intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phân tích tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHẠM THỊ HOA Hà Nội – Năm 2018
  2. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước những biến động khó lường của nền kinh tế những năm gần đây, lĩnh vực tài chính - ngân hàng gặp phải những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Hàng loạt các sự cố trong kinh doanh tiền tệ nảy sinh, thanh khoản yếu kém, nợ xấu tăng cao, lợi nhuận giảm sút.... Các ngân hàng thực sự bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, phải tự hoàn thiện, nâng cao về chất lượng toàn diện để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường. Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế, trước mỗi quyết định tài trợ tín dụng, Ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao, đặc biệt phân tích tình hình tài chính khách hàng vay vốn là doanh nghiệp. Để tín dụng hoàn thành chức năng của mình và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, các NHTM phải đưa ra được những giải pháp khoa học và quyết tâm tạo nguồn lực nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy nhận thức rõ điều đó. Trong thời gian qua, Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện quy trình, chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, tăng độ chính xác của kết quả phân tích, là cơ sở tin cậy để ra quyết định cho vay, giám sát tình hình doanh nghiệp trước, trong và sau khi cho vay, hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Song, cũng không thể tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc do 1
  3. hoạt động phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động tín dụng. Trên địa bàn, có nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, năng động nhưng không kém phần phức tạp. Một số doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho ngân hàng theo ý muốn chủ quan. Trong khi đó, cán bộ tín dụng không bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, lúng túng trong xác định phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Một số báo cáo phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp thiếu khách quan, trung thực, dẫn đến những sai lầm trong đầu tư tín dụng, nợ xấu của chi nhánh có khuynh hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vì vậy, hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doang nghiệp không những là yêu cầu bức xúc đối với NHTM Việt Nam nói chung mà còn đối với BIDV – Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng. Trong bối cảnh này, em chọn đề tài “Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. - Nghiên cứu thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy. 2
  4. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu Phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy từ năm 2015 đến 2017 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn 4.1. Cơ sở lý luận 4.2. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy. 3
  5. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tin dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.1.3. Vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1. Phương pháp so sánh 1.3.2. Phương pháp phân tích tỷ số. 1.3.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng vay vốn * Báo cáo tài chính của doanh nghiệp • Bảng cân đối kế toán: • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Thuyết minh báo cáo tài chính * Thông tin thu thập qua các kênh trung gian * Thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp 4
  6. 1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.6.1 Nhân tố chủ quan 1.6.1.1 Chính sách cho vay của tổ chức tín dụng 1.6.1.2 Trính độ cán bộ tín dụng 1.6.1.3 Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng thương mại 1.6.1.4 Mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại 1.6.1.5 Quy trình, nội dung và phương pháp phân tích 1.6.2 Nhân tố khách quan 1.6.2.1 Chất lượng thông tin được sử dụng để phân tích 1.6.2.2 Môi trường pháp lý, kinh tế, xã hội 1.6.2.3 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mạ Kết luận chương 1 5
  7. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy 2.1.1 Lịch sử hình thành 2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển – chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2015-2017 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn qua các năm Năm 2015 2016 2017 Tỷ Tỷ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền Chỉ tiêu trọng trọng I.Tổng huy động 1.279 100% 2.107 100% 2.566 100% vốn Theo khách hàng Huy động 939 73,42% 1.474,9 70% 1.539,5 60% dân cư - Huy động 340 26,58% 632,1 30% 1.026 40% TCKT Theo loại tiền -VND 839 65,6% 1.432,8 68% 1.924,4 75% -Ngoại 440 34,4% 674,2 32% 641 25% tệ 6
  8. Theo thời hạn huy động Dưới 1 680 53,2% 1.011,4 48% 1.590,8 62% năm -Trên 1 599 46,8% 1.095,6 52% 975 38% năm Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh Cầu Giấy năm 2015, 2016,2017 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chỉ tiêu I.Tổng dư nợ 731 100% 1.387 100% 2.076 100% tín dụng Theo loại hình cho vay -Cho vay cá 402 55% 277,4 20% 727 35% nhân -Cho vay 329 45% 1.109,6 80% 1.349,7 65% doanh nghiệp Theo thời hạn cho vay -Ngắn hạn 488 66,76% 731 53% 1.163 56% -Trung dài hạn 244 33,24% 656 47% 914 44% Theo loại tiền -VND 557 76,2% 1.085 78% 1.163 56% -Ngoại tệ 174 23,8% 302 22% 914 44% Nguồn: Báo cáo tài chính Chi nhánh Cầu Giấy năm 2015, 2016,2017 7
  9. Dư nợ tín dụng toàn chi nhánh năm 2017 đạt hơn 2.076 tỷ đồng, tăng 1.345 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 184% so với năm 2015. Đặc biệt cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016 dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm 80% tổng dư nợ tín dụng, tăng 780,6 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1.349,7 tỷ đồng, tăng 240,1 tỷ đồng so với năm 2016. 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 Quy mô tổng tài sản của Chi nhánh Cầu Giấy không ngừng tăng qua các năm. Năm 2017 Chi nhánh có tổng tài sản đạt 2.720 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 537 tỷ đồng. Tổng vốn huy động, dư nợ tín dụng và lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng mạnh. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 đạt 30,7 tỷ đồng, tăng 58,25% so với năm 2016. Đối với một chi nhánh mới được nâng cấp từ phòng giao dịch thì đây là một kết quả phản ánh sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh trong những năm đầu hoạt động. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm TT 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1 Tổng tài sản 1.428 2.183 2.720 2 Huy động vốn cuối kỳ 1.279 2.107 2.566 3 Dư nợ tín dụng 731 1.387 2.076 4 Dư nợ theo loại tiền VND 557 1.085 1.599 5 Nợ xấu 9,82 27,13 49,76 6 Thu dịch vụ dòng 3,9 8,1 16 7 Trích DPRR (Lũy kế trong năm) 6 11 30 8 Lợi nhuận trước thuế 9,01 25,9 41 9 Lợi nhuận sau thuế 6,76 19,4 30,7 Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV - CN Cầu Giấy năm 20152016,2017 8
  10. 2.2 Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt dộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy 2.2.1 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy như sau: 2.2.2 Phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh 2.2.2.2 Phương pháp tỷ số 2.2.2.3 Phương pháp sử dụng thông tin trong báo cáo tài chính 2.2.3 Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dựng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Cầu Giấy 2.2.4 Minh hoạ phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị giai đoạn 2015-2017 2.2.4.1 Thông tin cung cấp 2.2.4.2 Tình hình két quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Xây Lắp và Kinh doanh Vật tư thiết bị Nguồn: Báo cáo của Công ty TNHH Xây lắp và kinh doanh thiết bị - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn qua các năm, bình quân tăng trưởng khoảng 30%/ năm - Giá vốn hàng bán: Duy trì khoảng 79% doanh thu các năm, năm 2015, giá vốn hàng bán giảm chỉ còn 74% doanh thu. 9
  11. - Chi phí bán hàng, chi phí QLDN: Ổn định qua các năm thể hiện chi phí bán hàng thường chiếm 9% Doanh thu, chi phí QLDN là 3-5% Doanh thu. Cho thấy công tác quản lý của Công ty được xây dựng một cách rõ ràng, chặt chẽ nhằm đạt hiệu kinh doanh ở mức cao nhất. - Chi phí tài chính: Biến động theo lãi suất thị trường qua các năm, tăng tương ứng với quy mô sản xuất. - Lợi nhuận trước thuế từ sản xuất kinh doanh: Hầu như duy trì ổn định trong 03 năm trở lại đây ở mức 48.000 triệu đồng. Năm 2017, với việc giá vốn giảm, công ty lại được hoàn thuế nhập khẩu 29.000 triệu đồng, do đó lợi nhuận tăng cao, đạt hơn 80.000 triệu đồng. - Lợi nhuận sau thuế: Năm 2016, LNST đạt 36.781 triệu đồng, năm 2017, với việc tăng cao lợi nhuận trước thuế, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đạt mức cao là trên 60.000 triệu đồng. - Với kết quả kinh doanh năm 2017: Công ty đã thực hiện chia cổ tức: tạm ứng bằng tiền mặt: tháng 08/2017 là 15% cho các cổ đông. Trong giai đoạn nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, công ty chia cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ cao thế này có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Nhận xét Liên tiếp các năm trở lại đây doanh thu của công ty đều đạt vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân 03 năm đạt 27.87% khẳng định về sự ổn định, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường của Công ty là rất tốt. 2.2.4.3 Tình hình tài sản , nguồn vốn của Công ty TNHH Xây Lắp và Kinh doanh Vật tư thiết bị Nhận xét chung: 10
  12. Tổng tài sản (TTS) tăng trưởng đều đặn qua các năm, tốc độ đều trên 02 con số với tốc độ tăng bình quân 03 năm gần đây là 15%. Trong cơ cấu TTS thì tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm chủ yếu, bình quân 03 năm là trên 70% TTS. TSNH tập trung chủ yếu ở hai khoản mục Tiền và các khoản tuơng đương tiền và hàng tồn kho (HTK); năm 2016, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 12% TTS, HTK chiếm 58% TTS. Tài sản dài hạn (TSDH), chiếm chủ yếu là Tài sản cố định, bình quân 24% so với TTS trong 03 năm trở lại đây. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn (TNV), nợ phải trả (NPT) có xu hướng tăng lên trong cơ cấu TNV so với vốn chủ sở hữu (VCSH). Đến hết năm 2016: NPT chiếm 62% TNV, năm 2017 là 67% TNV. NPT chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm bình quân 03 năm là gần 58% TNV 100% TSDH được đầu tư bằng VCSH và nợ dài hạn. Vốn lưu động ròng năm 2014: 144.784 triệu đồng và năm 2016 là 162.436 triệu đồng, năm 2017 là 198.897 trịêu đồng. Vốn lưu động ròng của công ty tăng qua các năm cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty tốt hơn trong họat động sản xuất kinh doanh. • Phân tích chi tiết một số khoản mục lớn Về tài sản: - Phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu của công ty thường chiếm khỏang 5- 7% tổng tài sản tại thời điểm các năm, chủ yếu là các khoản phải thu phát sinh dưới 3 tháng và tập trung các khách hàng truyền thống, không có nợ xấu, chất lượng các khoản phải thu là tương đối tốt. 11
  13. - Trả trước cho người bán: Phải trả người bán chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng tài sản qua các năm. Phải trả người bán chủ yếu là các khoản đặt cọc/ thanh toán trước một phần tiền hàng, kí quỹ. - Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Năm 2015 công ty vẫn dự phòng 5.925 triệu đồng như năm 2016. Trong đó chủ yếu khoản dự phòng khó đòi từ Công ty CP Tập Đoàn Quốc tế Kim Đinh 3.300 triệu đồng, phần còn lại là các khách hàng nhỏ phát sinh dưới 100 triệu/ khách hàng. - Hàng tồn kho Với quy mô, năng lực sản xuất ngày càng tăng, do đó hàng tồn kho của Công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2016 là 659.792 triệu đồng, năm 2017 hàng tồn kho là 815.116 đồng, tăng 24% so với năm 2016. Trong đó: + Nguyên vật liệu tồn kho: Năm 2017 ở mức 350.358 triệu đồng tăng 5% so với năm 2016. Nguyên nhân của việc nguyên vật liệu tồn kho cuối năm thường cao cũng phù hợp với chu kỳ sản xuất của công ty thường đẩy mạnh vào quý IV và quý I năm tiếp theo. Với hệ thống kho hàng được xây dựng khang trang, hàng hóa trong kho được quản lý một cách khoa học hệ thống, do đó chất lượng hàng tồn kho luôn bảo đảm sẵn sàng phục vụ cho sản xuất. + Thành phần tồn kho: Năm 2017 tăng 48% so với năm 2016 ở mức 409.799 trịêu đồng. Với doanh thu 1 năm của công ty hiện nay lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, có thể nói lượng sản phẩm tồn kho trên hoàn toàn có khả năng tiêu thụ hết trong vòng 02- 03 tháng. Chất lượng hàng tồn kho là bảo đảm do Công ty không thực hiện trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho và theo thông tin từ công ty cung cấp quy trình sản xuất đã thực hiện loại bỏ ngay những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, đồng thời việc bảo quản 12
  14. hàng thành phẩm luôn được công ty chú trọng với hệ thống nhà kho rộng rãi, các sản phẩm được sắp xếp một cách khoa học. • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc tích trữ nguyên vật liệu của công ty là đáp ứng cho kỳ sản xuất tiếp theo. Các năm trở lại đây giá thành nguyên vật liệu mặc dù biến động nhưng chủ yếu là theo xu hướng tăng giá. Bên cạnh đó giá thành sản phẩm do công ty đưa ra thị trường ổn định hoặc điều chỉnh tăng khi giá nguyên vật liệu đầu vào biến động tăng mạnh do đó công ty không trích lập khoản dự phòng này. ➢ Tài sản ngắn hạn khác Năm 2017 ở mức 7.181 trịêu đồng tăng nhẹ ( 5%) so với năm 2016. Đây thực chất là khoản tạm ứng cho các hoạt động trong năm của công ty. ➢ Phải thu dài hạn của khách hàng Ở mức 72.389 triệu đồng các năm trước, năm 2017 đã giảm xuống còn 31.744 triệu đồng. Theo đánh giá của Ban giám đốc công ty, khoản công nợ này chắc chắn thu được nhưng sẽ bị kéo dài, công ty không trích lập dự phòng đối với khoản phải thu này, không tính lãi cũng như không đánh giá lại chênh lệch tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm 31/12/2017 ➢ Tài sản cố định + Tài sản cố định hữu hình: Năm 2017 là 270.608 triệu đồng tăng 4% so với năm 2016, với chi tiết tài sản phát sinh tăng trong năm tổng cộng 47.043 triệu đồng như sau: Mua sắm mới: Máy móc thiết bị- 35.647 triệu đồng; Phương tiện vận tải- 604 triệu đồng; TSCĐ dùng trong quản lý- 579 triệu đồng; TSCĐ khác- 361 triệu đồng. Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành: Nhà cửa vật kiến trúc 9.851 triệu đồng. Giảm trong năm: Thanh lý máy móc thiết bị: 28.252 triệu đồng. 13
  15. + Tài sản cố định vô hình: Năm 2017 thay đổi không đáng kể so với năm 2016 ở mức 4.347 triệu đồng- Đây là giá trị quyền sử dụng đất của Công ty. ➢ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Năm 2017 giảm 92% so với năm 2016 ở mức 1.205 triệu đồng. Tại thời điểm 31/12/2017, một số nhà kho dây chuyền sản xuất đã hoàn thành và chuyển thành tài sản cố định như nhà kho, dây chuyền sản xuất, do đó chi phí xây dựng đang giảm mạnh so với cuối năm 2016. Nhận xét về tài sản Sự lớn mạnh mang tính vững chắc của Công ty xây lắp và kinh doanh thiết bị vât tư thể hiện qua quy mô tổng tài sản tăng đều đặn qua các năm với tốc độ tăng trưởng hợp lý. - Chất lượng các khoản phải thu là bảo đảm từ các bạn hàng truyền thống; Phát sinh hàng tồn kho phù hợp với chiến lược kinh doanh và tình hình sản xuất trong thực tế của Công ty. Không có hàng tồn kho hỏng, kém chất lượng, không thể đưa vào sản xuất. ❖ Về nguồn vốn: ➢ Vay và nợ ngắn hạn: Với quy mô hoạt động ngày càng mở rộng thì như cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn trong sản xuất của công ty ngày càng tăng. Năm 2016 vay và nợ ngắn hạn của công ty ở mức 563.885 triệu đồng, năm 2017 là 756.943 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2016, trong đó: vay từ các ngân hàng là 627.263 triệu đồng( vay vốn lưu động sản xuất). ➢ Phải trả người bán Năm 2017 là 55.542 triệu đồng giảm 79% so với năm 2016, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty là khá tốt, đồng thời cũng cho thấy uy tín của Công ty đối với các bạn hàng ngày càng tốt hơn. 14
  16. ➢ Vay và nợ dài hạn: Năm 2017, vay và nợ dài hạn ở mức 56.645 triệu đồng giảm 16% so với năm 2016. Trong đó vay tại các ngân hàng là 15.089 triệu đồng và vay CBCNV là 41.039 triệu đồng, 100% vay và nợ dài hạn được dùng để đầu tư tài sản cố định: máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất mới. ➢ Vốn chủ sở hữu Năm 2017 tăng không đáng kể ( 5%) so với năm 2016, chủ yếu do LNST chưa phân phối, trích lập các quỹ tăng trong kỳ. Nhận xét về nguồn vốn: - Nợ phải trả phát sinh tăng do yêu cầu của mở rộng sản xuất, tuy nhiên với hệ số nợ phải trả/ VCSH luôn
  17. Vòng quay hàng tồn kho: Năm 2017 (1.76) giảm so với năm 2016 (1.87); phù hợp với tình hình, chiến lươc dự trữ hàng tồn kho theo từng quý (03 tháng) của doanh nghịêp hiện nay trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2017 là 17,14 tăng so với 2016 là 15,17 cho thấy vịêc thu hồi các khoản phải thu từ bạn hàng là rất tốt. Đồng thời qua đây cũng cho thấy chất lượng của các bạn hàng đầu ra của Công ty ngày càng được cải thiện, nâng cao. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Năm 2017 là 6,29 tăng so với năm 2016 là 5,04 cho thấy sự hiệu quả hơn của việc sử dụng TSCĐ để tạo ra doanh thu. ➢ Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Nhóm chỉ tiêu theo định hạng tín dụng nội bộ Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản: năm 2016 là 0,62, năm 2017 là 0,67 cho thấy sự tương đối ổn định trong việc sử dụng nguồn vốn vay trong việc đầu tư thêm tài sản hàng năm. Nợ dài hạn/ vốn chủ sở hữu năm 20165 là 0,15; năm 2017 là 0,12 cũng cho thấy sự ổn định trong tỷ trọng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tổng tài sản qua các năm. - Nhóm chỉ tiêu bổ sung Hệ số tài sản cố định/ Vốn chủ sở hữu: năm 2016 là 62%, năm 2017 là 60% cho thấy khả năng tự đầu tư của Công ty bằng VSCH là tương đối tốt và ổn định. Tốc độ gia tăng tài sản: năm 2016 là 11,3%, năm 2017 là 19,7 cho thấy quy mô của Tổng Công ty ngày càng mở rộng. Nó phù hợp với sự tăng trưởng về thị trường, doanh thu bán hàng. ➢ Nhóm chỉ tiêu thu nhập - Nhóm chỉ tiêu theo định hạng tín dụng nội bộ Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần; lợi nhuận từ họat động kinh doanh/ doanh thu thuần; ROE; ROA: các chỉ tiêu này trong 16
  18. năm 2017 thay đổi không đáng kể so với năm 2016 và ở mức tương đối thấp, cho thấy việc tạo ra một đơn vị lợi nhuận có phần khó khăn, lợi nhuận thu được từ các sản phẩm truyền thông có phần bão hòa trong thị trường, đòi hỏi Công ty xây lắp và kinh doanh thiết bị vật tư phải nỗ lực nghiên cứu sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tăng trưởng sản lượng sản xuất tìm kiếm thêm lợi nhuận. 2.3 Đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dựng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy 2.3.1 Kết quả đạt được Thứ nhất: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp đang từng bước được hoàn thiện. Thứ hai: Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp khá trung thực. Thứ ba: Phương pháp phân tích tương đối phù hợp. Thứ tư: Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng cao. Đạt được kết quả trên là do những nguyên nhân - Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực của BIDV – Cầu Giấy còn khiêm tốn nhưng lãnh đạo chi nhánh đã cử những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực phân tích tài chính doanh nghiệp đảm nhận công việc này. Đây là những cán bộ có phẩm chất đạo đức, tận tụy với công việc, có uy tín với khách hàng, biết khai thác và sàng lọc thông tin, có thái độ trung thực, khách quan. Vì vậy, những báo cáo tài chính cơ bản là chính xác… - Công nghệ: BIDV – Cầu Giấy đã áp dụng những thành tựu công nghệ tin học vào công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhờ đó, công việc tìm kiếm, kiểm tra thông tin đa dạng và chính xác hơn. Cán bộ tín dụng sử dụng phần mềm được cài 17
  19. đặt sẵn trong máy vi tính để tính toán các số liệu, chỉ số tài chính nên độ chính xác của các chỉ tiêu này cao, kết quả nhanh chóng. Như vậy, thời gian tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn cũng sẽ nhanh, không vượt quá 03 ngày, giúp cho ngân hàng có thể ra quyết định kịp thời, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Thông tin: Trên cơ sở thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm chứng lại thông tin qua việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ có liên quan, nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin từ những đối tác làm ăn của khách hàng, thông tin từ báo chí… Nguồn thông tin này đã giúp cán bộ phân tích tài chính doanh nghiệp sàng lọc và đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp. 2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.1.1 Tổn tại Thứ nhất: Về quy trình phân tích Thứ hai: Nội dung một số báo cáo phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp chưa sâu Thứ ba: Về phương pháp phân tích Thứ tư: Chất lượng phân tích tài chính DN chưa tương xứng với khả năng của ngân hàng. 2.3.1.2 Nguyên nhân của những tồn tại * Nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân khách quan Kết luận chương 2 18
  20. CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 3.1 Phương hướng phát triển tín dụng và phân tích tài chính khách hàng trong doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời gian tới 3.1.1 Phương hướng phát triển tín dựng năm 2018-2020 và những năm tiếp theo 3.1.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dựng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Cầu Giấy 3.2.1 Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp 3.2.2 Hoàn thiện các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 3.2.3 Quy định cụ thể các nội dung phân tích tài chính cho từng loại doanh nghiệp 3.2.4 Hoàn thiện nội dưng phân tích dòng tiền trong phân tích tài chính khách hàng vay vốn 3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin phục vụ phân tích tài chính khách hàng vay vốn 3.2.6 Ứng dụng công nghệ phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 3.2.7 Nâng cao trình độ và chất lượng cán bộ phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2