intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch - một sản phẩm đặc thù với mục đích phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu từng bước vươn lên và khẳng định qua kết quả hoạt động từng năm. Từ chỗ hoạt động với nguồn vốn ít ỏi, nước sản xuất ra thất thoát thất . Trong quá trình hoạt động kinh doanh công tác quản lý sử dụng tài sản của công ty vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ đối với khách hàng của Công ty như: Dịch vụ cấp nước ổn định đáp ứng nhu cầu dùng nước của khách hàng, mạng lưới cấp nước không ngừng được mở rộng, số lượng người dân được dùng nước tăng lên hàng năm với 100% khách hàng được lắp đặt và thanh toán tiền nước qua đồng hồ, dịch vụ cấp nước đảm bảo, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm hàng năm ổn định ở mức 12,5% - 13,5% và thấp hơn trong thời gian tới. Từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài:“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Về không gian: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội. Về thời gian:Số liệu từ năm 2015 đến năm 2017. 1
  2. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn các phương pháp được sử dụng: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp đánh giá các số liệu thống kê. 5. Kết cấu luận văn Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong luận văn ngoài lời mở đầu và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh: Kinh doanh cá thể, Kinh doanh góp vốn, Công ty. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy mô và trình độ phát triển nhất định. Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tư cách là các công ty. Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp. 2
  3. 1.1.2. Tài sản của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. 1.1.2.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp Có nhiều cách phân loại tài sản của doanh nghiệp. Với các tiêu thức khác nhau thì tài sản của doanh nghiệp được chia làm các loại khác nhau Trong luận văn này, tác giả căn cứ vào kết cấu của bang cân đối kế toán để phân loại. Theo tiêu thức này tài sản của doanh nghiệp bao gồm 02 loại gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn 1.1.2.3. Vai trò của tài sản trong doanh nghiệp Tài sản trong doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tài sản không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu. Như vậy, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất - kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản -Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản == Tổng tài sản bình quân trong kỳ 3
  4. Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ là bình quân số học của tổng tài sản có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. - Hệ số sinh lợi tổng tài sản: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) = Tổng tài sản bình quân trong kỳ Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệu quả của việc tài trợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tư bằng vốn chủ. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSNH = TSNH bình quân trong kỳ Trong đó: TSNH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSNH có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao. - Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lợi TSNH = TSNH bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSNH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. 4
  5. 1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSDH = TSDH bình quân trong kỳ Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị TSDH trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao. - Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lợi TSDH = TSDH bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. 1.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Khái niệm về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Hiện nay chưa có một giáo trình, tài liệu nào đưa ra khái niệm chính xác về nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo tác giả nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được hiểu một cách đơn thuần là : nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm sao để hiệu quả sản xuất kinh doanh năm sau cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối, số tương đối và cấp số động thái 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ngoài việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn để có thể phát huy hiệu quả sử dụng tài sản một cách tối đa giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. 1.3.2.1. Nhân tố chủ quan • Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân 5
  6. Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào. Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân. Trước hết, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định. Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và ngược lại • Công tác Tổ chức sản xuất - kinh doanh và cơ sở trang thiết bị công nghệ Một quy trình sản xuất – kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao. Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. • Đặc điểm sản xuất – kinh doanh Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn 6
  7. và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau. Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau. Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản. • Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau: * Quản lý tiền mặt * Quản lý dự trữ, tồn kho * Quản lý các khoản phải thu * Quản lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn * Quản lý tài sản cố định • Công tác thẩm định dự án • Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn 1.3.2.2. Nhân tố khách quan • Môi trường kinh tế Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước. Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế. 7
  8. • Chính trị - pháp luật Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. • Khoa học – công nghệ Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó. Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. • Thị trường Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính. Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. • Đối thủ cạnh tranh Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản 8
  9. xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp. • Ngoài ra Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sách phát triển. Nếu các chiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạn của đơn vị cấp trên được xây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽ tạo cho doanh nghiệp thành viên những thuận lợi trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Từ đó góp phần thực hiện hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả. 1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty nước sạch trong nước và bài học cho công ty nước sạch số 2 Hà Nội 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty nước sạch trong nước Các Công ty nước sạch trong nước ngày càng hoàn thiện để đảm bảo công tác quản lý. Với chính sách của nhà nước thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp nước sẽ tạo tiền đề để các Công ty cấp nước nâng cao hơn nữa trong công tác quản trị và đặc biệt là công tác quản trị , sử dụng tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho công ty nước sạch số 2 Hà Nội Với đặc thù chung của ngành cấp nước cung như chính sách của Nhà nước. Công ty nước sạch số 2 Hà Nội đã hoàn thành và thực hiện hoạt động với mô hình Công ty cổ phần. Cùng với cuộc cách mạng 4.0, Công ty cũng đã chủ động để đầu tư khoa học công nghệ trong mọi hoạt động để phục vụ công tác quản lý tài sản chặt chẽ như áp dụng các phần mềm quản lý mới, công tác kiểm tra giám sát từ xa..... cũng với mục tiêu, mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 9
  10. Với kinh nghiệm mà các công ty bạn đã đạt được, Công ty nước sạch số 2 Hà Nội cần học hỏi và thực hiện các kinh nghiệm của các Công ty khác đã làm được áp dụng mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cụ thể : - Cần thực hiện công nghiêm túc công tác thẩm định dự án cụ thể với các dự án mới đầu tư đều được áp dụng những công nghệ mới cho dây chuyền sản xuất. Các loại vật liệu sử dụng cho mạng lưới cấp nước được sử dụng mới thay thế cho các loại vật liệu truyền thống được xác định có giá trị đầu tư thấp hơn nhưng tuổi thọ sử dụng bằng và dài hơn sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cao hơn - Cần đầu tư thêm khoa học – kỹ thuật để áp dụng cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát như sử dụng hệ thống ghi đọc điện tử thay thế cho nhân công ghi đọc trực tiếp.... dẫn đến giảm chi phí về nhân công làm tăng lợi nhuận cho Công ty. - Cần nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trong Công ty dưới mọi hình thức và áp dụng các cơ chế vận hành tối ưu để nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong công tác quản lý tài sản. - Yêu cầu thực hiện nghiêm túc trong công tác tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì vốn tối ưu. Trong đó cần tận dụng các nguồn đầu tư ngân sách đầu tư cho lĩnh vực cấp nước. Tận dụng các ưu đãi nguồn vay từ quỹ phát triển của Thành phố. Qua các việc cần và yêu cầu phải thực hiện sẽ dẫn đến công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty sẽ được nâng cao hơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập từ ngày 31/8/1996 với nhiệm vụ được giao là sản xuất kinh doanh nước sạch phụ vụ nhân dân tại khu vực phía bắc Thủ đô. Qua nhiều lần chuyển đổi chủ sở hữu nay đã trở thành Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân phía Bắc thành phố Hà Nội bao gồm các quận Long Biên, huyện Gia lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; 10
  11. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí; Xây dựng công trình công ích, công trình kỹ thuật dân dụng, chuyên dụng khác; Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình; tư vấn quản lý dự án; Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật; Xuất, nhập khẩu mặt hàng Công ty kinh doanh; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh vận tải, kho bãi; Hoạt động của các cơ sở thể thao; Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội, năm 2017) Công ty có các phòng ban, đơn vị, chi nhánh đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty 2.1.4 Tình hình kết quả của Công ty qua các năm ( 2015 – 2017 ) Tổng doanh thu của năm 2016 đạt : 223.880 triệu đồng tăng 138% so với năm 2015. Tổng doanh thu của năm 2017 đạt : 242.353 triệu đồng tăng 108% so với năm 2016 Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 là 15.707 triệu đồng, giảm 508 triệu đồng so với năm 2015 là 16.212 triệu đồng, tương ứng 97%, Nhưng năm 2017, lợi nhuận sau thuế đạt 33.494 triệu đồng, tăng 214% tương ứng với số tiền là 17.970 11
  12. triệu đồng so với năm 2016. Những số liệu cho thấy công ty hoạt động tốt, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thu nhập cho người lao động. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 2.2.1. Thực trạng tài sản của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội 2.2.1.1 Thực trạng về tổng tài sản của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau: Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội giai đoạn ( 2015-2017 ) Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 tỷ Chỉ tiêu tỷ trọng tỷ trọng Giá trị trọng Giá trị Giá trị (%) (%) (%) Tài sản ngắn 77.508 37,34 97.252 50,06 90.445 33,37 hạn Tài sản dài 130.062 62,66 97.028 49,94 180.608 66,63 hạn Tổng tài sản 207.570 100,00 194.280 100,00 271.053 100,00 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) Qua bảng 2.2, cho thấy tổng tài sản có sự thay đổi qua ba năm. Năm 2015, tổng tài sản ở mức 207 tỷ đồng. Sang năm 2016, tổng tài sản giảm đi 6,4% tương ứng 13 tỷ. Tuy nhiên, năm 2017, tổng tài sản đã tăng lên đáng kể, gần 77 tỷ đồng tương ứng 39,52% so với năm 2016 thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh được mở rộng. Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo. Năm 2015, tỷ trọng tài sản dài hạn gần gấp đôi tỷ trọng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2016, cùng với sự sụt giảm quy mô tài sản, tài sản ngắn hạn tăng lên trong khi tài sản dài hạn giảm đi làm cho tỷ trọng hai loại tài sản này ngang bằng nhau. Bước sang năm 2017, khi quy mô tài sản được mở rộng, tài sản dài hạn lại chiếm tỷ 12
  13. trọng lớn trong tổng tài sản (66,63%). Điều này cho thấy, sự mở rộng quy mô tài sản chủ yếu tập trung vào mở rộng quy mô tài sản dài hạn. 2.2.1.2. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty Để tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng và có sự biến đổi nhanh chóng trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Quy mô và cơ cấu trong tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của doanh nghiệp. Đối với Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, trong những năm qua, quy mô và cơ cấu của tài sản ngắn hạn đã có sự thay đổi, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của công ty và sự tác động của môi trường kinh doanh. (Xem tại bảng 2.3) Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội qua các năm 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng; % Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng (%) (%) (%) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 31.377 40,48 25.205 25,92 30.157 33,34 1.Tiền 31.377 40,48 16.355 16,82 25.270 27,94 2.Các khoản tương đương tiền 8.850 9,1 4.887 5,40 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 38.773 50,03 52.838 54,33 45.601 50,42 1. Phải thu khách hàng 28.504 36,78 45.013 46,28 41.025 45,36 2. Trả trước cho người bán 411 0,53 1.347 1,39 1.496 1,65 3. Các khoản phải thu khác 10.001 12,9 8.245 8,48 5.748 6,36 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (143) (0,18) (1.767) (1,82) (2.668) (2,95) III. Hàng tồn kho 7.358 9,49 16.517 16,98 12.359 13,67 1. Nguyên liệu, vật liệu 609 0,78 1.113 1,14 2.171 2,40 2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 6.749 8,71 15.404 15,84 10.188 11,27 IV. Tài sản ngắn hạn khác 2.692 2,77 2.328 2,57 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1.271 1,31 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 2 0,002 472 0,52 4. Tài sản ngắn hạn khác 1.419 1,46 1.856 2,05 Tổng tài sản ngắn hạn 77.508 100,00 97.252 100,00 90.445 100,00 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) 13
  14. 2.2.1.2. Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty Tỷ trọng của TSDH trong tổng số tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (tr.Đồng) (%) (tr.Đồng) (%) (tr.Đồng) (%) I.Các khoản phải thu dài 5.020 3,86 hạn 1.Phải thu dài hạn 5.020 3,86 khách hàng II.Tài sản cố định 80.683 62,03 56.630 58,36 133.571 73,96 1.Tài sản cố định hữu 56.198 43,21 36.257 37,37 110.273 61,06 hình 137.906 106,03 125.904 129,76 203.792 112,84 -Nguyên giá (81.708) (62,82) (89.647) (92,39) (93.519) (51,78) -Giá trị hao mòn luỹ kế 2.Tài sản cố định thuê 17.024 13,09 11.269 11,61 13.355 7,39 tài chính 28.774 22,12 28.774 29,65 38.333 21,22 -Nguyên giá (11.750) (9,03) (17.505) (18,04) (24.978) (13,83) -Giá trị hao mòn luỹ kế 3.Chi phí xây dựng cơ 7.462 5,73 9.104 9,38 9.943 5,51 bản dở dang III.Các khoản đầu tư tài 39.339 30,25 38.473 39,65 46.673 25,84 chính dài hạn 1.Đầu tư vào công ty 32.147 24,72 32.147 33,13 liên kết, liên doanh 2. Đầu tư dài hạn khác 7.192 5,53 6.326 6,52 46.673 25,84 IV.Tài sản dài hạn khác 5.020 3,86 1.925 1,99 363 0,20 1.Chi phí trả trước dài 5.020 3,86 1.813 1,87 363 0,20 hạn 2.Tài sản dài hạn khác 112 0,12 Tổng tài sản dài hạn 130.062 100,00 97.028 100,00 180.607 100,00 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) 14
  15. Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng các loại tài sản dài hạn thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo đó là tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn và đầu tư dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản dài hạn của công ty. Bảng 2.5 – Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ.trọng Giá trị Tỷ.trọng Giá trị Tỷ.trọng Nhà cửa, vật 45 0,08 15 0,04 6.408 5,81 kiến trúc Máy móc, 2.032 3,62 408 1,13 2.566 2,33 trang thiết bị Phương tiện 53.675 95,51 35.513 97,95 100.949 91,54 vận tải T. Bị văn 446 0,79 321 0,88 349 0,32 phòng Tổng TSCĐ 56.198 100,00 36.257 100,00 110.273 100,00 hữu hình ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh nước sạch và thực hiện thi công xây dựng các công trình cấp nước giá trị của mạng lưới tuyến ống chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định hữu hình của công ty (trên 90%). Sự đầu tư vào mạng lưới tuyến ống được thể hiện rất rõ vào năm 2017. Giá trị mạng lưới tuyến ống tăng hơn 65 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng tương đối 184,26%. Bảng 2.6 - Hệ số hao mòn TSCĐHH của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nguyên giá TSCĐHH Tr.đồng 137.906 125.904 203.792 Số tiền khấu hao luỹ kế Tr.đồng 81.708 89.647 93.519 Hệ số hao mòn TSCĐHH 0,59 0,71 0,46 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) 15
  16. Qua các năm, hệ số hao mòn TSCĐHH đã có sự thay đổi: tăng từ 0,59 năm 2015 đến 0,71 năm 2016 và giảm đi còn 0,46 năm 2017. Điều này chứng tỏ gần đây, Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới TSCĐHH, đặc biệt TSCĐHH đầu tư cho mở rộng mạng lưới cấp nước của Công ty. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội 2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bảng 2.7 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu thuần Tr.đồng 162.115 223.880 242.353 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tr.đồng 22.875 21.349 41.709 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 212.488,5 200.925,5 232.667 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,76 1,11 1,04 Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,11 0,11 0,18 (ROA) ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) Qua bảng trên ta thấy : Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có tăng qua các năm nhưng không ổn định cụ thể : Năm 2015 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,76. Năm 2016 chỉ tiêu này là 1,11 tăng 0,35 so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 là 1,04 so với năm 2016 giảm 0,07 nhưng so với năm 2015 hiệu suất sử dụng tổng tài sản vẫn tăng lên 0,28. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm 2016, tổng tài sản bình quân giảm đi trong khi doanh thu lại tăng lên còn năm 2017, tổng tài sản bình quân tăng lên 15,8% trong khi đó tốc độ tăng doanh thu chỉ là 8,25%. Hệ số sinh lời tài sản ( ROA ) cũng đã tăng qua các năm. Năm 2015, năm 2016 là 0,11 chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi với 1 đồng tài sản năm 2015, năm 2016 tạo ra 0,11 đồng lượi nhuận trước thuế và lãi vay. Năm 2017laf 0,18 tăng so với năm 2015, năm 2016 là 0,07. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tổng tài sản bình quân năm 2017 tăng 15,8% trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng với tốc độ khá mạnh 95,37%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản đã được quan tâm và một đồng tài sản đã tạo ra nhiều đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay hơn trước. 16
  17. 2.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản. Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu thuần Tr.đồng 162.115 223.880 242.353 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 16.212 15.704 33.494 TSNH bình quân trong kỳ Tr.đồng 76.170,5 89.889,5 93.848,5 Hiệu suất sử dụng TSNH 2,13 2,49 2,58 Hệ số sinh lợi TSNH 0,21 0,17 0,36 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) * Hiệu suất sử dụng TSNH Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần. Năm 2015, nếu sử dụng một đồng TSNH đem lại 2,13 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2016 đem lại 2,49 đồng và năm 2017 là 2,58 đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hướng tăng qua ba năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. * Hệ số sinh lợi TSNH Nhìn vào bảng trên cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn tuy có giảm nhẹ vào năm 2016 nhưng sang năm 2017 đã tăng lên hơn gấp đôi từ 0,17 đến 0,36. Điều này chứng tỏ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế hơn trước. 2.2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu thuần 162.115 223.880 242.353 Lợi nhuận sau thuế 16.212 15.704 33.494 TSDH bình quân trong kỳ 136.318 111.035 138.817,5 Hiệu suất sử dụng TSDH 1,19 2,02 1,75 Hệ số sinh lợi TSDH 0,12 0,14 0,24 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội, giai đoạn 2015-2017) 17
  18. * Hiệu suất sử dụng TSDH Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. * Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 2.3.1. Kết quả đạt được Công ty nước sạch số 2 Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nước, với hai mảng hoạt động chính là Kinh doanh nước sạch và Kinh doanh dịch vụ lắp đặt đường ống, đo kiểm nước. Qua ba năm, tổng tài sản có xu hướng tăng trong đó tài sản dài hạn và đặc biệt là tài sản cố định tăng lên nhiều nhất thể hiện sự đầu tư hợp lý của Công ty. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Công ty. Bảng 2.10: Cơ cấu vốn của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Đvt: tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ ngắn hạn 54.935 57.167 88.608 Nợ dài hạn 50.432 39.207 44.355 Vốn chủ sở hữu 102.202 97.907 138.090 Tổng nguồn vốn 207.569 194.281 271.053 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2015-2007 của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội) Bảng 2.11: Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tài sản ngắn hạn 77.508 97.252 90.445 Nợ ngắn hạn 54.935 57.167 88.608 Vốn ngắn hạn ròng 22.573 40.085 18.37 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2015-2007 của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội) 18
  19. Trong thời gian qua, Công ty đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian qua cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty đều có xu hướng tăng. Mặt khác, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn thấp so với kế hoạch đặt ra. Bảng 2.12: Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty nước sạch số 2 Hà Nội 2015 2016 2017 Chỉ tiêu KH TH KH TH KH TH Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,05 0,76 1,36 1,11 1,4 1,04 Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,14 0,11 0,15 0,11 0,27 0,18 Hiệu suất sử dụng TSNH 2,92 2,13 3,03 2,49 3,18 2,58 Hệ số sinh lợi TSNH 0,29 0,21 0,22 0,17 0,55 0,36 Hiệu suất sử dụng TSDH 1,64 1,19 2,48 2,02 2,5 1,75 Hệ số sinh lợi TSDH 0,16 0,12 0,18 0,14 0,43 0,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2015-2007 của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội) 2.3.2.2. Nguyên nhân • Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn yếu kém Thứ hai, công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả Đối với ngành cấp nước thì tài sản tập trung là các nhà máy sản xuất nước cũng như mạng lưới cấp nước. Đầu tư dự án cho ngành cấp nước chủ yếu là đầu tư cho các hạng mục này. Các hạng mục của dự án đầu tư nhằm mục tiêu, mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh chứ không phải là các dự án nhằm cải tạo cơ sở vật chất của doanh nghiệp. 19
  20. Thứ ba, khả năng huy động vốn còn hạn chế, chưa thiết lập và duy trì cơ cầu vốn tối ưu Bên cạnh đó, Công ty chưa quan tâm đến vấn đề xác lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của Công ty làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản. • Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, nền kinh tế biến động bất lợi Thứ hai, với môi trường văn hóa xã hội ngày càng cao của thủ đô yêu cầu về chất lượng nước và dịch vụ cấp nước cho nhân dân. Thứ ba, với yêu cầu xã hóa phong phú các ngành dịch vụ của Thủ đô do vậy Công ty cũng ảnh hưởng nhiều tại địa bàn được giao quản lý do có các nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường gây cạnh tranh trong kinh doanh của Công ty. Các đối thủ cạnh tranh về lĩnh vực cấp nước trên địa bàn của Công ty hiện đang quản lý xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô lớn hơn. Thứ tư, luật pháp chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NƯỚC SẠCH SỐ 2 HÀ NỘI 3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Ổn định và nâng cao các dịch vụ cấp nước trên địa bàn Công ty quản lý. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tại địa bàn Công ty quản lý tổ chức thực hiện hoàn thiện mạng lưới cấp nước theo quy hoạch của Thủ đô. Tận dụng các nguồn ngân sách ứng trước để thực hiện đầu tư các dự án về phát triển nguồn nước cũng như phát triển mở rộng mạng lưới cấp nước, khách hàng tại các khu vực nông thôn còn lại trên địa bàn Công ty được giao quản lý. 3.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể của Công ty Công ty tập trung trước mắt vào công tác phát triển nguồn để cung cấp nước sạch phục vụ khách hàng. Cụ thể là tập trung hoàn thiện, xây dựng dự án nhà máy 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2