ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
LÊ THỊ HỒNG THOAN<br />
<br />
TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM<br />
VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Triết học<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 60220301<br />
<br />
Giảng viên hướng dẫn<br />
<br />
: TS. Trần Thị Hạnh<br />
<br />
HÀ NỘI – 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................................. 1<br />
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM ....... 11<br />
1.1. Điều kiện chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới đầu thế kỷ XX .......................................... 11<br />
1.1.1. Tình hình chính trị, xã hội thế giới đầu thế kỷ XX ......................................................... 11<br />
1.1.2. Tình hình chính trị, xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX....................................................... 15<br />
1.2. Tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Trần Trọng Kim.............................................................................................. 25<br />
1.2.1 Giá trị truyền thống dân tộc ...................................................................................................................................... 25<br />
1.2.2. Tư tưởng phương Đông ................................................................................................ 30<br />
1.2.3. Tư tưởng phương Tây................................................................................................... 35<br />
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim ....................................................................... 38<br />
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Trọng Kim .................................................................. 38<br />
1.3.2. Tác phẩm của Trần Trọng Kim ...................................................................................... 40<br />
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG CỦA TRẦN TRỌNG KIM VỀ LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC<br />
.......................................................................................................................................................... 45<br />
2.1. Một số khái niệm....................................................................................................................... 45<br />
2.1.1. Khái niệm Đạo đức........................................................................................................ 45<br />
2.1.2. Khái niệm Luân lý .......................................................................................................... 50<br />
2.2. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý ................................................................................. 51<br />
2.2.1. Quan niệm về bổn phận đối với gia tộc ........................................................................ 51<br />
2.2.2. Quan niệm về Bổn phận đối với học đường ................................................................. 61<br />
2.2.3. Quan niệm về bổn phận đối với xã hội ......................................................................... 67<br />
2.3. Tư tưởng của Trần Trọng Kim về đạo đức ............................................................................... 75<br />
2.3.1. Quan niệm về lòng nhân ái ........................................................................................... 76<br />
2.3.2. Quan niệm về thiện – ác ............................................................................................... 79<br />
2.3.3. Quan niệm về nghĩa vụ đạo đức ................................................................................... 82<br />
2.4. Một số giá trị và hạn chế của tư tưởng luân lý, đạo đức của Trần Trọng Kim ....................... 85<br />
2.4.1. Về mặt giá trị.............................................................................................................. 85<br />
2.4.2. Về mặt hạn chế .......................................................................................................... 87<br />
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 91<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 93<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Luân lý, đạo đức là thước đo giá trị của con người trong xã hội loài người mọi thời đại.<br />
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã rèn luyện<br />
và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước,<br />
thương yêu con người, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng gian khổ, khó khăn.....Những đức<br />
tính đó đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay, những thế hệ con người Việt Nam đã nâng<br />
niu, giữ gìn đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng, tâm lý như lòng yêu nước, tính cần cù, sáng tạo, hài<br />
hước, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học...những giá trị đó có tác dụng củng cố, phát triển quan hệ xã<br />
hội và hoàn thiện nhân cách con người. Đó là những giá trị luân lý, đạo đức truyền thống đáng tự hào<br />
của người Việt Nam từ xa xưa.<br />
Nước ta hiện nay đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với đó<br />
là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế trị trường là một bước tiến, là<br />
thành tựu văn minh của nhân loại. Nước ta mở cửa giao lưu với thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa<br />
học, công nghệ và tiếp xúc với văn hóa, lối sống hiện đại của thế giới. Chính vì vậy mà trong hơn 20 năm<br />
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực<br />
của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt.<br />
Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của cơ chế thị<br />
trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện đại<br />
bao gồm nhiều thành phần như: học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai đất nước, trong đó<br />
có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên.<br />
Nhìn chung, các giá trị luân lý, đạo đức Việt Nam đang có sự biến đổi nhanh chóng, đảo lộn,<br />
phức tạp có cả biến đổi tích cực, lẫn tiêu cực như hiện tượng chủ nghĩa cá nhân lấn áp chủ nghĩa tập thể,<br />
khuynh hướng coi trọng lợi ích, giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, tình cảm; trọng danh lợi hơn trọng<br />
danh tình nghĩa, coi thường giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, vì đồng tiền mà chà<br />
đạp lên tất cả, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên quan liêu, cửa quyền, kèn cựa địa vị, cục bộ,<br />
địa phương, bè phái mất đoàn kết nghiêm trọng...Trước những biến thể đó, việc xem xét, đánh giá lại<br />
những tư tưởng luân lý, đạo đức của các nhà tư tưởng, học giả từ xưa cho đến nay là hết sức cần thiết.<br />
Trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam, đầu thế kỷ XX Trần Trọng Kim được coi là một trong<br />
những học giả danh tiếng, một nhà giáo dục, một nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, ông đã có<br />
những đóng góp nhất định trong các lĩnh vực tư tưởng. Đặc biệt phải kể đến tư tưởng giáo dục nói<br />
<br />
4<br />
<br />
chung và tư tưởng giáo dục luân lý, đạo đức nói riêng. Cho đến ngày nay nó vẫn con những giá trị nhất<br />
định trong đời sống của mỗi con người.<br />
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Tư tưởng của Trần Trọng Kim về Luân lý, Đạo đức” làm<br />
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Những đóng góp cũng như cống hiến của Trần Trọng Kim được rất nhiều học giả quan tâm,<br />
nghiên cứu. Có rất nhiều các công trình, bài viết khoa học của các chuyên gia, các học giả từ trước tới<br />
nay đã ngày càng đánh giá xác đáng vị trí, vai trò, giá trị của những tư tưởng đó.<br />
Hướng thứ nhất, các công trình, các cuốn sách, luận văn, luận án nghiên cứu về luân lý, đạo đức.<br />
Cuốn “Giáo trình Đạo đức học” của Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt đã định nghĩa một<br />
cách khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực<br />
xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã<br />
hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đặc<br />
trưng cơ bản của đạo đức là ý thức, hành vi, năng lực, sự tự nguyện, tự giác của con người đối với con<br />
người và đối với xã hội.<br />
Cuốn sách “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác<br />
giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc, các tác giả đã chỉ rõ mặt tích cực của nền kinh tế thị trường<br />
là đã tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phát triển, song mặt khác kinh tế thị trường đã có những tác<br />
động tiêu cực nhất định tới các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức.<br />
Cuốn sách “Tập bài giảng đạo đức học” của tác giả Phạm Văn Chung đã góp phần làm sáng tỏ và<br />
cụ thể hơn về lịch sử, lý luận và thực tiễn những vấn đề, nội dung đạo đức cơ bản vốn được nêu lên và<br />
giải đáp trong lịch sử và lý luận đạo đức như: bản chất, tính chất, nguồn gốc, cơ sở của đạo đức, các<br />
phạm trù thiện, ác, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ, lẽ sống. Tác giả đã xem xét mối liên hệ bên trong<br />
giữa các phạm trù, quan niệm đạo đức học theo một trình tự nhất định trong hệ thống của chúng và<br />
cuối mỗi bài thường có sự nhận định về vị trí, ý nghĩa của mỗi phạm trù, quan niệm sau này.<br />
Cuốn sách “Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu, đã phân tích<br />
sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống dân tộc và sự vận động của quần chúng qua những giai đoạn<br />
lịch sử Việt Nam. Theo tác giả, mục đích tìm hiểu giá trị tinh thần truyền thống không chỉ là tìm hiểu<br />
thêm về lịch sử dân tộc, mà còn nhằm mục đích thiết thực là góp phần xây dựng con người trong giai<br />
đoạn lịch sử cách mạng hiện nay, phục vụ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa<br />
xã hội.<br />
<br />
5<br />
<br />