intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá đóng góp của các nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 -2020, từ đó xây dựng một số khuyến nghị, đề xuất các nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Thống kê kinh tế: Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC PHÁT PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ THỐNG KÊ KINH TẾ Mã số: 8310107 Đà Nẵng - Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng khoa học: TS Nguyễn Chín Phản biện 1: PGS TS ĐÀO H U H Phản biện 2: TS HU NH HU H Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thống kê kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Quảng Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Kinh tế Quảng Nam trong thời gian qua tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mô nền kinh tế được nâng lên; trong đó ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đặc biệt, ngành công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, đóng góp an sinh xã hội Tuy nhiên, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đang diễn ra một cách mạnh mẽ, ngành công nghiệp ở Quảng Nam sẽ gặp nhiều thách thức nếu không kịp thời xác định được những hướng đi phù hợp Trong đó chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng tăng dần cơ cấu công nghiệp công nghệ cao, trên cơ sở sắp xếp các nhóm ngành công nghiệp theo mức độ ưu tiên để phân bổ các nguồn lực hợp lý và phù hợp với thế mạnh của từng ngành/lĩnh vực công nghiệp Bên cạnh đó, hiện nay đang còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của nhóm ngành đối với tổng thể nền kinh tế tỉnh Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam” thực sự cần thiết nhằm tiềm ra những biện pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của các nhóm ngành công nghiệp nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá đóng góp của các nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 -2020, từ đó xây dựng một số 1
  4. khuyến nghị, đề xuất các nhóm ngành công nghiệp ưu tiên đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Quảng Nam Tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu tăng trưởng thực tế của tỉnh để phân tích và đánh giá 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp từ dữ liệu có sẵn trong giai đoạn 2010 -2020. 4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Luận văn sử dụng các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, về ngành công nghiệp, và đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế làm căn cứ nghiên cứu đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 -2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tiếp cận nghiên cứu định tính: để hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngành công nghiệp, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đóng góp của nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế, ngoài ra còn được dùng để đưa ra một số kiến nghị. - Tiếp cận nghiên cứu định lượng: sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích biến động thời gian các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn qua từng năm, tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn; tốc độ tăng liên hoàn 2
  5. hàng năm; tốc độ tăng bình quân; lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; lượng tăng tuyệt đối bình quân. 6. Bố cục đề tài Luận văn được trình bày gồm phần mở đầu, kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo; nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương với tên gọi như sau: Chương 1 Cơ sở lý luận về thực tiễn phân tích đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế Chương 2 Thực trạng đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam. Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp của nhóm ngành công nghiệp đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm a. Khái niệm ngành công nghiệp Theo Từ điển bách khoa toàn thư: công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. 3
  6. Theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp là một hoạt động sản xuất vật chất, bao gồm: - Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào; - Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp; - Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. b. Phân biệt ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác - Ngành công nghiệp khác với ngành nông nghiệp - Ngành công nghiệp khác với ngành xây dựng cơ bản - Ngành công nghiệp khác với ngành vận tải: - Ngành công nghiệp khác với ngành thương mại, dịch vụ. - Ngành công nghiệp khác với ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt 2.1.2. Phân loại nhóm ngành công nghiệp Ngành công nghiệp vô cùng phong phú đa dạng nhưng theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2018 (VSIC 2018) của Tổng cục Thống kê, ngành công nghiệp được phân thành 04 nhóm ngành cấp 1: a. Khai khoáng b. Công nghiệp chế biến, chế tạo c. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí d. Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải 1.2. KHÁI NIỆM VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.2.1. Các khái niệm a. Tăng trƣởng kinh tế 4
  7. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế Nó được đo bằng các chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GDP/người/năm, GNP/người/năm) Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của sản lượng GDP, GNP, GDP/người, GNP/người của năm này so với năm trước hay của giai đoạn này so với giai đoạn trước b. Phân biệt tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế c. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Theo Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm quốc nội (GPD - Gross Domestic Product) là giá trị hàng hóa cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm Khái niệm GDP được Tổng cục Thống kê sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, làm cơ sở để tính chỉ tiêu GDP của quốc gia và các địa phương khác Thuật ngữ “hàng hóa cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm hàng hóa vật chất và dịch vụ sử dụng ở khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm d. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Theo Tổng cục Thống kê: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh: toàn bộ kết quả hoạt động cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định e. Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân đầu ngƣời f. Các phƣơng pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 5
  8. + Phương pháp sản xuất: phản ánh nguồn gốc GDP được tạo ra từ hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. + Phương pháp phân phối: Việc phân chia kết quả sản xuất của nền kinh tế chính là thu nhập lần đầu của các nhân tố tham gia và quá trình sản xuất tạo ra GDP. + Phương pháp sử dụng cuối cùng: được xây dựng từ quá trình sử dụng GDP hay nói cách khác GDP được sử dụng như thế nào trong nền kinh tế g. Phƣơng pháp tính GDP hiện nay của Việt Nam Hiện nay chỉ tiêu GDP của Việt Nam (GDRP đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) được Tổng cục Thống kê tính toán và công bố thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo quyết định: 715/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” Theo đó GDP được tính theo phương pháp sản xuất, và được tính từ tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế a. Tốc độ tăng (giảm) tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn: phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai khoảng thời gian nghiên cứu đã tăng (giảm) bao nhiêu lần (%) Phản ánh mức thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP của hai kỳ nghiên cứu đứng liền nhau - Tăng trưởng định gốc: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng (giảm) tương đối của hiện tượng giữa hai thời gian dài, và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. - Tăng trưởng bình quân: Là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) đại diện cho các tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP của hai thời kỳ nghiên cứu liền nhau. Tốc độ tăng trưởng bình 6
  9. quân phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm GRDP bình quân của mỗi thời kỳ nghiên cứu trong suốt một giai đoạn nhất định. b. Lƣợng tăng (giảm) tuyệt đối - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của GRDP giữa hai thời kỳ (năm) liền nhau. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của giá trị GRDP trong những khoảng thời gian dài và thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. c. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn 1.3. ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.3.1. Vai trò của công nghiệp trong tăng trƣởng kinh tế - Công nghiệp tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn, làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, trong khi đó năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của quốc gia Công nghiệp có vai trò quan trọng này là nhờ thường xuyên đổi mới và ứng dụng công nghiệp tiên tiến, bên cạnh đó giá của các sản phẩm công nghiệp thường ổn định và cao hơn các sản phẩm khác trên thị trường - Công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng có sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân Do đó, công nghiệp là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyển đến các ngành kinh tế khác - Công nghiệp định hướng về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý cho các ngành kinh tế quốc dân 7
  10. - Công nghiệp góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế - xã hội như: giải quyết việc làm cho lực lượng lao động, xóa bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, đồng bằng với miền núi… - Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa tiêu dùng đáp ứng nhu cầu cải thiện đời sống của dân cư 1.3.2. Đóng góp về quy mô nền kinh tế Nếu tính theo khu vực kinh tế, thì GDP là tổng của 03 khu vực kinh tế cộng thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm; trong đó: khu vực I gồm các ngành nông, lâm, thủy sản; khu vực II gồm các ngành công nghiệp, xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Nếu tính theo phân ngành kinh tế, thì GDP là tổng của 21 ngành kinh tế cấp 1 (từ ngành đến ngành U) hoặc 89 ngành kinh tế cấp 2 (từ ngành 01 đến ngành 99, có loại trừ một số ngành) theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cộng với thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Khi đó, V của các nhóm ngành công nghiệp là thành tố, là bộ phận của V ngành công nghiệp; V ngành công nghiệp là một số hạng trong tổng chung GDP Do đó khi V nhóm ngành công nghiệp tăng lên sẽ làm tăng V của ngành công nghiệp, từ đó làm tăng quy mô của GDP 1.3.3. Đóng góp vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được tính bằng GDP theo giá so sánh; theo đó, tốc độ tăng trưởng được tính theo công thức: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn năm (t) = GDP năm (t)/GDP năm (t-1) x 100% - 100. Trong đó đóng góp của ngành công nghiệp hoặc nhóm ngành công nghiệp trong tốc độ tăng trưởng được tính như sau: Mức đóng góp của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp bằng V theo giá so sánh của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp năm (t) trừ cho V theo giá so sánh của ngành công nghiệp/nhóm ngành công nghiệp năm (t-1) chia cho GDP của năm (t-1). 8
  11. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TÌNH HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ TĂNG TRƢỞNG CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2020 2.1.1. Tình hình tăng trƣởng kinh tế ở Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Quảng Nam - Đặc điểm tự nhiên: Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Quảng Nam là đầu mối giao lưu của hướng Bắc – Nam, cửa ngõ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các nước lân cận trong khu vực. Toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện; dân số trung bình năm 2020 khoảng 1 505 042 người, trong đó khu vực thành thị có 396.203 người, chiếm 26,33%. b. Tình hình tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam Quảng Nam là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế thuộc nhóm cao của cả nước, tốc độ phát triển bình quân của GRDP giai đoạn 2010 – 2020 đạt 7,89%; có được điều này nhờ nhiều yếu tố tác động thuận lợi, nhiều dự án lớn được thu hút đi vào hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất điện, dịch vụ du lịch.... có những năm tốc độ tăng GRDP đạt trên hai con số (2015 tăng 18,44% so với 2014; 2016 tăng 18,58% so với năm 2015). 2.1.2. Tình hình tăng trƣởng công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 a. Giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp qua các năm Ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ 9
  12. cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, đóng góp lớn vào thu ngân sách và đảm bảo an sinh xã hội Đến năm 2020 V ngành công nghiệp đạt 25 210 tỷ đồng, tăng 20 324 nghìn tỷ đồng và gấp gần 5,2 lần so với năm 2010. Lượng tăng/giảm bình quân tuyệt đối trong thời kì 2010 đến 2020 là 2.034 tỷ đồng, trong đó năm 2016 có mức tăng so với năm trước lớn nhất (+4 716 tỷ đồng), còn năm 2020 giảm so với năm trước (-1 368 tỷ đồng) b. Tốc độ tăng của nhóm ngành công nghiệp qua các năm V ngành công nghiệp Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2020 có tốc độ phát triển khá nhanh; tốc độ phát triển bình quân của giai đoạn 2010 – 2020 là 12,74%; nếu loại trừ năm 2020 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 thì tốc độ này còn cao hơn nữa; đây là tốc độ thuộc nhóm cao so với bình quân chung cả nước Tuy nhiên, mức phát triển này không đồng đều qua các năm, có những năm tốc độ tăng lên đến hai con số, cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng chung của GRDP; nhưng nhiều năm có mức độ tăng rất thấp, thấp hơn tốc độ chung của GRDP. c. Tình hình các nhóm ngành công nghiệp hiện nay - Khai khoáng: Ngành khai khoáng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có số lượng doanh nghiệp hoạt động tương đối ít; đến 31/12/2019 chỉ có 160 doanh nghiệp, chiếm 2,31% tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh Trong đó, chủ yếu hoạt động khai thác quặng kim loại và khai khoáng khác, không có doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng Số lao động hoạt động trong các doanh nghiệp này chỉ chiếm 1,23% tổng số lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Doanh thu thuần của các doanh nghiệp khai khoáng năm 2019 đạt 1 530 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,80% tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành này khá thấp; từ năm 2015 đến năm 2019 lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận 10
  13. liên tục âm - Công nghiệp chế biến, chế tạo: đây là nhóm ngành mũi nhọn trong ngành công nghiệp, số doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm; từ 617 doanh nghiệp tại thời điểm 21/12/2015, đến 31/12/2019 đã tăng gần gấp đôi với 1 054 doanh nghiệp Là ngành giải quyết lao động chính trên địa bàn, số lượng doanh nghiệp hoạt động ngành chế biến chế tạo chưa đến 20% tổng số doanh nghiệp nhưng chiếm gần 60% tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp, và số lao động trong nhóm ngành này liên tục tăng qua từng năm Doanh thu thuần của các doanh nghiệp hoạt động chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp, năm 2019 doanh thu của doanh nghiệp nhóm ngành chế biến chế tạo đạt 85 965 tỷ đồng, tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2015 (năm 2015: 58 135 tỷ đồng), chiếm 44,78% tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp ở nhóm này tương đối ổn định tăng và tăng đều qua các năm (năm 2015 đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng đến năm 2019 đạt 7,7 triệu đồng/người/tháng) Về hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cũng đem lại lợi nhuận trước thuế lớn nhất trong nhóm các ngành công nghiệp, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận lại giảm qua các năm (năm 2015 tỷ suất lợi nhuận là 10,55% đến năm 2019 chỉ còn 4,73%). Cơ sở cá thể hoạt động chế biến chế tạo cũng là nhóm chiếm tỷ trọng cao trong tổng số cơ sở cá thể hoạt động phi nông, lâm và thủy sản Năm 2020 có 14 882 cơ sở cá thể hoạt động ngành chế biến chế tạo, chiếm 15,65% tổng số cơ cơ cá thể trên toàn tỉnh (chiếm 98,80% trong tổng số cơ sở cá thể hoạt động ngành công nghiệp nói riêng) Các cơ sở này trong năm 2020 giải quyết được 23 841 lao động (trong đó có 9 644 lao động nữ), chiếm 16,32% số lao động hoạt động trong khối cá thể; tuy nhiên lao động hoạt động ở nhóm này có xu hướng ngày càng giảm (năm 2016 có 26 634 người, chiếm 11
  14. 20,40%), đây cũng là xu thế tất yếu khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất ngày càng sử dụng máy móc nhiều hơn, lao động cũng cần được qua đào tạo để vận hành. - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Doanh nghiệp hoạt động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí trong thời gian qua liên tục tăng lên (năm 2015 chỉ có 10 doanh nghiệp, đến năm 2019 có 30 doanh nghiệp, tăng 3 lần), tuy nhiên số lượng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn (>1%) - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: đến 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh chỉ có 16 doanh nghiệp hoạt động ở nhóm ngành này (không có cơ sở cá thể), chiếm tỷ trọng chỉ 0,23% tổng số doanh nghiệp với 1 076 lao động (chiếm 0,64%) Về hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhóm này trong giai đoạn 2015-2019 luôn có lợi nhuận trước thuế và tỷ suất lợi nhuận dương 2.2. ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 2.2.1. Đóng góp về quy mô a Đóng góp giá trị của ngành công nghiệp vào GRDP VA của ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP của Quảng Nam và mức đóng góp ngày càng tăng; những năm đầu giai đoạn là thời điểm ngành công nghiệp ở Quảng Nam mới bắt đầu phát triển nhanh, các dự án lớn mới bắt đầu bước vào giai đoạn khởi công, nhưng V của ngành công nghiệp đã chiếm gần 20% trong cơ cấu GRDP của tỉnh Tỷ trọng của V ngành công nghiệp trong GRDP tăng lên qua từng năm và mức đóng góp này cũng tương đối ổn định, không có sự tăng/giảm nào quá đột biến b. Đóng góp giá trị của từng nhóm ngành công nghiệp vào GRDP 12
  15. - Khai khoáng: Đóng góp của V nhóm ngành công nghiệp khai khoáng trong cơ cấu GRDP của tỉnh Quảng Nam tương đối nhỏ, và giảm dần qua từng năm - Công nghiệp chế biến, chế tạo: đây là nhóm ngành chủ đạo trong các nhóm ngành công nghiệp của Quảng Nam; đóng góp của V nhóm này luôn dẫn đầu trong các nhóm ngành công nghiệp. - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: trong đóng góp V của bốn nhóm ngành công nghiệp vào GRDP của tỉnh thì nhóm này đứng thứ hai sau chế biến, chế tạo; mức đóng góp cũng tương đối ổn định, không có sự tăng/giảm đột biến, nhưng lại giảm dần qua từng năm - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: đóng góp của V nhóm này là thập nhất trong các nhóm ngành công nghiệp 2.2.2. Đóng góp về tốc độ tăng trƣởng a. Đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng GRDP Ngành công nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam, và luôn có mức đóng góp cao trong tốc độ tăng trưởng của GRDP; tuy nhiên mức đóng góp này có sự tăng giảm chưa ổn định ở một số năm b. Đóng góp của từng nhóm ngành công nghiệp vào tăng trưởng GRDP - Khai khoáng: mức đóng góp của nhóm ngành công nghiệp khai khoáng vào tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 không được ổn định, nhiều năm ngược xu hướng với tốc độ tăng của GRDP. - Công nghiệp chế biến, chế tạo: nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo là nhóm có mức đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng GRDP của Quảng Nam so với các nhóm ngành công nghiệp khác Trừ năm 2017 và 2020 (-0,67 và -1,67 điểm phần trăm) còn lại trong cả giai đoạn mức đóng góp đều dương 13
  16. - Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: đây là nhóm ngành có đóng góp vào GRDP cao thứ hai trong các nhóm ngành công nghiệp, chỉ sau nhóm công nghiệp chế biến chế tạo Trong giai đoạn 2010 – 2020, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí nhiều năm có mức đóng góp ngược với tốc độ phát triển của GRDP - Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: trong giai đoạn 2010 – 2020, đóng góp của nhóm ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải là nhỏ nhất trong các nhóm ngành công nghiệp Mức đóng góp cao nhất ở năm 2011 cũng chỉ có 0,23 điểm phần trăm, mức thấp nhất ở năm 2012 là âm 0,09 điểm phần trăm 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 2.3.1. Kết quả Quảng Nam những năm trước 2010 (1/1/1997 tỉnh Quảng Nam được tái lập sau khi chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) còn gặp nhiều khó khăn, khi nền kinh tế vẫn còn thuần nông, chậm phát triển, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai liên tiếp Nhưng với sự giúp đỡ của trung ương, nỗ lực vượt khó của chính quyền và nhân dân cả tỉnh đã ổn định đời sống và phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng vượt bậc ở giai đoạn sau Trong giai đoạn 2010 – 2020, nền kinh tế tỉnh Quảng Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực; cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao Để đạt được những thành tích, đóng góp của ngành công nghiệp là vô cùng quan trọng, được xem như đầu tàu để thúc đẩy phát triển kinh tế Một số kết quả cụ thể như: - Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Nam được xếp vào loại 14
  17. khá so với cả nước và trong khu vực, GRDP theo giá hiện hành đạt 94 669 tỷ đồng, gấp hơn 3,5 lần so với năm 2010; trong đó, V công nghiệp đóng đến 25 210 tỷ đồng, chiếm đến 26,63% - Trong giai đoạn 2010 – 2020 tốc độ phát triển kinh tế của Quảng Nam tương đối nhanh, có nhiều năm tốc độ ở mức hai con số; tốc độ phát triển bình quân chung cả giai đoạn đạt 7,89%, nếu loại trừ năm 2020 là nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì tốc độ còn cao hơn nữa; tốc độ này thuộc nhóm cao so với cả nước Tốc độ phát triển bình quân của V ngành công nghiệp giai đoạn này đạt 12,74% (đây là tốc độ mà các nhóm ngành như nông nghiệp khó có thể đạt được) qua đó đóng góp lớn vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế - Trong giai đoạn 2010 – 2020 ngành công nghiệp là đang là ngành giải quyết việc làm cao nhất của tỉnh Quảng Nam; đến năm 2020 ngành đã tạo việc làm cho 126 144 người, chiếm đến 40,26% số lao động của toàn cả nền kinh tế; đặc biệt riêng các doanh nghiệp công nghiệp năm 2020 tạo việc làm cho 101 940 người lao động, chiếm tới 60,96% số lao động trong các doanh nghiệp Trong đóng góp chung của ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, nổi bật nhất là đóng góp của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đây là nhóm ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô cũng như tốc độ Nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo là nhóm ngành tạo ra việc làm nhiều nhất trong các nhóm ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, tận dụng được các ưu thế của giai đoạn "dân số vàng" của tỉnh 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Ngành công nghiệp đã có những đóng góp to lớn vào quá trình phát triển GRDP của Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2020, tuy nhiên vẫn chưa 15
  18. có sự ổn định; độ chênh lệch về mức đóng góp giữa một số năm còn lớn Mức độ đóng góp của từng nhóm ngành trong nội bộ ngành công nghiệp không đồng đều, trong đó chủ đạo là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; các nhóm ngành khác có đóng góp rất nhỏ, và chưa có sự cải thiện lớn qua từng năm Như nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí lợi thế để phát triển nhưng mức đóng góp chung vào nền kinh tế của tỉnh còn thấp, chưa ổn định qua các năm, chưa tương xứng với tiềm năng - Các đơn vị đang hoạt động trong ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở các huyện/thành phố/thị xã đồng bằng; các huyện trung du miền núi có rất ít doanh nghiệp công nghiệp, qua đó chưa có đóng góp nhiều vào giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các địa phương này - Vẫn còn thiếu cơ chế, chính sách đột phá để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư lớn, những ngành công nghệ cao, có giá trị lan tỏa về kinh tế, công nghệ để khai thác nhiều hơn nữa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh - Một số doanh nghiệp công nghiệp còn tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, chưa chú trọng vào các tiềm năng, thế mạnh của địa phương - Bố trí vốn đầu tư cho các cụm công nghiệp còn ít, nên dẫn đến một số cụm công nghiệm đầu tư chưa mang lại hiệu quả cao Nguồn lao động qua đào tạo, có tay nghề ở một số nhóm ngành công nghiệp còn chưa đáp ứng được nhu cầu - Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là nhóm ngành mũi nhọn của tỉnh tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, chủ yếu gia công lắp ráp, nhất là các ngành dệt may, giày da… dẫn đến đóng góp của V còn chưa cao, thuế đóng góp còn thấp Các ngành công nghiệp chế biến chế tạo chủ lực của tỉnh thiếu công nghiệp hỗ trợ, chưa tạo được chuỗi giá trị gia tăng lớn Công nghiệp 16
  19. năng lượng phụ thuộc lớn vào thời tiết (trong khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày phức tạp) Tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn ra ở một số ngành, địa phương CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÓNG GÓP CỦA NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 3.1. ĐỊNH HƢỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM 3.1.1. Cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam - Cơ hội phát triển + Nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp chủ đạo của Quảng Nam như ô tô, các sản phẩm may mặc xuất khẩu, các sản phẩm đồ uống dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới Thu nhập của người dân tăng lên, giá ô tô có xu hướng giảm sẽ góp thúc đẩy ngành ô tô phát triển Đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, tận dụng được ưu thế về nguồn lao động sẵn có của địa phương + Môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh được cải thiện Hạ tầng giao thông ngày càng được đầu tư bài bản, kết nối thuận lợi với các vùng, miền trong cả nước và khu vực + Thành công của các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn của tỉnh đã và đang tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào Quảng Nam - Thách thức + Quảng Nam cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung còn nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên việc phát triển công nghiệp vẫn còn một số hạn chế so với các địa phương khác 17
  20. + Ô tô vẫn là ngành công nghiệp trọng điểm của Quảng Nam nhưng cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế là điều bắt buộc; từ đó ngành ô tô sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt + Trong khu vực miền Trung, ngành công nghiệp Quảng Nam cũng phải cạnh tranh với các tỉnh khác có điều kiện tương đồng hoặc thuận lợi hơn như Đà Nẵng, Quảng Ngãi… + êu cầu về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và cải thiện môi trường đầu tư 3.1.2. Định hƣớng mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam 3.1.3. Định hƣớng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII đã đề ra các giải pháp cho ngành công nghiệp như sau: - Cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tăng thu nhập thực tế cho Nhân dân (Phấn đấu đến năm 2030, cơ cấu ngành kinh tế là: Thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp. - Phát triển công nghiệp bền vững theo chiều sâu, ưu tiên những ngành có lợi thế để tạo ra những sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị đa quốc gia Chuyển dịch mạnh cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công lắp ráp. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2