Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt nam (VNPT)
lượt xem 3
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của VNPT. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt nam (VNPT)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG DI ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HIỀN Phản biện 1: TS. LƯƠNG MINH VIỆT, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM TIẾN ĐẠT, Học viện Ngân hàng Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn, Học viện Hành chính quốc gia Địa điểm: Phòng họp Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi ….. giờ ngày …. tháng …. năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,Học viện Hành chính Quốc gia
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn. Vấn đề quan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả. Một trong những công cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư. Bởi vậy việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ MẠNG DI ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)” làm nội dung nghiên cứu luận văn cao học, với hy vọng có thể vận dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn để đạt được sự phát triển thành công. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thẩm định dự án đầu tư đã được các nhà nhà khoa học, các nhà nghiên cứu rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này ở nước ra đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ đề cập và giải quyết. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau: Giáo trình Thiết lập & Thẩm định dự án đầu tư do PGS.TS. Phước Minh Hiệp, ThS. Lê Thị Vân Đan biên soạn những lý thuyết cơ bản về dự án đầu tư, các nội dung cần thiết lập và thẩm định dự án đầu tư. “Thẩm định tài chính dự án” do PGS. TS. Lưu Thị Hương chủ biên do nhà xuất bản Tài chính 2004. Giáo trình cung cấp cho học viên quy trình và các nội dung cơ bản để thẩm định tài chính của dự án đầu tư. GS.TS Bùi Xuân Phong - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư - NXB Bưu điện (2006). Nội dung cuốn sách đề cập những kiến thức thiết thực về quản trị dự án đầu tư. Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư khu vực công do Nguyễn Hồng Thắng (chủ biên) biên soạn gồm 12 chương trình bày những nội dung cơ bản của phân tích tài chính và phân tích kinh tế. PGS.TS Từ Quang Phương – Giáo trình Quản lý dự án (tái bản lần thứ 3), NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là một trong các giáo trình chính dùng làm 1
- tài liệu giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán đầu tư tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình là sự kế tiếp logic, khoa học những kiến thức liên quan đến đầu tư. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên - Giáo trình Lập dự án đầu tư (2012 – tái bản lần 2), NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình này ngoài các vấn đề về Lập dự án đầu tư có đề cập thêm một số vấn đề về quản lý dự án đầu tư. Đỗ Trọng Hoài - Giáo trình Quản trị dự án đầu tư (2002), Trường Đại học Đà Lạt PGS.TS Từ Quang Phương – Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động và Xã hội. Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện đến hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của VNPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Lý luận về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư: Nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư, các hình thức, phương thức, nguyên tắc thẩm định, một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài chính của VNPT. Cụ thể nghiên cứu trả lời câu hỏi: Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư như thế nào? Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính? Phương pháp nâng cao chất lượng?... - Nghiên cứu về thực trạng chất lượng thẩm định: Đánh giá đúng về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT. - Đề xuất các giải pháp: trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của VNPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT. 2
- - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng hoạt thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT giai đoạn 2014 -2017 và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của VNPT. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau mang tính chất truyền thống trong nghiên cứu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp lập và thẩm định dự án đầu tư để làm rõ bản chất và biểu hiện cũng như hoạt động thẩm định dự án đầu tư. - Phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp thẩm định theo trình tự, phân tích dựa trên độ nhạy cảm của dự án… đối chứng để đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định tài chính dự án đầu tư. - Phân tích tổng quan hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam, quy trình xây dựng và thẩm định tài chính dự án đầu tư, các yếu tố liên quan, trên cơ sở đó đưa ra các điểm hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. - Đề xuất các biện pháp xử lý các hạn chế được nêu ra và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Chương 2: Thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam VNPT Chương 3: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư mạng di động tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. 3
- Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1.Tổng quan chung về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông nói riêng. 1.1.2. Các bước triển khai dự án đầu tư 1.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nội dung công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư; Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài; Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; Lập dự án đầu tư; Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền. 1.1.2.2.Giai đoạn thực hiện đầu tư Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm: Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; Xin các giấy phép cần thiết để thực hiện đầu tư. Phát hành hồ sơ mời; Tiến hành thực hiện hợp đồng và triển khai dự án… 1.1.2.3.Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng gồm: Nghiệm thu, bàn giao công trình; Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình; Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; 1.1.1Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 1.1.1.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được; Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết 4
- bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế; Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi; Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư; Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… 1.1.1.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự: Việc thẩm định giá dự án đầu tư được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Thẩm định giá tổng quát: xem xét tổng quát các nội dung cần thẩm định giá dự án đầu tư. Thẩm định giá chi tiết: Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. 1.1.1.3 Phương pháp thẩm định giá dự án đầu tư dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án đầu tư Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá trị chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách theo hướng bất lợi… 1.1.1.4 Phương pháp dự báo Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu...ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả , tính khả thi của dự án. 1.1.1.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro Rủi ro thường được phân ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn thực hiện dự án: Rủi ro chậm tiến độ thi công, Rủi ro vượt tổng mức đầu tư, Rủi ro về cung cấp dịch vụ kĩ thuât – công nghệ, Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiền độ. … 5
- Giai đoạn khi dự án đi vào hoạt động: Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ, Rủi ro về tài chính, như thiếu vốn kinh doanh, Rủi ro về quản lý điều hành. 1.1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư Thẩm định các yếu tố về pháp lý: Xem xét tính hợp pháp của dự án nói chung theo quy định pháp luật. Thẩm định các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật và môi trường: Xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả các giải pháp công nghệ, kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho dự án. Thẩm định các yếu tố kinh tế, tài chính của dự án: Xem xét tính khả thi, sự hợp lý của các yếu tố kinh tế, tài chính. Thẩm định các điều kiện tổ chức thực hiện, quản lý vận hành dự án: Xem xét, đánh giá sự hợp lý, tính chất ổn định bền vững của các giải pháp và yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện và vận hành đảm bảo mục tiêu dự định của dự án. Thẩm định về hiệu quả đầu tư: Xem xét đánh giá hiệu quả dự án từ các góc độ khác nhau (tài chính, kinh tế, xã hội) trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả tổng hợp của dự án làm căn cứ quyết định đầu tư. 1.1.3Những nguyên tắc chính trong thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định dự án cần dựa trên nguyên lý giá trị thời gian của tiền Thẩm định dự án dựa trên dòng tiền tăng thêm mà không dựa trên lợi nhuận kế toán. Thẩm định dự án cần dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn các dự án đã thẩm định. Nên bỏ qua lãi vay khi tính thuế thu nhập trong xác định dòng tiền. Ước lượng chi phí sử dụng vốn của dự án dựa trên dữ liệu thị trường. Phải tính đến yếu tố lạm phát khi đánh giá hiệu quả dự án đầu tư. Nên kết hợp thẩm định dự án theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ sở hữu, trong đó lấy quan điểm tổng đầu tư là trọng yếu. 6
- 1.1.4Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.1.4.1 Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án đầu tư Tổng mức vốn đầu tư của dự án là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. 1.1.4.2 Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án cần dựa vào tiến độ triển khai thực hiện đầu tư của dự án đặc biệt chú ý đến các giai đoạn quan trọng như: thời gian xây dựng các hạng mục công trình, thời gian lắp đặt thiết bị, thời gian đào tạo lao động, thời gian chạy thử, thời gian chính thức đi vào hoạt động. 1.1.4.3 Thẩm định khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn Để thực hiện dự án, các dự án thường huy động vốn tư nhiều nguồn. Một trong các nguồn vốn huy động không đảm bảo sẽ ảnh hưởng ngay đến tiến độ thực hiện dự án. 1.1.4.4 Thẩm định tỷ suất của dự án đầu tư Để thẩm định tỷ suất của dự án phải dựa vào các nguồn vốn huy động và chi phí sử dụng của từng nguồn vốn huy động. 1.1.4.5 Thẩm định các khoản thu và các khoản chi phí hàng năm của dự án Thẩm định các khoản thu hàng năm từ hoạt động của dự án Thẩm định chi phí sản xuất (dịch vụ) hàng năm của dự án 1.1.4.6 Thẩm định dòng tiền của dự án Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được hiểu là dòng tiền sau thuế. 1.1.4.7 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán. Một số các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án thường được thẩm định gồm: Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án Giá trị tương lai của thu nhập thuần 7
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư (ký hiệu T) Phương pháp cộng dồn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp cộng dồn được thực hiện như sau: T (W D) i 1 ipv Iv0 T là năm thu hồi vốn Phương pháp trừ dần: Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo phương pháp trừ dần như sau: Ta có: = (1+r) hay = (1+r) Khi thì i . Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi [12], tức là: n n 1 1 Bi i 0 i Ci (1 IRR) i 0 (1 IRR)i Hay n n 1 1 Bi i 0 i Ci (1 IRR) i 0 (1 IRR)i 0 1.1.4.8 Thẩm định khả năng trả nợ của dự án Khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Nguồn trả nợ hàng năm được lấy từ dòng tiền sau thuế của dự án (về nguyên tắc, phải ưu tiên sử dụng để trả nợ cho ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích khác). 1.1.4.9 Thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. 8
- 1.2 Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.1Quan điểm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau đều có quan điểm về chất lượng khác nhau. Theo ISO 9000:2005, chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có. 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tư thì thẩm định tài chính dự án đầu tư là quan trọng nhất. Thẩm định tài chính dự án đầu tư là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp. 1.2.3Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.3.1 Tính hợp lý của quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư Bất cứ một công việc nào, nếu có quy trình và nội dung hợp lý thì các công việc triển khai theo đó sẽ hoạt động trơn tru và có chất lượng. Quy trình thẩm định tài chính đầu tư đạt chất lượng khi đảm bảo trình tự đầy đủ hợp lý, việc thực hiện đúng theo quy trình, tuần tự các bước mới có thể cho ra một báo cáo thẩm định tài chính dự án đầu tư có chất lượng. 1.2.3.2 Chất lượng thông tin để xác định các chỉ tiêu tài chính khi thẩm định tài chính dự án đầu tư Các chỉ tiêu tài chính được tính toán chính xác khi và chỉ khi các thông tin đầu vào có chất lượng tốt. Nguồn thông tin phục vụ để xác định các chỉ tiêu tài chính bao gồm: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. 1.2.3.3 Thời gian thẩm định tài chính dự án đầu tư Là khoảng thời gian từ khi nhận đầy đủ thông tin yêu cầu đến khi hoàn thành thẩm định tài chính dự án đầu tư để kết hợp với các nội dung khác trình phê duyệt quyết định đầu tư. 1.2.3.4 Chi phí thẩm định tài chính dự án đầu tư Khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư, chủ đầu tư phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thuê tư vấn thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện thẩm định dự án đầu tư. 9
- 1.2.3.5 Hiệu quả từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Lợi nhuận từ đầu tư dự án phản ánh uy tín và tiềm lực của môt doanh nghiệp đầu tư. Lợi nhuận từ đầu tư lớn hơn hoặc bằng kế hoạch dự kiến chứng tỏ chất lượng thẩm định tốt. 1.2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.4.1 Nhân tố khách quan a) Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước: Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên… b) Tác động của lạm phát: Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. 1.2.4.2 Nhân tố chủ quan Nhận thức của lãnh đạo các tổ chức tín dụng về công tác thẩm định tài chính dự án: điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi các nhà lãnh đạo các tổ chức tín dụng nhận thức được ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động đầu tư. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1, Luận văn đi sâu nghiên cứu và hệ thống lại lý thuyết xây dựng và thẩm định dự án. Trong đó, nội dung chính là phân tích các phương pháp thẩm định dự án (gồm 05 phương pháp) và nội dung thẩm định tài chính dự án (bao gồm 09 nội dung). Trong chương tiếp theo, Luận văn sẽ phân tích thực trạng của VNPT, công tác xây dựng và thẩm định dự án của VNPT. Trên cơ sở đó, kếp hợp với hệ thống lý thuyết đề xuất phương pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cho VNPT nói riêng và cán bộ chuyên trách trong công tác thẩm định nói chung. 10
- Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM VNPT 2.1. Giới thiệu về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT 2.1.1. Giới thiệu chung về VNPT VNPT hiện là một trong các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. 2.1.2. Đặc thù các dự án đầu tư tại VNPT Hoạt động đầu tư của một doanh nghiệp bao giờ cũng bám theo lĩnh vực kinh doanh. Tập đoàn VNPT là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Trong những năm gần đây, thị trường viễn thông toàn cầu thay đổi nhanh chóng, việc cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 2.1.2.1. Mạng viễn thông Quốc tế VNPT hiện đã xây dựng hạ tầng viễn thông quốc tế vững mạnh, hiện đại, sử dụng nhiều phương thức truyền dẫn mới, an toàn, hiệu 2.1.2.2. Mạng băng rộng cố định VNPT là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa dịch vụ truy nhập Internet băng rộng ADSL tới người dùng (từ năm 2003) và hiện đang phục vụ hàng triệu khách hàng trên cả nước. 2.1.2.3 Mạng thông tin di động VNPT cũng là doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm mạng di động thế hệ 4G LTE và hợp tác sản xuất các thiết bị hỗ trợ để sớm đưa các dịch vụ băng rộng di động tốc độ cao tới người dùng Việt Nam. 2.1.2.4. Hệ thống vệ tinh VINASAT VNPT là doanh nghiệp viễn thông duy nhất tại Việt Nam được Nhà nước và Chính phủ tin tưởng giao trọng trách đầu tư và quản lý hệ thống vệ tinh viễn thông của Việt Nam. 11
- 1.1 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VNPT 1.1.1Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư Dựa trên quy hoạch tổng thể của VNPT đã được phê duyệt, cùng với kế hoạch triển khai đầu tư nâng cấp mạng lưới, VNPT xây dựng dự án và định cỡ đầu tư. Một số văn bản pháp lý được sử dụng để làm căn cứ, Các văn bản pháp lý của Nhà nước được áp dụng. 1.1.2Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư thiết bị của VNPT 1. Đề xuất nhu cầu đầu tư: - Căn cứ Qui hoạch, Kế hoạch phát triển mạng được duyệt, các đơn vị (Ban Phát triển mạng, các Ban chức năng, Trung tâm) đề xuất các dự án cho Kế hoạch đầu tư hàng năm. 2. Thẩm định, tổng hợp, trình duyệt Kế hoạch đầu tư (danh mục dự án đầu tư): - Ban Phát triển mạng (Ban PTM), Ban Kế hoạch đầu tư (Ban KHĐT), căn cứ Qui hoạch, Kế hoạch phát triển mạng, các chỉ tiêu về đầu tư xây dựng được Tập đoàn giao, thẩm định danh mục dự án. - Ban KHĐT chủ trì tổng hợp, trình duyệt danh mục đầu tư: 3. Phân công đơn vị thực hiện dự án đầu tư: Ban KHĐT đề xuất, trình Lãnh đạo TCT văn bản giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng, thực hiện dự án (sau đây gọi là Đơn vị được giao nhiệm vụ). 1.1.3Các tình huống thẩm định Thẩm định về tính pháp lý của dự án: rà soát lại các văn bản pháp quy của nhà nước, bên cạnh đó rà soát các văn bản ban hành nội bộ. Thẩm định về tổng mức đầu tư của dự án: xác định các tham số cấu thành lên tổng mức đầu tư của dự án, đối với mỗi tham số rà soát chi tiết và kiểm tra tính tuân thủ và tính chính xác theo các quy định đã được ban hành. Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án: Sau khi thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cán bộ thẩm định xem xét việc phân bổ vốn 12
- đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư, đặc biệt đối với các dự án triển khai trong thời gian dài. 1.2 Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 1.2.1Tính hợp lý của quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư Đối với VNPT, do đặc thù có các công ty con và viễn thông các tỉnh, do vậy quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư được phân cấp thành các quy trình như sau: Trường hợp dự án cấp Tập đoàn phê duyệt: Lãnh đạo Tổng công ty trình Tập đoàn xem xét, phê duyệt dự án. Ban KHĐT và Ban PTM theo dõi quá trình thẩm định của Tập đoàn. Trường hợp dự án cấp TCT phê duyệt: Ban KHĐT chủ trì, PTM phối hợp thẩm định, trình TGĐ TCT phê duyệt dự án. Trường hợp dự án TCT phân cấp cho GĐ các đơn vị trực thuộc phê duyệt: Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án. 1.2.2Chất lượng thông tin để xác định các chỉ tiêu tài chính Những yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới việc xác định các chỉ tiêu là: - Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn và các định mức để xây dựng dự án - Số liệu khảo sát và các số liệu về kinh tế xã hội, số liệu về tình hình phát triển thuê bao, dịch vụ. - Việc so sánh và lựa chọn công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu tư. 1.2.3Thời gian và chi phí thẩm định tài chính dự án đầu tư Thời gian thẩm định: Do đặc thù của VNPT gồm có các Tổng công ty con và các viễn thông tỉnh thành, do đó dự án được phân cấp như dự án cấp Tập đoàn, dự án cấp Tổng công ty và dự án do lãnh đạo viễn thông tỉnh thành phê duyệt. Với mỗi loại dự án, thời gian thẩm định và phê duyệt khác nhau. Hiện nay, theo yêu cầu của lãnh đạo Tập đoàn, việc thẩm định dự án là do cán bộ chuyên trách của Tập đoàn thực hiện do vậy chi phí thẩm định chỉ là các chi phí về lương và các chi phí hoạt động văn phòng. 13
- 1.2.4Mức độ chênh lệch giữa các dự báo khi thẩm định với tình hình thực tế khi kết thúc dự án Đối với số liệu dự báo về khách hàng sử dụng dịch vụ: Khi xây dựng dự án, cán bộ của VNPT cũng đựa trên các số liệu tăng trưởng hàng năm để làm cơ sở nội suy các số liệu dự báo. Đối với dự báo về dòng vốn: Do hệ thống viễn thông khi triển khai phải được tích hợp với nhiều hệ thống đang khai thác trên mạng, công nghệ viễn thông phát triển nhanh chóng do vậy việc triển khai sẽ có nhiều khó khăn và làm cho dự án bị kéo dài. 1.2.5Đánh giá chung 1.2.5.1 Thành công Về tính hợp lý của quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư - Quy trình tuân thủ theo đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, tuân thủ theo luật đầu tư và các văn bản pháp quy của Nhà nước. - Quy trình xây dựng và thẩm định dự án: Đối với dự án cấp Tập đoàn, Ban Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, kết hợp với Ban Công nghệ Mạng thẩm định về kỹ thuật và tài chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Ban Kinh doanh cũng tham gia công tác thẩm định. Ngoài ra, để đảm bảo tính khả thi của dự án, bám sát khả năng cung cầu của thị trường, Tổng công ty Vinaphone cũng tham gia quá trình xây dựng dự án. Đây là một quy trình có tính khoa học cao. 1.2.5.2 Tồn tại Về tính hợp lý của quy trình thẩm định Phương pháp thẩm định đang được thực hiện mang tính khoa học cao, tuy nhiên còn một số hạn chế cần phải khắc phục: - Phương pháp thẩm định còn đơn giản, sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, chưa áp dụng các phương pháp hiện đại. - Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và chuyên môn của cán bộ thẩm định. - Quy trình hợp lý và được vận hành trơn tru, tuy nhiên có nhiều cấp tham gia công tác xây dựng và thẩm định. 14
- - Chưa áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt để nâng cao hiệu quả của xây dựng và thẩm định dự án nói chung, thẩm định dự án tài chính nói riêng. Về chất lượng thông tin để xác định chỉ tiêu tài chính Như phân tích ở trên, chất lượng thông tin sử dụng cho việc xây dựng và thẩm định dự án của VNPT đã được sàng lọc và kiểm tra kỹ, tuy nhiên vẫn có các mặt hạn chế: - Việc cập nhật các văn bản pháp quy của Tập đoàn và cơ quan quản lý Nhà nước đôi khi chưa được kịp thời. - Cần triển khai thêm các công cụ phần mềm phục vụ cho công tác dự báo và xây dựng chiến lược kinh doanh. Về mức độ chênh lệch giữa các dự báo khi thẩm định với tình hình thực tế khi dự án kết thúc Điều này xảy ra trong quá trình đấu thầu, đôi khi giá chào thầu rất thấp so với dự toán. Chi phí thẩm định: Đối với một số dự án trọng điểm cần phải thuê tư vấn thiết kế và thẩm định phối hợp với cán bộ chuyên trách, tuy nhiên VNPT vẫn cố gắng sử dụng nhân lực của Tập đoàn, tuy điều này tiết kiệm được chi phí cho Tập đoàn nhưng đôi khi dẫn tới thời gian thẩm định lâu và không đánh giá được toàn diện dự án. 1.2.5.3 Nguyên nhân Những tồn tại và hạn chế trên là do một số nguyên nhân như sau: Nguyên nhân chủ quan: - Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ cho việc tra cứu và xây dựng dự án cũng như thẩm định dự án, thẩm định tài chính dự án. - Việc đồng bộ giữa các bộ phận đôi khi không đảm bảo dẫn tới ảnh hưởng tiến độ thẩm định và phê duyệt dự án. - Việc thẩm định phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và chuyên môn của cán bộ thẩm định. Nguyên nhân khách quan: 15
- - Công nghệ viễn thông thay đổi nhanh chóng, cán bộ cần được cập nhật các kiến thức thường xuyên. - Cạnh tranh giữa các nhà mạng như Viettel, MobiFone là rất lớn, trong quá trình triển khai phải thường xuyên theo dõi để thay đổi phù hợp. - Các dịch vụ OTT (Over The Top – Các dịch vụ được cung cấp miễn phí trên nền hạ tầng băng rộng, như Viber, Whatsapp, Zalo...) đang ngày càng ảnh hưởng tới doanh thu và cũng ảnh hưởng tới việc tính toán thời gian thu hồi vốn và tiến độ dự án. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Kế thừa kết quả nghiên cứu lý thuyết chuyên sâu ở Chương I, trong Chương này, tác giả phân tích hiện trạng của Tập đoàn VNPT. Chương 2 đã đánh giá yếu tố chung của thị trường viễn thông Việt nam và thế giới, đồng thời đánh giá đặc thù ngành nghề kinh doanh các loại hình dịch vụ của VNPT với những dịch vụ mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn khác như Viettel, Mobifone không có như mạng cố định và hệ thống VINASAT. Luận văn sẽ trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 16
- Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu và định hướng đầu tư tại VNPT trong thời gian tới 3.1.1. Chiến lược phát triển Viễn thông quốc gia đến năm 2020 3.1.1.1. Mục tiêu của chiến lược: - Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao. - Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý. - Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh - Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. - Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin 3.1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển: Đến năm 2020: a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định; b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước d) 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông cao 3.1.2. Định hướng phát triển của VNPT: Định hướng phát triển thị trường: - Bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.. - Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh danh viễn thông và từng 17
- bước cổ phần hóa các danh nghiệp viễn thông mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối.. - Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các danh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các danh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, Định hướng phát triển mạng lưới: - Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu. - Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có - Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ Định hướng phát triển dịch vụ: - Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ - Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả. - Bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội. - Giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân - Kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. - Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật - Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ Định hướng phát triển công nghệ: - Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. - Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. - Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ viễn thông thân thiện môi trường, Định hướng quy hoạch và sử dụng tài nguyên viễn thông: 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn