Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 6
download
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Tổ Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021, luận văn "Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế" đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tổ Tiết kiệm và vay vốn đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
- BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN TRẦN THỊ QUÝ PHƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN QUẢNG NGÃI - NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Lệ Huyền Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Bích Duyên Phản biện 2: TS. Lê Văn Khâm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 01 tháng 04 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, việc củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động của tổ TK&VV đã được Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm. Chi nhánh đã không ngừng mở rộng quy mô tín dụng, kịp thời chuyển tải dòng vốn ưu đãi từ các chương trình tín dụng đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Hoạt động cho vay chủ yếu được ủy thác qua các cấp Hội đoàn thể tại 8 huyện và thành phố Huế với 2.386 tổ TK&VV đã giúp cho đồng vốn ưu đãi đến với người dân. Đến thời điểm 31/12/2021 kết quả xếp loại tổ TK&VV tốt, khá chiếm trên 96,56% [15]. Mặc dù vậy, hoạt động của các tổ TK&VV chưa thật sự đồng đều giữa các thôn/xóm, giữa các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác bán phần như việc thành lập tổ TK&VV còn một phần chưa hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm của tổ viên, thiếu sự giám sát của Trưởng thôn/xóm; Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện vai trò, trách nhiệm chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nội dung khác theo quy ước hoạt động của Ban quản lý tổ TK&VV còn hạn chế dẫn đến nhiều hộ vay chưa nhận thức được trách nhiệm trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm theo đúng quy định, tham gia sinh hoạt tổ không theo định kỳ, thậm chí không tham gia; Hoạt động cho vay của tổ TK&VV chưa đáp ứng được yêu cầu của NHCSXH và của hộ vay; Công tác bình xét cho vay vẫn còn tình trạng không tổ chức họp bình xét hoặc có bình xét nhưng còn mang tính hình thức, một số nơi Ban quản lý tổ TK&VV còn nể nang, không kiên quyết trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay. Công tác lưu trữ các loại sổ sách, chứng từ, hồ sơ của Ban quản lý tổ TK&VV còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng vẫn là ý thức trách nhiệm được giao, sự tâm huyết, cũng như hạn chế về trình độ và năng lực quản lý của các thành viên Ban quản lý tổ TK&VV. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV đến năm 2025 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại NHCSXH. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại chi nhánh Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại NHCSXH dựa trên những cơ sở lý luận nào? - Thực trạng chất lượng hoạt động tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào? - Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV của mình đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại Ngân hàng Chính sách xã hội 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian nghiên cứu: Đánh giá giai đoạn 2019-2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận, phương pháp thu thập số liệu, hương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp hạch toán kinh tế 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV tại NHCSXH. 2
- Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tác giả Nguyễn Văn Linh (2017) với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị”. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thực trạng chất lượng hoạt động Tổ TK&VV của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị từ các số liệu báo cáo, các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV và thông qua khảo sát mẫu về các nội dung như thành lập Tổ TK&VV, BQL Tổ TK&VV, hoạt động cho vay, công tác bình xét cho vay, hoạt động sinh hoạt của Tổ, tác giả đã xác định một số kết quả đạt được cũng như các hạn chế tồn tại và nguyên nhân các hạn chế. Nghiên cứu này cũng đưa ra 5 giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ TK&VV. Tác giả Ngô Mạnh Chính (2019) với luận án tiến sĩ “Tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo”. Số liệu thứ cấp phân tích trong đề tài sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2016. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tín dụng của NHCSXH Việt Nam đối với người nghèo nhằm không ngừng gia tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo, góp phần nâng cao cuộc sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo và mang lại thành công cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thực hiện đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam Tác giả Huỳnh Văn Chiến Em (2020) với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre”. Đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động của tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre từ năm 2016 đến năm 2018. Từ đó, đánh giá được những mặt hạn chế trong quá trình hoạt động của tổ TK&VV trên địa bàn tỉnh, để có giải pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới. Tác giả Phùng Quốc Chương (2020) với nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An”. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV tại Chi nhánh 3
- NHCSXH tỉnh Long An thông qua các số liệu báo cáo, tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ và đưa ra 7 giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về tổ chức hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn 1.1.1. Khái niệm Tổ tiết kiệm và vay vốn - Khái niệm chính thức của NHCSXH: Tổ TK&VV là tập hợp những hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng… được Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã chấp thuận bằng văn bản 1.1.2. Mục đích, nguyên tắc và điều kiện thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn * Mục đích thành lập: nhằm tập hợp những hộ gia đình thuộc đối tượng phục vụ để giúp những đối tượng này tiếp cận, cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm và vay vốn, các thành viên trong tổ cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, cùng giám sát nhau trong việc vay vốn và trả nợ. * Nguyên tắc hoạt động: tự nguyện tham gia và cùng tương trợ lẫn nhau trong việc vay vốn và thực hiện các nghĩa vụ khi vay vốn và các nghĩa vụ khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam và của NHCSXH. * Điều kiện thành lập: - Số lượng thành viên một Tổ: Tối thiểu 05 và tối đa 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). + Nếu địa bàn cấp thôn có đủ số lượng tổ viên thì thành lập Tổ theo cấp thôn. + Nếu trong một thôn không đủ số tối thiểu 5 tổ viên theo quy định thì được thành lập Tổ theo địa bàn thôn liền kề trong xã (liên thôn). Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc hoạt động và quản lý hoạt động của Tổ, Tổ được thành lập theo địa bàn thôn, làng, ấp, 4
- bản, buôn, phum, sóc, TDP, khu phố, khóm và địa bàn tương đương (sau đây gọi chung là thôn) nằm trong xã. - Có Quy ước hoạt động nêu rõ nội dung hoạt động của Tổ (theo mẫu Biên bản họp Tổ 10A/TD). - Việc thành lập Tổ và nội dung Quy ước hoạt động của Tổ phải được UBND cấp xã chấp thuận và xác nhận vào Biên bản. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Tổ Tiết kiệm và Vay vốn tại NHCSXH 1.1.4. Nội dung và trình tự thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn Bước 1: Tuyên truyền, vận động Bước 2: Tổ chức cuộc họp thành lập Tổ Bước 3: Công việc sau cuộc họp thành lập tổ 1.1.5. Quyền lợi và nhiệm vụ của Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn * Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Tổ - Triển khai, thực hiện Quy ước hoạt động của Tổ; Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích cho các tổ viên về chủ trương, chính sách của Nhà nước về tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, thủ tục vay vốn NHCSXH; - Tiếp nhận Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn (theo mẫu của NHCSXH) của tổ viên gửi đến. - Trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, sản xuất kinh doanh, thu nhập và trả nợ Ngân hàng của tổ viên… * Quyền lợi của Ban quản lý Tổ Được NHCSXH đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động của Tổ; Được tham gia các cuộc họp giao ban với NHCSXH; Được NHCSXH chi trả hoa hồng cho các hoạt động nghiệp vụ về quản lý Tổ… 5
- 1.1.6. Quyền lợi và nhiệm vụ của tổ viên trong tổ Tiết kiệm và vay vốn - Nhiệm vụ của tổ viên: Chấp hành Quy ước hoạt động và biểu quyết tại các cuộc họp của Tổ; Sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ gốc, trả lãi vốn vay đầy đủ, kịp thời; có trách nhiệm giám sát lẫn nhau trong việc vay vốn, trả nợ ngân hàng và việc thực hiện quy ước hoạt động của Tổ… - Quyền lợi của tổ viên: Tổ viên trong Tổ được hỗ trợ thủ tục, hồ sơ vay vốn và nhận vốn vay trực tiếp từ NHCSXH theo danh sách đã được phê duyệt khi vay vốn… 1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn - Chất lượng sinh hoạt Tổ TK&VV 1.2.1. Các chỉ tiêu định lượng - Quy mô dư nợ - Hoa hồng bình quân trên tổ - Tỷ lệ nợ quá hạn - Tỷ lệ nộp lãi của các thành viên - Tỷ lệ thành viên gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV - Đánh giá xếp loại tổ hàng năm - Tình hình kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn 1.2.2. Các chỉ tiêu định tính - Tình hình phát triển Tổ TK&VV - Trình độ năng lực của Ban quản lý Tổ - Tiêu chí thành lập Tổ TK&VV - Sự tín nhiệm của tổ viên đối với Ban quản lý Tổ TK&VV - Công tác bình xét cho vay - Cho vay đúng đối tượng 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn 1.3.1. Các nhân tố chủ quan - Kinh nghiệm, trình độ, năng lực của Ban quản lý Tổ TK&VV. - Việc chấp hành thực hiện quy ước hoạt động của Tổ TK&VV. - Điều kiện kinh tế của thành viên Ban quản lý Tổ TK&VV. 1.3.2. Các nhân tố từ thành viên của tổ TK&VV. - Quy mô hoạt động của Tổ TK&VV. 6
- - Trình độ văn hóa, nhận thức của các thành viên 1.3.3. Các nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế - Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam - Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội - Hoạt động ủy thác cho vay của tổ chức Hội, đoàn thể - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cho vay 1.4. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội trong nước và bài học kinh nghiệm đối với chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng chính sách xã hội trong nước * Kinh nghiệm của Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang * Kinh nghiệm của Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Cạn * Kinh nghiệm của Ngân hàng CSXH tỉnh Phú Yên 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế - Một là, việc thành lập Tổ TK&VV gồm các hộ gia đình sống liền canh liền cư trong cùng một thôn, khóm, làng, bản có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gần giống nhau (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát mới nghèo...) - Hai là, từ việc kết nạp, bình xét cho vay theo tổ, nhóm vừa và nhỏ có tác động gắn kết, cộng đồng trách nhiệm của cá nhân. - Ba là, tăng cường tập huấn, hướng dẫn ban quản lý tổ TK&VV trong việc quản lý, theo dõi tổ viên ra vào tổ, ghi chép biên lai, biên bản họp tổ, lưu giữ hồ sơ của tổ. - Bốn là, việc sinh hoạt Tổ TK&VV định kỳ tháng/quý là một yêu cầu tất yếu trong việc tuyên truyền các chủ trương chính sách, để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc theo định kỳ, trả lãi hàng tháng. - Năm là, chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn và tăng trưởng dư nợ các chương trình tín dụng theo mục tiêu đề ra. - Sáu là, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn vào các buổi sinh hoạt của tổ hoặc lồng ghép triển khai nghiệp vụ công tác đoàn thể; đồng thời, tuyên truyền cho tổ viên hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm khi vay vốn. 7
- - Bảy là, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở tổ viên nộp lãi, gửi tiền tiết kiệm hàng tháng và trả vốn vay đúng hạn. - Tám là, tiến hành rà soát, sắp xếp hồ sơ: hướng dẫn các tổ trưởng tổ TK&VV trên địa bàn lưu trữ hồ sơ, giấy tờ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Chi nhánh NHCSXH tỉnh TT-Huế trực thuộc NHCSXH Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 50/QĐ-HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH và khai trương đi vào hoạt động 30/5/2003. Địa chỉ: 49 Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Đến 31/12/2021, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 8 Phòng giao dịch cấp huyện, thị xã với số lượng điểm giao dịch lưu động 152 điểm tại các xã, phường, thị trấn trên tổng số 152 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Phòng nghiệp vụ gồm 5 phòng: Phòng Hành chính - Tổ chức; Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng; Phòng Kế toán Ngân quỹ; Phòng Tin học và Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ. 8
- Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCSXH xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.3. Các chương trình tín dụng ưu đãi của chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Chương trình cho vay hộ nghèo; cho vay hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn; cho vay HSX tại vùng khó khăn; … 2.1.4. Quy trình cho vay qua tổ Tiết kiệm và vay vốn Quy trình cho vay qua Tổ TK&VV được trình bày ở sơ đồ sau. Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay qua Tổ TK&VV (Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế) 9
- 2.1.5. Tình hình đội ngũ nhân lực của chi nhánh Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Người 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng số lao động 121 120 121 -1 -0,83 1 0,83 1. Phân theo giới tính - Lao động nam 71 73 72 2 2,82 -1 -1,37 - Lao động nữ 50 47 49 -3 -6,00 2 4,26 2. Phân theo chuyên môn - Lãnh đạo 29 29 29 0 0,00 0 0,00 - Kế toán, ngân quỹ 29 28 29 -1 -3,45 1 3,57 - Tín dụng 36 38 38 2 5,56 0 0,00 - Hành chính tổ chức 23 23 23 0 0,00 0 0,00 - Kiểm soát 1 1 1 0 0,00 0 0,00 - Tin học 2 1 1 -1 -50,00 0 0,00 3. Phân theo trình độ - Đại học trở lên 95 99 103 4 4,21 4 4,04 - Cao đăng, trung cấp 2 1 0 -1 -50,00 -1 -100,00 - Sơ cấp + khác 23 21 18 -2 -8,70 -3 -14,29 2.1.6. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh Bảng 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2021 ĐVT: Triệu đồng 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Nguồn vốn cân đối chuyển 2.298.028 2.412.275 2.569.181 114.247 4,97 156.906 6,50 từ TW 2. Nguồn vốn huy động tại địa 383.713 468.101 529.639 84.388 21,99 61.538 13,15 phương được TW cấp bù lãi suất 3. Nguồn vốn ủy 92.773 114.623 141.671 21.850 23,55 27.048 23,60 thác đầu tư Tổng cộng 2.774.514 2.994.999 3.240.491 220.485 7,95 245.492 8,20 10
- 2.1.7. Kết quả hoạt động của chi nhánh Cụ thể, doanh số cho vay năm 2019 đạt 1.267 tỷ đồng, năm 2020 đạt 1.285 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 1.359 tỷ đồng, tăng 5,73% so với năm 2020. Doanh số thu nợ năm 2019 là 1.046 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 82,58% so với doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2020 là 1.067 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 83,04% so với doanh số cho vay, đến năm 2021 đạt 1.113 tỷ đồng, đạt 81,91% so với doanh số cho vay. 2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động của tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tình hình phát triển tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.4: Tình hình phát triển Tổ TK&VV của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Tổ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Hội Nông dân - Số tổ TK&VV 726 717 698 -9 -1,24 -19 -2,65 - Số hộ 26.292 25.638 24.960 -654 -2,49 -678 -2,64 - Số thành viên BQ/tổ 36 36 36 - - - - 2. Hội Phụ nữ - Số tổ TK&VV 1.376 1.309 1.275 -67 -4,87 -34 -2,60 - Số hộ 54.274 52.047 51.254 -2.227 -4,10 -793 -1,52 - Số thành viên BQ/tổ 39 40 40 1 2,54 - - 3. Hội Cựu chiến binh - Số tổ TK&VV 212 225 236 13 6,13 11 4,89 - Số hộ 7.198 7.654 7.956 456 6,34 302 3,95 - Số thành viên BQ/tổ 34 34 34 - - - - 4. Đoàn thanh niên - Số tổ TK&VV 124 135 142 11 8,87 7 5,19 - Số hộ 4.294 4.876 5.123 582 13,55 247 5,07 - Số thành viên BQ/tổ 35 36 36 -1 -2,89 - - Tổng số tổ 2.438 2.386 2.351 -52 -2,13 -35 -1,47 Tổng số hộ vay vốn 92.058 90.215 89.293 -1.843 -2,00 -922 -1,02 BQ toàn tỉnh/tổ 38 38 38 - - - - 11
- 2.2.2. Trình độ năng lực của ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.5: Quy mô và cơ cấu Ban quản lý Tổ TK&VV của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Người 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổng ố thành viên BQL 4.876 4.772 4.702 -104 -2,13 -70 -1,47 1. Phân theo giới tính - Nam 878 836 809 -42 -4,78 -27 -3,23 - Nữ 3.998 3.936 3.893 -62 -1,55 -43 -1,09 2. Phân theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi 195 286 288 91 46,67 2 0,70 - Từ 30 đến 45 tuổi 731 1.002 1.132 271 37,07 130 12,97 - Trên 45 tuổi 3.950 3.484 3.282 -466 -11,80 -202 -5,80 3. Phân theo trình độ - Đại học trở lên 121 133 145 12 9,92 12 9,02 - Cao đẳng, trung cấp 243 262 284 19 7,82 22 8,40 - Phổ thông trung học 4.512 4.377 4.273 -135 -2,99 -104 -2,38 2.2.3. Dư nợ bình quân của tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.6: Dư nợ bình quân trên Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng/tổ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Hội Nông dân 1.118 1.201 1.332 83 7,39 131 10,91 2. Hội Phụ nữ 1.168 1.298 1.421 130 11,10 124 9,52 3. Hội Cựu chiến binh 1.022 1.147 1.258 125 12,23 111 9,71 4. Đoàn Thanh niên 1.063 1.223 1.332 160 15,02 109 8,91 Tổng DN bình quân/tổ toàn tỉnh 1.135 1.250 1.373 115 10,13 123 9,83 2.2.4. Hoa hồng bình quân tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.7: Tình hình chi trả hoa hồng đối với Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng/tổ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Hội Nông dân 11,07 11,76 12,39 0,69 6,23 0,63 5,32 2. Hội Phụ nữ 12,04 12,94 13,78 0,90 7,48 0,84 6,48 3. Hội Cựu chiến binh 10,93 10,79 11,20 -0,14 -1,28 0,41 3,83 4. Đoàn Thanh niên 11,20 10,50 11,13 -0,70 -6,25 0,63 5,97 Tổng hoa hồng BQ toàn tỉnh 11,61 12,25 12,95 0,64 5,51 0,70 5,68 12
- 2.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn qua Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Triệu đồng 2019 2020 2021 Huyện/Thành phố Nợ Dư nợ Tỷ Nợ Dư nợ Tỷ Nợ Dư nợ Tỷ QH qua tổ lệ QH qua tổ lệ QH qua tổ lệ TP Huế 170 286.843 0,059 133 354.687 0,037 187 369.444 0,051 Hương Trà 0 323.049 0,000 0 313.671 0,000 120 273.541 0,044 Phú Lộc 254 331.413 0,077 278 344.435 0,081 290 363.811 0,080 Hương Thủy 950 292.402 0,325 991 202.301 0,490 540 299.627 0,180 Phú Vang 125 335.689 0,037 120 363.942 0,033 178 293.169 0,061 Phong Điền 79 381.589 0,021 104 404.635 0,026 134 452.258 0,030 Quảng Điền 223 293.135 0,076 215 369.710 0,058 224 399.876 0,056 A Lưới 201 338.116 0,059 196 321.774 0,061 220 374.688 0,059 Nam Đông 48 185.134 0,026 40 307.474 0,013 143 401.225 0,036 Toàn tỉnh 2.050 2.767.370 0,074 2.077 2.982.629 0,070 2.036 3.227.639 0,063 2.2.6. Tỷ lệ thu lãi Bảng 2.9: Tỷ lệ nộp lãi bình quân của Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: % 2020/2019 2021/2020 Huyện/Thành phố 2019 2020 2021 +/- +/- Thành phố Huế 100,2 100,2 100,6 - 0,40 Hương Trà 100,1 100,2 100,3 0,10 0,10 Phú Lộc 98,0 99,5 99,9 1,50 0,40 Hương Thủy 100,0 99,6 100,4 - 0,40 0,80 Phú Vang 98,3 99,0 100,1 0,70 1,10 Phong Điền 98,2 98,0 99,7 - 0,20 1,70 Quảng Điền 100,0 100,0 100,0 - - A Lưới 95,3 96,0 98,8 0,70 2,80 Nam Đông 95,8 98,2 100,0 2,40 1,80 Toàn tỉnh 98,43 98,97 99,98 0,53 1,01 13
- 2.2.7. Tỷ lệ thành viên tổ gửi tiết kiệm thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.10: Tỷ lệ tổ viên gửi tiết kiệm của Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: người 2019 2020 2021 Huyện/ Số Số Số Số Số Số Thành thành thành Tỷ lệ thành thành Tỷ lệ thành thành Tỷ lệ phố viên viên (%) viên viên (%) viên viên (%) gửi của tổ gửi của tổ gửi của tổ TP Huế 12.079 12.861 93,92 11.336 11.851 95,65 11.417 11.515 99,15 Hương Trà 10.185 11.968 85,10 10.798 11.610 93,01 11.001 11.281 97,52 Phú Lộc 10.702 11.840 90,39 9.628 11.660 82,57 11.325 11.714 96,68 Hương Thủy 8.775 9.643 91,00 8.812 9.022 97,67 8.660 8.960 96,65 Phú Vang 12.215 13.865 88,10 12.987 13.314 97,54 12.659 12.803 98,88 Phong Điền 10.595 11.235 94,30 10.999 11.212 98,10 10.723 10.923 98,17 Quảng Điền 8.122 9.797 82,90 9.325 9.724 95,90 9.127 9.469 96,39 A Lưới 7.058 9.324 75,70 7.979 9.208 86,65 8.123 9.016 90,10 Nam Đông 3.879 4.564 84,99 3.790 4.457 85,03 3.877 4.534 85,51 Toàn tỉnh 83.610 95.097 87,92 85.654 92.058 93,04 86.912 90.215 96,34 2.2.8. Tình hình kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng tại các tổ TK&VV Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Hồ sơ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % 1. Tổng số khách hàng đã kiểm tra 36.281 34.727 35.125 -1.554 -4,28 398 1,15 2. Tổng số hồ sơ sai 888 721 686 -167 -18,81 -35 -4,85 3. Hồ sơ khách hàng được phê duyệt 35.393 34.006 34.439 -1.387 -3,92 433 1,27 2.2.9. Kết quả đánh giá xếp loại tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 2.12: Kết quả xếp loại Tổ TK&VV tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2021 ĐVT: Tổ 2020/2019 2021/2020 Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/- % +/- % Tổ Tốt 2.380 2.304 2.274 -76 -3,19 -30 -1,30 Tổ Khá 56 77 75 21 37,50 -2 -2,60 Tổ Trung bình 0 5 2 5 - -3 -60,00 Tổng cộng 2.436 2.386 2.351 -50 -2,05 -35 -1,47 14
- 2.3. Chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua kết quả điều tra khảo sát 2.3.2. Ý kiến đánh giá về tiêu chí thành lập tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.14: Ý kiến của thành viên Tổ TK&VV về thành lập tổ Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Đồng ý Rất không đồng ý thường bình đồng ý đồng ý 1. Tổ TK&VV được thành lập có sự chủ trì/chứng 0,00 5,83 41,67 45,83 6,67 3,53 kiến của HĐT quản lý 2. Tổ TK&VV được thành lập dựa vào ý chí của các 0,00 5,00 30,00 53,33 11,67 3,72 thành viên tham gia 3. Tổ TK&VV được thành lập có sự giám sát trưởng 1,67 14,17 50,00 31,67 2,50 3,19 thôn/xóm 4. Tổ TK&VV có các thành viên tham gia cùng trên địa bàn hành chính 2,50 12,50 42,50 41,67 0,83 3,26 thôn và xóm 5. Việc thành viên tham gia vào Tổ TK&VV là hoàn 1,67 15,83 49,17 29,17 4,17 3,18 toàn tự nguyện, đoàn kết Bảng 2.15: Ý kiến của cán bộ HĐT về thành lập Tổ TK&VV Tần suất đánh giá (%) Tiêu chí Rất Không Bình Trung Rất không đồng ý thường Đồng ý đồng ý bình đồng ý 1. Tổ TK&VV được thành lập có sự chủ trì/chứng kiến của 0,00 7,78 46,67 42,22 3,33 3,41 HĐT quản lý 2. Tổ TK&VV được thành lập dựa vào ý chí của các thành 2,22 4,44 20,00 62,22 11,11 3,76 viên tham gia 3. Tổ TK&VV được thành lập 0,00 10,00 47,78 40,00 2,22 3,34 có sự giám sát trưởng thôn/xóm 4. Tổ TK&VV có các thành viên tham gia cùng trên địa bàn 0,00 6,67 24,44 60,00 8,89 3,71 hành chính thôn và xóm 5. Việc thành viên tham gia vào Tổ TK&VV là hoàn toàn 1,11 13,33 45,56 37,78 2,22 3,27 tự nguyện, đoàn kết 15
- 2.3.3. Ý kiến đánh giá về tiêu chí Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.16: Ý kiến của thành viên tổ về BQL Tổ TK&VV Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Đồng Rất không bình đồng ý thường ý đồng ý đồng ý 1. Các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn được BQL Tổ công bố rõ 0,00 10,00 40,83 43,33 5,83 3,45 ràng 2. Ban quản lý Tổ được bầu chọn 0,00 11,67 45,00 36,67 6,67 3,38 công khai, dân chủ 3. Việc bầu chọn BQL Tổ có sự chủ trì của HĐT và giám sát của 0,00 9,17 43,33 42,50 5,00 3,43 Trưởng thôn/khóm 4. BQL Tổ có năng lực, uy tín và tin thần trách nhiệm đối với tổ 0,00 2,50 29,17 56,67 11,67 3,78 viên 5. BQL Tổ có năng lực trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, 0,00 10,83 51,67 30,83 6,67 3,33 SXKD, thu nhập và trả nợ Bảng 2.17: Ý kiến của cán bộ HĐT về BQL Tổ TK&VV Tần suất đánh giá (%) Rất Rất Trung Tiêu chí không Không Bình Đồng đồng bình đồng đồng ý thường ý ý ý 1. Các tiêu chuẩn, tiêu chí lựa chọn được BQL Tổ công bố rõ 0,00 6,67 38,89 44,44 10,00 3,58 ràng 2. Ban quản lý Tổ được bầu chọn 0,00 7,78 46,67 38,89 6,67 3,44 công khai, dân chủ 3. Việc bầu chọn BQL Tổ có sự chủ trì của HĐT và giám sát của 0,00 5,56 43,33 44,44 6,67 3,52 Trưởng thôn/khóm 4. BQL Tổ có năng lực, uy tín và tin thần trách nhiệm đối với tổ 2,22 3,33 18,89 62,22 13,33 3,81 viên 5. BQL Tổ có năng lực trực tiếp giám sát việc sử dụng vốn vay, 0,00 7,78 57,78 27,78 6,67 3,33 SXKD, thu nhập và trả nợ 16
- 2.3.4. Ý kiến đánh giá đối với tiêu chí hoạt động cho vay của Tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.18: Ý kiến thành viên Tổ TK&VV về hoạt động cho vay Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Đồng Rất bình không đồng ý thường ý đồng ý đồng ý 1. BQL Tổ giải thích rõ ràng về quyền lợi, nghĩa 0,00 1,67 46,67 50,00 1,67 3,52 vụ của tổ viên và quy chế hoạt động của tổ 2. BQL Tổ hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn nhanh 0,00 9,17 63,33 25,83 1,67 3,20 chống đáp ứng yêu cầu của tổ viên. 3. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, ĐK vay vốn được 0,00 16,67 65,00 17,50 0,83 3,03 công khai rõ ràng 4. Các thành viên vay vốn 0,00 0,00 40,00 58,33 1,67 3,62 đảm bảo đúng đối tượng Bảng 2.19: Ý kiến của cán bộ HĐT về hoạt động cho vay củaTổ TK&VV Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Rất không Đồng ý bình đồng ý thường đồng ý đồng ý 1. BQL Tổ giải thích rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ 0,00 11,11 55,56 31,11 2,22 3,24 của tổ viên và quy chế hoạt động của tổ 2. BQL Tổ hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn nhanh 0,00 8,89 52,22 37,78 1,11 3,31 chống đáp ứng yêu cầu của tổ viên. 3. Các tiêu chuẩn, tiêu chí, ĐK vay vốn được công 0,00 8,89 56,67 33,33 1,11 3,27 khai rõ ràng 4. Các thành viên vay vốn 0,00 10,00 46,67 41,11 2,22 3,36 đảm bảo đúng đối tượng 17
- 2.3.5. Ý kiến đánh giá đối với tiêu chí công tác bình xét cho vay Bảng 2.21: Ý kiến của cán bộ HĐT về công tác bình xét cho vay Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Rất bình không Đồng ý đồng ý thường đồng ý đồng ý 1. Tiêu chuẩn, điều kiện cho vay được BQL Tổ công bố và giải thích rõ ràng 0,00 6,67 61,11 31,11 1,11 3,27 cho các tổ viên 2. Việc bình xét cho vay được thực hiện một cách nghiêm túc, dân chủ trong 0,00 2,22 31,11 64,44 2,22 3,67 cuộc họp/sinh hoạt tổ 3. Công tác bình xét cho vay tại tổ là đảm bảo đúng đối tượng được vay vốn 0,00 1,11 16,67 71,11 11,11 3,92 NHCSXH 4. Khi vay vốn BQL Tổ có tổ chức họp bình xét và có sự tham gia của Hội cấp 0,00 4,44 55,56 38,89 1,11 3,37 xã, trưởng thôn 2.3.6. Ý kiến đánh giá đối với tiêu chí sinh hoạt của Tổ Tiết kiệm và vay vốn Bảng 2.23: Ý kiến của cán bộ HĐT về sinh hoạt của Tổ TK&VV Tần suất đánh giá (%) Rất Trung Tiêu chí Không Bình Đồng Rất không bình đồng ý thường ý đồng ý đồng ý 1. Hoạt động sinh hoạt Tổ TK&VV có diễn ra thường xuyên 0,00 15,56 62,22 20,00 2,22 3,09 theo quy định (tháng/quý) 2. Khi sinh hoạt Tổ TK&VV các tổ viên tham dự đầy đủ, đúng 0,00 3,33 61,11 34,44 1,11 3,33 thành phần, số lượng 3. Tại buổi sinh hoạt BQL Tổ có thông tin, tuyên truyền về chủ 0,00 3,33 63,33 31,11 2,22 3,32 trương chính sách liên quan 4. BQL Tổ có đôn đốc các tổ viên trong tổ sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ, trả lãi đúng hạn 0,00 13,33 66,67 20,00 0,00 3,07 và tuyên truyền động viên tổ viên gửi tiết kiệm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 349 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn