intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Cây lúa trong ứng xử và tâm thức của người Việt ở Hậu Giang

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu lịch sử phát triển của cây lúa; phân tích những biểu hiện trong ứng xử và trong tâm thức của người Việt ở Hậu Giang đối với cây lúa; giới thiệu một góc văn hóa của người dân Hậu Giang gắn với cây lúa. Mời các bạn cùng tham khảo luận văn để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Cây lúa trong ứng xử và tâm thức của người Việt ở Hậu Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 LÂM THỊ HUỲNH NHƯ CÂY LÚA TRONG ỨNG XỬ VÀ TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN TRÀ VINH, NĂM 2016
  2. TÓM TẮT Tên đề tài: CÂY LÚA TRONG ỨNG XỬ VÀ TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 16/3/2015 đến ngày 16/9/2015 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Hậu Giang Có thể nói, sản vật đặc trưng nhất mà người Việt ở Hậu Giang được thiên nhiên ban tặng chính là lúa gạo. Tại Hậu Giang, có khoảng 80% dân số có nguồn thu nhập chính từ lúa gạo. Ngoài sự đóng góp vào an ninh lương thực, cây lúa còn tạo nên phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp, xanh mát và là tiền đề phát triển các loại hình du lịch sinh thái và là nơi giải trí trong lành cho dân thành thị; cho nên đóng góp bằng nhiều cách vào sự thịnh vượng của cộng đồng nông thôn. Miêu tả về vẻ đẹp của những cánh đồng lúa ở vùng Hậu Giang, Nhà sử học người Pháp Charles Fourniau viết: “Chúng tôi đã ở giữa đồng bằng mênh mông lúa của vùng châu thổ sông Mêkông. Ruộng lúa không bị cắt bởi một rặng cây nào, cũng không bị các rặng núi cắt ngang tầm nhìn, ngược lại với vùng đồng bằng sông Hồng, nó tạo ra một cảm giác bao la của vẻ đẹp lớn lao”. Cây lúa ở Hậu Giang chịu sự tác động, ảnh hưởng sự phát triển chung của cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, luận văn nghiên cứu cây lúa trong ứng xử và tâm thức của người Việt ở Hậu Giang với tư cách nghiên cứu trường hợp nhằm khái quát về văn hóa lúa nước của người Hậu Giang và qua đó nhìn rộng ra cây lúa trong văn hóa miền Tây Nam Bộ mà không quá tập trung vào việc tìm kiếm và xác định cái khác biệt giữa Hậu Giang với cả miền Tây vốn mang tính hòa đồng là nổi bật. Người Việt ở Hậu Giang đã hình thành nên phong cách ứng xử có tính thích nghi rất cao đối với môi trường tự nhiên, đặc biệt là tận dụng môi trường sông nước trong lĩnh vực sản xuất. Cách ứng xử và hành động mang tính trọng nghĩa của người Việt có thể quy về 4 điểm: chí cốt và chung thủy; coi nhẹ tiền tài; coi trọng lẽ công bằng; hành động quên mình vì nghĩa. Họ rất coi trọng tình huynh đệ kết nghĩa, xem đó là -iii-
  3. một thứ tình nghĩa rất thiêng liêng, gắn bó keo sơn. Với tính cách nhạy bén, năng động, cần cù và sáng tạo trong lao động, cùng với ý chí bền bỉ, sức lực dẻo dai, họ đã thành công trong việc tạo ra một phức thể văn minh nông nghiệp trên một vùng châu thổ rộng lớn. Dù là đất mới, nhưng Hậu Giang hôm nay cũng đã nhanh chóng đuổi kịp các đàn anh đi trước, với nhiều nét nổi bật về phát triển kinh tế, nhiều điểm sáng về văn hóa - văn minh, bao trang sử vàng trong mở đất, giữ đất và đấu tranh cách mạng qua các thời kỳ. Bề dày truyền thống đó luôn là nền tảng vững chắc để tỉnh Hậu Giang tiến bước đến tương lai. Tác giả luận văn đã mô tả những biểu đạt về tâm thức văn hóa của người Việt ở Hậu Giang. Cây lúa có một vị trí đặc biệt trong tất cả các biểu đạt nói trên. Người Việt ở Hậu Giang - tộc người chủ đạo của văn hóa Việt Nam, cư trú ở những vùng đồng bằng sông nước, tạo nên một thứ văn hóa nông nghiệp lúa nước, nền tảng của văn hóa Việt Nam. Người dân Hậu Giang vốn có đầu óc chuộng thực tiễn của những người đi khai hoang, mở đất, lại ít bị gò bó bởi giáo điều phong kiến, nên họ dễ dàng tiếp nhận những phương tiện, phong cách sinh hoạt mới, tiếp thu kỹ thuật (sử dụng khá thành thạo: máy cày, máy bơm, máy đuôi tôm, giống mới) và nếp sống mới. Tính cách năng động, ít thủ cựu, dám tiếp cận cái mới, cách thức làm ăn mới. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hậu Giang đã có những bước tiến tích cực, khơi nguồn cho những mạch sống mới. Bức tranh nông nghiệp Hậu Giang trong nhiệm kỳ tới đã có những vệt sáng khi Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang có quy mô lớn nhất cả nước đã được chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng mở ra nhiều triển vọng mới cho nền nông nghiệp hiện đại trong tương lai. Bởi nơi đây sẽ ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất hiện nay vào sản xuất dựa trên lợi thế nông nghiệp. Đây cũng sẽ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khu Nông nghiệp đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang. -iv-
  4. SUMMARY Topic title: RICE IN BEHAVIOR AND CONSCIOUSNESS OF THE VIETNAMESE IN HAU GIANG PROVINCE Research period: 16 March 2015 to 16 September 2015 Research location: Hau Giang province Rice is the most typical produce, which Nature offers to Hau Giang province. Rice is the key incomes ò 80% of the inhabitants of the province. Next to be main product for food security, rice fields provide green and beautiful scene, contributing to eco-tourism business in the province, where urban inhabitants relax. Eventually, rice contributes tangibly and intangibly into the prosperity of the rural communities. Charles Founiau, a French historian, described the beauty of the rice field in Hau Giang: “We were at the middle of a vast rice field in the Mekong Delta, where there were no tree lines, no mountains obstructed the sight as in the Red River Delta. From that landscape, we were overwhelmed by its vastness and beauty“. The province is part of and affected by the whole Mekong Delta, especially rice growth and development. Therefore, this research on the position of rice in behaviors and conciousness of the Vietnamese in Hau Giang province can be regarded as a case study that helped to understand a larger picture of the rice-related culture of the Mekong Delta. It does not aim at finding the diferences between the province and the Mekong in rice-related culture. The Vietnamese in Hau Giang province has developed their behaviors by adaptation with the natural environment, especially making fully use of water resource for their production. Their behaviors and actions, centered in honor, can be identified in 4 main characters: bosom and loyal friendship, wealth despising, putting high value in equity, and self-sacrification for honor. The sworn-brotherhood and friendship to the locals is sacred, ever-lasting faitful. With their sensitivity, dynamism, laboriousness and creativity, together with their powerful will and -v-
  5. physical endurance, they were successful in building a agriculture-based culture complex in the vast delta. Although being a new land, Hau Giang is rapidly catching up with other fore-running provinces in economic development, in culture devlopment and with golden pages in the hístory of reclamation of the new lands and in history of revolution. This long tradition is a strong base for the province to proceed to future. The author of this thesis described the expressions of cultural conciousness ò the Vietnamese in Hau Giang, where rice positioning a special place. In Hau Giang the Vietnamese, who is the majority race and culture and resides in a plenty-of-water delta, has developped an rice-agricultural-based culture. It is in turn is foundation of Vietnam culture. The locals in Hau giang have a practical characteristics of the pioneers to open new lands, the less-ìnluenced by feudal doctrines. They, therefore, are easy to accept new means, new ways of living, new techniques; like tractor, water pump, new crop varieties. The locals are also characterized by their dynamism, less conservativeness, courage to accept novelty and new business. The future of agricuture in Hau Giang will be brighter, since a plan to develop a High-Tech Agriculture Zone in the region, a largest of its kind, was just approved by the Governement. The zone will bring many prospects of applications modern technology for agriculture development in the province. The High-Tech Agrizone will also be a center to train highly qualified human resources in agriculture for the Mekong Delta. When acting, the Zone is expected to provide a break through in agriculture for the province. -vi-
  6. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii SUMMARY ...............................................................................................................v DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: .........................................................................................4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4 5.1. Đối tượng ......................................................................................................4 5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .........................................................4 7. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................4 8. Bố cục của Luận văn ...........................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..............................................................6 1.1 Một số khái niệm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài...................6 1.1.1 Văn minh lúa nước......................................................................................6 1.1.2 Văn hóa .......................................................................................................6 1.1.3 Văn hóa ứng xử ...........................................................................................8 1.1.4 Tâm thức .....................................................................................................9 1.2 Lịch sử phát triển của cây lúa Việt Nam ...........................................................9 1.2.1 Lịch sử phát triển của cây lúa trong văn minh sông Hồng .........................9 -vii-
  7. 1.2.2 Lịch sử phát triển của cây lúa trong văn minh sông Cửu Long................13 1.3 Sơ lược về điều kiện địa lý nhân văn tỉnh Hậu Giang .....................................19 1.3.1 Điều kiện tự nhiên.....................................................................................19 1.3.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................19 1.3.1.2 Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng...........................................................19 1.3.1.3 Khí hậu ...............................................................................................20 1.3.1.4 Chế độ nhiệt, giờ nắng .......................................................................20 1.3.1.5 Chế độ mưa, độ ẩm ............................................................................20 1.3.1.6 Chế độ gió ..........................................................................................21 1.3.1.7 Sinh vật ..............................................................................................21 1.3.1.8 Kinh tế ................................................................................................22 1.3.1.9 Thương mại, dịch vụ và xuất khẩu.....................................................22 1.3.2 Điều kiện nhân văn ...................................................................................23 1.3.2.1 Dân số ................................................................................................23 1.3.2.2 Xã hội .................................................................................................24 1.3.2.3 Tình hình đô thị hóa ...........................................................................25 1.3.3 Lịch sử phát triển của cây lúa Hậu Giang.................................................26 CHƯƠNG 2: CÂY LÚA TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG ............................................................................................................34 2.1 Văn hóa ứng xử trong sản xuất cây lúa của người Hậu Giang ........................34 2.1.1 Ứng phó với thiên tai ................................................................................34 2.1.2 Tranh thủ thuận lợi ...................................................................................43 2.2 Văn hóa ứng xử trong lưu thông phân phối lúa gạo của người Hậu Giang ....48 2.2.1 Ứng phó với rủi ro ....................................................................................48 2.2.2 Tranh thủ thời cơ ......................................................................................52 2.3 Văn hóa ứng xử trong tiêu dùng lúa gạo của người Hậu Giang ......................56 2.3.1 Ứng phó với thiên tai trong cất giữ...........................................................56 2.3.2 Tranh thủ thời cơ trong chế biến...............................................................59 -viii-
  8. CHƯƠNG 3: CÂY LÚA TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HẬU GIANG ........................................................................................... 67 3.1 Cây lúa trong tín ngưỡng nông nghiệp của người Hậu Giang ........................67 3.1.1 Thờ cúng ông bà .......................................................................................67 3.1.2 Thờ Thông Thiên ......................................................................................71 3.1.3 Thờ ông Địa ..............................................................................................73 3.1.4 Lễ cúng Thượng điền ................................................................................74 3.2 Cây lúa trong phong tục, tập quán của người Hậu Giang ...............................76 3.2.1 Thôi nôi .....................................................................................................76 3.2.2 Hôn nhân ...................................................................................................77 3.2.3 Tang ma ....................................................................................................78 3.2.4 Lễ, Tết .......................................................................................................80 3.2.4.1 Lễ Kỳ Yên ..........................................................................................80 3.2.4.2 Lễ Thần Nông ....................................................................................82 3.2.4.3 Lễ giỗ Bác ..........................................................................................83 3.2.4.4 Tết Nguyên đán ..................................................................................84 3.2.4.5 Tết Trâu ..............................................................................................86 3.3 Cây lúa trong văn học, nghệ thuật của người Hậu Giang ...............................87 3.3.1 Hò..............................................................................................................87 3.3.2 Lý ..............................................................................................................90 3.3.3 Ca dao .......................................................................................................92 3.4 Cây lúa trong phương thức giao tiếp của người Hậu Giang ...........................93 3.4.1 Phương ngữ ...............................................................................................93 3.4.2 Danh xưng.................................................................................................95 3.5 Cây lúa trong cốt cách người Hậu Giang ........................................................98 3.5.1 Chí cốt và chung thủy ...............................................................................99 3.5.2 Coi nhẹ tiền tài ........................................................................................100 3.5.3 Coi trọng lẽ công bằng ............................................................................101 3.5.4 Hành động quên mình vì nghĩa ...............................................................102 -ix-
  9. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109 PHỤ LỤC ...............................................................................................................113 -x-
  10. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Thành phố Vị Thanh về đêm bên dòng Kênh xáng Xà No 31 Hình 2.1 Mô hình vườn cây trái - liếp rau 42 Hình 2.2 Lễ khai mạc Festival Lúa gạo lần thứ I tại Hậu Giang 55 Hình 2.3 Người nông dân vận chuyển lúa về nhà sau thu hoạch 56 Hình 2.4 Cảnh nông dân cấy lúa trên đồng 58 Hình 3.1 Nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa 105 -xi-
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam và đã trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Bằng hạt gạo - hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất - để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau. Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp … Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Mỗi người sinh ra đều có một quê hương để gắn bó với bao kỉ niệm, để nhớ mong, khắc khoải và để tự hào. Tác giả Luận văn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hậu Giang còn nghèo khó nhưng anh dũng kiên cường trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Hòa bình lặp lại, đời sống người dân đang từng ngày đổi mới, họ cùng nhau tăng gia sản xuất. Là một tỉnh nông nghiệp, với thế mạnh là cây lúa, người dân Hậu Giang quanh năm chỉ biết có ruộng đồng, vườn tược và chăn nuôi sản xuất. Hôm nay, khi đến với Hậu Giang, chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên trước bao sự đổi thay rõ nét, dọc theo tuyến đường nối từ thành phố Cần Thơ về đến Vị Thanh - một thành phố trẻ, trung tâm tỉnh lỵ của Hậu Giang là con đường thẳng tấp với hai bên là nối tiếp những cánh đồng mênh mông một màu xanh mơn mởn, cặp hai bên lề đường là -1-
  12. những hàng hoa rực rỡ màu vàng óng ả mang cái tên rất dân dã - hoa sao nhái, tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động với những mảng màu xanh mát và khởi sắc của một vùng quê sông nước thanh bình. Chỉ có thể tận mắt ngắm nhìn chúng ta mới có thể cảm nhận được hết vẻ tươi mới nhưng cũng rất đỗi bình dị, trong lành của một vùng đất đang chuyển mình trở dậy từng ngày. Người dân Hậu Giang gọi tuyến đường này bằng cái tên trìu mến là “Con đường hoa Hậu Giang”. Là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, từ bao đời nay, cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc, gắn bó với đời sống của người dân Hậu Giang, nó không chỉ mang lại sự no đủ, sung túc mà còn trở nên gần gũi như một một phần không thể thiếu trong đời sống của họ. Nó gắn liền trong sản xuất và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, hạt gạo trở thành nguồn lương thực chính của người dân và là sản phẩm gắn liền trong đời sống văn hóa tinh thần, từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt gạo, với nhiều dạng thức khác nhau. Nó đã ăn sâu vào cách nghĩ, biểu hiện ra lời nói và trở thành biểu tượng thiêng liêng trong tâm hồn mỗi người. Như chúng ta đã biết, Hậu Giang được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến không chỉ có Chợ nổi Ngã Bảy với bài vọng cổ đi vào lòng người Tình anh bán chiếu và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như: Đền thờ Bác Hồ, Di tích Tầm Vu, Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, … mà còn được đặc biệt chú ý đến bởi sự kiện gây tiếng vang lớn - Festival Lúa gạo lần đầu tiên của Việt Nam, đây là sự kiện nhận được sự đồng thuận rất cao của người nông dân, vì nó nhằm mục đích tôn vinh nghề trồng lúa và như một lời tri ân của xã hội dành cho những con người đã không quản ngại gian khổ làm ra “hạt ngọc” của Việt Nam nói chung và của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Không dừng lại ở đó, Hậu Giang còn tạo được ấn tượng đặc biệt cho những ai đến đây bởi vẻ đẹp của dòng kinh xáng Xà No - một thủy lộ huyết mạch giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và góp phần tạo nên sự trù phú cho một vùng đất rộng lớn vì nó được xem là “Con đường lúa gạo miền Hậu Giang”. Xà No - Hậu Giang, một địa danh gắn liền với lịch sử sản xuất lúa hàng hóa và xuất khẩu gạo hơn 100 năm trước. -2-
  13. Với niềm tự hào và từ những lý do trên đã hun đúc trong tôi một mong muốn nghiên cứu về vị thế của cây lúa trong đời sống văn hóa của người nông dân Hậu Giang qua những biểu hiện của cây lúa trong văn hóa ứng xử và trong tâm thức của người Việt ở Hậu Giang, nhằm gợi mở những hướng đi phù hợp, có tính khả thi cho việc phát triển nghề trồng lúa và bảo tồn, phát huy đời sống văn hóa của người dân. Đó chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài: “Cây lúa trong ứng xử và tâm thức của người Việt ở Hậu Giang” để làm vấn đề nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Viết về cây lúa đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, trong đó điển hình là một số công trình tiêu biểu như: “Văn minh lúa nước và nghề trồng lúa Việt Nam” của Bùi Huy Đáp, “Cây lúa, tiếng Việt và nét đẹp văn hóa, tâm hồn Việt Nam” của Đào Thản, “Môi sinh văn hóa lúa nước, văn hóa xóm làng xưa” của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, “Tín ngưỡng thờ lúa như một đặc trưng văn hóa vùng Đông Nam Á” của Cao Đức Hải, “Tìm hiểu Đất và Người Hậu Giang” của Nhâm Hùng, “Nghề nông ở Nam bộ” của Trần Xuân Kiêm, “Tìm hiểu đất Hậu Giang” của Sơn Nam, “Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ” của Trần Ngọc Thêm, … Nhìn chung, các công trình đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề về văn hóa - văn minh lúa nước, nếp sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, các tác giả cũng mới chỉ khái quát về điểm chung của nông nghiệp trồng lúa như nông lịch, công cụ lao động, quá trình canh tác, tín ngưỡng … nhưng chưa đi sâu tìm hiểu cụ thể những biểu hiện trong văn hóa ứng xử và trong tâm thức của người Việt ở Hậu Giang đối với cây lúa. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu những ứng xử và biểu hiện tâm thức của người dân Hậu Giang thông qua những nét tín ngưỡng, phong tục tập quán, giao tiếp và cốt cách của người dân, trên cơ sở bám sát vào các chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh đối với việc phát triển cây lúa. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu lịch sử phát triển của cây lúa. - Phân tích những biểu hiện trong ứng xử và trong tâm thức của người Việt ở Hậu Giang đối với cây lúa. -3-
  14. - Giới thiệu một góc văn hóa của người dân Hậu Giang gắn với cây lúa. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát, phân tích những biểu hiện trong văn hóa ứng xử và trong tâm thức của người Hậu Giang đối với cây lúa. - Đề xuất những hướng đi phù hợp, có tính khả thi nhằm duy trì và phát triển đời sống văn hóa của người dân Hậu Giang. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những biểu hiện của cây lúa trong văn hóa ứng xử và tâm thức của người Việt ở Hậu Giang trong suốt quá trình sinh trưởng từ lúc gieo trồng đến lúc thu hoạch, chế biến sản phẩm. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những biểu hiện và vai trò của cây lúa trong đời sống văn hóa (ứng xử, tâm thức) của người Việt ở Hậu Giang. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu - Đề tài được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp: đọc và thu thập, khảo sát thực tế, phỏng vấn, xử lý tài liệu, tổng hợp, đánh giá, so sánh và nhận xét. - Tài liệu được sử dụng từ nhiều nguồn: sách tham khảo, trên các trang mạng, khảo sát và phỏng vấn người dân, lãnh đạo chính quyền, tài liệu lưu trữ tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hậu Giang, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang. 7. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nhằm tập hợp những thông tin có liên quan đến cây lúa. Giới thiệu một góc đời sống văn hóa của người dân Hậu Giang gắn với nghề trồng lúa, góp phần khơi dậy những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của địa phương, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Giúp chúng ta hiểu hơn về đời sống văn hóa của người dân Hậu Giang qua nghề trồng lúa cùng với những nghi lễ, phong tục, cốt cách … mang đậm giá trị văn hóa -4-
  15. được kết tinh được qua bao đời nay, qua đó cho ta thấy thái độ ứng xử của người nông dân đối với cây lúa. Ngoài ra, đề tài cũng mong muốn được gửi đến người đọc những thông điệp quảng bá về hình ảnh con người Hậu Giang trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, gắn liền với những với những nét văn hóa đặc trưng, cũng như những thành tựu nổi bật đã đạt được trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 8. Bố cục của Luận văn Luận văn gồm có 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung. Chương 2: Cây lúa trong văn hóa ứng xử của người Việt ở Hậu Giang. Chương 3: Cây lúa trong tâm thức của người Việt ở Hậu Giang. Phần kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục -5-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2