intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ NGỌC LANH PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ánh Đà Nẵng – Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ánh Phản biện 1: TS LÂM BÁ HÒA Phản biện 2: PGS.TS NGUYẾN THẾ TƯ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là hệ thống những giá trị do con người sáng tạo ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc. Văn hóa chi phối toàn bộ hoạt động của con người, góp phần hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ, khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tạo ra những nội lực vô cùng to lớn cho sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả cộng đồng. Nền văn hóa Việt Nam được xây dựng nên từ nền văn hóa của 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc với một bản sắc riêng biệt và độc đáo được hình thành từ quá trình dựng nước và giữ nước đã hòa hợp với nhau, từ đó tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Đảng ta đã có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của văn hóa và có những hướng đi cụ thể nhằm giữ gìn những nét văn hóa của dân tộc Việt Nam. Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với bốn dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm Kinh, Hre, Co, Xơ-đăng, trong đó dân tộc Hre là dân tộc thiểu số có dân số đông nhất tại tỉnh Quảng Ngãi. Văn hóa bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự tác động của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa ngoài những giá trị tích cực, nó còn làm cho nhiều giá trị văn hóa của nước ta bị mai một, lai căng, không còn giữ được những nét riêng của mình, và văn hóa dân tộc Hre cũng là một trong số các nền văn hóa bị ảnh hưởng, những giá trị văn hóa dân tộc Hre phai dần theo thời gian. Trước thực trạng đó, vấn đề giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc Hre tại Quảng Ngãi trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa thiết
  4. 2 thực, nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Hre nói riêng và nền văn hóa Việt Nam nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn vấn đề “Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Triết học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 . Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn hóa, những nhân tố tác động, tầm quan trọng của việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi hiện nay và những vấn đề đang được đặt ra. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy tốt giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Làm rõ vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở Quảng Ngãi hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  5. 3 Luận văn chủ yếu khai thác một cách có hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc Hre tại Quảng Ngãi ở góc độ triết học nhằm giữ gìn và phát huy nó trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện được đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm một số công trình nghiên cứu trước đó về vấn đề văn hóa nói chung và văn hóa dân tộc Hre nói riêng được đề cập trung danh mục tài liệu tham khảo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích đưa ra, trên cơ sở Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp lịch sử và logic. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch. - Phương pháp điều tra và khảo sát. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Văn hóa có sự cuốn hút rất lớn đối với nhiều nhà khoa học dưới sự nhìn nhận từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Về văn hóa nói chung: “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”, “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, ... Về văn hóa Hre: “Văn hóa cổ truyền của người Hre ở huyện An Lão tỉnh Bình Định”, “Người Hre ở Việt Nam”, “Tín ngưỡng thờ
  6. 4 cúng thần lúa của người Hre tại xã An Vĩnh, huyện An Lão, tỉnh Bình Định”, … 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Hre ở Quảng Ngãi, phân tích và hệ thống các giá trị văn hóa đó dưới góc độ triết học, qua đó đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy giá vị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn có nội dung liên quan đến văn hóa học, dân tộc học… Đồng thời nó còn làm tài liệu tham khảo cho các các bộ nhằm hoạch định chính sách và quản lý văn hóa ở tỉnh Quảng Ngãi. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa. Chƣơng 2: Thực trạng phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Hre ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
  7. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.1. Sơ lƣợc chung về văn hóa 1.1.1. Nguồn gốc Cho đến hiện nay trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều thứ lý thuyết về nguồn gốc của văn hoá: đó là các lý thuyết nhân học, tâm lý học, xã hội học, v.v... Để có thể tồn tại và phát triển, con người không chỉ buộc phải thích ứng, mà còn phải tiến lên chinh phục tự nhiên, qua đó họ đã tạo ra không chỉ văn hoá vật chất, mà cả văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần. Theo quan điểm của C.Mác, chủ thể sáng tạo ra văn hóa là con người. Với tư cách là chủ thể lịch sử xã hội, con người tự tạo nên lịch sử của chính mình trong đó bao gồm yếu tố văn hóa. Thông qua quá trình lao động, quá trình tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn, con người sử dụng tư duy của mình để sáng tạo nên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Như vậy, văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động của con người, phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động phát triển, thể hiện sự giải phóng của con người khỏi sự ràng buộc, thống trị của giới siêu nhiên bí ẩn. Hoạt động lao động sản xuất tạo ra sự phong phú, đa dạng cho sự tồn tại của loài người, tạo nên mối quan hệ giữa người với thiên nhiên và giữa người với người trong xã hội, C.Mác cho rằng đó chính là cội nguồn của văn hóa.
  8. 6 1.1.2. Vai trò Trong quan niệm của C.Mác, văn hóa không chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại, mà còn là lĩnh vực luôn có ảnh hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội. Văn hóa còn đem lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động của mình và qua đó, điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển xã hội bền vững - phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo. 1.1.3. Tính chất Nhìn chung, văn hóa có những tính chất sau đây: - Thứ nhất, văn hóa có tính hệ thống. Tất cả các hoạt động văn hóa đều nằm trong một chuỗi, có sự liên hệ, gắn kết chặt chẽ và logic với nhau. Nhờ tính chất này mà văn hóa trở thành yếu tố có thể góp phần kiểm soát được xã hội, làm tăng thêm sự gắn kết trong cộng đồng, tạo nên sự ổn định của xã hội và tạo điều kiện cần thiết để phát triển xã hội. - Thứ hai, văn hóa có tính giá trị. Văn hóa là tổng hòa tất cả những giá trị tốt đẹp nhất được kết tinh lại, đó là cái hữu ích, là thước đo cho mỗi con người. Nó cho phép văn hóa thực hiện được chức năng phân biệt giữa văn hóa và phi văn hóa, phản văn hóa. Tính giá trị trở thành cơ sở để rạch ròi ranh giới giữ văn hóa và phi văn hóa, vô văn hóa. - Thứ ba, văn hóa có tính nhân sinh. Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra, và chỉ có con người mới có văn hóa, tác người tác động vào giới tự nhiên để hình thành nên văn hóa của mình, với những chức năng khác nhau, văn hóa tạo nên những giá trị nhân văn
  9. 7 cho con người. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. - Thứ tư, văn hóa có tính lịch sử. Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. - Thứ năm, văn hóa mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, văn hóa bao giờ cũng mang tính giai cấp. Văn hóa là phương thức sản xuất của tinh thần, văn hóa không thể không phản ánh và không chịu sự quy định của phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của các giai cấp khác nhau, làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm khác nhau. 1.1.4. Chức năng Văn hóa có nhiều chức năng, tuy nhiên nhìn chung có 4 chức năng cơ bản sau: - Chức năng nhận thức: Con người luôn muốn mình trở nên hoàn thiện hơn, chứ không phải là nguyên bản như trước, tức không chỉ giữ nguyên trạng thái vốn có của mình. Điều này làm cho con người đổi thay theo hướng nhân bản và người hơn.
  10. 8 - Chức năng giáo dục: Văn hóa giáo dục cho con người ở nhiều mặt nhằm phát huy tiềm năng vốn có của con người, đưa những tiềm năng ấy trở thành năng lực của con người. - Chức năng thẩm mỹ: Văn hóa giáo dục cho con người về cái đẹp, ở đây, cái đẹp không chỉ là cái đẹp về mặt hình thức hay nói cách khác là vẻ bề ngoài, mà còn phải giáo dục cho con người hướng tới cái đẹp nội dung, hay nói cách khác là cái đẹp bên trong tâm hồn của mỗi con người. - Chức năng định hướng giá trị: Văn hóa tạo ra một hệ thống các chuẩn mực ứng xử trên tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, tạo nên cơ sở cho xác định các chuẩn mực của con người, từ đó điều chinh mọi hành vi, cách ứng xử của con người cho phù hợp với hiện thời và theo yêu cầu của một xã hội, một cộng đồng cụ thể. 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VĂN HÓA 1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa Trong quan niệm của C.Mác, văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới. Khi bàn về văn hóa, V.I.Lênin cho rằng, trong xã hội có giai cấp, luôn luôn tồn tại hai nền văn hóa, nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa của nhân dân lao động. Lênin đã đề ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, đó là những nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hoá; xác định sự nghiệp văn hoá là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
  11. 9 1.2.2. Quan điểm của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra vì sự sống còn, vì cuộc sống ngày một cao đẹp của chính con người, chủ tịch Hồ Chí Minh còn xác định văn hóa là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội. 1.2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản về văn hóa Trong quan điểm của Đảng ta, văn hóa là một lĩnh vực thực tiễn của đời sống xã hội, nó cũng có quy luật vận động và phát triển riêng, trong đó tính dân tộc được coi là thuộc tính cơ bản của văn hóa, phản ánh mối quan hệ giữa dân tộc và văn hóa trong điều kiện dân tộc đã hình thành. Tính dân tộc là nội dung quan trọng luôn được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu. 1.2.4. Một số quan điểm về văn hóa hiện nay Ngoài quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, văn hóa còn được một số nhà nghiên cứu khác định nghĩa. .3. GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC 1.3.1. Giá trị và giá trị văn hóa Giá trị Giá trị là một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Giá trị văn hóa Giá trị văn hóa là những khía cạnh về trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn của con người biểu hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc,tạo nên nét đặc trưng của giá trị văn
  12. 10 hóa. Giá trị văn hóa là cái hình thành trong quá trình vận động của các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội vươn tới thỏa mãn nhu cầu của mình. 1.3.2. Văn hóa dân tộc và vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc a. Văn hóa dân tộc Mỗi cộng đồng, dân tộc với những phương thức sản xuất, quá trình lao động, đời sống xã hội, điều kiện tự nhiên nhất định thì sẽ tạo nên một nền văn hóa mang tính chất đặc thù riêng. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến văn hóa của một tộc người, cụ thể là dân tộc Hre. b. Vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc Một dân tộc nếu đánh mất đi những giá trị văn hóa riêng của mình thì không còn là chính dân tộc đó nữa, tức là dân tộc đó không còn tồn tại. Vì vậy, việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân tộc mang ý nghĩa quyết định cho sự sống còn của từng dân tộc. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Văn hóa là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp, nó luôn mở ra một phạm vi rộng lớn và ở rất nhiều tầng bậc cho sự nghiên cứu. Văn hóa có vị trí và vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên, khi nhìn nhận về vị trí và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển thường có những cách tiếp cận khác nhau, điều đó một phần quan trọng phụ thuộc vào quan niệm về văn hóa. Những tiền đề lý luận chung về văn hóa nêu tại chương 1 sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trang việc phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
  13. 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY 2.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi có đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây, mạng lưới sông ngòi tương đối phong phú và phân bố đều khắp lãnh thổ chạy từ tây sang đông, địa hình đồi núi chiếm 2/3 lãnh thổ đất Quảng Ngãi. 2.1.2. Về dân số Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống với nhau, trong đó có Kinh, Hre, Cor, Ca Dong… Trong đó, Hre là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tỉnh. 2.1.3. Về kinh tế Người Hre chủ yếu sống bằng nghề làm lúa nước và nương rẫy, săn bắn, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là những nghề phụ, nhưng có ý nghĩa đáng kể. 2.1.4. Về quan hệ xã hội Từ xa xưa, người Hre đã tổ chức cuộc sống cộng đồng theo Plài làng, tập hợp theo quan hệ dòng máu và địa vực, sống trong tinh thần hòa mục đoàn kết nhân ái, mỗi Plài có một già làng có uy tín, quyền lực, điều hành mọi công việc. Người Hre sống thủy chung, tình nghĩa, đã tin yêu ai là tin và yêu đến cùng, theo đến cùng, hôn nhân thường bền vững, vợ chồng rất ít khi bỏ nhau.
  14. 12 2.1.5. Về đặc điểm và giá trị văn hóa Văn hóa dân tộc Hre khá đa dạng và phong phú cả về văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, gắn liền với đời sống thực tiễn của đồng bào tại nơi đây. Người Hre thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. 2.2. PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY- THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 2.2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay - Về những yếu tố khách quan Sự phát triển của nền kinh tế thị trường; Đời sống vật chất của đồng bào Hre còn nghèo, thiếu thốn; Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Hre; Kinh phí còn hạn hẹp. - Về những yếu tố chủ quan Một số cấp ủy đảng và chính quyền còn có biểu hiện xem nhẹ vai trò của văn hóa; Sự thụ động, trông chờ ỷ lại của một số cấp ủy, chính quyền còn diễn ra nhiều nơi; Việc đầu tư ngân sách cho sự nghiệp văn hóa, vốn đã quá ít lại còn có hiện tượng dàn trải, chưa đi vào trọng tâm, trọng điểm; Cơ chế chính sách thu hút đầu tư đối với lĩnh vực xã hội thiếu cởi mở, chưa thông thoáng; Một bộ phận đồng bào dân tộc Hre không quan tâm đến việc lưu truyền và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. 2.2.2. Một số nội dung về phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Về văn hóa vật thể Nghề đan lát là nghề truyền thống, gắn liền với tập quán sản xuất lâu đời của người Hre; Nghề dệt thổ cẩm mang dấu ấn các thời kỳ
  15. 13 văn minh của người Hre; Nhà ở (nhà sàn); Thức ăn; Thức uống; Trang phục; Văn hóa rượu cần; Trang sức. Về văn hóa phi vật thể Các điệu hát dân gian, các câu chuyện, truyền thuyết về quá trình hình thành và phát triển của người Hre như Ca lêu, Ca choi; Cồng chiêng, đàn ; Văn hóa tín ngưỡng (các nghi lễ). 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Thuận lợi Toàn cầu hóa giúp việc hợp tác, giao lưu với các quốc gia trên thế giới diễn ra thuận lợi hơn, cũng giúp đảm bảo được sự ổn định về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho người Hre giữ gìn văn hóa dân tộc mình; Việc giữ gìn văn hóa dân tộc Hre còn được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ của các cấp chính quyền các cấp chính quyền; Một bộ phận người đồng bào dân tộc Hre luôn có tâm huyết với việc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. Khó khăn Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh còn khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, chưa hiểu được hết sự cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hre; Văn hóa dân tộc Hre cóa xu hướng lai căn do kết hôn với các dân tộc khác; Lực lượng tham gia vào công tác bảo tồn còn quá yếu, chưa thực sự tạo ra những bước đột phá về cách thức để giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc Hre. 2.2.4. Những thành tựu và hạn chế trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre hiện nay Thành tựu
  16. 14 Tỉnh Quảng Ngãi xác định việc bảo tồn đã có những sự đầu tư nhất định cho những nơi có đồng bào dân tộc Hre bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhờ đó, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hre vẫn còn giá trị, các di sản văn hóa được tôn vinh. Hạn chế Ở một số nơi, văn hóa truyền thống tốt đẹp của một số dân tộc đang bị mai một dần, đặc biệt, nguy cơ mất bản sắc văn hóa riêng và bị đồng hóa đang hiện hữu. Tình trạng pha tạp, biến thái trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng bộc lộ rõ nét, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp do công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém, việc giám sát, hỗ trợ các hoạt động tổ chức văn hóa vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, kinh phí bảo tồn văn hóa truyền thống tại cơ sở còn rất hạn chế. Tình trạng thiếu hụt cán bộ làm công tác văn hóa là người các dân tộc Hre ở địa phương; Chưa có phối hợp cao giữ văn hóa với du lịch.
  17. 15 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Thực trạng phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Hre tại Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự hiệu quả vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, mặc dù những giá trị văn hóa đó vẫn còn tồn tại trong đời sống văn hóa của người Hre, nhưng nó vẫn chưa thực sự ăn sâu trong ý thức của mỗi người, có những bộ phận người Hre hoàn toàn không biết về văn hóa dân tộc mình. Nắm rõ thực trạng phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay sẽ là cơ sở để tìm ra những phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những giá trị văn hóa ấy.
  18. 16 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY Thứ nhất, phải đảm bảo một cách chắc chắn trong việc thống nhất giữ văn hóa truyền thống và những yếu tố hiện đại trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Thứ hai, việc phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Hre phải gắn liền với việc phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng ở Quảng Ngãi hiện nay. Sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Thứ ba, xây dựng nên con người có tiềm lực về mọi mặt, từ đó tạo nên nền tảng của văn hóa. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT HUY TRÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC HRE Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 3.2.1. Về giải pháp tổng thể Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền móng vững chắc cho việc phát triển văn hóa. Sự phát triển kinh tế chính là tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện để con người có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày càng nhiều, lúc bấy giờ văn hóa trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của cây văn hóa, dù cho không phải chúng ta chỉ dựa vào yếu tố kinh tế để đánh giá sự phát triển của xã hội.
  19. 17 Thứ hai, củng cố tổ chức bộ máy cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ người dân tộc Hre ở tỉnh Quảng Ngãi. Tổ chức bộ mấy cơ sở và đội ngũ cán bộ quán lý đóng mội vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi. Cùng với việc bám sát các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, các cán bộ văn hóa phải căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tích cực lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tham mưu cho chính quyền các giải pháp đẩy mạnh phong trào văn hóa trong quần chúng nhân dân. Đào tạo lực lượng cán bộ quản lý là người Hre cũng là một trong những cách thức để thúc đẩy văn hóa Hre phát triển. Cán bộ quản lý là người Hre có năng lực, uy tín trong cộng đồng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào mình. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với cán bộ người dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa. Trong việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, các hoạt động văn hóa được diễn ra thường xuyên và liên tục ở nhiều cấp, nhiều phạm vi cũng như nhiều cách thức khác nhau. Để hoạt động giám sát có hiệu quả, trước tiên đội ngũ giám sát cần được đảm bảo về mặt năng lực cũng như uy tín, tiến hành thu thập thông tin về các lĩnh vực, nội dung cần giám sát, tìm hiểu rõ đối tượng ở phạm vi giám sát bằng nhiều hình thức, ở nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính sâu sát, từ đó, rút ra những kết luận, kiến nghị hợp lý, tránh tình trạng giám sát qua loa, mang tính hình thức.
  20. 18 Thứ tư, đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa truyền thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Hre tại Quảng Ngãi. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Hre ở Quảng Ngãi là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công tác giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Hre. Thứ năm, tích cực thực hiện xã hội hóa nguồn lực, tức huy động các nguồn lực phục vụ cho việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc Hre tại tỉnh Quảng Ngãi. Xã hội hóa không chỉ tạo ra nguồn lực tài chính, khắc phục sự hạn hẹp của ngân sách nhà nước mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là dân tộc Hre. 3.2.2. Về giải pháp cụ thể Giải pháp về chính trị - Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và Đảng bộ các huyện phải tìm ra cơ cấu kinh tế và sức mạnh tiềm lực của địa phương mình. - Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bản lĩnh chính trị cho Đảng viên, đặc biệt là những Đảng viên người dân tộc Hre. - Việc kết nạp Đảng viên phải coi trọng chất lượng. - Đảng và Nhà nước cần xây dựng ít nhất một bộ luật cụ thể về vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2