng chủ động trong công tác phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.” Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa RRTD tùy vào cách diễn diễn khác nhau, nhưng chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về RRTD như sau: RRTD xuất hiện khi người đi vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc không thanh toán. 1.1.2. Phân loại và đặc điểm của rủi ro tín dụng Tùy vào từng mục đích và yêu cầu nghiên cứu, RRTD được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. a. Phân loại rủi ro tín dụng - Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro - Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng b. Đặc điểm và các dấu hiệu của rủi ro tín dụng - Đặc điểm của rủi ro tín dụng - Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng 1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng a. Nguyên nhân
  7. 5 - Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân chủ quan b. Hậu quả của rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Tác động đến nền kinh tế, xã hội 1.1.4. Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thƣơng mại a. Khái niệm cho vay tiêu dùng b. Đặc điểm cho vay tiêu dùng c. Phân loại cho vay tiêu dùng 1.1.5. RRTD trong CVTD của Ngân hàng Thƣơng mại a. Khái niệm RRTD trong CVTD RRTD trong cho vay nói chung và RRTD trong CVTD nói riêng là khi khách hàng cá nhân không trả được cả gốc và lãi đúng hạn hoặc ngân hàng chỉ thu được một phần gốc và lãi hoặc không thu được cả gốc và lãi của khoản vay đó như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.” b. Phân loại RRTD trong cho vay tiêu dùng - Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro - Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro - Căn cứ vào giai đoạn phát sinh rủi ro c. Nguyên nhân của RRTD trong cho vay tiêu dùng - Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay - Nguyên nhân từ phía khách hàng vay - Nguyên nhân khác d. Tác động của RRTD trong cho vay tiêu dùng - Đối với ngân hàng - Đối với nền kinh tế 1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
  8. 6 1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng Theo Ủy ban Basel: “RRTD là rủi ro phát sinh tổn thất kinh tế do khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết”. RRTD là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền gốc, lãi hoặc cả hai) từ các khoản cho vay sẽ không được trả đầy đủ và đúng hạn, được biểu hiện thực tế qua việc:  Không thu được vốn đúng hạn  Không thu được lãi đúng hạn  Không thu được đủ vốn  Không thu được đủ lãi” 1.2.2 Nội dung kiểm soát RRTD trong cho tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại a. Né tránh rủi ro b. Ngăn ngừa rủi ro c. Giảm thiểu rủi ro d. Chuyển giao rủi ro e. Đa dạng hóa rủi ro 1.2.3. Tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng a. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =  100% Tổng dư nợ Nhược điểm của chỉ tiêu này chỉ mới đề cập đến nợ nội bảng, chưa bao quát những khoản nợ ngoại bảng là những khoản nợ còn có rủi ro cao hơn và các ngân hàng có thể giảm số liệu nợ xấu bằng cách xử lý xuất ra ngoại bảng. b. Biến động cơ cấu nhóm nợ Biến động cơ cấu nhóm nợ là sự thay đổi tỷ trọng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 trên tổng dư nợ qua các thời điểm. Nếu tỷ trọng các
  9. 7 nhóm nợ có mức rủi ro thấp giảm nhưng không có sự tăng lên ở các nhóm nợ cao hơn đó cũng là một trong những cơ sở đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro đang theo hướng tích cực. Và ngược lại nếu tỷ trọng dư nợ tại các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao đều tăng cho thấy mức độ RRTD của ngân hàng đang tăng lên. c. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể các khoản vay trên tổng dư nợ Tỷ lệ trích lập dự Số đã trích lập dự phòng cụ thể =  100% phòng cụ thể Tổng dư nợ Bản chất của việc trích lập dự phòng RRTD là việc trích trước vào chi phí các khoản tổn thất có thể phát sinh do RRTD. Việc trích lập này được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra trên cơ sở phân loại nợ và mức độ rủi ro của từng nhóm nợ. d. Tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ Giá trị xóa nợ ròng Tỷ lệ nợ xóa nợ ròng =  100% Tổng dư nợ Trong đó: Giá trị xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – Số tiền đã thu hồi được. 1.2.4.Các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thƣơng mại a. Nhân tố bên ngoài Các nhân tố thuộc về khách hàng cá nhân vay vốn Môi trường pháp lý: cũng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình quản trị RRTD của ngân hàng. Hiện nay, những văn bản quy định về việc kiểm soát RRTD trong CVTD được sửa đổi, bổ sung thường xuyên làm cho các cán bộ tín dụng khó khăn trong việc cập nhật và thực hiện. - Môi trường kinh tế - chính trị
  10. 8 - Môi trường thông tin b. Nhân tố bên trong ngân hàng - Chiến lược kinh doanh và chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng - Công tác thu thập thông tin của ngân hàng - Chú trọng lợi nhuận và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng - Công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay sau cho vay - Công nghệ quản lý hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng của ngân hàng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM, ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU CHI NHÁNH AGRIBANK ÔNG ÍCH KHIÊM 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm được thành lập theo quyết định số: 435/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 14/11/2001 của Chủ tịch HĐQT Agribank. Chi nhánh hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 2 loại 5 trực thuộc chi nhánh Agribank Đà Nẵng. Vào ngày 24 tháng 12 năm 2007 Hội đồng quản trị Agribank ban hành Quyết định số 1377/QĐ/HDQT-TCCB, với nội dung “Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Agribank” trong đó phân loại thành 03 chi nhánh là: chi nhánh loại 1, loại 2 và loại 3. Theo quyết định này thì Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm là chi nhánh loại 3 (tương đương với Chi nhánh Quận/Huyện) phụ thuộc trực tiếp
  11. 9 Chi nhánh Agribank Đà Nẵng. Sự ra đời của Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm nhằm mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh của hệ thống Agribank nói chung và của chi nhánh Agribank Đà Nẵng nói riêng nhằm tiếp cận đến các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng nhất là với chính quyền, đoàn thể tại địa phương để khai thác các thông tin về KH. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm gồm có: Giám đốc P. Giám đốc Nghiệp vụ Tổ Kế Toán Ngân Quỹ kinh doanh Hành chính Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm 2.1.3. Tình hình HĐKD của Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm giai đoạn từ năm 2017-2019 a. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng (2017- 2019) Theo bảng số liệu trên ta thấy, thị phần huy động của Agribank CN Ông Ích Khiêm Đà Nẵng tăng liên tục qua ba năm là năm 2017 (7,72%), năm 2018 (7,7%), năm 2019 (7,9%). Tổng nguồn vốn huy động năm 2018 đạt 2.995 tỷ đồng, tăng 6,12% so với năm 2017 và đạt 3.864 tỷ đồng vào năm 2019, tăng 29,04% so với năm 2018.
  12. 10 b. Hoạt động cho vay tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng (2017- 2019) ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch Năm Năm Năm 2018/2017 2019/2018 STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % 1 Doanh số cho vay 6.103 7.853 8.206 1.750 28,67 353 4,5 Ngắn hạn 5.747 6.181 7.692 434 7,55 1.511 24,45 Trung-Dài hạn 356 1.672 514 1.316 369,66 (1.158) -69,26 2 Doanh số thu nợ 5.877 7.088 7.669 1.211 20,61 581 8,20 Ngắn hạn 5.545 6.175 7.255 630 11,36 1.080 17,49 Trung-Dài hạn 332 913 414 581 175 (499) -54,65 3 Dƣ nợ cho vay 2,195 2,960 3,497 765 34,85 537 18,14 Ngắn hạn 1.384 1.390 1.827 6 0,43 437 31,44 Trung-Dài hạn 811 1.570 1.670 759 93,59 100 6,37 4 Nợ xấu 89 53 29 (36) -40,45 (24) -45,28 5 Tỉ lê nợ xấu/dƣ nợ 4,05% 1,79% 0,83% 6 Tổng dƣ nợ cho vay 44.830 48.337 50.739 3.507 7.82 2.402 4,97 trên địa bàn TP Đà Nẵng 7 Thị phần dƣ nợ cho 4,9% 6,12% 6,89% vay của Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng 2017-2019)
  13. 11 Doanh số cho vay qua ba năm của Chi nhánh có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Năm 2018, doanh số cho vay đạt 7.853 tỷ đồng, tăng 28,67% so với năm 2017. Năm 2019, doanh số cho vay đạt 8.206 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2018. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu mới là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nước tăng cao đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hóa chậm, công nợ phải thu tăng, chi phí tăng cao…dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. c. Kết quả kinh doanh của Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng giai đoạn (2017-2019) Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng (2017- 2019) ĐVT: Tỷ đồng Chênh lệch S Năm Năm Năm 2018/ 2017 2019/2018 T Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ T tiền % tiền % 1 Tổng thu nhập 301,53 455,83 504,25 154,36 51,19 48,35 10,61 Thu lãi cho vay 206,07 347,3 373,50 141,23 68,54 26,2 7,54 Thu lãi tiền gửi 50,27 57,23 72,94 6,95 13,83 15,71 27,46 Thu dịch vụ ngân hàng 24,03 27,32 33,70 3,3 13,71 6,38 23,35 Thu hoạt động kinh 12,99 21,25 19,14 8,26 63,57 (2,12) -9,95 doanh ngoại tệ Thu khác 8,17 2,79 4,98 (5,38) -65,81 2,18 78,1 2 Tổng chi phí 209,62 316,67 338,43 107,05 51,07 21,75 6,87 Trả lãi tiền gửi 140,90 185,95 194,01 45,05 31,97 8,06 4,33
  14. 12 Trả lãi tiền vay 7,6 13,23 22,67 5,63 74,15 9,44 71,32 Chi dịch vụ ngân hàng 0,47 0,59 0,78 0,12 25,8 0,19 31,53 Chi kinh doanh ngoại tệ 5,65 8,56 9,74 2,91 51,57 1,19 13,86 Chi nộp thuế và phí, lệ phí 1,44 2,64 1,64 1,2 82,76 (1) -37,78 Chi cán bộ công nhân viên 36,23 32,06 38,08 (4,17) -11,51 6,03 18,8 Chi cho hoạt động quản 8,2 9,97 12,94 1,77 21,52 2,98 29,86 lý và công cụ Chi về tài sản 7,99 10,70 12,46 2,71 33,92 1,75 16,37 Chi nộp phí bảo hiểm, 1,14 1,46 1,91 0,32 28,47 0,45 30,44 bảo hiểm tiền gửi, bồi thường Chi phí khác (bao gồm 0,01 51,52 44,2 51,51 643862,5 (7,31) -14,2 chi dự phòng) 3 Chênh lệch thu chi 91,9 139,22 165,82 47,31 51,48 26,6 19,11 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Agribank CN Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng 2017-2019) Ta thấy hoạt động huy động và cho vay vẫn là hai hoạt động chủ yếu và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của Agribank CN Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng. Kết quả hoạt động qua ba năm 2017 – 2019 của Chi nhánh là rất khả quan trong điều kiện cạnh tranh cao giữa các NHTM và nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CVTD TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM, ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tình hình CVTD tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm
  15. 13 b. Theo mục đích vay c. Theo hình thức đảm bảo d. Theo phương thức trả nợ 2.2.2. Các công tác, biện pháp chi nhánh đã và đang áp dụng để kiểm soát RRTD trong CVTD tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm trong thời gian qua a. Thực hiện chính sách CVTD theo hướng hạn chế rủi ro chặt chẽ - Chi nhánh đã thực hiện quy định về tài sản đảm bảo tiền vay theo hướng an toàn và thắt chặt hơn - Chi nhánh áp dụng phương thức trả nợ CVTD b. Thực hiện tương đối nghiêm túc quy trình cho vay - Lựa chọn và phân loại KH theo hướng chặt chẽ hơn - Hoàn thiện dần hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH vay tiêu dùng - Thực hiện việc thẩm định cho vay tương đối khoa học. - Chi nhánh thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn của khách hàng chưa được nghiêm túc. - Thực hiện việc bổ sung thêm các điều khoản của hợp đồng. - Biện pháp xử lý RRTD trong CVTD c. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khác - Đào tạo nguồn nhân lực: không ngừng nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên làm hoạt động tín dụng do Chi nhánh Agribank Đà Nẵng tổ chức. - Giảm thiểu rủi ro: Để giảm thiểu rủi ro, NH thực hiện cho vay đồng tài trợ với một hoặc một vài tổ chức tín dụng khác khi vượt quá quy định về tỷ lệ cho vay đối với một KH, đồng thời phân chia tổn thất khi xảy ra rủi ro. Ngoài những biện pháp trên, NH đã sử dụng các biện pháp XLRR nhằm chuyển giao RRTD trong cho vay cho một vài đối tượng khác chịu một phần hoặc một phần tổn thất xảy ra.
  16. 14 2.2.3. Kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm. a. Kết quả hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm b.Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro c. Tỷ lệ nợ xóa ròng CVTD 2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động kiểm soát RRTD trong CVTD tại Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm trong thời gian qua a. Những thành công đạt được - Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và cho vay được Ban lãnh đạo và Phòng Khách hàng thực hiện một cách chặt chẽ. Số lượng các khoản nợ luôn được thanh toán đúng hạn, tình trạng chậm trả, trễ hạn ít xảy ra. - Chất lượng CVTD và khả năng quản lý tín dụng trong khâu cho vay, thu hồi nợ CVTD của Chi nhánh là khá tốt. Khả năng thu hồi vốn CVTD của Chi nhánh là rất cao. - Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng được nâng cao. - Ngân hàng có những chính sách ưu đãi để duy trì những khách hàng có lịch sử trả nợ vay tốt để cấp tín dụng. - Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và tăng cường cử các cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế RRTD tại chi nhánh. b. Những hạn chế - Việc thực hiện mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHCN chưa được sử dụng đảm bảo - Công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt được kết quả như mong muốn.” - Công tác xử lý RRTD còn bị động - Quy trình phối hợp giữa các phòng ban chưa được chặt chẽ, có sự
  17. 15 mâu thuẫn - Chưa chú trọng đến đặc điểm của khách hàng theo từng vùng miền - Chú trọng hình thức cho vay bằng TSĐB c. Nguyên nhân của những hạn chế - Nhân tố bên trong: Chất lượng đội ngũ nhân viên tín dụng còn hạn chế, ít kinh nghiệm trong tiếp xúc KH và phân tích hồ sơ, lúng túng trong việc thẩm định, đạo đức phẩm chất nghề nghiệp phải thực sự tốt, kỹ năng phân tích diễn biến của thị trường Trong quá trình xét duyệt cho vay thường lạm dụng vào TSBĐ khi ra quyết định cho vay, định giá tài sản thế chấp thường áp dụng giá thị trường để tính giá trị cho vay mà chưa tính đến sự biến động giá cả tương lai sẽ thay đổi theo hướng giảm lúc đó việc thanh lý tài sản sẽ gặp khó khăn trong định giá nhằm thu hồi vốn đã cho vay. Quá trình kiểm tra, kiểm soát sau cho vay chưa kịp thời, nhiều lúc còn lỏng lẻo, chỉ mang tính hình thức, chủ yếu kiểm tra trước và trong khi cho vay còn vấn đề kiểm tra sau khi cho vay chưa thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và chặt chẽ điều này tạo sơ hở cho KH chiếm dụng vốn và sử dụng vốn sai mục đích. - Nhân tố bên ngoài: Những năm gần đây môi trường kinh tế có nhiều biến động. Lạm phát tăng, giá vàng biến động thất thường, giá của các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng cũng đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Những biến động không lường trước được ảnh hưởng đến thu nhập. những dự định trả nợ vay làm cho khách hàng không xoay xở kịp dẫn đến khách hàng phải trả nợ vay chậm. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  18. 16 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM – ĐÀ NẴNG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỤC TIÊU KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH AGRIBANK ÔNG ÍCH KHIÊM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1.1. Định hƣớng chung Đa dạng hoá các loại hình tín dụng trong CVTD, sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng loại đối tượng KH. Xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách KH. Tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung thể lệ, chế độ, quy trình, hồ sơ thủ tục tín dụng theo hướng cải cách hành chính, dễ tiếp cận đối với KH. Tập trung giải quyết dứt điểm nợ xấu, hạn chế tối đa nợ tồn đọng mới phát sinh do chủ quan. Tăng cường huy động vốn, chú trọng huy động vốn trung, dài hạn, ngoại tệ và dân cư. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. 3.1.2. Định hƣớng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng đối với KH vay tiêu dùng của Chi nhánh Agribank Ông Ích Khiêm trong thời gian đến a. Định hướng hoạt động cho vay  Đẩy mạnh hoạt động cho vay có TSĐB để phục vụ cho vay đời sống, kinh doanh và tiếp tục triển khai gói cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công nhân viên tại các doanh nghiệp có uy tín.  Tăng cường công tác tiếp thị cho vay có tài sản đảm bảo đối với khách hàng là hộ cá thể, tiêu dùng…
  19. 17  Tiếp tục tiếp thị và triển khai cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ôtô  Tiếp tục chào bán sản phẩm bảo an tín dụng cho khách hàng kể cả khách hàng cũ.  Tăng cường bán chéo sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế. b. Mục tiêu kiểm soát RRTD Một là: giảm thiểu tín dụng trong CVTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra.. Hai là: Tập trung gia tăng khả năng kiểm soát, phòng ngừa RRTD trong hoạt động CVTD của chi nhánh thông qua nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường năng lực tự giám sát và quản trị RRTD nội bộ. Ba là: Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ NH theo hướng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức về pháp luật, đào tạo nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Bốn là: Tăng cường hoạt động quản lý KH vay tiêu dùng, giám sát chặt chẽ các khoản nợ có khả năng chuyển sang nợ xấu. Xây dựng các biện pháp để thu hồi các khoản nợ xấu và nợ đã được XLRR. 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH ÔNG ÍCH KHIÊM – ĐÀ NẴNG 3.2.1. Chi nhánh đề nghị với hội sở cho phép tổ chức lại bộ máy quản lý tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng Các tổ chức tín dụng hiện nay có mô hình bộ máy tổ chức quản lý rất rõ ràng và được phân ra các phòng ban nhằm đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng rất có hiệu quả trong việc quản lý,
  20. 18 kiểm soát, xử lý RRTD. Chi nhánh cần tách biệt các chức năng cán bộ tín dụng, thẩm định và quản lý RRTD, tăng thêm bộ phận QHKH trong hoạt động cho vay. - Phòng quan hệ KH cá nhân - Khối quản lý rủi ro. 3.2.2. Thực thi chính sách cho vay tiêu dùng theo hướng an toàn hơn Trong bối cảnh hiện nay, chính sách cho vay chỉ phù hợp với giai đoạn trước đây, giai đoạn hiện nay nó tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy cần đặt ra mục tiêu cần chú trọng và phân tán RRTD trong cho vay. Để hạn chế và phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao, chi nhánh cần nghiên cứu và xây dựng cơ cấu tín dụng theo mục đích, loại hình cho vay thông qua việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, danh mục cho vay, tài sản đảm bảo. Hoàn thiện về pháp lý của các tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong các tài sản bảo đảm, nguồn thu nợ thứ hai khi RRTD trong cho vay xảy ra. Mặt khác, RRTD trong CVTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là điều kiện cần thiết. 3.2.3. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ KH Hiện nay, ngoài các chỉ tiêu mà Agribank đang áp dụng để đánh giá tài sản đảm bảo thì cần bổ sung thêm các tiêu chí sau: - Loại tài sản đảm bảo - Xu hướng giảm giá của tài sản đảm bảo - Khả năng sinh lời của tài sản đảm bảo Trên cơ sở đó, tài sản đảm bảo được đánh giá và xếp loại theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2