intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích và hệ thống hóa tư tưởng chính trị- xã hội cơ bản của Minh Mệnh trong một số tác phẩm tiêu biểu, từ đó bước đầu làm rõ những đóng góp cũng như hạn chế của tư tưởng Minh Mệnh trong lịch sử tư tưởng triều Nguyễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tìm hiểu tư tưởng chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> VIỆN TRIẾT HỌC<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HIẾU<br /> <br /> TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG<br /> CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH<br /> QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU<br /> DƯỚI TRIỀU NGUYỄN<br /> ­<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : Triết học<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 60 22 80<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Thị Lan<br /> <br /> HÀ NỘI – 2009<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> VIỆN TRIẾT HỌC<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HIẾU<br /> <br /> TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG<br /> CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH<br /> QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU<br /> DƯỚI TRIỀU NGUYỄN<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2009<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> Trang<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 2<br /> <br /> NỘI DUNG<br /> <br /> 8<br /> <br /> Chƣơng 1 : NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG<br /> CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA MINH MỆNH<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1.1.<br /> <br /> Tiền đề chính trị, kinh tế - xã hội<br /> <br /> 8<br /> <br /> 1.2<br /> <br /> Tiền đề tư tưởng, văn hoá<br /> <br /> 23<br /> <br /> 1.3.<br /> <br /> Minh Mệnh và một số tác phẩm tiêu biểu<br /> <br /> 27<br /> <br /> Chƣơng 2: NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI<br /> 33<br /> 2.1<br /> <br /> Tư tưởng trị nước<br /> <br /> 33<br /> <br /> 2.1.1 Tư tưởng đức trị kết hợp với pháp trị<br /> <br /> 33<br /> <br /> 2.1.2 Tư tưởng an ninh, quốc phòng<br /> <br /> 52<br /> <br /> 2..2.<br /> <br /> Tư tưởng về đạo làm người<br /> <br /> 68<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Tư tưởng giáo dục và sử dụng hiền tài<br /> <br /> 78<br /> <br /> 2.4.<br /> <br /> Tư tưởng trọng nông nghiệp<br /> <br /> 89<br /> <br /> 2.5.<br /> <br /> Những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị – xã<br /> hội của Minh Mệnh.<br /> <br /> 93<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> 102<br /> <br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 105<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Phong trào đổi mới tư duy do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo thực hiện từ năm 1986 đã<br /> thổi một luồng gió mới vào công tác nghiên cứu khoa học xã hội. Triều<br /> Nguyễn nói chung và tư tưởng triều Nguyễn nói riêng là đề tài nghiên cứu cơ<br /> bản và quan trọng đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới nghiên cứu khoa<br /> học xã hội trong khoảng ba thập niên trở lại đây. Việc nghiên cứu đến nơi đến<br /> chốn một triều đại phong kiến đã từng là đối tượng của cách mạng có ý nghĩa<br /> hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.<br /> Về mặt lý luận, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, cho đến<br /> trước thời kỳ đổi mới, triều Nguyễn nói chung, tư tưởng triều Nguyễn nói<br /> riêng chỉ được quan tâm nghiên cứu trên một số phương diện nhất định và chủ<br /> yếu là bị phê phán như một đối tượng của cách mạng hơn là đối tượng của<br /> khoa học xã hội. Vì vậy, những tri thức về triều đại này có tính phiến diện,<br /> nghèo nàn và giản đơn. Sau đổi mới, nhận thức được sự thiếu hụt, lệch lạc và<br /> phiến diện trong lý luận về giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc này, các<br /> ngành khoa học xã hội đã coi nghiên cứu về triều Nguyễn và tư tưởng của<br /> triều đại này như một trong những mảng đề tài chính và quan trọng trong giai<br /> đoạn hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề lý luận trọng yếu về mặt sử học,<br /> văn học, tư tưởng, chính trị… . Đã có một chương trình nghiên cứu cấp nhà<br /> nước chuyên biệt, lâu dài về triều Nguyễn với hội thảo khoa học lần thứ ba<br /> được tổ chức tháng 11- 2008. Ngoài ra, nhiều đề tài cấp bộ và hội thảo khoa<br /> học quốc gia và quốc tế có liên quan đến triều Nguyễn đã được thực hiện.<br /> Những vấn đề lý luận cơ bản về triều Nguyễn như vị trí và vai trò lịch sử của<br /> triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử dân tộc, những đóng góp và sai lầm trong<br /> lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước của triều Nguyễn, những giá trị và hạn<br /> chế trong văn hoá và tư tưởng của triều Nguyễn… đã từng bước được giải<br /> <br /> quyết trên những bình diện mới. Mặc dù vậy, để có được một nhận thức<br /> khách quan, đầy đủ và khoa học về triều Nguyễn, và đặc biệt để các tri thức<br /> lịch sử này tham gia hữu ích vào giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy<br /> sinh trong những bối cảnh mới của đất nước hiện nay thì các nhà nghiên cứu<br /> vẫn còn phải nỗ lực hơn nữa trong lĩnh vực còn đầy câu hỏi chưa trả lời này.<br /> Về mặt thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo toàn dân tiến<br /> hành công cuộc cải cách, đổi mới toàn diện đất nước nhằm mục tiêu “dân<br /> giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Để đạt được mục tiêu ấy,<br /> không chỉ cần một Đảng lãnh đạo sáng suốt, một bộ máy nhà nước hoạt động<br /> hiệu quả, một khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà<br /> còn cần một đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.<br /> Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động hiện nay, xây dựng một mô hình phát<br /> triển đất nước vừa thích ứng với tình hình quốc tế, vừa đảm bảo được các mục<br /> tiêu chính trị - xã hội của dân tộc là một trong những thách thức hàng đầu mà<br /> lịch sử đặt ra cho dân tộc ta để phát triển. Trong việc giải quyết nhiệm vụ này,<br /> việc khảo cứu lại mô hình chính trị triều Nguyễn, đặc biệt là triều vua Minh<br /> Mệnh với sự xây dựng một đường lối chính trị - xã hội đặc thù làm nên một<br /> trong những triều đại hùng mạnh nhất Đông Nam Á trong nửa đầu thế kỷ<br /> XIX, sẽ góp một phần nhỏ cho việc tham khảo, tổng kết kinh nghiệm tư tưởng<br /> chính trị và bài học lịch sử về xây dựng đường lối chính trị và quản lý đất<br /> nước.<br /> Do sức hấp dẫn và tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn của chủ đề<br /> triều Nguyễn và tư tưởng triều Nguyễn như trên, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu tƣ<br /> tƣởng chính trị - xã hội trong một số tác phẩm tiêu biểu của Minh Mệnh”<br /> làm đề tài luận văn cao học của mình.<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2