intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, phân tích bản chất đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định hướng hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer, qua đó đóng góp vào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong một bộ phận nhân dân Khmer thành phố Trà Vinh nói riêng và nông dân tại Trà Vinh nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 LÊ BÍCH CHI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN KHMER Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN AN TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nên một nguồn lực phát triển mới về sức sản xuất, góp phần đưa nước ta hội nhập quốc tế theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa. Phương thức công nghiệp hóa cho phép khai thác tốt các tài nguyên, nguồn lực lao động, sử dụng vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý từ thành thị đến nông thôn vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị đạt chất lượng tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trong đó có nông dân. Một khi kinh tế phát triển, thu nhập người dân ổn định thì văn hóa tinh thần trong mỗi gia đình sẽ thay đổi phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Bên cạnh những lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, mặt trái của nền kinh tế cũng ảnh hưởng nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có văn hóa mỗi gia đình nông dân theo cả chiều hướng tích cực lẫn chiều hướng tiêu cực. Trà Vinh là một tỉnh thuộc vùng đất nông nghiệp, là nơi có lực lượng nông dân chiếm đa số (trên 80%). Theo nghiên cứu gần đây, đời sống văn hóa của người nông dân, so với khoảng thời gian trước có chiều hướng khá hơn, nhưng vẫn đang ở mức rất thấp. Mặc dù, nhà nước cũng như các địa phương đã có nhiều cố gắng để khắc phục tình trạng sống thiếu thốn về vật chất, nghèo nàn về tinh thần của người nông dân và gia đình của họ, nhưng hiệu quả vẫn còn rất hạn chế. Điều này dẫn đến xu hướng biến đổi
  3. -2- rất lớn trong đời sống văn hóa của gia đình nông dân đó là điều tất yếu. Gia đình nông dân là một thiết chế xã hội nói chung, là chiếc nôi sản sinh, nuôi dưỡng lực lượng lao động cơ bản của xã hội. Xây dựng lực lượng nông dân đông về số lượng, mạnh về chất lượng, là yêu cầu của công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tình trạng đời sống văn hóa của gia đình nông dân thấp kém không chỉ là vấn đề kinh tế hay văn hóa mà còn là vấn đề công bằng xã hội, chính sách đối với con người; và là vấn đề đe dọa, tổn thương đến thiết chế gia đình xã hội nói chung. Xây dựng đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân là góp phần thực hiện "cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở", đây là hoạt động quan trọng của toàn xã hội và phát triển kinh tế. Qua đó, đáp ứng nhu cầu văn hóa của người lao động nói chung của nông dân nói riêng, đồng thời cũng để góp phần xây dựng mô hình văn hóa gia đình nông dân bền vững, phát huy tác động của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Với nhận thức trên, qua quá trình học tập và nghiên cứu, kế thừa các kết quà nghiên cứu trước đây chúng tôi thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh”. Đề tài nhằm mục đích khảo sát đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh, trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp tổ chức, xây dựng chăm lo đời sống văn hóa của những gia đình nông dân đang sống và lao động tại tỉnh Trà Vinh hiện nay.
  4. -3- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xuất phát từ những khó khăn vất vả của những người lao động, rất nhiều những bài báo đã đăng tải về đời sống của nông dân, trong đó có đề cập đến vấn đề sinh hoạt tinh thần của họ. Mặc dù các bài báo không trực tiếp đề cập đến khái niệm hộ gia đình nông dân, nhưng khi nói về đời sống văn hóa nông dân, phần lớn đều nói đến khía cạnh sinh hoạt của gia đình nông dân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phóng sự chứ chưa phải là những công trình khoa học. Đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về gia đình và văn hóa Khmer hộ gia đình nông dân Khmer như: - Trong quyển “Người Khmer tỉnh Cửu Long” của các tác giả Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc-Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, do Sở Văn hóa-Thông tin Cửu Long xuất bản năm 1987. Đây là quyển sách cơ bản khái quát về người Khmer, trong đó đề cập đến tín ngưỡng và các giá trị truyền thống của dân tộc Khmer tỉnh Cửu Long. - Trong quyển “Nhà ở-trang phục-ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long” của Phan Thị Yến Tuyết, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội năm 1993. Quyển sách đề cập đến đời sống vật chất của các dân tộc thiểu số ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có đề cập đến dân tộc Khmer. Tuy nhiên, đây chỉ là tư liệu để tham khảo trong đời sống văn hóa vật chất của người Khmer chứ chưa đi sâu vào đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer.
  5. -4- - Năm 2003, Nxb Đại học khoa học và xã hội nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, cuốn sách “Thực trạng và giải pháp cho việc phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer Nam Bộ”. Đây là cuốn sách đề cập đến vấn đề phát triển tri thức vùng đồng bào dân tộc Khmer trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó chủ yếu tập trung về vấn đề giáo dục ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. - Trong cuốn “Văn hóa ứng xử trong gia đình” của PGS.TS. Phạm Khắc Chương và Th.S Nguyễn Thị Hằng chủ yếu đưa ra những lý thuyết chung về cách ứng xử trong gia đình như thế nào cho đúng chuẩn mực trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng là tài liệu để đề tài tham khảo và đúc kết về một chuẩn mực văn hóa ứng xử của gia đình Khmer. - Trong cuốn “Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Trường Lưu chủ biên và cuốn “Người Khmer tỉnh Cửu Long” trình bày chi tiết về đời sống văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Cửu Long nói riêng, tuy không đề cập đến vấn đề đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer một cách chi tiết nhưng thông qua những khía cạnh đó để rút ra được đặc điểm sinh hoạt của người Khmer. - Trong “Kỷ yếu hội thảo khoa học cộng đồng dân tộc Khmer trong quá trình phát triển và hội nhập”, Hội thảo đã đưa ra những bài nghiên cứu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ - giáo dục trong quá trình hội nhập hiện nay, kỷ yếu không có bài nghiên cứu về đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer nhưng đề tài có
  6. -5- thể tiếp cận để đưa ra những nhận định, kết luận và định hướng xây dựng đời sống văn hóa cho cộng đồng dân tộc Khmer hiện nay. - Năm 2014, Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh có đề tài nghiên cứu về “Biến đổi của gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình nghiên cứu này có đề cập đến vấn đề gia đình hiện nay, tuy nhiên đây chỉ công trình nghiên cứu về sự biến đổi gia đình chứ chưa đi sâu nghiên cứu vào đời sống văn hóa của hộ gia đình, và công trình này chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã có Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khóa VIII), Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Trà Vinh làn thứ IX (Nhiệm kỳ 2011-2016) cũng đề cập về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn với việc thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị 49/CT-TW của Ban Bí thư về xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước; Hội Nông tỉnh Trà Vinh (Khóa VI) nhiệm kì 2008-2013 tổng kết nhiệm kỳ cũng đề cập đến các vấn đề liên quan về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, đây chỉ là những chuyên đề nghiên cứu hoặc chỉ là báo cáo công tác chưa phải là những công trình
  7. -6- nghiên cứu có tính toàn diện. Như vậy, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào khảo sát một cách cụ thể toàn diện sự biến đổi đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong xã hội Việt Nam hiện nay, những biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã và đang tác động rất lớn đến đời sống văn hóa hộ gia đình Việt Nam, đặc biệt ở các hộ gia đình nông dân. Sự thực trạng đời sống văn hóa gia đình truyền thống, hình thành một mô hình văn hóa gia đình mang tính đặc thù - đó là văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh. Do đó, đề tài của tôi một mặt kế thừa những công trình, những bài viết đã công bố, mặt khác chúng tôi phải tự đi nghiên cứu, tìm hiểu, quan sát, phỏng vấn. Để có những nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện tốt mục tiêu đặt ra của đề tài. 3. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của luận văn Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, phân tích bản chất đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định hướng hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer, qua đó đóng góp vào xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong một bộ phận nhân dân Khmer thành phố Trà Vinh nói riêng và nông dân tại Trà Vinh nói chung.
  8. -7- 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu thực trạng đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh. - Trình bày về đặc điểm đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer nói chung và hộ gia đình người nông dân sống tại thành phố Trà Vinh nói riêng. - Đề xuất những nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực khắc phục mặt tiêu cực trong sinh hoạt đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer ở tỉnh Trà Vinh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đây là một công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa của gia đình nông dân Khmer dưới góc độ văn hóa học. Do vậy đề tài nghiên cứu giới hạn ở thành phố Trà Vinh, đặc biệt là đời sống văn hóa của gia đình nông dân Khmer. Sự khảo sát cũng chủ yếu là đời sống văn hóa gia đình cửa hộ gia đình người nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh qua hình thức sinh hoạt cũng như giá trị của nó trong đời sống. Để thấy rõ các giá trị, ý nghĩa, ảnh hưởng, chúng tôi sẽ có sự tìm hiểu so sánh đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer với gia dịnh nông dân Việt và gia đình của công nhân trên cùng địa bàn với gia đình khác (công nhân, trí thức; nông thôn và thành phố) trên địa bàn tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu được giới hạn ở đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành
  9. -8- phố Trà Vinh. Về tư liệu, đề tài chủ yếu sử dụng những tư liệu nghiên cứu về đời sống văn hóa nông dân, các tài liệu và các bài viết có liên quan đã được công bố. Ngoài ra còn có nguồn tư liệu khảo sát từ thực tiễn của tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử; Đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát huy đời sống văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết vấn đề, trong luận văn này sử dụng các phương pháp sau: - Tiếp cận liên ngành Trong luận văn ngoài văn hóa học có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, dân tộc học, văn học,… Do đó, khi thực hiện đề tài, phải có sự vận dụng tổng hợp kiến thức các chuyên ngành và có cái nhìn toàn diện. - Phương pháp điền dã Đây là phương pháp trọng tâm của luận văn, Sử dụng phương pháp điền dã nhằm mang tính sát thực hơn cho việc thực hiện đề tài. Các hoạt động điền dã giúp luận văn có nhiều nguồn tư liệu phong phú và thiết thực hơn. Quan sát — tham dự là phương pháp đặc thù chuyên biệt của ngành Nhân học, đòi hỏi người nghiên cứu phải tham
  10. -9- dự, quan sát, và khảo sát tại cộng đồng mà mình nghiên cứu trong thời gian dài. Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thực hiện điền dã tại nơi diễn ra đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer. Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, phỏng vấn, điều tra xã hội học Đối với các ngành thuộc khoa học xã hội, phương pháp này rất hữu dụng và nó là cơ sở rất quan trọng cho việc đánh giá và hệ thống nguồn tư liệu, giúp việc kiểm nghiệm và chứng minh nội dung lý thuyết đã đặt ra. Mà chủ yếu là phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Trong quá trình điền dã, phương pháp này được dùng để phỏng vấn các gia đình nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu quan điểm của chình quyền địa phương và nhận định của ngành Văn hóa, tổ chức Hội Nông dân các cấp. Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ được các nguyên tắc, các suy nghĩ, cũng như biết được ước vọng, truyền thống của người nông dân qua đời sống văn hóa trong gia đình. Thông tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh chứng cho những nhận định trong đề tài bằng hình thức trích dẫn nội dung phỏng vấn (đưa quan điểm của người dân, của
  11. -10- người được nghiên cứu vào nội dung khoa học) bên cạnh ý kiến, nhận định của chúng tôi. - Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng phương pháp này để thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa các tầng lớp trong cộng đồng. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc so sánh và giải thích các hoạt động văn hóa đang diễn ra ở mỗi gia đình. - Phương pháp phân tích Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận thông tin bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ảnh, ghi âm. Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của chúng tôi về sự biến đổi đời sống văn hóa, sẽ giúp chúng ta tìm ra nét đặc sắc về nội dung cũng như giá trị phản ánh. Nghiên cứu lịch sử là một trong những phương pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển đời sống văn hóa trong không gian cụ thể là địa bàn thành phố Trà Vinh. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư liệu thu thập được trong điền dã văn hóa học. 6. Những đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.
  12. -11- - Về mặt thực tiễn: đề tài làm rõ thực trạng đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh, cùng với sự ảnh hưởng của nó trong đời sống hiện nay, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer tại thành phố Trà Vinh nói riêng, tỉnh Trà Vinh nói chung. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập, nhất là chuyên đề về sinh hoạt đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer và cũng là tài liệu tham khảo góp phần vào việc hoạch định chủ trương, chính sách đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer tại Trà Vinh. - Tính khả thi: Nội dung nghiên cứu đề tài “Đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh” có thể được xem là một trong những nghiên cứu thực tế, có thể áp dụng vào việc xây dựng đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, nội dung của đề tài sẽ đóng góp vào quá trình thực hiện “cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” của Đảng ta. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Đặc điểm đời sống văn hóa của hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh Chương 3: Các giải pháp nâng cao đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer ở thành phố Trà Vinh
  13. -12- PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Một số vấn đề có liên quan đến thuật ngữ đời sống văn hoá ở cơ sở 1.1.1 Khái niệm văn hoá Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. 1.1.2 Khái niệm đời sống văn hoá Có thể nói, đời sống văn hoá là tổng thể các lối sống của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu văn hóa, hướng tới các giá trị cao đẹp nhằm phát triển con người xã hội theo tinh thần nhân văn- nhân bản của văn hóa. Đời sống văn hóa thực chất là mặt tự giác của đời sống con người. Nội dung của mặt tự giác ấy là các giá trị văn hóa được vận động, bộc lộ trong các hoạt động sống, các quan hệ nhằm tạo ra sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. 1.1.4 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về việc tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm hiện thực hoá những lời di huấn của Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện nay, phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở không
  14. -13- chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu tinh thần mà còn đảm bảo vai trò là chủ thể của hoạt động văn hóa nữa. Hơn nữa, đời sống văn hóa cơ sở chính là động lực cho sự phát triển của xã hội, xây dựng đất nước giàu đẹp. 1.2 Gia đình và hộ gia đình ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm gia đình 1.2.2 Hộ gia đình 1.2.3 Vị trí của gia đình và hộ gia đình trong đời sống xã hội 1.3 Văn hóa gia đình nông dân Nhu cầu văn hóa là một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con người nói chung, của người nông dân nói riêng. Sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa của người nông dân là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, điều kiện xã hội, giới tính. nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng cá thể. Quan điểm chung của người nông dân về nhu cầu văn hóa là: coi mọi nhu cầu của con người trong xã hội, kể cả nhu cầu kinh tế đều thuộc phạm trù nhu cầu văn hóa và việc thỏa mãn những nhu cầu xã hội cũng chính là thỏa mãn nhu cầu văn hóa. 1.4 Cơ sở thực tiến 1.4.1 Điều kiện kinh tế-xã hội thành phố Trà Vinh Thành phố Trà Vinh có 09 phường và 01 xã, có dân số khoảng 109.341 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh. Nguồn lao động (theo đơn vị sự nghiệp) có khoảng 55.513 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm (trong năm 2007) là 1,025%..
  15. -14- 1.4.2 Tổng quan về người Khmer ở Nam Bộ Người Khmer sinh tụ ở Nam bộ nói chung, Trà Vinh nói riêng từ rất lâu, họ có tiếng nói và chữ viết riêng cùng với các lễ hội truyền thống đặc sắc tạo nên nền văn hóa rực rỡ. Đồng bào dân tộc Khmer là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Phần lớn dân tộc Khmer tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. 1.4.3 Người Khmer ở Trà Vinh Với dân số khoảng hơn 1 triệu người, đây là tộc người đứng thứ 5 trong các tộc người thiểu số của Việt Nam, có số dân đông nhất trong các dân tộc nói tiếng Môn-Khmer ở Việt Nam và đứng thứ nhất trong các tộc người thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở tỉnh Trà Vinh, dân tộc này chiếm khoảng 1/3 dân số của tỉnh, tức khoảng hơn 300.000 người. Dân tộc Khmer Nam bộ nói chung và dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng. Tiểu kết chương 1
  16. -15- Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN KHMER Ở THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH 2.1 Tình hình đời sống văn hóa tỉnh Trà Vinh 2.2 Quá trình thực hiện cuộc vận động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở - thành phố Trà Vinh 2.3 Thực trạng văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer trên địa bàn thành phố Trà Vinh hiện nay 2.3.1 Đời sống văn hóa vật chất Là cư dân nông nghiệp nên nhà ở của người khmer quan hệ chặt chẽ với cảnh quan nông thôn. Trong thành phố Trà Vinh, người khmer chọn lựa các dãi đất giồng để cư trú. Khi đó, các công trình kiến trúc, sinh hoạt chủ yếu được xây dựng trên các mặt giồng. Dưới chân giồng là bao bọc bởi ruộng lúa và rẫy hoa màu. 2.3.2 Đời sống văn hóa-xã hội Xã hội người Khmer có nhiều đặc điểm khác biệt so với người Việt, người Hoa trong cùng một vùng cư trú. Những yếu tố đặc trưng của xã hội truyền thống của họ được thể hiện và bảo lưu khá sâu sắc trong đặc điểm cấu trúc gia đình, hệ thống thân tộc. Trong xã hội người Khmer hôn nhân một vợ một chồng là chủ yếu. Người vợ trong gia đình có vị trí và quyền hạn có thể được coi như ngang bằng với người chồng. Quan hệ hôn nhân thường xảy ra trong cùng một phum sóc hoặc ở các nơi lân cận.
  17. -16- 2.3.3 Đời sống tinh thần Đạo phật tiểu thừa, từ lâu đời, đã là chính giáo, chi phối và điều khiển mọi sinh hoạt tinh thần của người Khmer. Nhưng rõ ràng trong đời sống của họ, không phải phật pháp đã giải quyết được mọi nhu cầu mà con người đặt ra; cho nên, ngoài đạo phật; người Khmer vẫn còn tin ở những lực lượng siwwu nhiên, thần bí khác. Cho nên trong xã hội người Khmer, ngoài việc thờ phật là chính, còn rất nhiều hình thức cúng kiến khác. Có thể nói tín ngưỡng-tôn giáo đã chi phối người Khmer từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi chết và cả sau khi chết. 2.4 Kết quả hoạt động văn hóa tinh thần-vật chất trong đời sống hộ gia đình nông dân Khmer trên địa bàn thành phố Trà Vinh Đời sống của nông dân hiện nay từng bước phát triển gắn với đời sống văn hóa tích cực ở địa phương. Trong đó, vai trò của một bộ phận nông dân Khmer cũng đã góp phần tích cực mang lại diện mạo văn hóa mới cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở thành phố Trà Vinh. Tiểu kết chương 2
  18. -17- Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN KHMER THÀNH PHỐ TRÀ VINH 3.1 Những biến đổi trong đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer thành phố Trà Vinh 3.1.1 Biến đổi về vật chất 3.1.2 Biến đổi về tinh thần 3.1.3 Biến đổi trong văn hóa tổ chức 3.2 Nguyên nhân biến đổi trong đời sống văn hóa hộ gia đình nông dân Khmer 3.3 Phương hướng góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho gia đình nông dân - Nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp ủy Đảng về tầm quan trọng của cuộc vân động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đối với công cuộc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở - Tập trung xây dựng thiết thực tiêu chí “Gia đình văn hóa” trong thời kỳ mới. - Tăng cường việc kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những nhân tố điển hình và chấn chỉnh những biểu hiện tụt hậu xuống cấp của những đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.
  19. -18- - Tạo mọi điều kiện cụ thể và thiết thực để những gia đình, khu phố, phường – xã đã đạt tiêu chuẩn văn hoá luôn luôn giữ vững được danh hiệu nhằm mục tiêu phát triển bền vững phong trào và nhân điển hình tiên tiến cho cộng đồng noi theo. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi, vận động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn thành phố. 3.4 Giải phâp nâng cao đời sống văn hóa gia đình nông dân Khmer trên địa bàn thành phố Trà Vinh 3.5 Đề xuất, khuyến nghị khoa học Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN Từ khi mới ra đời, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và phát triển xã hội. Điều này đã được thể hiện cụ thể trong Đề cương văn hóa 1943, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt, quá trình xây dựng và phát triển xã hội trong điều kiện mới như hiện nay, Đảng và Nhà nước ta lại càng ý thức sâu sắc hơn vai trò của văn hóa trong công cuộc phát triển đất nước, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. 1. Thị xã Trà Vinh được công nhận Thành phố là nguyện vọng tha thiết của người dân Trà Vinh. Để góp
  20. -19- phần thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thắng lợi, chúng ta cần phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh qua mỗi năm thực hiện. Nghĩa là phong trào luôn luôn vận động và phát triển, trong quá trình đó cái mới thường xuyên nảy sinh. Rất cần có những giải pháp cụ thể và kịp thời để thúc đẩy phong trào phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Những năm qua, cùng với cả nước xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thành phố Trà Vinh cũng đã giải quyết được nhiều vấn đề then chốt trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới ở địa phương. Tuy mới được thành lập vài năm, nhưng vùng đất mà ngày nay là thành phố Trà Vinh cũng đã có truyền thống văn hóa lâu đời, phong phú và có bản sắc riêng. Chính các giá trị văn hóa đó cùng với sự hội nhập trong khu vực và cộng đồng các dân tộc đã làm nền tảng cho sự trường tồn và phát triển của vùng đất này. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống văn hóa ở địa phương này cũng đã có những bước phát triển vững chắc. Trong chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, ngành văn hóa – thông tin – thể thao liên tục phấn đấu bám sát cơ sở, quyết tâm không để mức hưởng thụ văn hóa của người dân địa phương bị tụt hậu, đưa văn nghệ chuyên nghiệp, văn nghệ quần chúng, các đội thông tin lưu động về phục vụ cơ sở, tạo điều kiện để người dân sáng tạo văn hóa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân ở cơ sở. Bên cạnh đó, thành phố cũng dành ưu tiên những phần kinh phí đáng kể để đầu tư xây dựng và từng bước nâng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2