intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> TRẦN QUANG HUY<br /> <br /> VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH<br /> TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT<br /> KINH TẾ<br /> <br /> luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br /> <br /> Hµ néi - 2007<br /> <br /> 1<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> TRẦN QUANG HUY<br /> <br /> VẤN ĐỀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH<br /> TRONG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT<br /> KINH TẾ<br /> Chuyên ngành : Luật hình sự<br /> Mã số<br /> <br /> : 60 38 40<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi<br /> <br /> Hµ néi - 2007<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung<br /> và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu<br /> trong nhiều thời kỳ và dưới những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đối<br /> với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở<br /> mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những<br /> thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh<br /> tế - xã hội.<br /> Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các<br /> nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối<br /> với mọi tội phạm. Ngoài ra, làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân<br /> chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình<br /> diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình<br /> tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực<br /> sự của việc áp dụng hình phạt tử hình.<br /> Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong<br /> Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu<br /> hướng hội nhập và quốc tế hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài<br /> "Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế"<br /> trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> <br /> 3<br /> <br /> Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công<br /> trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử<br /> hình đối với mọi tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như:<br /> Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi<br /> hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);<br /> Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của<br /> Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn<br /> về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền…<br /> Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài,<br /> công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo… các tác giả chỉ thường tập trung<br /> vào việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất… trong vấn đề<br /> áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung hoặc các tội phạm<br /> thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của Bộ luật Hình sự. Vì<br /> thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình phạt<br /> tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Các tội phạm "có tính chất<br /> kinh tế" không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được<br /> qui định ở các loại tội phạm khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho<br /> chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử<br /> hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về<br /> lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp dụng hình<br /> phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> * Mục đích:<br /> Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân,<br /> điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp<br /> dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân<br /> <br /> 4<br /> <br /> tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về<br /> việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.<br /> * Nhiệm vụ:<br /> Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:<br /> - Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình<br /> nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình<br /> phạt tử hình;<br /> - Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với<br /> các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;<br /> - Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế<br /> việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý<br /> luận và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có<br /> tính chất kinh tế. Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở những qui<br /> định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và<br /> Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam và một số<br /> nước trên thế giới.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br /> Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về<br /> chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách<br /> hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và kết hợp rất nhiều phương pháp<br /> nghiên cứu khác nhau. Đó là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,<br /> thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh<br /> tế ở Việt Nam.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2